Kể Từ Khi Tôi Mắc Bệnh Tâm Thần
-
Chương 1
Editor: Kẹo Mặn Chát
Bác sĩ Khương đã từng nói bệnh nhân tâm thần phân liệt là một nhóm người bị xã hội đánh bại, bọn họ không hòa nhập vào xã hội mà là trốn ở bên cạnh bóng tối lặng lẽ quan sát.
Tôi cũng không biết tại sao, dù gì bác sĩ Khương cũng nói với tôi như vậy.
La Đông Nguyệt cũng là bệnh nhân tâm thần, nghe nói còn giết người.
Cô ấy là chị gái tôi, đã chết vào một ngày nào đó trong quãng thời gian nằm viện dài đằng đẵng của tôi, cũng vào một ngày mùa đông không có một chút hơi ấm thế này.
Vậy nhưng cái chết của cô ấy chỉ tạo ra vài dao động không đáng nhắc tới trong tâm trí tôi, thậm chí còn không sánh bằng không khí ẩm lạnh sáng nay, ít nhất chúng còn có thể làm tôi cảm thấy khó chịu.
Tôi đã 27 tuổi nhưng chức năng xã hội chỉ dừng lại ở trình độ năm 17 tuổi. Thời điểm học lớp 11, tôi được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng*, trước khi chẩn đoán đã phát bệnh nhiều lần, người trong nhà gần như không chống đỡ nổi đành đưa tôi vào bệnh viện tâm thần.
Cứ như vậy đi vào một lần, tôi ở liền mười năm không đi ra nữa.
Tôi thực sự đã từng bị bệnh tật tra tấn đến không còn hình người, tôi nhiều lần có suy nghĩ tự sát ở trong đầu, cũng đã thử qua nhiều cách tự sát. Giờ đây, khi những hình ảnh điên điên khùng khùng hiện lên trong tâm trí, cảm giác nhục nhã đấy lại chà sát tới lui trên khắp người tôi.
Y tá nói rằng khi thời tiết lạnh, tôi luôn ngồi trên giường quấn chăn nói chuyện một mình suốt cả ngày, thỉnh thoảng bật cười với không khí, hoặc nhìn vào cửa sổ ngẩn người. Cửa sổ với hàng rào sắt khắc ghi thật sâu vào ký ức của tôi, âm thanh của cả trai lẫn gái đều liên tục vang lên không ngừng trong lỗ tai, đôi khi là lời nguyền rủa chửi bới, đôi khi là mệnh lệnh phục tùng.
Tôi đặc biệt sợ làm liệu pháp điện*, y tá sẽ nhét một miếng đệm răng vào miệng tôi, sau đó cơ thể tôi co giật, run rẩy; trong vô số những đêm lộn xộn mất trật tự, tôi bị trói trên giường mà vẫn còn ầm ĩ, ồn ào muốn tìm một cái máy nghe lén, giật lắc khung giường kim loại, làm cho toàn bộ hành lang đều là tiếng bang bang, quấy nhiễu làm mọi người không thể chịu được.
Có thỉnh thoảng tôi sẽ không ngoan ngoãn uống thuốc, y tá cho tôi thuốc, tôi không dám uống, luôn nói chúng độc, nửa đêm len lén ném thuốc xuống bồn nước xả trôi, ngoài miệng còn nói đã uống rồi, sau khi bị phát hiện, y tá bất đắc dĩ mỗi ngày đều phải giám sát tôi uống thuốc xong mới rời đi.
Tôi! Cực kỳ! Đau! Khổ! Tôi mỗi ngày đều uống thuốc, uống thuốc, uống thuốc, vừa uống thuốc, vừa chờ đợi những ngày tháng khó khăn nhất qua đi. Đến mùa xuân, bác sĩ đổi cho tôi sang phòng bệnh mở*, cuối cùng tôi có thể lắc lư trên hành lang, có thể tự do hoạt động, ngồi xem TV với nhóm bệnh nhân cùng phòng, ngày ngày đi tìm y tá tâm sự.
Hiện tại, rốt cuộc tôi lại có thêm cơ hội hòa nhập vào xã hội.
Trên thực tế, tôi không quá muốn rời đi, nơi này tràn ngập vô số đau đớn, nhưng cũng chứa đựng mười năm ký ức của tôi, đối với tôi mà nói, nơi này giống như một ngôi nhà.
Một ngày trước khi tôi xuất viện, các bác sĩ và y tá đã tổ chức cho tôi một bữa tiệc chia tay nhỏ, mua bánh ngọt, đương nhiên không có nến, tôi bị một đám người vây quanh, bệnh nhân cùng phòng và gia đình của họ vui vẻ ấm áp, vỗ tay, ca hát, gửi cho tôi những lời chúc phước lành.
Tôi vui mừng đến nỗi nước mắt giống như những bông tuyết lặng lẽ chậm rãi rơi xuống, thấm vào trong tiếng bi thương trên thế gian này, tựa như giọt nước nhỏ bé trong cơn mưa rào.
Sau khi kết thúc, mọi người nên điên thì vẫn điên, nên khóc thì vẫn còn đang khóc.
Cuối cùng, tôi ôm bác sĩ Khương tốt nhất trên thế giới. Sau cái ôm, bác sĩ Khương chậm rãi buông tay ra, dịu dàng nói với tôi: "Có vấn đề hãy đến đây tìm tôi bất cứ lúc nào, nhưng tốt nhất là đừng quay lại, sống một cuộc sống thật tốt."
"Cám ơn anh, bác sĩ Khương."
Ánh nắng mặt trời bên ngoài, với ánh nắng mặt trời trong bệnh viện tâm thần dường như không giống nhau, ấm áp và chói mắt hơn. Tôi cảm thấy bản thân mình thật may mắn khi có lại được phần cảm giác xấu hổ một lần nữa, trở về xã hội với tư cách là một người bình thường.
Bác sĩ Khương đã từng nói bệnh nhân tâm thần phân liệt là một nhóm người bị xã hội đánh bại, bọn họ không hòa nhập vào xã hội mà là trốn ở bên cạnh bóng tối lặng lẽ quan sát.
Tôi cũng không biết tại sao, dù gì bác sĩ Khương cũng nói với tôi như vậy.
La Đông Nguyệt cũng là bệnh nhân tâm thần, nghe nói còn giết người.
Cô ấy là chị gái tôi, đã chết vào một ngày nào đó trong quãng thời gian nằm viện dài đằng đẵng của tôi, cũng vào một ngày mùa đông không có một chút hơi ấm thế này.
Vậy nhưng cái chết của cô ấy chỉ tạo ra vài dao động không đáng nhắc tới trong tâm trí tôi, thậm chí còn không sánh bằng không khí ẩm lạnh sáng nay, ít nhất chúng còn có thể làm tôi cảm thấy khó chịu.
Tôi đã 27 tuổi nhưng chức năng xã hội chỉ dừng lại ở trình độ năm 17 tuổi. Thời điểm học lớp 11, tôi được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng*, trước khi chẩn đoán đã phát bệnh nhiều lần, người trong nhà gần như không chống đỡ nổi đành đưa tôi vào bệnh viện tâm thần.
Cứ như vậy đi vào một lần, tôi ở liền mười năm không đi ra nữa.
Tôi thực sự đã từng bị bệnh tật tra tấn đến không còn hình người, tôi nhiều lần có suy nghĩ tự sát ở trong đầu, cũng đã thử qua nhiều cách tự sát. Giờ đây, khi những hình ảnh điên điên khùng khùng hiện lên trong tâm trí, cảm giác nhục nhã đấy lại chà sát tới lui trên khắp người tôi.
Y tá nói rằng khi thời tiết lạnh, tôi luôn ngồi trên giường quấn chăn nói chuyện một mình suốt cả ngày, thỉnh thoảng bật cười với không khí, hoặc nhìn vào cửa sổ ngẩn người. Cửa sổ với hàng rào sắt khắc ghi thật sâu vào ký ức của tôi, âm thanh của cả trai lẫn gái đều liên tục vang lên không ngừng trong lỗ tai, đôi khi là lời nguyền rủa chửi bới, đôi khi là mệnh lệnh phục tùng.
Tôi đặc biệt sợ làm liệu pháp điện*, y tá sẽ nhét một miếng đệm răng vào miệng tôi, sau đó cơ thể tôi co giật, run rẩy; trong vô số những đêm lộn xộn mất trật tự, tôi bị trói trên giường mà vẫn còn ầm ĩ, ồn ào muốn tìm một cái máy nghe lén, giật lắc khung giường kim loại, làm cho toàn bộ hành lang đều là tiếng bang bang, quấy nhiễu làm mọi người không thể chịu được.
Có thỉnh thoảng tôi sẽ không ngoan ngoãn uống thuốc, y tá cho tôi thuốc, tôi không dám uống, luôn nói chúng độc, nửa đêm len lén ném thuốc xuống bồn nước xả trôi, ngoài miệng còn nói đã uống rồi, sau khi bị phát hiện, y tá bất đắc dĩ mỗi ngày đều phải giám sát tôi uống thuốc xong mới rời đi.
Tôi! Cực kỳ! Đau! Khổ! Tôi mỗi ngày đều uống thuốc, uống thuốc, uống thuốc, vừa uống thuốc, vừa chờ đợi những ngày tháng khó khăn nhất qua đi. Đến mùa xuân, bác sĩ đổi cho tôi sang phòng bệnh mở*, cuối cùng tôi có thể lắc lư trên hành lang, có thể tự do hoạt động, ngồi xem TV với nhóm bệnh nhân cùng phòng, ngày ngày đi tìm y tá tâm sự.
Hiện tại, rốt cuộc tôi lại có thêm cơ hội hòa nhập vào xã hội.
Trên thực tế, tôi không quá muốn rời đi, nơi này tràn ngập vô số đau đớn, nhưng cũng chứa đựng mười năm ký ức của tôi, đối với tôi mà nói, nơi này giống như một ngôi nhà.
Một ngày trước khi tôi xuất viện, các bác sĩ và y tá đã tổ chức cho tôi một bữa tiệc chia tay nhỏ, mua bánh ngọt, đương nhiên không có nến, tôi bị một đám người vây quanh, bệnh nhân cùng phòng và gia đình của họ vui vẻ ấm áp, vỗ tay, ca hát, gửi cho tôi những lời chúc phước lành.
Tôi vui mừng đến nỗi nước mắt giống như những bông tuyết lặng lẽ chậm rãi rơi xuống, thấm vào trong tiếng bi thương trên thế gian này, tựa như giọt nước nhỏ bé trong cơn mưa rào.
Sau khi kết thúc, mọi người nên điên thì vẫn điên, nên khóc thì vẫn còn đang khóc.
Cuối cùng, tôi ôm bác sĩ Khương tốt nhất trên thế giới. Sau cái ôm, bác sĩ Khương chậm rãi buông tay ra, dịu dàng nói với tôi: "Có vấn đề hãy đến đây tìm tôi bất cứ lúc nào, nhưng tốt nhất là đừng quay lại, sống một cuộc sống thật tốt."
"Cám ơn anh, bác sĩ Khương."
Ánh nắng mặt trời bên ngoài, với ánh nắng mặt trời trong bệnh viện tâm thần dường như không giống nhau, ấm áp và chói mắt hơn. Tôi cảm thấy bản thân mình thật may mắn khi có lại được phần cảm giác xấu hổ một lần nữa, trở về xã hội với tư cách là một người bình thường.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook