Giới thiệu
Bìa: Vân
Thể loại: Cổ đại Việt Nam
Tình trạng sáng tác: Hoàn thành
Độ dài: 60 chương
Theo như sử cũ có ghi chép thì kinh đô của Đại Cồ Việt dưới triều vua Lý Thái Tông ở tại Thăng Long. Nhưng cảng biển sầm uất nhất lúc bất giờ lại là Diễn Châu, Nghệ An.
Nơi đây nổi lên không biết bao nhiêu phú thương giàu có nhờ làm ăn buôn bán với Đại Tống, Chiêm Thành,… Trong số đó, nổi tiếng nhất là gia đình họ Trần, tên Tự Quý.
Ông Quý có hai người con: con trai lớn Trần Tự Khải là niềm hy vọng lớn lao, nhưng lại không màng đến việc kinh thương, một lòng ôm giấc mộng công danh; con gái út Trần Chân tính tình đôn hậu, luôn nghĩ cho người khác, được cha mẹ hết mực cưng chiều.
Năm Trần Chân mười ba tuổi, ông Quý làm lễ trưởng thành cho nàng, nhằm đánh tiếng xa gần con gái đã đến tuổi cập kê, hy vọng tìm được một nơi tốt để gả đi.
Nguyên tiêu năm ấy, Trần Chân vô tình quen biết với hai người, cũng chính là hai người đàn ông ảnh hưởng đến cuộc đời nàng cho đến tận sau này: anh kết nghĩa Mai Xuân Phong – tức Huỳnh Cát và người đàn ông bí ẩn họ Lý tên Trung. Chân nhanh chóng bị Trung cuốn hút, trong lòng nảy nở mối tình đầu. Trớ trêu thay, chỉ vì nhầm lẫn, Chân lại phải lên kiệu hoa, đi đến Hải Đông (Quảng Ninh) làm vợ Huỳnh Cát. Còn người đàn ông tên Trung ấy, chẳng ai khác, chính là tứ hoàng tử Lý Nhật Trung.
Duyên mỏng manh, phận lở làng… lúc Chân chấp nhận buông bỏ mối tình đầu đẹp đẽ để an phận làm một người vợ bên người chồng vốn chẳng yêu thương mình thì một người đàn ông bí ẩn xuất hiện, làm xáo trộn cuộc đời Chân và khiến mạng sống nàng đi đến vực thẳm.
Ai cùng ai là duyên, ai cùng ai là nợ… Chân luôn vẫy vùng trong những câu hỏi ấy. Cuộc đời Chân tưởng chừng êm ả, nhưng từng đợt sóng ngầm cứ hoài len lỏi, cuốn trôi đi sự bình yên mà nàng luôn hằng mơ ước.
“Sông Bùng sóng vỗ đầy vơi
Một lần gặp gỡ trọn đời nhớ nhau…”
Thể loại: Cổ đại Việt Nam
Tình trạng sáng tác: Hoàn thành
Độ dài: 60 chương
Theo như sử cũ có ghi chép thì kinh đô của Đại Cồ Việt dưới triều vua Lý Thái Tông ở tại Thăng Long. Nhưng cảng biển sầm uất nhất lúc bất giờ lại là Diễn Châu, Nghệ An.
Nơi đây nổi lên không biết bao nhiêu phú thương giàu có nhờ làm ăn buôn bán với Đại Tống, Chiêm Thành,… Trong số đó, nổi tiếng nhất là gia đình họ Trần, tên Tự Quý.
Ông Quý có hai người con: con trai lớn Trần Tự Khải là niềm hy vọng lớn lao, nhưng lại không màng đến việc kinh thương, một lòng ôm giấc mộng công danh; con gái út Trần Chân tính tình đôn hậu, luôn nghĩ cho người khác, được cha mẹ hết mực cưng chiều.
Năm Trần Chân mười ba tuổi, ông Quý làm lễ trưởng thành cho nàng, nhằm đánh tiếng xa gần con gái đã đến tuổi cập kê, hy vọng tìm được một nơi tốt để gả đi.
Nguyên tiêu năm ấy, Trần Chân vô tình quen biết với hai người, cũng chính là hai người đàn ông ảnh hưởng đến cuộc đời nàng cho đến tận sau này: anh kết nghĩa Mai Xuân Phong – tức Huỳnh Cát và người đàn ông bí ẩn họ Lý tên Trung. Chân nhanh chóng bị Trung cuốn hút, trong lòng nảy nở mối tình đầu. Trớ trêu thay, chỉ vì nhầm lẫn, Chân lại phải lên kiệu hoa, đi đến Hải Đông (Quảng Ninh) làm vợ Huỳnh Cát. Còn người đàn ông tên Trung ấy, chẳng ai khác, chính là tứ hoàng tử Lý Nhật Trung.
Duyên mỏng manh, phận lở làng… lúc Chân chấp nhận buông bỏ mối tình đầu đẹp đẽ để an phận làm một người vợ bên người chồng vốn chẳng yêu thương mình thì một người đàn ông bí ẩn xuất hiện, làm xáo trộn cuộc đời Chân và khiến mạng sống nàng đi đến vực thẳm.
Ai cùng ai là duyên, ai cùng ai là nợ… Chân luôn vẫy vùng trong những câu hỏi ấy. Cuộc đời Chân tưởng chừng êm ả, nhưng từng đợt sóng ngầm cứ hoài len lỏi, cuốn trôi đi sự bình yên mà nàng luôn hằng mơ ước.
“Sông Bùng sóng vỗ đầy vơi
Một lần gặp gỡ trọn đời nhớ nhau…”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook