Tự Do Tự Tại
-
Chương 2
Ngày đưa ma cho mẹ, Hạnh Nguyên không tiếng động đứng trước mộ mẹ.
Hôm đó cô mặc một bộ váy mới. Một bộ váy đen dài với dải ruy băng màu xám trắng xinh đẹp. nhưng cô không hề vui vẻ khi mặc nó lên. Nó nhắc cô nhớ, cô đã không còn mẹ nữa.
Trước mộ phần của mẹ là những người lính, những người cảnh sát nhân dân nghiêm trang trong bộ quân phục được ủi thẳng. họ không nhìn thẳng mà hơi cúi xuống, như đang thực hiện một nghi lễ nào đó còn trang nghiêm hơn cả nghi thức chào cờ.
“Xin hãy nén đau thương.” Sau tất cả, đó là những gì họ có thể thốt lên.
Cô im lặng.
Người bố kính yêu của cô cũng im lặng.
Hai người đứng im như thế, như đang đọc lời tuyên thệ.
Bố cô đã cởi bỏ cảnh phục. Dù cho đó là những gì ông phấn đấu cả đời.
Tháo xuống quân hàm trung tướng. Tháo xuống trách nhiệm, nghĩa vụ và cả danh dự của một cảnh sát nhân dân.
Từ bỏ ước mơ ông dùng cả đời để đấu tranh.
Cô mở mắt.
Đôi mắt trong veo không hờn giận.
Cơn ác mộng kinh khủng nhất cuộc đời cô đã qua lâu, lâu lắm rồi.
Đưa tay với lấy áo khoác ngoài, cô nghĩ muốn ra ngoài đón gió trời. Không biết không khí ở quê hương có thay đổi nhiều không, sau chừng ấy năm.
Đêm tối tăm, giấu cô sau bức rèm đen đặc. Cô bước nhẹ, chân như đang chuyển di trên cánh bướm.
Cô nhớ vầng dương. Nhớ kinh khủng. Nhất là khi đêm tối như đang nuốt chửng lấy cô như bây giờ.
Gió thốc vào người cô. cơn rét buốt làm cô rùng mình. Hóa ra ở Việt Nam gió cũng lạnh căm như thế. Trong vô thức, cô siết lấy chính mình.
“Đừng như vậy.” Một giọng nói vang lên trong tiềm thức cô. Giọng nói ấy đối với cô đã quá đỗi quen thuộc.
Cô khẽ nhắm mắt.
“Em sẽ bệnh mất. Tại sao lại không chịu lo lắng cho bản thân mình như vậy?”
Giọng nói ấy lại vang lên, trách móc.
“Em nhớ anh.”
Cô khẽ thì thầm. Nước mắt không tự chủ mà lăn dài trên gò má.
“Em nhớ anh.”
Cô thốt lên trong vô thức. Tay lại càng thêm siết chặt.
Trần Hạnh Nguyên không hề biết, rằng sau lưng cô, chỉ vài chục bước chân, người cô gọi tên đang đứng đó, lặng lẽ dõi theo dáng người nhỏ nhắn của cô.
Sau khi mẹ mất, Hạnh Nguyên bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Cô bị sụt cân mà không thể kiểm soát, dù cho trong ngày bố không hề rời khỏi cô dù chỉ một bước chân. Cơn ác mộng kinh hoàng kéo cô khỏi giấc ngủ theo cách tàn bạo và hung hăng nhất có thể. Sự nghỉ ngơi của cô bị quấy rầy. Cơn mộng mị đó kéo cô xuống vực sâu vạn trượng, không ngừng, không ngừng rơi xuống trong bất lực và tuyệt vọng.
“Trần Hạnh Nguyên, ngươi không thể lại ngoan cường bước tiếp như trước đây được sao?” Đó là tất cả những gì cô nghĩ được sau đó.
“Đừng như vậy.” Chính là câu nói đó, giọng nói đó kéo cô lên, thoát khỏi vực sâu không thấy đáy. “Em sẽ bệnh mất. Tại sao lại không chịu lo lắng cho bản thân mình như vậy?”
Cô mở đôi mắt mỏi mệt, nhìn về phía người đang nói chuyện với cô.
Nắng hắt lên bóng lưng cao gầy của anh, đem dáng vẻ của anh che giấu thật kĩ càng.
“Anh tên là Trần Bình Phàm. Còn em?”
Anh tên Bình Phàm. Dung mạo lại không bình phàm. Tài hoa cũng không bình phàm. Đến cả giọng nói, ánh mắt, nụ cười cũng đều mang một loại mê hoặc, khiến người ta không thể đối với anh mà sinh ra một chút chán ghét nào.
Cô biết anh?
Đương nhiên cô biết.
Anh là một thiên tài. Mười tuổi. Lẽ ra anh đã có thể đến Yale để học tập và lấy bằng cử nhân trong một tương lai gần. Nhưng anh là một thiên tài ngốc nghếch.
Anh bỏ qua cơ hội lớn như vậy, lại dùng câu nói “Tôi là người Việt. Tại sao tôi phải đến nơi xa lạ đó?” để cự tuyệt người ta, cũng đồng thời chặt bỏ cơ hội tốt đẹp mà bao người mơ ước nhưng không được. Trong đó có cả cô.
Khi đó, cô không nghĩ rằng mình sẽ đáp lại anh. Chỉ là ma xui quỷ khiến thế nào, cô không khống chế nổi chính mình, nhìn về phía anh và nói “Trần Hạnh Nguyên.”
Cô biết rất rõ sức nặng của câu nói này. Nó đại biểu cho quyết định của cô. Cô muốn dùng những mảng màu rực rỡ nhất để vẽ lên cuộc đời mình, chứ không phải chỉ có đen, trắng và xám. Và anh, có lẽ, là đối tượng cầu cứu phù hợp nhất.
Vì vậy, khi anh dùng đôi tay mình kéo cô đứng dậy, cô biết mình đã quyết định đúng.
Và cô nghĩ, anh sẽ giúp dẫn cô đi khắp thế gian, giúp cô vẽ ra một bức ‘giang sơn như họa’ mà cô mong mỏi.
Hôm đó cô mặc một bộ váy mới. Một bộ váy đen dài với dải ruy băng màu xám trắng xinh đẹp. nhưng cô không hề vui vẻ khi mặc nó lên. Nó nhắc cô nhớ, cô đã không còn mẹ nữa.
Trước mộ phần của mẹ là những người lính, những người cảnh sát nhân dân nghiêm trang trong bộ quân phục được ủi thẳng. họ không nhìn thẳng mà hơi cúi xuống, như đang thực hiện một nghi lễ nào đó còn trang nghiêm hơn cả nghi thức chào cờ.
“Xin hãy nén đau thương.” Sau tất cả, đó là những gì họ có thể thốt lên.
Cô im lặng.
Người bố kính yêu của cô cũng im lặng.
Hai người đứng im như thế, như đang đọc lời tuyên thệ.
Bố cô đã cởi bỏ cảnh phục. Dù cho đó là những gì ông phấn đấu cả đời.
Tháo xuống quân hàm trung tướng. Tháo xuống trách nhiệm, nghĩa vụ và cả danh dự của một cảnh sát nhân dân.
Từ bỏ ước mơ ông dùng cả đời để đấu tranh.
Cô mở mắt.
Đôi mắt trong veo không hờn giận.
Cơn ác mộng kinh khủng nhất cuộc đời cô đã qua lâu, lâu lắm rồi.
Đưa tay với lấy áo khoác ngoài, cô nghĩ muốn ra ngoài đón gió trời. Không biết không khí ở quê hương có thay đổi nhiều không, sau chừng ấy năm.
Đêm tối tăm, giấu cô sau bức rèm đen đặc. Cô bước nhẹ, chân như đang chuyển di trên cánh bướm.
Cô nhớ vầng dương. Nhớ kinh khủng. Nhất là khi đêm tối như đang nuốt chửng lấy cô như bây giờ.
Gió thốc vào người cô. cơn rét buốt làm cô rùng mình. Hóa ra ở Việt Nam gió cũng lạnh căm như thế. Trong vô thức, cô siết lấy chính mình.
“Đừng như vậy.” Một giọng nói vang lên trong tiềm thức cô. Giọng nói ấy đối với cô đã quá đỗi quen thuộc.
Cô khẽ nhắm mắt.
“Em sẽ bệnh mất. Tại sao lại không chịu lo lắng cho bản thân mình như vậy?”
Giọng nói ấy lại vang lên, trách móc.
“Em nhớ anh.”
Cô khẽ thì thầm. Nước mắt không tự chủ mà lăn dài trên gò má.
“Em nhớ anh.”
Cô thốt lên trong vô thức. Tay lại càng thêm siết chặt.
Trần Hạnh Nguyên không hề biết, rằng sau lưng cô, chỉ vài chục bước chân, người cô gọi tên đang đứng đó, lặng lẽ dõi theo dáng người nhỏ nhắn của cô.
Sau khi mẹ mất, Hạnh Nguyên bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Cô bị sụt cân mà không thể kiểm soát, dù cho trong ngày bố không hề rời khỏi cô dù chỉ một bước chân. Cơn ác mộng kinh hoàng kéo cô khỏi giấc ngủ theo cách tàn bạo và hung hăng nhất có thể. Sự nghỉ ngơi của cô bị quấy rầy. Cơn mộng mị đó kéo cô xuống vực sâu vạn trượng, không ngừng, không ngừng rơi xuống trong bất lực và tuyệt vọng.
“Trần Hạnh Nguyên, ngươi không thể lại ngoan cường bước tiếp như trước đây được sao?” Đó là tất cả những gì cô nghĩ được sau đó.
“Đừng như vậy.” Chính là câu nói đó, giọng nói đó kéo cô lên, thoát khỏi vực sâu không thấy đáy. “Em sẽ bệnh mất. Tại sao lại không chịu lo lắng cho bản thân mình như vậy?”
Cô mở đôi mắt mỏi mệt, nhìn về phía người đang nói chuyện với cô.
Nắng hắt lên bóng lưng cao gầy của anh, đem dáng vẻ của anh che giấu thật kĩ càng.
“Anh tên là Trần Bình Phàm. Còn em?”
Anh tên Bình Phàm. Dung mạo lại không bình phàm. Tài hoa cũng không bình phàm. Đến cả giọng nói, ánh mắt, nụ cười cũng đều mang một loại mê hoặc, khiến người ta không thể đối với anh mà sinh ra một chút chán ghét nào.
Cô biết anh?
Đương nhiên cô biết.
Anh là một thiên tài. Mười tuổi. Lẽ ra anh đã có thể đến Yale để học tập và lấy bằng cử nhân trong một tương lai gần. Nhưng anh là một thiên tài ngốc nghếch.
Anh bỏ qua cơ hội lớn như vậy, lại dùng câu nói “Tôi là người Việt. Tại sao tôi phải đến nơi xa lạ đó?” để cự tuyệt người ta, cũng đồng thời chặt bỏ cơ hội tốt đẹp mà bao người mơ ước nhưng không được. Trong đó có cả cô.
Khi đó, cô không nghĩ rằng mình sẽ đáp lại anh. Chỉ là ma xui quỷ khiến thế nào, cô không khống chế nổi chính mình, nhìn về phía anh và nói “Trần Hạnh Nguyên.”
Cô biết rất rõ sức nặng của câu nói này. Nó đại biểu cho quyết định của cô. Cô muốn dùng những mảng màu rực rỡ nhất để vẽ lên cuộc đời mình, chứ không phải chỉ có đen, trắng và xám. Và anh, có lẽ, là đối tượng cầu cứu phù hợp nhất.
Vì vậy, khi anh dùng đôi tay mình kéo cô đứng dậy, cô biết mình đã quyết định đúng.
Và cô nghĩ, anh sẽ giúp dẫn cô đi khắp thế gian, giúp cô vẽ ra một bức ‘giang sơn như họa’ mà cô mong mỏi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook