Khổng Tước Rừng Sâu
-
Chương 50
“Hai loại người này chỉ khác nhau ở thứ mà họ coi trọng thôi, chẳng có ai là tốt hay xấu. Nhưng vì tình yêu thường được người ta thần thánh hoá lên, vì thế những người chọn tình yêu cũng được thần thánh hoá theo.”
Cô ấy lấy ba miếng thịt đã nướng chín gắp hai miếng vào đĩa tôi, một miếng gắp cho mình. Tiếp đó nói:
“Công tâm mà nói, trong năm con vật trong bài trắc nghiệm tâm lý đó, mỗi người đều có sự lựa chọn khác nhau. Lẽ nào chỉ vì người chọn dê lựa chọn tình yêu, chúng ta liền cho rằng tình cảm của người chọn dê là cao quý nhất?”
Tôi nghĩ cô ấy nói không sai, có lẽ chỉ là sự lựa chọn khác nhau mà thôi.
Người hy sinh tất cả vì tình yêu sẽ được ca tụng; nhưng vì tất cả mà hy sinh tình yêu, ở một mức độ nào đó, có lẽ sẽ bị chỉ trích.
Chúng tôi kết thúc chủ đề này, quay sang tán gẫu. Khi thịt đã nướng xong hết, than đang rực hồng.
“Anh mua nhiều than quá.” Cô ấy nói.
“Ít thịt thì có.” Tôi nói.
“Không được cãi lại.”
“Dạ vâng.”
Cô ấy cười cười, nhìn trời rồi nói: “Trời sắp sáng rồi.”
“Tốt.” Cô ấy đứng dậy, “Đêm Giáng sinh kết thúc rồi.”
“Đợi đã.”
Tôi chạy lên phòng, lấy 17 bông hồng trên bàn đưa cho cô ấy, nói: “Giáng sinh vui vẻ.”
“Sao lại tặng hoa cho tôi?”
“Cô đã nói rồi, đêm Giáng sinh con gái không có hoa sẽ rất đáng thương.”
Cô ấy cúi đầu đếm hoa, rồi ngẩng lên nói: “Tôi biết tại sao bạn gái cũ của anh không thèm anh nữa rồi.”
“Ê.” Tôi lườm cô ấy.
“Trong này có 17 bông hồng, anh có biết 17 bông hồng có ý nghĩa gì không?”
“Không biết.”
“Trong ngôn ngữ của hoa hồng, 17 bông nghĩa là: gặp rồi lại tan.”
“Á?” Tôi há hốc mồm.
“Như vậy đi, tôi lấy 10 bông, anh lấy 7 bông.” Nói xong, cô ấy đưa tôi 7 bông hồng.
“Ý nghĩa của 10 bông là: Em thật hoàn mỹ. 7 bông là: Chúc anh may mắn. Tôi hoàn mỹ, anh may mắn, có thể nói là cả làng đều vui.”
“Tôi muốn hoàn mỹ.”
“Đừng có ngốc.” Cô ấy cười nói, “Giáng sinh vui vẻ.”
Chúng tôi dọn dẹp sân xướng xong, trời đã mờ sáng.
Hôm sau đến phòng nghiên cứu, mọi người đều đang bàn tán những điều tâm đắc đêm Giáng sinh.
Khi mọi người hỏi tôi đón Giáng sinh như thế nào, tôi đều trả lời:
“Nướng thịt.”
Một tuần sau, Martini tiên sinh đột nhiên đến thăm.
Tôi để anh ta vào phòng, rồi một mình đi xuống dưới, đứng đợi trong sân.
Khoảng nửa tiếng sau anh ta mới đi xuống.
Vẻ mặt anh ta hết sức thoải mái, những thớ thịt trên mặt không còn cứng ngắc nữa, bắt đầu có những đường cong tròn trịa.
“Cảm ơn anh.” Anh ta nói.
Tôi cười, không nói gì.
“Vừa rồi tôi lại viết lên tường.” Anh ta nói.
“Anh viết gì thế?” Vừa dứt lời tôi thấy thất lễ, vội vã nói: “Xin lỗi.”
“Không sao.” Anh ta cười, “Dù sao anh cũng sẽ đọc mà, đúng không?”
Tôi gật đầu, hơi xấu hổ.
“Tao phải bắt đầu đi về phía trái rồi.” Anh ta nói, “Đây là lời nhắn cuối cùng của tôi.”
Chúng tôi đồng thời trầm mặc, tôi liếc thấy anh ta vẫn đang thắt cà vạt.
Hoa văn trên cà vạt lần trước tôi đã nhìn thấy rồi, bức danh hoạ “Thiếu nữ ở Avignon” của Picasso.
Anh ta bỗng tháo cà vạt xuống, nói: “Tặng cho anh.”
“Quý trọng quá, tôi không thể nhận.” Tôi nói.
“Đúng là hơi đắt, nhưng không hề “trọng” Anh ta cười, “Cứ coi như quà kỷ niệm đi.”
Tôi đành nói cảm ơn, sau đó nhận lấy.
“Tôi đã trèo lên tảng đá bên phải rồi.” Anh ta nói, “Còn anh?”
Tôi sững sờ, đúng lúc Lý San Lam đẩy cửa bước vào.
Cô ấy nhìn thấy tôi và anh ta đứng trong sân, hơi ngạc nhiên.
Tôi vội giới thiệu với cô ấy: “Đây là Martini tiên sinh mà tôi đã nhắc tới…”
“Martini?” Anh ta cười, “Tên thú vị thật, nhưng tôi họ Khổng, không phải họ Mã.”
“Cô ấy là…” Tôi chỉ vào Lý San Lam, nghĩ một lúc rồi nói: “Một người chọn khổng tước nữa.”
“Hôm nay đúng là đẹp ngày, ba con khổng tước ở chung một chỗ.” Anh ta nói, “Mong rằng sau này sẽ có ngày chúng ta đều có thể xoè đuôi.”
“Tôi là công cái, không xoè đuôi được.” Cô ấy nói.
Ba chúng tôi cùng phá lên cười.
Tôi nghĩ trước đây Martini tiên sinh nhất định là một người rất cởi mở, chẳng qua sự chờ đợi suốt bao năm, đã làm cho những đường nét trên mặt anh ta vừa thẳng vừa cứng ngắc.
Hôm nay anh ta đã trèo lên được tảng đá phía bên phải, lại lấy lại được sự cởi mở trước đây.
Nếu nói theo góc độ này, anh ta hiện giờ, đang xoè đuôi.
“Tôi đi đây.” Martini tiên sinh vẫy vẫy tay, nói đầy ẩn ý: “Tạm biệt.”
Từ đó tôi không gặp anh ta nữa.
Cô ấy lấy ba miếng thịt đã nướng chín gắp hai miếng vào đĩa tôi, một miếng gắp cho mình. Tiếp đó nói:
“Công tâm mà nói, trong năm con vật trong bài trắc nghiệm tâm lý đó, mỗi người đều có sự lựa chọn khác nhau. Lẽ nào chỉ vì người chọn dê lựa chọn tình yêu, chúng ta liền cho rằng tình cảm của người chọn dê là cao quý nhất?”
Tôi nghĩ cô ấy nói không sai, có lẽ chỉ là sự lựa chọn khác nhau mà thôi.
Người hy sinh tất cả vì tình yêu sẽ được ca tụng; nhưng vì tất cả mà hy sinh tình yêu, ở một mức độ nào đó, có lẽ sẽ bị chỉ trích.
Chúng tôi kết thúc chủ đề này, quay sang tán gẫu. Khi thịt đã nướng xong hết, than đang rực hồng.
“Anh mua nhiều than quá.” Cô ấy nói.
“Ít thịt thì có.” Tôi nói.
“Không được cãi lại.”
“Dạ vâng.”
Cô ấy cười cười, nhìn trời rồi nói: “Trời sắp sáng rồi.”
“Tốt.” Cô ấy đứng dậy, “Đêm Giáng sinh kết thúc rồi.”
“Đợi đã.”
Tôi chạy lên phòng, lấy 17 bông hồng trên bàn đưa cho cô ấy, nói: “Giáng sinh vui vẻ.”
“Sao lại tặng hoa cho tôi?”
“Cô đã nói rồi, đêm Giáng sinh con gái không có hoa sẽ rất đáng thương.”
Cô ấy cúi đầu đếm hoa, rồi ngẩng lên nói: “Tôi biết tại sao bạn gái cũ của anh không thèm anh nữa rồi.”
“Ê.” Tôi lườm cô ấy.
“Trong này có 17 bông hồng, anh có biết 17 bông hồng có ý nghĩa gì không?”
“Không biết.”
“Trong ngôn ngữ của hoa hồng, 17 bông nghĩa là: gặp rồi lại tan.”
“Á?” Tôi há hốc mồm.
“Như vậy đi, tôi lấy 10 bông, anh lấy 7 bông.” Nói xong, cô ấy đưa tôi 7 bông hồng.
“Ý nghĩa của 10 bông là: Em thật hoàn mỹ. 7 bông là: Chúc anh may mắn. Tôi hoàn mỹ, anh may mắn, có thể nói là cả làng đều vui.”
“Tôi muốn hoàn mỹ.”
“Đừng có ngốc.” Cô ấy cười nói, “Giáng sinh vui vẻ.”
Chúng tôi dọn dẹp sân xướng xong, trời đã mờ sáng.
Hôm sau đến phòng nghiên cứu, mọi người đều đang bàn tán những điều tâm đắc đêm Giáng sinh.
Khi mọi người hỏi tôi đón Giáng sinh như thế nào, tôi đều trả lời:
“Nướng thịt.”
Một tuần sau, Martini tiên sinh đột nhiên đến thăm.
Tôi để anh ta vào phòng, rồi một mình đi xuống dưới, đứng đợi trong sân.
Khoảng nửa tiếng sau anh ta mới đi xuống.
Vẻ mặt anh ta hết sức thoải mái, những thớ thịt trên mặt không còn cứng ngắc nữa, bắt đầu có những đường cong tròn trịa.
“Cảm ơn anh.” Anh ta nói.
Tôi cười, không nói gì.
“Vừa rồi tôi lại viết lên tường.” Anh ta nói.
“Anh viết gì thế?” Vừa dứt lời tôi thấy thất lễ, vội vã nói: “Xin lỗi.”
“Không sao.” Anh ta cười, “Dù sao anh cũng sẽ đọc mà, đúng không?”
Tôi gật đầu, hơi xấu hổ.
“Tao phải bắt đầu đi về phía trái rồi.” Anh ta nói, “Đây là lời nhắn cuối cùng của tôi.”
Chúng tôi đồng thời trầm mặc, tôi liếc thấy anh ta vẫn đang thắt cà vạt.
Hoa văn trên cà vạt lần trước tôi đã nhìn thấy rồi, bức danh hoạ “Thiếu nữ ở Avignon” của Picasso.
Anh ta bỗng tháo cà vạt xuống, nói: “Tặng cho anh.”
“Quý trọng quá, tôi không thể nhận.” Tôi nói.
“Đúng là hơi đắt, nhưng không hề “trọng” Anh ta cười, “Cứ coi như quà kỷ niệm đi.”
Tôi đành nói cảm ơn, sau đó nhận lấy.
“Tôi đã trèo lên tảng đá bên phải rồi.” Anh ta nói, “Còn anh?”
Tôi sững sờ, đúng lúc Lý San Lam đẩy cửa bước vào.
Cô ấy nhìn thấy tôi và anh ta đứng trong sân, hơi ngạc nhiên.
Tôi vội giới thiệu với cô ấy: “Đây là Martini tiên sinh mà tôi đã nhắc tới…”
“Martini?” Anh ta cười, “Tên thú vị thật, nhưng tôi họ Khổng, không phải họ Mã.”
“Cô ấy là…” Tôi chỉ vào Lý San Lam, nghĩ một lúc rồi nói: “Một người chọn khổng tước nữa.”
“Hôm nay đúng là đẹp ngày, ba con khổng tước ở chung một chỗ.” Anh ta nói, “Mong rằng sau này sẽ có ngày chúng ta đều có thể xoè đuôi.”
“Tôi là công cái, không xoè đuôi được.” Cô ấy nói.
Ba chúng tôi cùng phá lên cười.
Tôi nghĩ trước đây Martini tiên sinh nhất định là một người rất cởi mở, chẳng qua sự chờ đợi suốt bao năm, đã làm cho những đường nét trên mặt anh ta vừa thẳng vừa cứng ngắc.
Hôm nay anh ta đã trèo lên được tảng đá phía bên phải, lại lấy lại được sự cởi mở trước đây.
Nếu nói theo góc độ này, anh ta hiện giờ, đang xoè đuôi.
“Tôi đi đây.” Martini tiên sinh vẫy vẫy tay, nói đầy ẩn ý: “Tạm biệt.”
Từ đó tôi không gặp anh ta nữa.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook