Khổng Tước Rừng Sâu
-
Chương 38
Cô gái áo xanh xem phòng xong, hôm sau liền dọn đến.
Hôm cô ấy dọn đến tôi với cô ấy chỉ kịp chào nhau một tiếng, rồi mỗi người bận việc riêng.
Trong sân có thêm một chiếc xe máy, có lẽ là của cô ấy.
Nhưng cho dù xe ở đó, cô ấy chưa chắc đã ở trong căn phòng tầng dưới, điều này khiến tôi có chút băn khoăn.
Liên tục một tuần liền, chỉ thấy phòng cô ấy sáng đèn, chứ không gặp cô ấy.
Tôi chỉ biết cô ấy làm việc ở quán Búp bê Trung Quốc, ngoài ra chẳng biết gì, đến tên cũng chẳng biết.
Loáng thoáng nghe “tung” một tiếng, như một tiếng trống trầm trầm.
Đang băn khoăn không biết âm thanh từ đâu tới, lại nghe một tiếng “tung” nữa, lần này xác định là ở tầng dưới vọng lên.
Ra khỏi phòng, thấy cô ấy đứng trong sân, nói: “Nghe thấy gì không?”
“Ừm. Tiếng gì thế?”
“Tiếng gõ trần nhà.” Cô ấy huơ huơ cái chổi trong tay, “gọi anh như thế này trực tiếp hơn.”
“Có chuyện gì à?” Tôi hỏi.
“Ừ.” Cô ấy gật đầu, “Có thể phiền anh chở tôi ra bến xe không?”
Tôi nói được, đi xuống nhà nổ máy xe, liếc sang chiếc xe của cô ấy dựng bên cạnh.
Đang tự hỏi sao cô ấy không tự đi xe ra bến, liền nghe thấy cô ấy nói:
“Tôi phải đến Đài Bắc, ngày mai mới trở về, nếu đi xe đến bến xe, lại phải trả tiền gửi xe.”
“Cô đi tàu hoả?” Cô ấy ngồi lên yên sau rồi, tôi hỏi: “Hay là xe khách?”
“Xe khách.” Cô ấy đáp, “Vé rẻ hơn.”
Tôi chở cô ấy đến bến xe Thống Liên, trên đường đi hai tay cô ấy bám vào càng xe, duy trì khoảng cách với tôi.
“Cảm ơn.” Xuống xe cô ấy nói: “Giúp tôi tiết kiệm được tiền taxi.”
Ba câu mà cô ấy nói với tôi đều không khỏi không liên quan đến tiền, quả nhiên là người chọn khổng tước.
Tối hôm sau lúc tôi từ trường về, thấy đèn trong phòng cô ấy đang sáng.
Có lẽ cô ấy nghe thấy tiếng đóng cổng, ở trong phòng nói: “Anh có rỗi không?”
“Ừ.” Tôi đứng trong sân trả lời.
“Vậy mời anh vào trong này một lát có được không?” Cô ấy nói, “Có chuyện này muốn hỏi ý kiến anh.”
Tôi do dự một lúc, liền đi vào căn phòng tôi đã ở mấy năm nhưng giờ lại là phòng của cô ấy.
Căn phòng toàn một sắc màu xanh da trời, trừ vị trí đặt giường không thay đổi, những thứ khác hoàn toàn thay đổi.
Cô ấy ngồi khoanh chân trên sàn, trước mặt bày một túi đồ màu đen, phía trên có mấy chiếc quần bò.
Bên cạnh còn có một tấm bìa màu xám dày, trên viết: Quần bò hàng hiệu đại hạ giá, 190 tệ một cái!
Tôi thấy cô ấy nhìn chăm chú, lẳng lặng đi tới đứng đằng sau cô ấy.
“Nếu là anh, anh có mua không?” Cô ấy đột nhiên mở miệng.
“Không.” Tôi lắc đầu.
Cô ấy quay đầu thấy tôi đang đứng đó, vẫy tay tỏ ý bảo tôi ngồi xuống.
“Tối qua tôi ở bày sạp ở chợ Đài Bắc bán quần bò, kinh doanh rất kém.”
Cô ấy thấy tôi cũng khoanh chân ngồi xuống, nói giọng giải thích.
“Chỉ còn lại mấy cái này?” Tôi nói, “sao lại nói là kinh doanh không tốt.”
“Còn mấy chục cái nữa tôi để ở Đài Bắc, không mang về.” Cô ấy nói.
“Ồ.” Tôi tiện tay nhặt một cái quần bò lên, nói: “Đây là hàng hiệu thật à?”
“Anh nói xem?” Cô ấy cười cười, giọng có phần mập mờ.
“Nếu bán cho cô một viên kim cương 100 tệ, cô có mua không?” Tôi hỏi.
“Đương nhiên là không rồi.” Cô ấy nói, “Cái giá này khỏi cần nhìn cũng biết là hàng giả.”
“Nếu là 1000 tệ thì sao?”
“Ờ…” Cô ấy nói, “Vậy thì phải xem xem đã.”
“Vì thế cô không bán được hàng, mấu chốt là ở giá cả.”
“Hả?”
Tôi mượn cô ta cây bút, thêm một nét vào con số 190 trên tờ bìa màu xám, thành 490.
“490?” Cô ấy đầy vẻ hiếu kỳ.
“Ừ.” Tôi nói, “Quần bò hàng hiệu cũng phải một hai nghìn tệ, cô bán 190 tệ mọi người nhất định sẽ cho là hàng giả; nếu bán 490 tệ, mọi người có khi lại thấy được mua rẻ.”
Cô ấy trầm ngâm một lúc, nói: “190 tệ còn chả bán được, nếu bán 490 tệ…”
“Những người ở khu chợ Đài Bắc, túi tiền căng phồng, bản tính đa nghi, nếu bán quá rẻ họ sẽ cảm thấy không đáng, đến xem cũng sẽ chẳng thèm xem, giống như viên kim cương 100 tệ vậy.”
“Thật thế sao?”
“Ừ. Bán 490 tệ sẽ khiến người ta cảm giác sai lầm là có khi đúng là quần hàng hiệu; mà bán 190 tệ chỉ là rành rành bảo với người ta, cô chỉ đang muốn bán rẻ quần bò hàng tạp nham mà thôi.”
Cô ấy nghĩ một lúc, nói: “Được. Tuần sau tôi lại đi Đài Bắc bán xem sao.”
Tôi cảm thấy khoanh chân ngồi như vậy hơi mỏi, bèn đứng dậy hỏi: “Cô bán hàng ở Đài Bắc?”
“Thỉnh thoảng thôi.” Cô ấy nói, “Bởi vì nguồn hàng ở Đài Bắc, hơn nữa ở Đài Bắc cũng dễ bán hơn.”
“Vậy…”
“Hử?”
“Không có gì.”
Tôi vội dừng phắt lại, bởi vì cảm thấy nếu hỏi cô ấy về công việc ở Búp bê Trung Quốc, có lẽ sẽ là mạo phạm.
“Anh đang làm gì?” Cô ấy vừa dùng túi gói đống quần bò lại, vừa hỏi.
“Tôi đang học.”
“Cái gì?” Cô ấy rất kinh ngạc, dừng ngay động tác đang làm “Từng này tuổi rồi vẫn còn đang học?”
“Tôi học tiến sĩ.”
“Ồ.”
Cô ấy ờ một tiếng, cũng đứng dậy, thu dọn túi đồ.
“Anh học ngành gì?” Cô ấy lại hỏi.
“Công trình.”
“Người học công trình thường rất thật thà, sao cách nghĩ của anh lại gian tà như vậy?”
“Gian tà?”
“Tôi mua đống quần bò này với giá rất thấp, chỉ muốn bán rẻ, có lãi là được. Đâu có như anh, biết cách tăng giá để lừa người ta. Anh học nhiều như vậy, là muốn học để đi lừa đảo à?”
Tôi không thể trả lời được câu hỏi này.
Tuy tôi đã học được ở môn “Tâm lý học tính cách” một chút kiến thức về tâm lý học, nhưng tôi e rằng sự nhạy cảm của tôi với tiền bạc là đến từ bản chất của việc chọn khổng tước, chứ không phải đến từ những kiến thức đã được học.
Bỗng nhiên nhớ tới Tiểu Vân cũng đã từng nói tôi không giống với người học công trình, không khỏi cảm khái, nói:
“Có thể là vì tôi cũng là người chọn khổng tước.”
Cô ấy hơi ngẩn ngơ, không nói gì thêm.
Hôm cô ấy dọn đến tôi với cô ấy chỉ kịp chào nhau một tiếng, rồi mỗi người bận việc riêng.
Trong sân có thêm một chiếc xe máy, có lẽ là của cô ấy.
Nhưng cho dù xe ở đó, cô ấy chưa chắc đã ở trong căn phòng tầng dưới, điều này khiến tôi có chút băn khoăn.
Liên tục một tuần liền, chỉ thấy phòng cô ấy sáng đèn, chứ không gặp cô ấy.
Tôi chỉ biết cô ấy làm việc ở quán Búp bê Trung Quốc, ngoài ra chẳng biết gì, đến tên cũng chẳng biết.
Loáng thoáng nghe “tung” một tiếng, như một tiếng trống trầm trầm.
Đang băn khoăn không biết âm thanh từ đâu tới, lại nghe một tiếng “tung” nữa, lần này xác định là ở tầng dưới vọng lên.
Ra khỏi phòng, thấy cô ấy đứng trong sân, nói: “Nghe thấy gì không?”
“Ừm. Tiếng gì thế?”
“Tiếng gõ trần nhà.” Cô ấy huơ huơ cái chổi trong tay, “gọi anh như thế này trực tiếp hơn.”
“Có chuyện gì à?” Tôi hỏi.
“Ừ.” Cô ấy gật đầu, “Có thể phiền anh chở tôi ra bến xe không?”
Tôi nói được, đi xuống nhà nổ máy xe, liếc sang chiếc xe của cô ấy dựng bên cạnh.
Đang tự hỏi sao cô ấy không tự đi xe ra bến, liền nghe thấy cô ấy nói:
“Tôi phải đến Đài Bắc, ngày mai mới trở về, nếu đi xe đến bến xe, lại phải trả tiền gửi xe.”
“Cô đi tàu hoả?” Cô ấy ngồi lên yên sau rồi, tôi hỏi: “Hay là xe khách?”
“Xe khách.” Cô ấy đáp, “Vé rẻ hơn.”
Tôi chở cô ấy đến bến xe Thống Liên, trên đường đi hai tay cô ấy bám vào càng xe, duy trì khoảng cách với tôi.
“Cảm ơn.” Xuống xe cô ấy nói: “Giúp tôi tiết kiệm được tiền taxi.”
Ba câu mà cô ấy nói với tôi đều không khỏi không liên quan đến tiền, quả nhiên là người chọn khổng tước.
Tối hôm sau lúc tôi từ trường về, thấy đèn trong phòng cô ấy đang sáng.
Có lẽ cô ấy nghe thấy tiếng đóng cổng, ở trong phòng nói: “Anh có rỗi không?”
“Ừ.” Tôi đứng trong sân trả lời.
“Vậy mời anh vào trong này một lát có được không?” Cô ấy nói, “Có chuyện này muốn hỏi ý kiến anh.”
Tôi do dự một lúc, liền đi vào căn phòng tôi đã ở mấy năm nhưng giờ lại là phòng của cô ấy.
Căn phòng toàn một sắc màu xanh da trời, trừ vị trí đặt giường không thay đổi, những thứ khác hoàn toàn thay đổi.
Cô ấy ngồi khoanh chân trên sàn, trước mặt bày một túi đồ màu đen, phía trên có mấy chiếc quần bò.
Bên cạnh còn có một tấm bìa màu xám dày, trên viết: Quần bò hàng hiệu đại hạ giá, 190 tệ một cái!
Tôi thấy cô ấy nhìn chăm chú, lẳng lặng đi tới đứng đằng sau cô ấy.
“Nếu là anh, anh có mua không?” Cô ấy đột nhiên mở miệng.
“Không.” Tôi lắc đầu.
Cô ấy quay đầu thấy tôi đang đứng đó, vẫy tay tỏ ý bảo tôi ngồi xuống.
“Tối qua tôi ở bày sạp ở chợ Đài Bắc bán quần bò, kinh doanh rất kém.”
Cô ấy thấy tôi cũng khoanh chân ngồi xuống, nói giọng giải thích.
“Chỉ còn lại mấy cái này?” Tôi nói, “sao lại nói là kinh doanh không tốt.”
“Còn mấy chục cái nữa tôi để ở Đài Bắc, không mang về.” Cô ấy nói.
“Ồ.” Tôi tiện tay nhặt một cái quần bò lên, nói: “Đây là hàng hiệu thật à?”
“Anh nói xem?” Cô ấy cười cười, giọng có phần mập mờ.
“Nếu bán cho cô một viên kim cương 100 tệ, cô có mua không?” Tôi hỏi.
“Đương nhiên là không rồi.” Cô ấy nói, “Cái giá này khỏi cần nhìn cũng biết là hàng giả.”
“Nếu là 1000 tệ thì sao?”
“Ờ…” Cô ấy nói, “Vậy thì phải xem xem đã.”
“Vì thế cô không bán được hàng, mấu chốt là ở giá cả.”
“Hả?”
Tôi mượn cô ta cây bút, thêm một nét vào con số 190 trên tờ bìa màu xám, thành 490.
“490?” Cô ấy đầy vẻ hiếu kỳ.
“Ừ.” Tôi nói, “Quần bò hàng hiệu cũng phải một hai nghìn tệ, cô bán 190 tệ mọi người nhất định sẽ cho là hàng giả; nếu bán 490 tệ, mọi người có khi lại thấy được mua rẻ.”
Cô ấy trầm ngâm một lúc, nói: “190 tệ còn chả bán được, nếu bán 490 tệ…”
“Những người ở khu chợ Đài Bắc, túi tiền căng phồng, bản tính đa nghi, nếu bán quá rẻ họ sẽ cảm thấy không đáng, đến xem cũng sẽ chẳng thèm xem, giống như viên kim cương 100 tệ vậy.”
“Thật thế sao?”
“Ừ. Bán 490 tệ sẽ khiến người ta cảm giác sai lầm là có khi đúng là quần hàng hiệu; mà bán 190 tệ chỉ là rành rành bảo với người ta, cô chỉ đang muốn bán rẻ quần bò hàng tạp nham mà thôi.”
Cô ấy nghĩ một lúc, nói: “Được. Tuần sau tôi lại đi Đài Bắc bán xem sao.”
Tôi cảm thấy khoanh chân ngồi như vậy hơi mỏi, bèn đứng dậy hỏi: “Cô bán hàng ở Đài Bắc?”
“Thỉnh thoảng thôi.” Cô ấy nói, “Bởi vì nguồn hàng ở Đài Bắc, hơn nữa ở Đài Bắc cũng dễ bán hơn.”
“Vậy…”
“Hử?”
“Không có gì.”
Tôi vội dừng phắt lại, bởi vì cảm thấy nếu hỏi cô ấy về công việc ở Búp bê Trung Quốc, có lẽ sẽ là mạo phạm.
“Anh đang làm gì?” Cô ấy vừa dùng túi gói đống quần bò lại, vừa hỏi.
“Tôi đang học.”
“Cái gì?” Cô ấy rất kinh ngạc, dừng ngay động tác đang làm “Từng này tuổi rồi vẫn còn đang học?”
“Tôi học tiến sĩ.”
“Ồ.”
Cô ấy ờ một tiếng, cũng đứng dậy, thu dọn túi đồ.
“Anh học ngành gì?” Cô ấy lại hỏi.
“Công trình.”
“Người học công trình thường rất thật thà, sao cách nghĩ của anh lại gian tà như vậy?”
“Gian tà?”
“Tôi mua đống quần bò này với giá rất thấp, chỉ muốn bán rẻ, có lãi là được. Đâu có như anh, biết cách tăng giá để lừa người ta. Anh học nhiều như vậy, là muốn học để đi lừa đảo à?”
Tôi không thể trả lời được câu hỏi này.
Tuy tôi đã học được ở môn “Tâm lý học tính cách” một chút kiến thức về tâm lý học, nhưng tôi e rằng sự nhạy cảm của tôi với tiền bạc là đến từ bản chất của việc chọn khổng tước, chứ không phải đến từ những kiến thức đã được học.
Bỗng nhiên nhớ tới Tiểu Vân cũng đã từng nói tôi không giống với người học công trình, không khỏi cảm khái, nói:
“Có thể là vì tôi cũng là người chọn khổng tước.”
Cô ấy hơi ngẩn ngơ, không nói gì thêm.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook