Tử Cấm Thành Nghìn Lẻ Một Đêm
Chương 50: C50: Chương 39

PHẦN THƯ KHANH NHO

Tần Thủy Hoàng là vị đế vương vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa. Bất kể là các mạch sóng ngầm đấu đá mãnh liệt hay thiên hạ rối ren phức tạp, ngài đều có thể biến nặng thành nhẹ xem đó là chuyện thường tình, bởi vậy nên ta mới có được một Tần Thủy Hoàng thành công bước qua mọi nguy hiểm khó khăn và vượt qua được những hiểm trở tưởng chừng như không thể, cuối cùng giúp Tần quốc thống nhất thiên hạ, trở thành cường quốc vững mạnh trên thế giới. Hành động thống nhất sáu nước của Tần Thủy Hoàng đã góp phần đặt dấu chấm hết cho cục diện chiến loạn diễn ra mấy trăm năm dài đằng đẵng, xóa bỏ sự ngăn cách trước đó giữa sáu nước, xúc tiến phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và đặt nền móng cho nhiều công trình đồ sộ,... mà tới tận mấy ngàn năm sau vẫn có ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống nhân dân Trung Quốc và lịch sử Trung Quốc nói chung.

Song tuy Tần Thủy Hoàng đã thành lập được một Tần triều độc nhất vô nhị, nhưng sự thật cho hay, đây cũng là một vương triều đoản mệnh. Năm 221 TCN khai quốc, nhưng đến năm 207 TCN bèn sụp đổ, chỉ kéo dài được hai đời. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của triều đại này, một lời khó nói hết, một trong số đó là từ việc... "đốt sách" mà trong lịch sử người ta gọi đó là sự kiện "đốt sách chôn nho" (phần thư khanh nho).


Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất lục quốc thì bèn đưa ra quyết định sẽ cải cách lại các phương diện gồm hành chính, kinh tế, văn hóa,... đồng thời thống nhất tiền tệ, thống nhất các đơn vị đo lường, vân vân... là hành động mang chiều hướng tiến bộ và tích cực, phù hợp với dòng chảy của lịch sử. Nhưng Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ bằng vũ lực, tiêu diệt sáu nước, ấy là một "tác phẩm" xưa nay hiếm mà Nho gia nhất mực bài trừ. Nho gia "khép tội" cho Tần Thủy Hoàng rằng đây là hành động "bá đạo" chứ không phải "vương đạo", đi ngược lại với quy chuẩn đạo đức xã hội. Hầu hết các nho sinh thời đó đều không thể hiểu nổi và sinh lời dị nghị. Mặt khác, sau khi lục quốc bị diệ, các thế lực tàn đư rất bất mãn với Tần Thủy Hoàng, thế nên cũng ngầm mượn các hình thức văn học để ngầm biểu đạt sự cừu hận ấy. Những điều đó khiến Tần Thủy Hoàng rất căm tức, ngài dùng cách cực kỳ cực đoan để xử lý chuyện này: tịch thu toàn bộ điển tịch, mang hết sách vở kinh điển trong dân gian từ thời Chu Tử Bách Gia mang đi đốt, đồng thời những nho sinh dám đứng lên bêu rếu ngài đều bị bắt giết, chôn sống tổng cộng 460 người ngoài thành Hàm Dương - kinh đô thời Tần. Ngài muốn dùng máu tanh để thực hiện việc đe dọa của mình.

Song, Tần Thủy Hoàng cũng không phải là người hoàn toàn mất hết lý trí như thiên hạ đồn thổi trước giờ. Theo như ghi chép trong "Sử Ký", Tần Thủy Hoàng có hạ lệnh không tiêu hủy ba nhóm sách gồm y dược, bói toán và trồng trọt". Các loại thư tịch liên quan đến y dược giúp cải thiện và phát triển sức khỏe con người, giúp nhân dân chiến thắng các loại ôn dịch đáng sợ và bảo vệ tính mệnh con người, loại sách này vô hại với sự thống trị của Tần Thủy Hoàng nên không đốt. Các sách liên quan đến trồng trọt có thể dạy nhân dân cách trồng và chăm sóc cây, đồng thời cung cấp cho Tần Quốc vật liệu để xây dựng công trình và gỗ để chế tạo binh khí, đây là tài nguyên chiến lược của Tần quốc thế nên cũng không thể đốt. Hai loại sách này đều góp công giúp Tần triều dân giàu nước mạnh, ấy là chỗ thông thái của Tần Thủy Hoàng.

Một loại sách khác cũng được bảo vệ, đó là sách bói toán - những cuốn sách ghi lại thuật "dự đoán tương lai". Hiện tại bói toán được xem là tàn dư của mê tín và không được hoan nghênh, nhưng trong thời cổ đại, cổ nhân lại tin răm rắp vào những thứ này, ngay cả người được xưng là "thiên cổ nhất đế" như Tần Thủy Hoàng cũng không ngoại lệ. Kết quả, những cuốn sách bói toán không đáng tin và đáng bị thiêu hủy nhất thì lại được bảo lưu, góp "một tay" vào sự diệt vong của triều Tần.

"Sử Ký" ghi lại rằng, càng luống tuổi Tần Thủy Hoàng càng mê tín và vọng tưởng rằng có thể trường sinh bất tử. Ngài phái một nhóm lớn các sứ giả và phương sĩ (ý chỉ những người cầu tiên học đạo) đi khắp các chân trời góc bể để tìm kiếm bí quyết trường sinh: "Sử Hàn Chung, Hầu Công, Thạch Sinh cầu tiên nhân thuốc bất tử". Kết quả đám phương sĩ chỉ mới đi được có vài năm nhưng đã tiêu tốn không ít tiền bạc của cả, còn thần tiên và tiên dược lại "thượng cùng bích lạc hạ hoàng tuyền", đi khắp nơi song chẳng thấy đâu. Mắt thấy gần đến ngày về, Lô Sinh bèn gấp đến mức rối rắm, về sau hắn ta đã nghĩ ra một ý tưởng.

Chẳng biết từ đâu mà Lô Sinh đào ra được một cuốn sách bói toán, bên trên là những hàng chữ chẳng biết đâu thật đâu giả và những "tiên đoán" chẳng rõ chẳng ràng. Lô Sinh dâng cuốn sách này lên cho Tần THủy Hoàng, bảo rằng đây là do thần tiên truyền lại, bên trong có cơ hội thay đổi đất trời và bí mật của tạo hóa, nếu Tần Thủy Hoàng có thể hiểu được thì sẽ đắc đạo thành tiên. Tần Thủy Hoàng cầm cuốn sách trên tay mà cảm thấy như nhặt được vật chí bảo, ngày đêm khổ đọc, trong đó có một câu thu hút sự chú ý của ngài: "Vong tần giả hồ dã".


Tần Thủy Hoàng vừa nhìn thấy hàng chữ này bèn nghĩ rằng thứ có thể khiến triều Tần diệt vong chính là "Hồ", nhưng "Hồ" đó có nghĩa là gì? Sau khi suy ngẫm, ngài cho rằng "Hồ" đó chắc chắn là người Hồ của dân tộc Hung Nô. Ngài quyết định tiên hạ thủ vi cường, tiêu diệt cho kỳ hết người Hồ. Sau đó liên tiếp phái các đại tướng xuất binh viễn chinh sang vùng tái ngoại. Đồng thời huy động hơn mười vạn dân phu xây dựng Vạn Lý Trường Thành phòng chiến loạn.

Bất kể triều Tần tấn công người Hồ và xây dựng Trường Thành là đúng hay sai thì hành động lần này của Tần Thủy Hoàng đối với bách tích triều Tần lúc bấy giờ mà nói quả là đại nạn chẳng thể tránh. Lê dân bách tính vừa mới trải qua nạn mấy chục năm chiến hỏa, nay lại tiếp tục rơi vào biển khổ. Vô số binh sĩ và dân phu bị ép rời quê hương, nếu không thì cũng bì đày ra biên ải. Cuộc sống thời ấy chỉ có hai lựa chọn, hoặc là an giấc nghìn thu nơi đất khách quê người, hoặc là chết trong sự kiệt sức giữa quá trình xây dựng Trường Thành. Ngàn vạn gia đình ly tán, tiếng kêu than vang dậy đất trời. Dân chúng dần dấy lên sự bất mãn và cừu hận với Tần Thủy Hoàng, cuối cùng làm nổi lên những cuộc khởi nghĩa nông dân.

"Khanh hôi vị lãnh Sơn Đông loạn, Lưu Hạng nguyên lai bất độc thư", Trần Thắng, Ngô Quảng, Lưu Bang, Hạng Vũ,... thừa thế xông lên, triều Tần - triều đại khiến lòng dân nguội lạnh - chẳng mấy chốc diệt vong.


Hiện tại, hố đốt sách còn di tích ở phía đông nam chân núi Ly Sơn, thuộc huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Ảnh dưới là ảnh chụp một bức tượng trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
--------------------------------------------

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương