Trùng Sinh Chi Chiêu Thánh
-
Chương 1: Cuộc đời của Lí Chiêu Hoàng Trong lịch sử
Lý Chiêu Hoàng ban đầu có tên là Lý Phật Kim, sau đổi là Lý Thiên Hinh, là con gái thứ hai của Lý Huệ Tông Lý Hạo Sảm - vị vua thứ 8 của triều đại nhà Lý. Mẹ của bà là Linh Từ Quốc mẫu Trần thị, thường bị dã sử và người hiện đại gọi là "Trần Thị Dung", con gái của Trần Lý, sau trở thành hoàng hậu của Huệ Tông. Không rõ Thiên Hinh sinh ngày bao nhiêu, chỉ biết bà được sinh vào khoảng tháng 9 (ÂL), năm Mậu Dần (1218), tức năm thứ 8 niên hiệu Kiến Gia, nơi bà được sinh ra có lẽ là tại kinh đô Thăng Long. Tước hiệu ban đầu là Chiêu Thánh Công chúa.
Trên bà có một chị gái là Thuận Thiên Công chúa, sau được gả cho Khâm Minh đại vương Trần Liễu - con trai trưởng của Trần Thừa và là anh trưởng của Trần Thái Tông Trần Cảnh. Vào thời điểm bà được sinh ra, Lý Huệ Tông đã sớm phát bệnh điên, triều đình hoàn toàn rơi vào tay họ Trần mà đại biểu là Trần Tự Khánh - khi ấy đang giữ chức vụ Thái úy, quyền phụ chính. Trần Tự Khánh là anh thứ của Trần hậu, tức là bác ruột của Chiêu Thánh. Một người bác khác của Chiêu Thánh là Trần Thừa giữ chức "Nội thị Phán thủ" - cai quản các quan nội thị phục vụ gần cho Lý Huệ Tông. Năm Nhâm Ngọ, tức năm Kiến Gia thứ 12 (1222), Huệ Tông đem các lộ trong nước đều chia cho hai cô công chúa con gái của mình (triều Lý có tổng 24 lộ), lấy các hoành nô thuộc lệ và quân nhân bản lộ, chia nhau làm giáp.
Năm Giáp Thân, Kiến Gia năm thứ 14 (1224), tháng 10, Lý Huệ Tông ra chỉ lập Chiêu Thánh làm Hoàng thái tử rồi truyền ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo, tôn hiệu là Chiêu Hoàng. Lý Huệ Tông xuất gia ở chùa Chân Giáo trong đại nội.
Năm Ất Dậu, Thiên Chương Hữu Đạo năm thứ 2 (1225), họ Trần do nắm quyền hành, lần lượt được ban chức tước quan trọng cho con em trong họ, đáng kể nhất là rất nhiều con cháu họ Trần được tuyển vào cung để sung vào các chức vụ hầu trong đại nội, gần gũi với Chiêu Hoàng, bao gồm: "Lục hỏa Thị cung ngoại" , "Chỉ hầu" (Hay còn gọi "Chi hậu") và "Nội nhân Thị nội", thường thay nhau trực chầu hầu. Chính thủ Trần Cảnh, là con trai thứ 2 của quan Thái úy Trần Thừa, mới 8 tuổi được đưa vào hầu gần Chiêu Hoàng, ban đầu chỉ là ở bên ngoài điện, sau đó phụ trách đưa nước rửa mặt cho Chiêu Hoàng nên vào hầu bên trong. Trần Cảnh cùng gần tuổi với Chiêu Hoàng, được Chiêu Hoàng gần gũi, yêu mến, hay trêu đùa. Trần Thủ Độ lấy dịp đó dựng nên cuộc hôn nhân giữa Chiêu Hoàng và Trần Cảnh rồi chuyển giao triều chính bằng cách để Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Năm Ất Dậu (1225), ngày 21 tháng 10 (tức ngày 22 tháng 11 dương lịch), Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh. Ngày 11 tháng 12 năm ấy (tức ngày 10 tháng 1 năm 1226), Chiêu Hoàng bỏ hoàng bào mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế ở điện Thiên An, dựng lên nhà Trần, sử gọi là Trần Thái Tông. Chiêu Hoàng được Thái Tông lập làm hoàng hậu, đổi gọi là Chiêu Thánh. Từ đây nhà Lý hoàn toàn chấm dứt sau 216 năm cai trị. Lý Chiêu Hoàng lên ngôi vào tháng 6 năm Ất Dậu (năm 1225) và nhường ngôi vào tháng 11, chỉ vỏn vẹn gần nửa năm trên ngai vàng.
Sau khi nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng được lập làm hoàng hậu, trở thành vị hoàng hậu trẻ tuổi nhất trong lịch sử, vì khi đó bà mới 8 tuổi. Bà chung sống với Trần Thái Tông hơn 10 năm, không có ghi chép gì cụ thể về bà trong suốt thời gian này.
Năm Đinh Dậu, Thiên Ứng Chính Bình thứ 6 (1237), hơn 10 năm mà Thái Tông cùng Chiêu Thánh không có con, Thái sư Trần Thủ Độ cùng Thiên Cực công chúa (Linh Từ Quốc mẫu Trần thị) lo sợ huyết thống hoàng gia bị đứt đoạn, nên ép Thái Tông phải bỏ Chiêu Thánh để lấy chị dâu là Thuận Thiên Công chúa đang có thai 3 tháng. Trần Thái Tông cảm thấy chuyện này hổ thẹn, đang đêm trốn khỏi kinh thành để lên gặp sư Phù Vân ở Yên Tử nương nhờ. Trần Thủ Độ vừa dỗ vừa gây sức ép, cuối cùng Thái Tông cũng phải chịu nghe theo. Thuận Thiên Công chúa được lập làm hoàng hậu thay thế, Chiêu Thánh bị giáng làm "công chúa" - tức hàng ngoại mệnh phụ. Vì chuyện này, Hoài vương Trần Liễu nổi loạn ở sông Cái, nhiều năm nhiều tháng không ngừng. Cuối cùng, Trần Liễu đến xin Thái Tông tha tội, hai anh em ôm nhau khóc thảm thiết. Sau đó, Liễu được đổi phong hiệu làm "An Sinh vương", được ban các vùng Yên Sinh, Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Hưng, Yên Bang làm ấp thang mộc (nay thuộc hai huyện Đông Triều và Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh).
Từ ấy đến hơn 20 năm sau, chính sử không hề đề cập hành trạng của bà. Năm Mậu Ngọ, Nguyên Phong năm thứ 8 (1258), sau cuộc chiến với quân đội Mông Cổ trong dịp người Nguyên vào cướp, Trần Thái Tông gả Chiêu Thánh cho quan Ngự sử trung tướng Lê Phụ Trần, vốn tên Lê Tần, người Ái Châu, vì có công phò giúp nhà Vua nên được Thái Tông ban tên "Phụ Trần" (có nghĩa giúp họ Trần) và ban cho chức Ngự sử đại phu, sách An Nam chí lược ghi Lê Phụ Trần được phong "Nhập nội Phán thủ"và còn được ban tước "Bảo Văn hầu". Khi quyết định ban hôn, Thái Tông còn nói: "Trẫm không có khanh, thì đâu có ngày nay. Khanh hãy cố gắng để cùng được trọn vẹn về sau".
Đầu năm Mậu Dần, niên hiệu Bảo Phù thứ 6 (1278), tháng 3, Chiêu Thánh Công chúa Lý thị qua đời, thọ 61 tuổi. Bà qua đời sau gần 1 năm tròn so với Trần Thái Tông (qua đời năm 1277). Khi bà Chiêu Thánh được gả cho Lê Phụ Trần thì bà đã ở vào khoảng năm 40 tuổi, hai người sống với nhau 20 năm, sinh ra con trai là Thượng vị hầu Lê Tông, con gái là Ứng Thụy Công chúa tên là Khuê. Chính sử không chép nơi an táng và lễ nghi của bà Chiêu Thánh, và dù khi qua đời bà vẫn chỉ là "Chiêu Thánh Công chúa", nhưng hậu thế vẫn thường gọi bà theo tôn hiệu "Lý Chiêu Hoàng".
Nguồn : Wikipedia
Trên bà có một chị gái là Thuận Thiên Công chúa, sau được gả cho Khâm Minh đại vương Trần Liễu - con trai trưởng của Trần Thừa và là anh trưởng của Trần Thái Tông Trần Cảnh. Vào thời điểm bà được sinh ra, Lý Huệ Tông đã sớm phát bệnh điên, triều đình hoàn toàn rơi vào tay họ Trần mà đại biểu là Trần Tự Khánh - khi ấy đang giữ chức vụ Thái úy, quyền phụ chính. Trần Tự Khánh là anh thứ của Trần hậu, tức là bác ruột của Chiêu Thánh. Một người bác khác của Chiêu Thánh là Trần Thừa giữ chức "Nội thị Phán thủ" - cai quản các quan nội thị phục vụ gần cho Lý Huệ Tông. Năm Nhâm Ngọ, tức năm Kiến Gia thứ 12 (1222), Huệ Tông đem các lộ trong nước đều chia cho hai cô công chúa con gái của mình (triều Lý có tổng 24 lộ), lấy các hoành nô thuộc lệ và quân nhân bản lộ, chia nhau làm giáp.
Năm Giáp Thân, Kiến Gia năm thứ 14 (1224), tháng 10, Lý Huệ Tông ra chỉ lập Chiêu Thánh làm Hoàng thái tử rồi truyền ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo, tôn hiệu là Chiêu Hoàng. Lý Huệ Tông xuất gia ở chùa Chân Giáo trong đại nội.
Năm Ất Dậu, Thiên Chương Hữu Đạo năm thứ 2 (1225), họ Trần do nắm quyền hành, lần lượt được ban chức tước quan trọng cho con em trong họ, đáng kể nhất là rất nhiều con cháu họ Trần được tuyển vào cung để sung vào các chức vụ hầu trong đại nội, gần gũi với Chiêu Hoàng, bao gồm: "Lục hỏa Thị cung ngoại" , "Chỉ hầu" (Hay còn gọi "Chi hậu") và "Nội nhân Thị nội", thường thay nhau trực chầu hầu. Chính thủ Trần Cảnh, là con trai thứ 2 của quan Thái úy Trần Thừa, mới 8 tuổi được đưa vào hầu gần Chiêu Hoàng, ban đầu chỉ là ở bên ngoài điện, sau đó phụ trách đưa nước rửa mặt cho Chiêu Hoàng nên vào hầu bên trong. Trần Cảnh cùng gần tuổi với Chiêu Hoàng, được Chiêu Hoàng gần gũi, yêu mến, hay trêu đùa. Trần Thủ Độ lấy dịp đó dựng nên cuộc hôn nhân giữa Chiêu Hoàng và Trần Cảnh rồi chuyển giao triều chính bằng cách để Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Năm Ất Dậu (1225), ngày 21 tháng 10 (tức ngày 22 tháng 11 dương lịch), Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh. Ngày 11 tháng 12 năm ấy (tức ngày 10 tháng 1 năm 1226), Chiêu Hoàng bỏ hoàng bào mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế ở điện Thiên An, dựng lên nhà Trần, sử gọi là Trần Thái Tông. Chiêu Hoàng được Thái Tông lập làm hoàng hậu, đổi gọi là Chiêu Thánh. Từ đây nhà Lý hoàn toàn chấm dứt sau 216 năm cai trị. Lý Chiêu Hoàng lên ngôi vào tháng 6 năm Ất Dậu (năm 1225) và nhường ngôi vào tháng 11, chỉ vỏn vẹn gần nửa năm trên ngai vàng.
Sau khi nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng được lập làm hoàng hậu, trở thành vị hoàng hậu trẻ tuổi nhất trong lịch sử, vì khi đó bà mới 8 tuổi. Bà chung sống với Trần Thái Tông hơn 10 năm, không có ghi chép gì cụ thể về bà trong suốt thời gian này.
Năm Đinh Dậu, Thiên Ứng Chính Bình thứ 6 (1237), hơn 10 năm mà Thái Tông cùng Chiêu Thánh không có con, Thái sư Trần Thủ Độ cùng Thiên Cực công chúa (Linh Từ Quốc mẫu Trần thị) lo sợ huyết thống hoàng gia bị đứt đoạn, nên ép Thái Tông phải bỏ Chiêu Thánh để lấy chị dâu là Thuận Thiên Công chúa đang có thai 3 tháng. Trần Thái Tông cảm thấy chuyện này hổ thẹn, đang đêm trốn khỏi kinh thành để lên gặp sư Phù Vân ở Yên Tử nương nhờ. Trần Thủ Độ vừa dỗ vừa gây sức ép, cuối cùng Thái Tông cũng phải chịu nghe theo. Thuận Thiên Công chúa được lập làm hoàng hậu thay thế, Chiêu Thánh bị giáng làm "công chúa" - tức hàng ngoại mệnh phụ. Vì chuyện này, Hoài vương Trần Liễu nổi loạn ở sông Cái, nhiều năm nhiều tháng không ngừng. Cuối cùng, Trần Liễu đến xin Thái Tông tha tội, hai anh em ôm nhau khóc thảm thiết. Sau đó, Liễu được đổi phong hiệu làm "An Sinh vương", được ban các vùng Yên Sinh, Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Hưng, Yên Bang làm ấp thang mộc (nay thuộc hai huyện Đông Triều và Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh).
Từ ấy đến hơn 20 năm sau, chính sử không hề đề cập hành trạng của bà. Năm Mậu Ngọ, Nguyên Phong năm thứ 8 (1258), sau cuộc chiến với quân đội Mông Cổ trong dịp người Nguyên vào cướp, Trần Thái Tông gả Chiêu Thánh cho quan Ngự sử trung tướng Lê Phụ Trần, vốn tên Lê Tần, người Ái Châu, vì có công phò giúp nhà Vua nên được Thái Tông ban tên "Phụ Trần" (có nghĩa giúp họ Trần) và ban cho chức Ngự sử đại phu, sách An Nam chí lược ghi Lê Phụ Trần được phong "Nhập nội Phán thủ"và còn được ban tước "Bảo Văn hầu". Khi quyết định ban hôn, Thái Tông còn nói: "Trẫm không có khanh, thì đâu có ngày nay. Khanh hãy cố gắng để cùng được trọn vẹn về sau".
Đầu năm Mậu Dần, niên hiệu Bảo Phù thứ 6 (1278), tháng 3, Chiêu Thánh Công chúa Lý thị qua đời, thọ 61 tuổi. Bà qua đời sau gần 1 năm tròn so với Trần Thái Tông (qua đời năm 1277). Khi bà Chiêu Thánh được gả cho Lê Phụ Trần thì bà đã ở vào khoảng năm 40 tuổi, hai người sống với nhau 20 năm, sinh ra con trai là Thượng vị hầu Lê Tông, con gái là Ứng Thụy Công chúa tên là Khuê. Chính sử không chép nơi an táng và lễ nghi của bà Chiêu Thánh, và dù khi qua đời bà vẫn chỉ là "Chiêu Thánh Công chúa", nhưng hậu thế vẫn thường gọi bà theo tôn hiệu "Lý Chiêu Hoàng".
Nguồn : Wikipedia
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook