Khổng Tước Rừng Sâu
-
Chương 4
Tôi quay về phòng ngủ, đóng cửa, khoá trái. Vinh An xông đến cười ngây ngốc với tôi. Tôi đi đến trước mặt thằng cu chưa biết rõ tình hình kia, gõ cho nó một cái: “Cô ấy không phải là cô ấy!”
“Cậu nói gì thế?” Vinh An xoa đầu nói.
“Cô gái tớ thích không phải là Lưu Vỹ Đình!”
“Nhưng rõ ràng tớ nghe thấy có người gọi cô nàng là Lưu Vỹ Đình mà!”
“Cậu xác định cậu không nghe nhầm chứ?”
“Tớ vốn rất chắc chắn là không nghe nhầm, nhưng nghe cậu nói vậy, tớ cũng không chắc lắm.”
“Đáng ghét!” Tôi bóp cổ cậu ta, “Cậu hại tôi rồi!”
“Đợi đã.” Vinh An vùng thoát khỏi móng vuốt của tôi, “nói vậy, tuy có thể là tớ nghe nhầm, nhưng vẫn đúng là có một người tên là Lưu Vỹ Đình.”
“Thế thì đã sao?”
“Cậu không cảm thấy như vậy rất thần kỳ hay sao?”
“Thần kỳ cái đít!”
“Như thế mình có được coi là thần ái tình Cupid của cậu không nhỉ?”
“Cu cái đầu cậu!” Tôi lại muốn bóp cổ cậu ta, cậu ta vội vàng chuồn đến bên cửa, mở cửa vọt ra ngoài.
Tôi hạ hoả rồi nên rộng lượng, nằm trên giường nhớ lại chuyện ngày hôm nay tiếp xúc với Lưu Vỹ Đình. Có nên nói thật cho cô ấy biết không? Nếu như nói thật với cô ấy, lòng tự trọng của cô ấy có bị tổn thương không? Cô ấy đã nghĩ cho tôi như thế, nếu tôi làm cô ấy tổn thương há chẳng phải là ông trời khó dung hay sao? Tuy cô ấy cũng không tệ, nhưng người tôi thích là cô gái có nụ cười ngọt ngào kia! Đột nhiên nghĩ tới một câu thành ngữ: trèo lên lưng hổ khó leo xuống, quả thật quá thích hợp để miêu tả tình cảnh của tôi lúc này. Mà càng trùng hợp hơn nữa là, Lưu Vỹ Đình lại là người chọn hổ.
Suy nghĩ mấy ngày trời, chỉ rút ra được một kết luận: Tuyệt đối không thể cho Lưu Vỹ Đình biết sự thật. Hơn nữa lá thư tình kia dù sao viết cũng rất chân thành, vì thế tôi cũng không thể gặp cô ấy mỗi một lần rồi lại giả chết. Vậy cứ thử quen với cô ấy xem sao. Căn cứ trình độ thường ngày của tôi, có khi qua một thời gian cô ấy sẽ chẳng thèm để ý đến tôi nữa; nhỡ may cô ấy thấy tôi không tệ, có lẽ… ừm…. có lẽ…. tóm lại, cứ thuận theo tự nhiên thôi.
Đến tiết học ngày thứ ba, tuy vẫn còn căng thẳng, nhưng tôi vẫn ngồi ở chỗ cũ. Lưu Vỹ Đình vẫn ngồi cùng với cô gái có nụ cười ngọt ngào. Trước giờ tôi luôn chú ý tới bóng dáng của cô gái có nụ cười ngọt ngào, bây giờ lại không biết là nên nhìn ai? Tôi cũng không phân biệt được tôi nhìn ai lâu hơn, bởi vì tôi gần như là cùng lúc nhìn cả hai người. Tiếng chuông báo hết tiết reo vang, liếc thấy bọn họ đang thu dọn sách vở chuẩn bị rời đi, tôi bỗng nhiên luống cuống, tay trái vơ sách trên bàn, tay phải túm balô, không kịp quay đầu phi thẳng ra ngoài.
Tôi phi thẳng đến gốc cây thứ ba cách giảng đường 100m về bên trái, rồi thở hồng hộc. Đợi hơi thở bình thường trở lại, mới thấy mình đang đứng dưới gốc cây nhạy cảm này. Đang lúc không biết làm gì, đã thấy Lưu Vỹ Đình từ xa đạp xe đạp tới.
“Hi, bạn Thái.” Cô ấy dừng xe cách tôi ba bước.
“Hi, bạn Lưu.” Tôi thấy mình như đang đứng nghiêm.
“Chúng ta đi thôi.”
“Được.”
Sau đó cô ấy dắt xe đạp, tôi bước sóng vai với cô ấy.
“Nắng lúc này là đẹp nhất đấy.”
“Ừ.”
“Đúng rồi, anh học khoa gì?”
“Khoa thuỷ lợi.”
“Ồ, anh là sinh viên học viện công trình. Nhưng chữ anh rất đẹp.”
“Sao em biết chữ anh?”
“Thư ấy.”
“À.” Suýt nữa tôi lại quên mất là cô ấy nhận được thư tình tôi viết.
“Cái đó là…”
“Cọp hả?”
“Có rất nhiều chỗ là đi cọp.” Tôi gãi gãi tóc. “Ngại quá.”
“Không sao.” Cô ấy cười cười “vẫn có thể cảm nhận được thành ý.”
“Hôm nay để anh mời em ăn cơm nhé.”
Tôi nói.
“Vậy có được không?”
“Dù gì cũng chỉ là căngtin trong trường mà thôi.”
“Được rồi.”
“Cảm ơn em.”
“Người phải cảm ơn là em chứ?”
”Không. Em chịu cho anh mời, anh rất vui.”
“Anh đúng là không giống người chọn khổng tước.”
“Người chọn khổng tước thì thế nào?”
“Em cũng không biết. Nhưng có lẽ sẽ không thấy chuyện mời người khác ăn cơm là chuyện vui vẻ gì.”
Chúng tôi bước vào nhà ăn, lại ngồi đối diện nhau.
“Bài tập hôm nay thầy giáo cho, anh không có vấn đề gì chứ?”
“Bài tập?”
“Đúng vậy, tuần sau nộp.”
Xem ra hôm nay tôi quá hồ đồ rồi, đến bài tập thầy giáo giao cũng không biết, đành dày mặt hỏi cô ấy: “Là bài tập gì thế?”
“So sánh phân tích hành vi sáng tác của Lý Tông Thịnh, Trần Thăng, La Đại Hựu.”
“Á?” Tôi há hốc mồm, “Cái này phải viết làm sao? Khó quá.”
“Không đâu. Em thấy cũng ổn.” Cô ấy như đã dự tính trước. Nhưng tôi thật không biết phải viết như thế nào, không khỏi cau mày.
“Bắt đầu từ sự khác nhau giữa tính cách và bối cảnh của họ, sẽ dễ viết hơn.”
“Cảm ơn.” Tôi vội nói “Thật sự là đại cảm ơn.”
Ăn cơm xong, chúng tôi đi về ký túc xá của cô ấy, cô ấy vẫn dắt xe đạp, tôi đi bên cạnh. Bây giờ về ký túc hơi sớm, nhưng lại chẳng biết nên làm gì. Tôi đành hỏi thêm cô ấy về bài tập, cho nên cô ấy lại chỉ thêm cho tôi vài hướng làm bài.
“Việc học của em chắc chắn rất tốt.”
“Cũng được, cũng đủ để qua.”
“Anh thế này có làm mất thời gian học bài của em không?”
“Không đâu.” Cô ấy lắc đầu, “Nói chuyện với anh thoải mái lắm.” Nhưng với anh thì áp lực rất lớn, trong lòng tôi thầm nghĩ.
“Điện thoại của ký túc không tiện lắm, sau này muốn tìm em có thể nhờ người lên gọi.” Cô ấy nói, “Em ở phòng 426 tầng 4.”
“Được.”
“Vậy…” Cô ấy kéo dài giọng, tới lúc tôi không còn nghe thấy nữa mới thôi.
“Ừ.” Tôi lập tức nói. “Tạm biệt.”
“Á?” Cô ấy hơi kinh ngạc, “Em không phải có ý này.”
“Vậy…” đến lượt tôi kéo dài âm cuối.
“Được rồi, lần sau gặp.” Cô ấy nói.
“Ừ, tạm biệt.” Tôi nói.
Đi được hai bước, cứ cảm thấy tạm biệt như thế này có gì không thoả đáng lắm, vì thế dừng chân quay đầu lại nói: “Thực ra anh…”
“Hửm?” Cô ấy cũng dừng chân, chuẩn bị lắng nghe.
“Anh…” Nhưng tôi lại không biết nên nói gì, vừa lo lắng vừa căng thẳng.
Cô ấy đợi một lúc, thấy tôi mãi chẳng nói ra lời, liền tiến về phía tôi hai bước.
“Không sao.” Cô ấy nói, “Em cũng giống anh, cũng căng thẳng.”
“Vậy sao?”
“Ừm.” Cô ấy gật gật đầu, “Em không có kinh nghiệm tiếp xúc một mình với người khác phái, vì thế rất căng thẳng.”
“Không nhìn ra là em cũng căng thẳng.”
“Đừng có quên,” cô ấy mỉm cười, “em là người chọn hổ.”
Nhìn thấy nụ cười của cô ấy, lòng tôi nhẹ nhõm, nét mặt không còn cứng ngắc nữa. Cô ấy vẫy tay chào tạm biệt tôi, rồi quay người đi vào ký túc. Nhìn bóng cô ấy đi xa dần, tuy như cất được gánh nặng, nhưng không có nghĩa là ở bên cạnh cô ấy không vui vẻ. Tôi chỉ cảm thấy lá thư tình gửi nhầm kia như một hòn đá rất to rất to, chắn giữa tôi và cô ấy, vì thế tôi gặp phải trở ngại, không cách nào tự nhiên thoải mái đến gần cô ấy. Mà cũng đôi khi tôi phân tâm ngoái lại đằng sau, bởi vì đằng sau còn có một cô gái có nụ cười rất ngọt ngào.
“Cậu nói gì thế?” Vinh An xoa đầu nói.
“Cô gái tớ thích không phải là Lưu Vỹ Đình!”
“Nhưng rõ ràng tớ nghe thấy có người gọi cô nàng là Lưu Vỹ Đình mà!”
“Cậu xác định cậu không nghe nhầm chứ?”
“Tớ vốn rất chắc chắn là không nghe nhầm, nhưng nghe cậu nói vậy, tớ cũng không chắc lắm.”
“Đáng ghét!” Tôi bóp cổ cậu ta, “Cậu hại tôi rồi!”
“Đợi đã.” Vinh An vùng thoát khỏi móng vuốt của tôi, “nói vậy, tuy có thể là tớ nghe nhầm, nhưng vẫn đúng là có một người tên là Lưu Vỹ Đình.”
“Thế thì đã sao?”
“Cậu không cảm thấy như vậy rất thần kỳ hay sao?”
“Thần kỳ cái đít!”
“Như thế mình có được coi là thần ái tình Cupid của cậu không nhỉ?”
“Cu cái đầu cậu!” Tôi lại muốn bóp cổ cậu ta, cậu ta vội vàng chuồn đến bên cửa, mở cửa vọt ra ngoài.
Tôi hạ hoả rồi nên rộng lượng, nằm trên giường nhớ lại chuyện ngày hôm nay tiếp xúc với Lưu Vỹ Đình. Có nên nói thật cho cô ấy biết không? Nếu như nói thật với cô ấy, lòng tự trọng của cô ấy có bị tổn thương không? Cô ấy đã nghĩ cho tôi như thế, nếu tôi làm cô ấy tổn thương há chẳng phải là ông trời khó dung hay sao? Tuy cô ấy cũng không tệ, nhưng người tôi thích là cô gái có nụ cười ngọt ngào kia! Đột nhiên nghĩ tới một câu thành ngữ: trèo lên lưng hổ khó leo xuống, quả thật quá thích hợp để miêu tả tình cảnh của tôi lúc này. Mà càng trùng hợp hơn nữa là, Lưu Vỹ Đình lại là người chọn hổ.
Suy nghĩ mấy ngày trời, chỉ rút ra được một kết luận: Tuyệt đối không thể cho Lưu Vỹ Đình biết sự thật. Hơn nữa lá thư tình kia dù sao viết cũng rất chân thành, vì thế tôi cũng không thể gặp cô ấy mỗi một lần rồi lại giả chết. Vậy cứ thử quen với cô ấy xem sao. Căn cứ trình độ thường ngày của tôi, có khi qua một thời gian cô ấy sẽ chẳng thèm để ý đến tôi nữa; nhỡ may cô ấy thấy tôi không tệ, có lẽ… ừm…. có lẽ…. tóm lại, cứ thuận theo tự nhiên thôi.
Đến tiết học ngày thứ ba, tuy vẫn còn căng thẳng, nhưng tôi vẫn ngồi ở chỗ cũ. Lưu Vỹ Đình vẫn ngồi cùng với cô gái có nụ cười ngọt ngào. Trước giờ tôi luôn chú ý tới bóng dáng của cô gái có nụ cười ngọt ngào, bây giờ lại không biết là nên nhìn ai? Tôi cũng không phân biệt được tôi nhìn ai lâu hơn, bởi vì tôi gần như là cùng lúc nhìn cả hai người. Tiếng chuông báo hết tiết reo vang, liếc thấy bọn họ đang thu dọn sách vở chuẩn bị rời đi, tôi bỗng nhiên luống cuống, tay trái vơ sách trên bàn, tay phải túm balô, không kịp quay đầu phi thẳng ra ngoài.
Tôi phi thẳng đến gốc cây thứ ba cách giảng đường 100m về bên trái, rồi thở hồng hộc. Đợi hơi thở bình thường trở lại, mới thấy mình đang đứng dưới gốc cây nhạy cảm này. Đang lúc không biết làm gì, đã thấy Lưu Vỹ Đình từ xa đạp xe đạp tới.
“Hi, bạn Thái.” Cô ấy dừng xe cách tôi ba bước.
“Hi, bạn Lưu.” Tôi thấy mình như đang đứng nghiêm.
“Chúng ta đi thôi.”
“Được.”
Sau đó cô ấy dắt xe đạp, tôi bước sóng vai với cô ấy.
“Nắng lúc này là đẹp nhất đấy.”
“Ừ.”
“Đúng rồi, anh học khoa gì?”
“Khoa thuỷ lợi.”
“Ồ, anh là sinh viên học viện công trình. Nhưng chữ anh rất đẹp.”
“Sao em biết chữ anh?”
“Thư ấy.”
“À.” Suýt nữa tôi lại quên mất là cô ấy nhận được thư tình tôi viết.
“Cái đó là…”
“Cọp hả?”
“Có rất nhiều chỗ là đi cọp.” Tôi gãi gãi tóc. “Ngại quá.”
“Không sao.” Cô ấy cười cười “vẫn có thể cảm nhận được thành ý.”
“Hôm nay để anh mời em ăn cơm nhé.”
Tôi nói.
“Vậy có được không?”
“Dù gì cũng chỉ là căngtin trong trường mà thôi.”
“Được rồi.”
“Cảm ơn em.”
“Người phải cảm ơn là em chứ?”
”Không. Em chịu cho anh mời, anh rất vui.”
“Anh đúng là không giống người chọn khổng tước.”
“Người chọn khổng tước thì thế nào?”
“Em cũng không biết. Nhưng có lẽ sẽ không thấy chuyện mời người khác ăn cơm là chuyện vui vẻ gì.”
Chúng tôi bước vào nhà ăn, lại ngồi đối diện nhau.
“Bài tập hôm nay thầy giáo cho, anh không có vấn đề gì chứ?”
“Bài tập?”
“Đúng vậy, tuần sau nộp.”
Xem ra hôm nay tôi quá hồ đồ rồi, đến bài tập thầy giáo giao cũng không biết, đành dày mặt hỏi cô ấy: “Là bài tập gì thế?”
“So sánh phân tích hành vi sáng tác của Lý Tông Thịnh, Trần Thăng, La Đại Hựu.”
“Á?” Tôi há hốc mồm, “Cái này phải viết làm sao? Khó quá.”
“Không đâu. Em thấy cũng ổn.” Cô ấy như đã dự tính trước. Nhưng tôi thật không biết phải viết như thế nào, không khỏi cau mày.
“Bắt đầu từ sự khác nhau giữa tính cách và bối cảnh của họ, sẽ dễ viết hơn.”
“Cảm ơn.” Tôi vội nói “Thật sự là đại cảm ơn.”
Ăn cơm xong, chúng tôi đi về ký túc xá của cô ấy, cô ấy vẫn dắt xe đạp, tôi đi bên cạnh. Bây giờ về ký túc hơi sớm, nhưng lại chẳng biết nên làm gì. Tôi đành hỏi thêm cô ấy về bài tập, cho nên cô ấy lại chỉ thêm cho tôi vài hướng làm bài.
“Việc học của em chắc chắn rất tốt.”
“Cũng được, cũng đủ để qua.”
“Anh thế này có làm mất thời gian học bài của em không?”
“Không đâu.” Cô ấy lắc đầu, “Nói chuyện với anh thoải mái lắm.” Nhưng với anh thì áp lực rất lớn, trong lòng tôi thầm nghĩ.
“Điện thoại của ký túc không tiện lắm, sau này muốn tìm em có thể nhờ người lên gọi.” Cô ấy nói, “Em ở phòng 426 tầng 4.”
“Được.”
“Vậy…” Cô ấy kéo dài giọng, tới lúc tôi không còn nghe thấy nữa mới thôi.
“Ừ.” Tôi lập tức nói. “Tạm biệt.”
“Á?” Cô ấy hơi kinh ngạc, “Em không phải có ý này.”
“Vậy…” đến lượt tôi kéo dài âm cuối.
“Được rồi, lần sau gặp.” Cô ấy nói.
“Ừ, tạm biệt.” Tôi nói.
Đi được hai bước, cứ cảm thấy tạm biệt như thế này có gì không thoả đáng lắm, vì thế dừng chân quay đầu lại nói: “Thực ra anh…”
“Hửm?” Cô ấy cũng dừng chân, chuẩn bị lắng nghe.
“Anh…” Nhưng tôi lại không biết nên nói gì, vừa lo lắng vừa căng thẳng.
Cô ấy đợi một lúc, thấy tôi mãi chẳng nói ra lời, liền tiến về phía tôi hai bước.
“Không sao.” Cô ấy nói, “Em cũng giống anh, cũng căng thẳng.”
“Vậy sao?”
“Ừm.” Cô ấy gật gật đầu, “Em không có kinh nghiệm tiếp xúc một mình với người khác phái, vì thế rất căng thẳng.”
“Không nhìn ra là em cũng căng thẳng.”
“Đừng có quên,” cô ấy mỉm cười, “em là người chọn hổ.”
Nhìn thấy nụ cười của cô ấy, lòng tôi nhẹ nhõm, nét mặt không còn cứng ngắc nữa. Cô ấy vẫy tay chào tạm biệt tôi, rồi quay người đi vào ký túc. Nhìn bóng cô ấy đi xa dần, tuy như cất được gánh nặng, nhưng không có nghĩa là ở bên cạnh cô ấy không vui vẻ. Tôi chỉ cảm thấy lá thư tình gửi nhầm kia như một hòn đá rất to rất to, chắn giữa tôi và cô ấy, vì thế tôi gặp phải trở ngại, không cách nào tự nhiên thoải mái đến gần cô ấy. Mà cũng đôi khi tôi phân tâm ngoái lại đằng sau, bởi vì đằng sau còn có một cô gái có nụ cười rất ngọt ngào.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook