Kế Hoạch Chiếm Giữ Của Chưởng Quỹ
-
Chương 4
Đường Cảnh Ngọc vận khí không tồi, rời đi trấn nhỏ không lâu liền đi nhờ được chuyến xe lừa đến huyện Gia Định . Người đánh xe là một lão hán khoảng bốn mươi cùng người vợ vô thành bán giỏ trúc, Đường Cảnh Ngọc cản xe họ lại, hai vợ chồng sảng khoái mà dừng lại
“Tiểu huynh đệ là người từ xa đến sao? Nghe giọng ngươi không giống người Tô Châu a.” Đại nương đầu đội mũ rơm hiền lành hỏi.
Đường Cảnh Ngọc ngồi bên cạnh đại nương, cười khổ nói:“Đại nương nhĩ lực thật tốt, con đi đến Sơn Đông để tìm thân thích nương tựa , trên đường đi bị cướp, cha con nương con đều đã chết, con vừa đi vừa xin cơm mới đến được đây. Ngày hôm qua có vị đại ca thấy con đáng thương, mới tặng con bộ quần áo mới này, hôm nay lại gặp được đại nương cho con đi nhờ xe, Tô Châu này thật có nhiều người tốt nha.”
Gương mặt nàng vốn thanh tú lời nói lại thành khẩn, bị nàng khen tới tấp tâm tình đại nương rất tốt, trấn an hai câu, còn hỏi thân thích nàng ở chỗ nào.
Đường Cảnh Ngọc nói lại những lời giống như khi nàng nói với Tiền Tiến, tùy tiện bịa ra một câu chuyện, nói xong nàng nhỏ giọng cầu xin đại nương:“Đại nương, ngươi xem, lúc trước con chỉ toàn xin cơm ăn thôi, chưa từng đi tới thành lớn như vậy, lỡ như thủ vệ giữ thành hỏi chuyện con, thì con......”
“Không có việc gì không có việc gì, tiểu huynh đệ cứ ngồi yên ở trên xe.” Đại nương không đợi Đường Cảnh Ngọc nói xong liền chen vào nói,“Con cứ ngồi yên trên xe, coi như chúng ta là người một nhà, cứ để thúc thúc ngươi nói chuyện với họ, bên này chúng ta thái bình, kiểm tra không nghiêm .”
Đường Cảnh Ngọc liên tục nói lời cảm tạ.
Xe lừa đến cửa thành phía nam của huyện Gia Định đã là buổi trưa, trời nắng nóng lợi hại , vài quan binh giữ thành chạy đến chỗ có bóng râm hóng mát, Đường Cảnh Ngọc ngồi một bên lạnh mắt nhìn thúc kia chạy đến chỗ quan binh nói chuyện nhân tiện đưa cho họ vài đồng tiền rồi chạy trở lại, tiếp tục đánh lừa đi.
Vào thành không lâu, Đường Cảnh Ngọc mang theo cảm kích mà cáo biệt với vợ chồng đại nương kia.
Giang Nam giàu có và đông đúc, dân chúng trong thành ăn mặc tốt hơn nhiều so với một ít thành trấn ở phương bắc, Đường Cảnh Ngọc đi dạo loanh quanh không mục đích mới dừng lại, thật sự rất khát, liền tìm một quán trà ngồi nghỉ. Tiểu nhị quán trà mời nàng vào bên trong ngồi, Đường Cảnh Ngọc biết ngồi bên trong giá cao hơn nên trực tiếp ngồi ở bên ngoài, cùng ngồi với hai hán tử thô lỗ phía trước, hai văn tiền một bình trà.
Trà được mang lên, Đường Cảnh Ngọc rót đầy tràn một chén, ùng ục ùng ục uống hết một hơi, buông bát “khà” một hơi thoả mãn.
Ngồi ở bên cạnh nàng một hán tử cao to cường tráng nhìn nàng, tò mò hỏi:“Tiểu huynh đệ vừa mới vào thành phải không? Nhìn ngươi phơi nắng đến nỗi mặt đỏ bừng kìa .”
Đường Cảnh Ngọc gật gật đầu, cũng bắt chuyện với hắn:“Đúng vậy, hôm nay thật là nóng, khát muốn chết, đại ca là người trong thành hả, tại sao lại ra ngoài giữa trời ban trưa như vầy?”
“Làm công chuyện lặt vặt cho chủ nhân, chủ nhân có lệnh, cho dù trời nắng nóng cũng phải đi a.” Hán tử cao tráng (cao to + cường tráng) cũng uống một bình trà, nhìn nhìn nàng, thử hỏi:“Thấy tiểu huynh đệ tuổi tác còn nhỏ, hẳn là đến Tống gia bái thầy phải không ?” Đầu tháng nay từ có tin tức Tống chưởng quỹ muốn thu nhận đồ đệ, thiếu niên từ mười đến mười lăm tuổi biết đọc biết viết đều có thể đến báo danh cho nên gần đây cũng có vài hộ nông dân mang đứa nhỏ đến đây.
Tống chưởng quỹ a......
Đường Cảnh Ngọc trong lòng vừa động:“Huynh nói là Tống Thù Tống chưởng quỹ?”
Hán tử cao tráng nở nụ cười:“Không phải hắn thì là ai? Toàn bộ Tô Châu phủ hễ nhắc tới Tống chưởng quỹ, trước hết đều nghĩ tới vị Tống chưởng quỹ này, chẳng lẽ tiểu huynh đệ không phải đến bái sư ?”
Đường Cảnh Ngọc nhức đầu, xấu hổ cười nói:“Cha ta để cho ta tới , lão nhân gia hắn cũng không biết nghe ai nói Tống chưởng quỹ muốn nhận đồ đệ, thấy có tiền đồ nên cho ta tới đây, kỳ thật Tống chưởng quỹ rốt cuộc làm gì hắn cũng không biết, đại ca huynh có việc gì gấp không? Nếu không vội ta mời huynh uống trà, đại ca nói cho ta nghe một chút về chuyện của Tống chưởng quỹ đi?”
Hán tử này cũng không gấp, vừa nghe có trà uống miễn phí, liền kiên nhẫn ngồi nói chuyện.
Đường Cảnh Ngọc một bên vừa uống trà vừa nghe chuyện, càng nghe càng khiếp sợ.
Nàng chỉ biết Tống Thù là tân khoa Trạng Nguyên năm đó, cũng biết hắn là sủng thần của tân đế, chuyện này ai ai trên phố cũng đều biết mà chuyện này nàng chưa từng chủ động hỏi thăm. Nếu không phải Tống Thù dung mạo bất phàm, thì bốn năm qua chỉ sợ ngay cả nhớ nàng cũng không có chút ấn tượng nào về một thiên kiêu chi sủng ( tức là đứa con nhận hết mọi sủng ái của trời ).
Nguyên lai tổ tiên Tống gia là làm đèn lồng mà còn làm đặc biệt tốt.
Cái gọi là ba trăm sáu mươi nghề, nghề nào cũng có trạng nguyên. Dựa vào nghiên cứu đời đời của Tống gia, đèn lồng Tống gia ở Tô Châu phủ là số một, từng nhiều lần ở Nguyên Tiêu, hội hoa đăng Trung thu giành giải nhất. Tân Tri Phủ mới nhậm chức năm trước khen ngợi đèn lồng Tống gia được làm tỉ mỉ, tinh xảo, cho nên Nguyên Tiêu năm thứ năm hắn nhậm chức bèn đem một cặp đèn lồng nhỏ làm cống phẩm.
Thánh Thượng nghe nói có quan viên đưa đèn lồng làm cống phẩm, trong lòng tò mò, nhưng khi thấy đèn lồng Tống gia được tỉ mỉ chế tác, mặt rồng đại duyệt, hạ chỉ ngay lập tức, lệnh Tống gia Nguyên Tiêu hàng năm đều phải thượng cống một cặp lồng đèn nhỏ.
Từ đó, Tống gia nổi danh, quan to quý phụ nối nhau đặt đèn lồng của Tống gia không dứt.
Tống gia cũng không có bởi vậy mà dương dương tự đắc, vẫn như trước sinh sống ở tiểu thị trấn Gia Định này, trong nhà cũng chỉ mướn bốn năm học việc, mà tộc nhân Tống gia mỗi tháng chỉ làm ba cặp lồng đèn nhỏ, làm xong , ai tới mua đặt thì tháng sau lấy, theo trình tự tiếp tục đan.
Học đồ được gia chủ Tống gia chỉ điểm, tay nghề cũng là thượng thừa, làm đèn lồng cũng không có hạn chế số lượng, bình thường người phú quý bởi vì không muốn chờ thời gian quá dài, liền ở tiệm lồng đèn Tống gia chọn một cái lồng đèn hợp ý đi về, dù sao cũng mang danh là lồng đèn Tống gia làm, đều rất thể diện. Như thế tiệm lồng đèn Tống gia tuy nhỏ nhưng làm ăn khấm khá.
Đến thế hệ Tống Thù, phụ thân sớm mất, Tống lão ông một tay nuôi lớn hai cháu trai. Trưởng tôn Tống Khải Hưng tiếp quản gia nghiệp, thứ tôn Tống Thù bẩm sinh thông minh, bái Đại danh nho viện trưởng Nam Sơn thư viện Trang Dần làm thầy, năm vừa mới mười tám liền liên tiếp giành được các giải Giải nguyên, Hội nguyên, Trạng nguyên, vanh danh thiên hạ, sau lại tùy giá thân chinh (theo vua đánh giặc), đánh bại người Hồ. Nhưng khi Tống Thù khải hoàn trở về sắp thăng quan phong tước thì nghe tin huynh trưởng bạo bệnh. Tống Thù lúc này cầu Thánh Thượng từ quan, nói rõ về nhà thay huynh giữ đạo hiếu, kế tục tổ nghiệp.
Kế tục tổ nghiệp, cũng chính là làm đèn lồng.
Đường đường Trạng Nguyên lang lại về nhà làm đèn lồng, Thánh Thượng không muốn để phí người tài, luôn giữ lại mãi. Tống Thù lí giải nhân tài triều đình không thiếu người như Tống Thù hắn, nhưng làm lồng đèn là nghề tổ truyền của Tống gia, không nên thất truyền khi đến đời hắn, lời nói khẩn thiết. Thánh Thượng tán thưởng một mảnh hiếu tâm lại nhân thưởng thức thi họa của Tống Thù, liền lệnh cho Tống Thù sau khi học thành, Tống gia tiến cống đèn lồng mà Tống Thù làm, ban thưởng danh “Trạng Nguyên đăng”.
Tống Thù từ quan về quê, chỉ cần một năm liền học hết tổ truyền của Tống gia, đôi Trạng Nguyên đăng đầu tiên được trình lên càng thêm văn nhân phong nhã.
Cứ ba năm lại cống lên một đôi hoa đăng vào cung, Thánh Thượng khen không ngớt, danh Tống Thù càng vang xa. Tuy là hắn mới bước chân vào nghề nhưng với dung mạo hắn tựa Phan An lại được thánh tâm, không ít danh môn khuê tú đều có ý gả cho hắn, cũng có không ít người ngưỡng mộ muốn bái hắn làm thầy.
Tống Thù đứng trước mọi người mà tuyên bố hắn không muốn lập gia đình chỉ muốn một lòng chế đăng, uyển chuyển từ chối những danh môn khuê tú muốn kết uyên ương với hắn. Về phần thu đồ đệ, năm nay là năm đầu tiên hắn tuyển học đồ, mà người đến báo danh muốn đạp nát cửa tiệm, vì tính công bằng, Tống Thù quyết định thông qua ba vòng thi để chọn được người tài năng bái làm học đồ của hắn.
Nói hết một hơi, hán tử cao tráng uống một hơi hết bình trà, vỗ vỗ bả vai Đường Cảnh Ngọc nói:“Ta phải đi rồi, hôm nay là ngày báo danh cuối cùng, tiểu huynh đệ vẫn là nên đi sớm một chút đi, lỡ như may mắn được Tống chưởng quỹ chọn, sau này chỉ cần làm một cái lồng đèn cũng bán hơn chục lượng bạc, sống cũng không uổng a.”
Đường Cảnh Ngọc vẫn ngơ ngác ngồi đó.
Nàng cảm thấy đầu óc Tống Thù chắc chắn có vấn đề, cho dù làm đèn lồng nổi tiếng như thế nào, làm sao so sánh với quan to lộc hậu? Thế nhưng hắn vì cái gọi là tổ nghiệp lại buông ta cho tiền đồ vô lượng? Đổi thành nàng thì chắc chắn nàng sẽ không trở về làm lồng đèn đâu.
Bất quá, làm đồ đệ Tống Thù thì một cái lồng đèn cũng có thể bán hơn mười lượng bạc, quý như vậy sao, chẳng lẽ đèn lồng của Tống gia là làm bằng bạc?
Đường Cảnh Ngọc thật sự muốn nhìn đèn lồng do Tống Thù làm một chút.
Bất quá, còn một chỗ mà nàng cần phải đi.
Trả tiền trà rồi, Đường Cảnh Ngọc hỏi thăm tiểu nhị quán trà đường đến Nam Sơn thư viện, tiểu nhị khách khí chỉ đường cho nàng, Đường Cảnh Ngọc nói lời cảm tạ liền rời đi.
Về Tống Thù, có một chuyện thực ngoài ý muốn của nàng ...... Tống Thù lại là đệ tử của ngoại tổ phụ của nàng.
Nàng nói thật với Tiền Tiến một lần duy nhất, quả thật là nàng có thân thích ở huyện Gia Định, nhưng nàng không phải đến tìm thân thích để nương tựa.
Hai khắc sau, Đường Cảnh Ngọc ngồi ở dưới tàng cây tươi tốt trong một khuôn viên, nàng nhìn chằm chằm vào vách tường trắng của Nam Sơn thư viện mà lòng run run.
Giang Nam tài tử nhiều như mây, tổ tiên của ngoại tổ phụ tài tử rừng rừng lớp lớp, là một đại gia tộc nổi danh của tiền triều. Khi tiền triều bị Triệu gia soán ngôi, một vị tổ tiên trong dòng chính vừa nhậm chức Thái Sư của Thái tử, Thái tử bị giết, vị tổ tiên kia cự tuyệt cống hiến sức lực vì Tân đế nên xin hồi hương mở lớp dạy học, ông mở ra Nam Sơn học viện, cũng đề ra tổ huấn cấm con cháu đi thi làm quan.
Dòng chính đương nhiệm gia chủ, ngoại tổ phụ Trang Dần của Đường Cảnh Ngọc học thức uyên bác, học trò khắp thiên hạ, đáng tiếc khó có con nối dõi. Thê tử Hứa thị gả cho ông ba năm chưa có thai, Trang Dần liền nạp chi thứ hai Liễu thị, Liễu thị vừa mới vào cửa một năm liền con trai mà nguyên phối Hứa thị năm hai mươi lăm tuổi mới khó khăn sinh được một nữ nhi rồi sau đó cũng không có thai nữa.
Đứa con gái kia, cũng chính là nương Đường Cảnh Ngọc, gả cho một học trò trong thư viện, sau đó theo chồng vào kinh......
Mẫu thân bị bệnh mà qua đời khi Đường Cảnh Ngọc mới bảy tuổi, nhưng nàng nhớ rõ hình dáng của mẫu thân nàng, đó là một nữ tử dịu dàng, văn tĩnh đúng kiểu giai nhân Giang Nam.
Mi mục như Viễn sơn, nét đẹp thanh nhã tựa U lan, khi nàng còn nhỏ mẫu thân thường ôm nàng vào lòng dạy nàng đọc thơ, cũng sẽ tự tay dạy nàng đọc sách viết chữ, lời nói nhỏ nhẹ dịu dàng, nàng là mẫu thân tốt nhất. Lúc mẫu thân rời đi, cứ mãi dặn dò nàng phải viết thư cho cữu cữu nàng ở Gia Định, cầu họ đưa nàng trở lại huyện Gia Định.
Đường Cảnh Ngọc không hiểu vì sao mẫu thân dặn nàng như vậy, nàng luyến tiếc phụ thân, nhưng nàng vẫn nghe lời mẫu thân nàng . Bên nhà ngoài đến đưa ma là nhị cữu, nhưng không phải thân cữu mà là thứ cữu, con của chi thứ hai.
Lúc đó Đường Cảnh Ngọc không hiểu thân cậu cùng thứ cậu khác nhau như thế nào, hai người họ ở trong mắt nàng là giống nhau , nàng cầu cữu cữu mang nàng đi nhưng cậu nàng lại lạnh lùng nghiêm mặt nói cho nàng biết nàng là Đường gia nữ nhi nên hắn không thể mang nàng đi.
Cậu không chịu mang nàng đi mà trong lúc đó Đường Cảnh Ngọc cũng không phải đặc biệt muốn rời đi, nên cũng không kiên trì gì mấy.
Sau đó phụ thân nàng rất nhanh đã tái giá, kế mẫu không thích nàng, phụ thân cũng càng ngày càng ít quan tâm nàng. Đường Cảnh Ngọc dần dần phát hiện trong nhà không có người thích nàng, nàng trở thành người dư thừa. Chính vì thế nàng vụng trộm viết thư cho ngoại tổ phụ.
Nàng viết thư được nửa năm mà không có hồi âm, nàng lại viết thêm một phong thư nữa nhưng vẫn như cũ không có hồi âm. Sau đó bởi vì nàng không chịu đưa trang sức mà mẫu thân nàng lưu lại cho cháu gái của kế mẫu nên bị phụ thân tát một cái thật mạnh.
Chính vì một cái tát đó, Đường Cảnh Ngọc giận dữ rời nhà.
Nàng cũng không biết vì sao bản thân phải đến Gia Định, là vì muốn trực tiếp hỏi tại sao ngoại tổ phụ không đến kinh thành tiễn mẫu thân nàng đoạn đường cuối sao? Hỏi hắn không muốn trả lời thư nàng hay là không muốn nhận lại ngoại tôn nữ này?
Bởi vì đủ loại vấn đề, sau đó nàng còn bị bọn buôn người bắt cóc cũng không trọng yếu nữa. Nàng tìm được biện pháp trốn thoát khỏi chúng, chạy trối chết, giả trang thành khất cái đi về phía nam, lúc đó nàng có thể vì một cái bánh bao mà đánh nhau cùng khất cái khác...... Những chuyện này cho nàng một bài học đó là dựa vào ai cũng đều không bằng dựa vào bản thân.
Cho nên mặc dù cái nhà này gần ngay trước mắt nhưng nàng không muốn chạy vào cầu họ lưu giữ, nàng không muốn kể khổ với họ, cũng không muốn họ nhận lại nàng.
Nàng ngồi chỗ này, đối diện căn nhà đó để tưởng nhớ một người đó là của ngoại tổ mẫu nàng, nữ nhân mà mẫu thân nàng hay nhắc đến.
Có lẽ, chờ đến khi nàng có tiền, chờ đến khi nàng có thể nuôi sống chính mình, lại đến thăm viếng cũng không muộn.
Là thăm viếng, mà không phải là ăn nhờ ở đậu.
Mặt trời lui về phía tây, ráng chiều đỏ một vùng trời, trong thư viện truyền ra những tiếng nói cười, hẳn là đến giờ học trò tan học.
Đường Cảnh Ngọc vỗ vỗ mông đứng lên, liếc mắt nhìn tấm biển màu đen trước cửa, xoay người rời đi.
“Tiểu huynh đệ là người từ xa đến sao? Nghe giọng ngươi không giống người Tô Châu a.” Đại nương đầu đội mũ rơm hiền lành hỏi.
Đường Cảnh Ngọc ngồi bên cạnh đại nương, cười khổ nói:“Đại nương nhĩ lực thật tốt, con đi đến Sơn Đông để tìm thân thích nương tựa , trên đường đi bị cướp, cha con nương con đều đã chết, con vừa đi vừa xin cơm mới đến được đây. Ngày hôm qua có vị đại ca thấy con đáng thương, mới tặng con bộ quần áo mới này, hôm nay lại gặp được đại nương cho con đi nhờ xe, Tô Châu này thật có nhiều người tốt nha.”
Gương mặt nàng vốn thanh tú lời nói lại thành khẩn, bị nàng khen tới tấp tâm tình đại nương rất tốt, trấn an hai câu, còn hỏi thân thích nàng ở chỗ nào.
Đường Cảnh Ngọc nói lại những lời giống như khi nàng nói với Tiền Tiến, tùy tiện bịa ra một câu chuyện, nói xong nàng nhỏ giọng cầu xin đại nương:“Đại nương, ngươi xem, lúc trước con chỉ toàn xin cơm ăn thôi, chưa từng đi tới thành lớn như vậy, lỡ như thủ vệ giữ thành hỏi chuyện con, thì con......”
“Không có việc gì không có việc gì, tiểu huynh đệ cứ ngồi yên ở trên xe.” Đại nương không đợi Đường Cảnh Ngọc nói xong liền chen vào nói,“Con cứ ngồi yên trên xe, coi như chúng ta là người một nhà, cứ để thúc thúc ngươi nói chuyện với họ, bên này chúng ta thái bình, kiểm tra không nghiêm .”
Đường Cảnh Ngọc liên tục nói lời cảm tạ.
Xe lừa đến cửa thành phía nam của huyện Gia Định đã là buổi trưa, trời nắng nóng lợi hại , vài quan binh giữ thành chạy đến chỗ có bóng râm hóng mát, Đường Cảnh Ngọc ngồi một bên lạnh mắt nhìn thúc kia chạy đến chỗ quan binh nói chuyện nhân tiện đưa cho họ vài đồng tiền rồi chạy trở lại, tiếp tục đánh lừa đi.
Vào thành không lâu, Đường Cảnh Ngọc mang theo cảm kích mà cáo biệt với vợ chồng đại nương kia.
Giang Nam giàu có và đông đúc, dân chúng trong thành ăn mặc tốt hơn nhiều so với một ít thành trấn ở phương bắc, Đường Cảnh Ngọc đi dạo loanh quanh không mục đích mới dừng lại, thật sự rất khát, liền tìm một quán trà ngồi nghỉ. Tiểu nhị quán trà mời nàng vào bên trong ngồi, Đường Cảnh Ngọc biết ngồi bên trong giá cao hơn nên trực tiếp ngồi ở bên ngoài, cùng ngồi với hai hán tử thô lỗ phía trước, hai văn tiền một bình trà.
Trà được mang lên, Đường Cảnh Ngọc rót đầy tràn một chén, ùng ục ùng ục uống hết một hơi, buông bát “khà” một hơi thoả mãn.
Ngồi ở bên cạnh nàng một hán tử cao to cường tráng nhìn nàng, tò mò hỏi:“Tiểu huynh đệ vừa mới vào thành phải không? Nhìn ngươi phơi nắng đến nỗi mặt đỏ bừng kìa .”
Đường Cảnh Ngọc gật gật đầu, cũng bắt chuyện với hắn:“Đúng vậy, hôm nay thật là nóng, khát muốn chết, đại ca là người trong thành hả, tại sao lại ra ngoài giữa trời ban trưa như vầy?”
“Làm công chuyện lặt vặt cho chủ nhân, chủ nhân có lệnh, cho dù trời nắng nóng cũng phải đi a.” Hán tử cao tráng (cao to + cường tráng) cũng uống một bình trà, nhìn nhìn nàng, thử hỏi:“Thấy tiểu huynh đệ tuổi tác còn nhỏ, hẳn là đến Tống gia bái thầy phải không ?” Đầu tháng nay từ có tin tức Tống chưởng quỹ muốn thu nhận đồ đệ, thiếu niên từ mười đến mười lăm tuổi biết đọc biết viết đều có thể đến báo danh cho nên gần đây cũng có vài hộ nông dân mang đứa nhỏ đến đây.
Tống chưởng quỹ a......
Đường Cảnh Ngọc trong lòng vừa động:“Huynh nói là Tống Thù Tống chưởng quỹ?”
Hán tử cao tráng nở nụ cười:“Không phải hắn thì là ai? Toàn bộ Tô Châu phủ hễ nhắc tới Tống chưởng quỹ, trước hết đều nghĩ tới vị Tống chưởng quỹ này, chẳng lẽ tiểu huynh đệ không phải đến bái sư ?”
Đường Cảnh Ngọc nhức đầu, xấu hổ cười nói:“Cha ta để cho ta tới , lão nhân gia hắn cũng không biết nghe ai nói Tống chưởng quỹ muốn nhận đồ đệ, thấy có tiền đồ nên cho ta tới đây, kỳ thật Tống chưởng quỹ rốt cuộc làm gì hắn cũng không biết, đại ca huynh có việc gì gấp không? Nếu không vội ta mời huynh uống trà, đại ca nói cho ta nghe một chút về chuyện của Tống chưởng quỹ đi?”
Hán tử này cũng không gấp, vừa nghe có trà uống miễn phí, liền kiên nhẫn ngồi nói chuyện.
Đường Cảnh Ngọc một bên vừa uống trà vừa nghe chuyện, càng nghe càng khiếp sợ.
Nàng chỉ biết Tống Thù là tân khoa Trạng Nguyên năm đó, cũng biết hắn là sủng thần của tân đế, chuyện này ai ai trên phố cũng đều biết mà chuyện này nàng chưa từng chủ động hỏi thăm. Nếu không phải Tống Thù dung mạo bất phàm, thì bốn năm qua chỉ sợ ngay cả nhớ nàng cũng không có chút ấn tượng nào về một thiên kiêu chi sủng ( tức là đứa con nhận hết mọi sủng ái của trời ).
Nguyên lai tổ tiên Tống gia là làm đèn lồng mà còn làm đặc biệt tốt.
Cái gọi là ba trăm sáu mươi nghề, nghề nào cũng có trạng nguyên. Dựa vào nghiên cứu đời đời của Tống gia, đèn lồng Tống gia ở Tô Châu phủ là số một, từng nhiều lần ở Nguyên Tiêu, hội hoa đăng Trung thu giành giải nhất. Tân Tri Phủ mới nhậm chức năm trước khen ngợi đèn lồng Tống gia được làm tỉ mỉ, tinh xảo, cho nên Nguyên Tiêu năm thứ năm hắn nhậm chức bèn đem một cặp đèn lồng nhỏ làm cống phẩm.
Thánh Thượng nghe nói có quan viên đưa đèn lồng làm cống phẩm, trong lòng tò mò, nhưng khi thấy đèn lồng Tống gia được tỉ mỉ chế tác, mặt rồng đại duyệt, hạ chỉ ngay lập tức, lệnh Tống gia Nguyên Tiêu hàng năm đều phải thượng cống một cặp lồng đèn nhỏ.
Từ đó, Tống gia nổi danh, quan to quý phụ nối nhau đặt đèn lồng của Tống gia không dứt.
Tống gia cũng không có bởi vậy mà dương dương tự đắc, vẫn như trước sinh sống ở tiểu thị trấn Gia Định này, trong nhà cũng chỉ mướn bốn năm học việc, mà tộc nhân Tống gia mỗi tháng chỉ làm ba cặp lồng đèn nhỏ, làm xong , ai tới mua đặt thì tháng sau lấy, theo trình tự tiếp tục đan.
Học đồ được gia chủ Tống gia chỉ điểm, tay nghề cũng là thượng thừa, làm đèn lồng cũng không có hạn chế số lượng, bình thường người phú quý bởi vì không muốn chờ thời gian quá dài, liền ở tiệm lồng đèn Tống gia chọn một cái lồng đèn hợp ý đi về, dù sao cũng mang danh là lồng đèn Tống gia làm, đều rất thể diện. Như thế tiệm lồng đèn Tống gia tuy nhỏ nhưng làm ăn khấm khá.
Đến thế hệ Tống Thù, phụ thân sớm mất, Tống lão ông một tay nuôi lớn hai cháu trai. Trưởng tôn Tống Khải Hưng tiếp quản gia nghiệp, thứ tôn Tống Thù bẩm sinh thông minh, bái Đại danh nho viện trưởng Nam Sơn thư viện Trang Dần làm thầy, năm vừa mới mười tám liền liên tiếp giành được các giải Giải nguyên, Hội nguyên, Trạng nguyên, vanh danh thiên hạ, sau lại tùy giá thân chinh (theo vua đánh giặc), đánh bại người Hồ. Nhưng khi Tống Thù khải hoàn trở về sắp thăng quan phong tước thì nghe tin huynh trưởng bạo bệnh. Tống Thù lúc này cầu Thánh Thượng từ quan, nói rõ về nhà thay huynh giữ đạo hiếu, kế tục tổ nghiệp.
Kế tục tổ nghiệp, cũng chính là làm đèn lồng.
Đường đường Trạng Nguyên lang lại về nhà làm đèn lồng, Thánh Thượng không muốn để phí người tài, luôn giữ lại mãi. Tống Thù lí giải nhân tài triều đình không thiếu người như Tống Thù hắn, nhưng làm lồng đèn là nghề tổ truyền của Tống gia, không nên thất truyền khi đến đời hắn, lời nói khẩn thiết. Thánh Thượng tán thưởng một mảnh hiếu tâm lại nhân thưởng thức thi họa của Tống Thù, liền lệnh cho Tống Thù sau khi học thành, Tống gia tiến cống đèn lồng mà Tống Thù làm, ban thưởng danh “Trạng Nguyên đăng”.
Tống Thù từ quan về quê, chỉ cần một năm liền học hết tổ truyền của Tống gia, đôi Trạng Nguyên đăng đầu tiên được trình lên càng thêm văn nhân phong nhã.
Cứ ba năm lại cống lên một đôi hoa đăng vào cung, Thánh Thượng khen không ngớt, danh Tống Thù càng vang xa. Tuy là hắn mới bước chân vào nghề nhưng với dung mạo hắn tựa Phan An lại được thánh tâm, không ít danh môn khuê tú đều có ý gả cho hắn, cũng có không ít người ngưỡng mộ muốn bái hắn làm thầy.
Tống Thù đứng trước mọi người mà tuyên bố hắn không muốn lập gia đình chỉ muốn một lòng chế đăng, uyển chuyển từ chối những danh môn khuê tú muốn kết uyên ương với hắn. Về phần thu đồ đệ, năm nay là năm đầu tiên hắn tuyển học đồ, mà người đến báo danh muốn đạp nát cửa tiệm, vì tính công bằng, Tống Thù quyết định thông qua ba vòng thi để chọn được người tài năng bái làm học đồ của hắn.
Nói hết một hơi, hán tử cao tráng uống một hơi hết bình trà, vỗ vỗ bả vai Đường Cảnh Ngọc nói:“Ta phải đi rồi, hôm nay là ngày báo danh cuối cùng, tiểu huynh đệ vẫn là nên đi sớm một chút đi, lỡ như may mắn được Tống chưởng quỹ chọn, sau này chỉ cần làm một cái lồng đèn cũng bán hơn chục lượng bạc, sống cũng không uổng a.”
Đường Cảnh Ngọc vẫn ngơ ngác ngồi đó.
Nàng cảm thấy đầu óc Tống Thù chắc chắn có vấn đề, cho dù làm đèn lồng nổi tiếng như thế nào, làm sao so sánh với quan to lộc hậu? Thế nhưng hắn vì cái gọi là tổ nghiệp lại buông ta cho tiền đồ vô lượng? Đổi thành nàng thì chắc chắn nàng sẽ không trở về làm lồng đèn đâu.
Bất quá, làm đồ đệ Tống Thù thì một cái lồng đèn cũng có thể bán hơn mười lượng bạc, quý như vậy sao, chẳng lẽ đèn lồng của Tống gia là làm bằng bạc?
Đường Cảnh Ngọc thật sự muốn nhìn đèn lồng do Tống Thù làm một chút.
Bất quá, còn một chỗ mà nàng cần phải đi.
Trả tiền trà rồi, Đường Cảnh Ngọc hỏi thăm tiểu nhị quán trà đường đến Nam Sơn thư viện, tiểu nhị khách khí chỉ đường cho nàng, Đường Cảnh Ngọc nói lời cảm tạ liền rời đi.
Về Tống Thù, có một chuyện thực ngoài ý muốn của nàng ...... Tống Thù lại là đệ tử của ngoại tổ phụ của nàng.
Nàng nói thật với Tiền Tiến một lần duy nhất, quả thật là nàng có thân thích ở huyện Gia Định, nhưng nàng không phải đến tìm thân thích để nương tựa.
Hai khắc sau, Đường Cảnh Ngọc ngồi ở dưới tàng cây tươi tốt trong một khuôn viên, nàng nhìn chằm chằm vào vách tường trắng của Nam Sơn thư viện mà lòng run run.
Giang Nam tài tử nhiều như mây, tổ tiên của ngoại tổ phụ tài tử rừng rừng lớp lớp, là một đại gia tộc nổi danh của tiền triều. Khi tiền triều bị Triệu gia soán ngôi, một vị tổ tiên trong dòng chính vừa nhậm chức Thái Sư của Thái tử, Thái tử bị giết, vị tổ tiên kia cự tuyệt cống hiến sức lực vì Tân đế nên xin hồi hương mở lớp dạy học, ông mở ra Nam Sơn học viện, cũng đề ra tổ huấn cấm con cháu đi thi làm quan.
Dòng chính đương nhiệm gia chủ, ngoại tổ phụ Trang Dần của Đường Cảnh Ngọc học thức uyên bác, học trò khắp thiên hạ, đáng tiếc khó có con nối dõi. Thê tử Hứa thị gả cho ông ba năm chưa có thai, Trang Dần liền nạp chi thứ hai Liễu thị, Liễu thị vừa mới vào cửa một năm liền con trai mà nguyên phối Hứa thị năm hai mươi lăm tuổi mới khó khăn sinh được một nữ nhi rồi sau đó cũng không có thai nữa.
Đứa con gái kia, cũng chính là nương Đường Cảnh Ngọc, gả cho một học trò trong thư viện, sau đó theo chồng vào kinh......
Mẫu thân bị bệnh mà qua đời khi Đường Cảnh Ngọc mới bảy tuổi, nhưng nàng nhớ rõ hình dáng của mẫu thân nàng, đó là một nữ tử dịu dàng, văn tĩnh đúng kiểu giai nhân Giang Nam.
Mi mục như Viễn sơn, nét đẹp thanh nhã tựa U lan, khi nàng còn nhỏ mẫu thân thường ôm nàng vào lòng dạy nàng đọc thơ, cũng sẽ tự tay dạy nàng đọc sách viết chữ, lời nói nhỏ nhẹ dịu dàng, nàng là mẫu thân tốt nhất. Lúc mẫu thân rời đi, cứ mãi dặn dò nàng phải viết thư cho cữu cữu nàng ở Gia Định, cầu họ đưa nàng trở lại huyện Gia Định.
Đường Cảnh Ngọc không hiểu vì sao mẫu thân dặn nàng như vậy, nàng luyến tiếc phụ thân, nhưng nàng vẫn nghe lời mẫu thân nàng . Bên nhà ngoài đến đưa ma là nhị cữu, nhưng không phải thân cữu mà là thứ cữu, con của chi thứ hai.
Lúc đó Đường Cảnh Ngọc không hiểu thân cậu cùng thứ cậu khác nhau như thế nào, hai người họ ở trong mắt nàng là giống nhau , nàng cầu cữu cữu mang nàng đi nhưng cậu nàng lại lạnh lùng nghiêm mặt nói cho nàng biết nàng là Đường gia nữ nhi nên hắn không thể mang nàng đi.
Cậu không chịu mang nàng đi mà trong lúc đó Đường Cảnh Ngọc cũng không phải đặc biệt muốn rời đi, nên cũng không kiên trì gì mấy.
Sau đó phụ thân nàng rất nhanh đã tái giá, kế mẫu không thích nàng, phụ thân cũng càng ngày càng ít quan tâm nàng. Đường Cảnh Ngọc dần dần phát hiện trong nhà không có người thích nàng, nàng trở thành người dư thừa. Chính vì thế nàng vụng trộm viết thư cho ngoại tổ phụ.
Nàng viết thư được nửa năm mà không có hồi âm, nàng lại viết thêm một phong thư nữa nhưng vẫn như cũ không có hồi âm. Sau đó bởi vì nàng không chịu đưa trang sức mà mẫu thân nàng lưu lại cho cháu gái của kế mẫu nên bị phụ thân tát một cái thật mạnh.
Chính vì một cái tát đó, Đường Cảnh Ngọc giận dữ rời nhà.
Nàng cũng không biết vì sao bản thân phải đến Gia Định, là vì muốn trực tiếp hỏi tại sao ngoại tổ phụ không đến kinh thành tiễn mẫu thân nàng đoạn đường cuối sao? Hỏi hắn không muốn trả lời thư nàng hay là không muốn nhận lại ngoại tôn nữ này?
Bởi vì đủ loại vấn đề, sau đó nàng còn bị bọn buôn người bắt cóc cũng không trọng yếu nữa. Nàng tìm được biện pháp trốn thoát khỏi chúng, chạy trối chết, giả trang thành khất cái đi về phía nam, lúc đó nàng có thể vì một cái bánh bao mà đánh nhau cùng khất cái khác...... Những chuyện này cho nàng một bài học đó là dựa vào ai cũng đều không bằng dựa vào bản thân.
Cho nên mặc dù cái nhà này gần ngay trước mắt nhưng nàng không muốn chạy vào cầu họ lưu giữ, nàng không muốn kể khổ với họ, cũng không muốn họ nhận lại nàng.
Nàng ngồi chỗ này, đối diện căn nhà đó để tưởng nhớ một người đó là của ngoại tổ mẫu nàng, nữ nhân mà mẫu thân nàng hay nhắc đến.
Có lẽ, chờ đến khi nàng có tiền, chờ đến khi nàng có thể nuôi sống chính mình, lại đến thăm viếng cũng không muộn.
Là thăm viếng, mà không phải là ăn nhờ ở đậu.
Mặt trời lui về phía tây, ráng chiều đỏ một vùng trời, trong thư viện truyền ra những tiếng nói cười, hẳn là đến giờ học trò tan học.
Đường Cảnh Ngọc vỗ vỗ mông đứng lên, liếc mắt nhìn tấm biển màu đen trước cửa, xoay người rời đi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook