Trùng Sinh Chi Chiêu Thánh
-
Chương 2: Cuộc đời qua cái nhìn của Chiêu Hoàng
CẢNH BÁO: TẨY TRẮNG TRẦN CẢNH!
Nhớ năm xưa, thuở lên bảy, đứa trẻ ngây ngô như Lí Thiên Hinh nàng lại ngồi lên long ỷ , trị vì cả giang sơn Đại Việt này. Trí lực vẫn chưa vẹn toàn, nàng nào có hay mình chỉ là một quân cờ trong bàn cờ, tuỳ người xoay vần. Giang sơn xã tắc Lý gia, vốn đã đến thời suy vong từ lâu.
Xung quanh chỉ toàn chúng khanh quần thần, chẳng có lấy một người bạn ngang tuổi, tuổi thơ nàng thật buồn chán vô cùng. Hẳn do vậy, do gương mặt khôi ngô anh tuấn từ nhỏ đã ngọc thụ lâm phong kia, mà lần đầu thấy hắn, ánh mắt Thiên Hinh đã khó rời, có lẽ là nhất kiến chung tình nên mỗi ngày đều kiếm cớ trêu chọc. Dần dần, nàng và Trần Cảnh, tuy là bậc quần thần nhưng cũng thân quen hơn, tình cảm cũng không còn là quý mến đơn thuần nữa. Nàng, nữ chúa bảy tuổi tinh nghịch, đã ném cho hắn chiếc khăn mà hậu quả khôn lường, ai ngờ như đã trao cả giang sơn này vào tay họ Trần. Cố nhân hay hậu nhân, cả dòng tộc họ Lý, kể nàng có lẽ đều sẽ không thể tha thứ cho nàng. Nhưng phận làm nữ tử, còn nhỏ tuổi, bản lĩnh không để đủ đảm đương trọng trách lớn lao này, xã tắc cần một đấng nam nhi giỏi giang, anh minh thần võ trị vì. Thiên Hinh đã nhìn mình, rồi nhìn nhị biểu ca của mình, lại nhìn ra cả giang sơn này. Thế nên, dù là trí óc hay con tim, dù là vận mệnh quốc gia hay riêng bản thân mình, nàng đã chọn hắn.
Ngày xuống chiếu nhường ngôi, để lại chính sự ở tiền triều, lui về hậu cung, nàng cũng như bao cô nương khác đã mơ một mối duyên lưỡng tình tương duyệt, cầm sát hòa minh và nhất sinh nhất thế nhất song nhân với chàng, về những hoàng tử công chúa lém lỉnh, con hai người. Nàng mơ cuộc sống êm đềm, mơ được làm hậu phương vững chắc cho chàng, như bất kì thê tử nào trong thế gian này.
Nhưng, nào có thiên tình sử chỉ có hạnh phúc hết đời? Chuyện tương lai có mấy ai ngờ được. Thật vui sướng đến nhường nào khi được tin nàng mang trong mình cốt nhục của chàng sau nhiều năm mong chờ, hạnh phúc như nao khi ôm ấp Trịnh nhi trong tay. Nàng cứ nghĩ cuộc sống sẽ êm ấm sẽ như thế mãi. Nhưng tháng ngày êm ấm chẳng được lâu, ngày Trịnh nhi đi, nàng như mất đi một nửa linh thần. Suốt cả những năm dài đằng đẵng ấy, nàng sống không bằng chết, tư tử thành bệnh, tâm bệnh sinh đau ốm liên miên. Nhìn Cảnh, ruột gan lại càng thêm xót xa hơn cho chàng, nỗi đau mất cha chưa kịp nguôi ngoai thì nỗi đau mất con lại ập tới. Thân còn là quân vương, dù đau lòng thế nào, chàng không thể yếu đuối, lơ là việc triều chính. Cứ thế, năm qua, chàng nàng không một ngày thanh thản, vẫn luôn tự trách bản thân bởi những nỗi niềm riêng.
Những tưởng như vậy là đau đớn tột cùng rồi, nhưng tạo hoá trêu ngươi, thế sự khó lường, Thiên Hinh chưa hạ sinh được thái tử mà họ Trần lại nóng lòng cần người nối dõi tông đường. Nàng hận đường cữu cữu (Trần Thủ Độ) đã ép phụ hoàng tự vẫn, lấy mẫu hậu, chôn sống hoàng thân quốc thích triều Lí, đất Hoa Lâm hãy còn tanh nồng mùi máu, nay hắn lại nỡ lòng chia cắt chàng nàng. Hận vì hắn mà cuộc đời nàng chỉ bi kịch, hận hắn vì hoàng vị này mà không từ thủ đoạn, đến cả hi sinh hạnh phúc của chất nhi, đến cả việc ép chất tử cướp tẩu tử trái với luân thường đạo lí này. Chàng cũng là vì nàng, vì tẩu tử đương mang thai ba tháng, vì huynh, vì cả chính bản thân mình mà quyết bỏ lên núi Yên Tử tu hành nhưng không thành. Thiên Hinh dù thương chàng, thương đại biểu ca, xót tỷ, nhưng lại không thể làm gì trước sự lộng quyền của Trần Thủ Độ và mẫu thân nàng (Linh Từ Quốc Mẫu Trần thị). Đù đớn đau đến thế nào, họ đều đã bất lực.
Từ ngôi vị cửu ngũ chí tôn xuống hậu vị, cuối cùng lại là công chúa, cả con lẫn chồng đều rời xa bản thân, há chẳng phải không còn gì vương vấn chốn này sao. Cũng không đành nhìn chàng bên tỷ, thôi thì trước bước đường cùng, nàng theo lối phụ thân đến với thanh đăng cổ Phật, bỏ lại sự đời đầy bi thương này. Chỉ hi vọng chàng không quên mối duyên tình, không quên những tháng ngày sánh vai cùng nhau. Chỉ trách chúng ta tình sâu duyên cạn mà thôi.
Âu cũng là số trời.
Nàng sau 20 năm xuất gia được gả cho Lê Phụ Trần, tướng quân có công cứu giá vua Trần Thái Tông. Trong 20 năm chung sống với hắn, nàng hạ sinh được hai người con là Tông và Ngọc Khuê. Năm 1278, nàng qua đời trong một lần về thăm quê ở Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh), được an táng ở bìa rừng Báng (phía tây Thọ Lăng Thiên Đức), thọ 61 tuổi (1218-1278).
Tổ tiên không thể dung thứ, nàng chết rồi cũng không còn nhà để về, một mình an táng tại bìa rừng Báng, phía tây Thọ Lăng Thiên Đức.
Bao nhiêu người nhìn lại chuyện xưa, bao nhiêu kẻ ôn lại chuyện cũ nhưng liệu mấy ai hiểu được nỗi đớn đau lặng lẽ chôn mình trong những trang sử ố vàng?
Xưa nay đứa trẻ trong hoàng tộc đều là kẻ đáng thương, mà nàng, Thiên Hinh, lại là một nữ hoàng làm nhục nhã tổ tông...
Sáu tuổi được sắc phong hoàng thái nữ.
Bảy tuổi chập chững khoác hoàng bào bước lên ngôi vua.
Tám tuổi gả cho Trần Cảnh, lui xuống hậu cung, từ đây vạn kiếp bất phục, trở thành tội nhân muôn thuở của Lý gia.
Mười bốn tuổi sinh hoàng thái tử Trần Trịnh, chưa kịp vui mừng trời xanh thương xót, lại nhìn con mình chết đi, bánh xe của vận mệnh từ đây bắt đầu xoay chuyển...
Hai mươi tuổi bị phế ngôi hoàng hậu, giáng làm công chúa, nhìn tỷ tỷ Ngọc Oánh cũng là hoàng tẩu đang mang thai ba tháng thay thế làm nhất quốc chi mẫu.
Bốn mươi hai tuổi bị Thái Tông gả bán cho Lê Phụ Trần, một câu oán than, than trách rốt cuộc cũng chẳng thể hé ra...
Thường bảo hoa trong gương, trăng dưới nước khiến cho người ta không ngừng nuối tiếc nhưng nếu so với từng có được lại hoàn toàn tan biến trước mắt thì xem ra còn kém phần tàn nhẫn, bi ai.
Trong hơn hai mươi năm lặng lẽ chốn thâm cung ấy, nàng đã phải gặm nhấm nỗi đau mất chồng, mất con ấy như thế nào chứ?
Người ta chỉ nhìn vào ngôi vị của nàng mà quên mất Thiên Hinh nàng vốn tên là Phật Kim, nàng suy cho cùng chỉ là một nữ tử, nàng cũng biết buồn, biết khóc, biết đau!
Người khắp thiên hạ quên, ngay cả mẹ nàng cũng quên mất, vị hoàng hậu cuối cùng của triều Lý xưa, người được ca tụng "Linh Từ Quốc Mẫu" Trần Thị Dung, lòng Người có thể dung cả thiên hạ họ Trần nhưng tiếc thay lại không dung được hai nữ nhi họ Lý của mình, không dung được chút tình cảm còn sót lại nào đối với phụ thân. Với bách tính, Người quả là một mẫu nghi thiên hạ cao quí, đoan trang nhưng đối với tỷ tỷ cùng nàng, Người lại tâm ngoan thủ lạt đến vậy. "Hổ dữ không ăn thịt con" nhưng Người hết lần này đến lần khác đẩy nữ nhi mình vào cuộc chiến chốn cung đình. Trong những năm tháng cuối đời mình, liệu Người có từng hối hận, có từng ăn năn khi nhìn một kiếp phong ba của nàng và cái chết vì hổ thẹn ở tuổi ba mươi ba của tỷ tỷ hay vẫn còn đang cần sắt hòa minh cùng đường cữu cữu?
Vẫn còn một người còn nhớ nhưng Thái Tông, chàng cũng giống nàng, chỉ là con rối, nắm giữ thiên hạ trong tay nhưng nữ nhân của mình, chàng lại không cách nào thủ hộ...
Hai mươi năm sau, khi đã đủ năng lực, chàng tìm cách đền bù cho nàng nhưng cái cách chàng đền bù này lại khiến cho nàng tuyệt vọng.
Chàng đem nàng gả cho công thần Lê Phụ Trần, chấp nhận để nàng rời khỏi kinh thành, chấp nhận thủ hạ lưu tình, thôi truy sát vương tôn quý tộc triều Lý, chấp nhận lập đền miếu cho các công thần triều Lý, có lẽ là mong muốn nàng có thể bình an, thanh thản sống đến bạc đầu, thứ chàng không thể cho nàng vậy thì để người mà chàng tin tưởng cho nàng.
Nhưng Trần Cảnh ơi Trần Cảnh, tuổi xuân, tình yêu và danh tiết của Thiên Hinh đều dành cho chàng, hành động này ngoài vết nhơ trong sử sách, ngoài việc chàng nhận lấy phê phán của vạn dân bách tính ra thì chàng có nghĩ đến chàng lại thêm trong lòng nàng những vết thương nữa?
"Trách người quân tử bạc tình,
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao."
Nàng thật muốn khóc tê tâm liệt phế cho thỏa cõi lòng nhưng nước mắt của nàng, đã cạn, từ rất lâu rồi.
Có lẽ chàng vĩnh viễn không biết, nhưng cũng có lẽ trong một khắc ban thánh chỉ tứ hôn ấy, chàng đã hối hận rồi...
Trong hai mươi năm sống cùng Lê Phụ Trần, nàng sinh được nhất nam bán nữ, giống như một quyền vào việc nàng không thể sinh con làm cái lí do phế hậu năm xưa, những người vẫn còn sống, nhìn thấy cảnh này, thử hỏi sẽ có bao nhiêu hổ thẹn đây?
Còn Thái Tông, chàng sẽ nghĩ sao?
Năm sáu mươi mốt tuổi, nàng hổ thẹn mà chết ở cố hương, cuộc đời một nữ tử mang mệnh phượng hoàng cứ như vậy mà chấm dứt.
Lịch sử cuồn cuộn chảy xuôi, liệu có vị sử gia nào để ý rằng nàng mất một năm sau chàng không?
Chỉ một năm...
Từ đây, nàng không còn là Lý Thiên Hinh, chàng không phải là Trần Cảnh, họ chỉ là hai đứa trẻ từ nô đùa đến yêu đương rồi li biệt lại trùng phùng...
Nàng thật nhớ khi chàng nàng còn ấu thơ, chàng dịu dàng gọi nàng là A Hinh...
Sáu mươi mốt năm, thay triều đổi đại...
Không có binh biến lục cung, không có đầu rơi máu chảy, không có huyết vũ phong tinh lại thảm khốc đến vô tình.
Vậy mà cuối cùng ngoài vài trang sử sách ngắn ngủi thì cũng chỉ còn lại tiếng thở dài miên man bất tận...
Nghe nói, người chết rồi sẽ đến cửu tuyền, vậy trên con đường đó, mong nàng và chàng sẽ gặp nhau, nhưng chuyện tình sẽ không trở thành giai thoại làm não nhân.
Kiếp này nợ nàng quá nhiều, chỉ nguyện kiếp sau nàng có thể cùng người nàng lưu luyến cả đời cùng nhau đi khắp trăm dặm kinh đô, vạn dặm sơn hà, chậm rãi viết nên một đoạn "năm tháng tĩnh lặng, kiếp này bình an".
Nhớ năm xưa, thuở lên bảy, đứa trẻ ngây ngô như Lí Thiên Hinh nàng lại ngồi lên long ỷ , trị vì cả giang sơn Đại Việt này. Trí lực vẫn chưa vẹn toàn, nàng nào có hay mình chỉ là một quân cờ trong bàn cờ, tuỳ người xoay vần. Giang sơn xã tắc Lý gia, vốn đã đến thời suy vong từ lâu.
Xung quanh chỉ toàn chúng khanh quần thần, chẳng có lấy một người bạn ngang tuổi, tuổi thơ nàng thật buồn chán vô cùng. Hẳn do vậy, do gương mặt khôi ngô anh tuấn từ nhỏ đã ngọc thụ lâm phong kia, mà lần đầu thấy hắn, ánh mắt Thiên Hinh đã khó rời, có lẽ là nhất kiến chung tình nên mỗi ngày đều kiếm cớ trêu chọc. Dần dần, nàng và Trần Cảnh, tuy là bậc quần thần nhưng cũng thân quen hơn, tình cảm cũng không còn là quý mến đơn thuần nữa. Nàng, nữ chúa bảy tuổi tinh nghịch, đã ném cho hắn chiếc khăn mà hậu quả khôn lường, ai ngờ như đã trao cả giang sơn này vào tay họ Trần. Cố nhân hay hậu nhân, cả dòng tộc họ Lý, kể nàng có lẽ đều sẽ không thể tha thứ cho nàng. Nhưng phận làm nữ tử, còn nhỏ tuổi, bản lĩnh không để đủ đảm đương trọng trách lớn lao này, xã tắc cần một đấng nam nhi giỏi giang, anh minh thần võ trị vì. Thiên Hinh đã nhìn mình, rồi nhìn nhị biểu ca của mình, lại nhìn ra cả giang sơn này. Thế nên, dù là trí óc hay con tim, dù là vận mệnh quốc gia hay riêng bản thân mình, nàng đã chọn hắn.
Ngày xuống chiếu nhường ngôi, để lại chính sự ở tiền triều, lui về hậu cung, nàng cũng như bao cô nương khác đã mơ một mối duyên lưỡng tình tương duyệt, cầm sát hòa minh và nhất sinh nhất thế nhất song nhân với chàng, về những hoàng tử công chúa lém lỉnh, con hai người. Nàng mơ cuộc sống êm đềm, mơ được làm hậu phương vững chắc cho chàng, như bất kì thê tử nào trong thế gian này.
Nhưng, nào có thiên tình sử chỉ có hạnh phúc hết đời? Chuyện tương lai có mấy ai ngờ được. Thật vui sướng đến nhường nào khi được tin nàng mang trong mình cốt nhục của chàng sau nhiều năm mong chờ, hạnh phúc như nao khi ôm ấp Trịnh nhi trong tay. Nàng cứ nghĩ cuộc sống sẽ êm ấm sẽ như thế mãi. Nhưng tháng ngày êm ấm chẳng được lâu, ngày Trịnh nhi đi, nàng như mất đi một nửa linh thần. Suốt cả những năm dài đằng đẵng ấy, nàng sống không bằng chết, tư tử thành bệnh, tâm bệnh sinh đau ốm liên miên. Nhìn Cảnh, ruột gan lại càng thêm xót xa hơn cho chàng, nỗi đau mất cha chưa kịp nguôi ngoai thì nỗi đau mất con lại ập tới. Thân còn là quân vương, dù đau lòng thế nào, chàng không thể yếu đuối, lơ là việc triều chính. Cứ thế, năm qua, chàng nàng không một ngày thanh thản, vẫn luôn tự trách bản thân bởi những nỗi niềm riêng.
Những tưởng như vậy là đau đớn tột cùng rồi, nhưng tạo hoá trêu ngươi, thế sự khó lường, Thiên Hinh chưa hạ sinh được thái tử mà họ Trần lại nóng lòng cần người nối dõi tông đường. Nàng hận đường cữu cữu (Trần Thủ Độ) đã ép phụ hoàng tự vẫn, lấy mẫu hậu, chôn sống hoàng thân quốc thích triều Lí, đất Hoa Lâm hãy còn tanh nồng mùi máu, nay hắn lại nỡ lòng chia cắt chàng nàng. Hận vì hắn mà cuộc đời nàng chỉ bi kịch, hận hắn vì hoàng vị này mà không từ thủ đoạn, đến cả hi sinh hạnh phúc của chất nhi, đến cả việc ép chất tử cướp tẩu tử trái với luân thường đạo lí này. Chàng cũng là vì nàng, vì tẩu tử đương mang thai ba tháng, vì huynh, vì cả chính bản thân mình mà quyết bỏ lên núi Yên Tử tu hành nhưng không thành. Thiên Hinh dù thương chàng, thương đại biểu ca, xót tỷ, nhưng lại không thể làm gì trước sự lộng quyền của Trần Thủ Độ và mẫu thân nàng (Linh Từ Quốc Mẫu Trần thị). Đù đớn đau đến thế nào, họ đều đã bất lực.
Từ ngôi vị cửu ngũ chí tôn xuống hậu vị, cuối cùng lại là công chúa, cả con lẫn chồng đều rời xa bản thân, há chẳng phải không còn gì vương vấn chốn này sao. Cũng không đành nhìn chàng bên tỷ, thôi thì trước bước đường cùng, nàng theo lối phụ thân đến với thanh đăng cổ Phật, bỏ lại sự đời đầy bi thương này. Chỉ hi vọng chàng không quên mối duyên tình, không quên những tháng ngày sánh vai cùng nhau. Chỉ trách chúng ta tình sâu duyên cạn mà thôi.
Âu cũng là số trời.
Nàng sau 20 năm xuất gia được gả cho Lê Phụ Trần, tướng quân có công cứu giá vua Trần Thái Tông. Trong 20 năm chung sống với hắn, nàng hạ sinh được hai người con là Tông và Ngọc Khuê. Năm 1278, nàng qua đời trong một lần về thăm quê ở Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh), được an táng ở bìa rừng Báng (phía tây Thọ Lăng Thiên Đức), thọ 61 tuổi (1218-1278).
Tổ tiên không thể dung thứ, nàng chết rồi cũng không còn nhà để về, một mình an táng tại bìa rừng Báng, phía tây Thọ Lăng Thiên Đức.
Bao nhiêu người nhìn lại chuyện xưa, bao nhiêu kẻ ôn lại chuyện cũ nhưng liệu mấy ai hiểu được nỗi đớn đau lặng lẽ chôn mình trong những trang sử ố vàng?
Xưa nay đứa trẻ trong hoàng tộc đều là kẻ đáng thương, mà nàng, Thiên Hinh, lại là một nữ hoàng làm nhục nhã tổ tông...
Sáu tuổi được sắc phong hoàng thái nữ.
Bảy tuổi chập chững khoác hoàng bào bước lên ngôi vua.
Tám tuổi gả cho Trần Cảnh, lui xuống hậu cung, từ đây vạn kiếp bất phục, trở thành tội nhân muôn thuở của Lý gia.
Mười bốn tuổi sinh hoàng thái tử Trần Trịnh, chưa kịp vui mừng trời xanh thương xót, lại nhìn con mình chết đi, bánh xe của vận mệnh từ đây bắt đầu xoay chuyển...
Hai mươi tuổi bị phế ngôi hoàng hậu, giáng làm công chúa, nhìn tỷ tỷ Ngọc Oánh cũng là hoàng tẩu đang mang thai ba tháng thay thế làm nhất quốc chi mẫu.
Bốn mươi hai tuổi bị Thái Tông gả bán cho Lê Phụ Trần, một câu oán than, than trách rốt cuộc cũng chẳng thể hé ra...
Thường bảo hoa trong gương, trăng dưới nước khiến cho người ta không ngừng nuối tiếc nhưng nếu so với từng có được lại hoàn toàn tan biến trước mắt thì xem ra còn kém phần tàn nhẫn, bi ai.
Trong hơn hai mươi năm lặng lẽ chốn thâm cung ấy, nàng đã phải gặm nhấm nỗi đau mất chồng, mất con ấy như thế nào chứ?
Người ta chỉ nhìn vào ngôi vị của nàng mà quên mất Thiên Hinh nàng vốn tên là Phật Kim, nàng suy cho cùng chỉ là một nữ tử, nàng cũng biết buồn, biết khóc, biết đau!
Người khắp thiên hạ quên, ngay cả mẹ nàng cũng quên mất, vị hoàng hậu cuối cùng của triều Lý xưa, người được ca tụng "Linh Từ Quốc Mẫu" Trần Thị Dung, lòng Người có thể dung cả thiên hạ họ Trần nhưng tiếc thay lại không dung được hai nữ nhi họ Lý của mình, không dung được chút tình cảm còn sót lại nào đối với phụ thân. Với bách tính, Người quả là một mẫu nghi thiên hạ cao quí, đoan trang nhưng đối với tỷ tỷ cùng nàng, Người lại tâm ngoan thủ lạt đến vậy. "Hổ dữ không ăn thịt con" nhưng Người hết lần này đến lần khác đẩy nữ nhi mình vào cuộc chiến chốn cung đình. Trong những năm tháng cuối đời mình, liệu Người có từng hối hận, có từng ăn năn khi nhìn một kiếp phong ba của nàng và cái chết vì hổ thẹn ở tuổi ba mươi ba của tỷ tỷ hay vẫn còn đang cần sắt hòa minh cùng đường cữu cữu?
Vẫn còn một người còn nhớ nhưng Thái Tông, chàng cũng giống nàng, chỉ là con rối, nắm giữ thiên hạ trong tay nhưng nữ nhân của mình, chàng lại không cách nào thủ hộ...
Hai mươi năm sau, khi đã đủ năng lực, chàng tìm cách đền bù cho nàng nhưng cái cách chàng đền bù này lại khiến cho nàng tuyệt vọng.
Chàng đem nàng gả cho công thần Lê Phụ Trần, chấp nhận để nàng rời khỏi kinh thành, chấp nhận thủ hạ lưu tình, thôi truy sát vương tôn quý tộc triều Lý, chấp nhận lập đền miếu cho các công thần triều Lý, có lẽ là mong muốn nàng có thể bình an, thanh thản sống đến bạc đầu, thứ chàng không thể cho nàng vậy thì để người mà chàng tin tưởng cho nàng.
Nhưng Trần Cảnh ơi Trần Cảnh, tuổi xuân, tình yêu và danh tiết của Thiên Hinh đều dành cho chàng, hành động này ngoài vết nhơ trong sử sách, ngoài việc chàng nhận lấy phê phán của vạn dân bách tính ra thì chàng có nghĩ đến chàng lại thêm trong lòng nàng những vết thương nữa?
"Trách người quân tử bạc tình,
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao."
Nàng thật muốn khóc tê tâm liệt phế cho thỏa cõi lòng nhưng nước mắt của nàng, đã cạn, từ rất lâu rồi.
Có lẽ chàng vĩnh viễn không biết, nhưng cũng có lẽ trong một khắc ban thánh chỉ tứ hôn ấy, chàng đã hối hận rồi...
Trong hai mươi năm sống cùng Lê Phụ Trần, nàng sinh được nhất nam bán nữ, giống như một quyền vào việc nàng không thể sinh con làm cái lí do phế hậu năm xưa, những người vẫn còn sống, nhìn thấy cảnh này, thử hỏi sẽ có bao nhiêu hổ thẹn đây?
Còn Thái Tông, chàng sẽ nghĩ sao?
Năm sáu mươi mốt tuổi, nàng hổ thẹn mà chết ở cố hương, cuộc đời một nữ tử mang mệnh phượng hoàng cứ như vậy mà chấm dứt.
Lịch sử cuồn cuộn chảy xuôi, liệu có vị sử gia nào để ý rằng nàng mất một năm sau chàng không?
Chỉ một năm...
Từ đây, nàng không còn là Lý Thiên Hinh, chàng không phải là Trần Cảnh, họ chỉ là hai đứa trẻ từ nô đùa đến yêu đương rồi li biệt lại trùng phùng...
Nàng thật nhớ khi chàng nàng còn ấu thơ, chàng dịu dàng gọi nàng là A Hinh...
Sáu mươi mốt năm, thay triều đổi đại...
Không có binh biến lục cung, không có đầu rơi máu chảy, không có huyết vũ phong tinh lại thảm khốc đến vô tình.
Vậy mà cuối cùng ngoài vài trang sử sách ngắn ngủi thì cũng chỉ còn lại tiếng thở dài miên man bất tận...
Nghe nói, người chết rồi sẽ đến cửu tuyền, vậy trên con đường đó, mong nàng và chàng sẽ gặp nhau, nhưng chuyện tình sẽ không trở thành giai thoại làm não nhân.
Kiếp này nợ nàng quá nhiều, chỉ nguyện kiếp sau nàng có thể cùng người nàng lưu luyến cả đời cùng nhau đi khắp trăm dặm kinh đô, vạn dặm sơn hà, chậm rãi viết nên một đoạn "năm tháng tĩnh lặng, kiếp này bình an".
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook