Toàn Chức Nghệ Thuật Gia (Dịch)
Chương 327: Đánh Giá Của Báo Văn Nghệ

“Ngày 1 tháng 2, Hôn Lễ Trong Mơ – một kiệt tác để đời của Tiện Ngư đã ra đời. Cho dù không thể chấm dứt được cuộc chiến âm nhạc Tần Sở thì kiệt tác này cũng đã đủ để chứng minh tài năng kinh thế hãi tục của tiểu khúc phụ Tiện Ngư.”

Tác phẩm để đời!

Tài năng kinh thế hãi tục!

Từ ngữ trong tờ báo rất ấn tượng, khi truyền thông quyền uy nhất giới âm nhạc lên tiếng, năng lực của Tiện Ngư đã được chứng nhận và không ai có thể nghi ngờ.

Đám người Sở tỉnh dù muốn rêu rao mấy câu nhưng đối mặt với lời chỉ đích danh của báo Văn Nghệ cũng đành phải ngậm miệng lại.

Còn chơi đùa cái mịa gì nữa chớ? Vốn là một mùa giải long tranh hổ đấu, kết quả ngươi vừa ra sân thì tước sạch vũ khí của mọi người, truyền thông Sở tỉnh chỉ muốn ôm mặt khóc!

Bọn hắn chọn sai đối tượng để làm đá kê chân rồi. Trước đó truyền thông Sở tỉnh vẫn luôn bám lấy Tiện Ngư không thả là vì muốn dựa hơi danh tiếng tiểu khúc phụ đang lên, ai ngờ lại đá phải tấm sắt.

Lâm Uyên vừa mới tỉnh ngủ đã thấy trên điện thoại có đầy thông báo đến mức hắn lười mở lên, bèn đăng nhập vào Bộ Lạc.

Trên Bộ Lạc, bí danh Tiện Ngư đã thu được hơn 6 triệu lượt người theo dõi! Khu bình luận hoàn toàn nổ mạnh.

“Ngư phụ thật ngầu!”

“Bài hát này câu mất hồn của người Sở tỉnh luôn rồi.”

“Ta cảm thấy Nhớ Nhung cũng rất êm tai.”



“Mấy bản nhạc phim cũng rất hay, nhưng không đủ năng lực định giang sơn như Hôn Lễ Trong Mơ. Ta là người học đàn dương cầm, từ sáng nay bài hát này đã được đưa vào danh sách các ca khúc phải học trong học kỳ này của ta rồi.”

“Thầy dạy đàn của chúng ta nói bài hát này của Tiện Ngư lão sư đã gần đạt tới cấp Phong Thần.”

“Phong Thần là chuyện sớm muộn mà thôi, đừng quên Tiện Ngư lão sư của chúng ta năm nay mới bao nhiêu tuổi nha!”

Lâm Uyên bị sự náo nhiệt này làm cho hết hồn, nhưng nghĩ lại hắn cũng có thể hiểu được. Tuy Hôn Lễ Trong Mơ không phải là một bản nhạc dương cầm theo lối cổ điển cao cấp, nhưng chính vì ít đi sự cổ điển nên nó mới có tính lưu hành cao như vậy.

Đổi một cách khác để giải thích thì… nếu người bình thường lần đầu tiên nghe bản Hôn Lễ Trong Mơ và một bản nhạc của Bach thì ai khen nhạc của Bach hay, kẻ đó chắc chắn đang làm ra vẻ mà thôi!

Lại còn là siêu ra vẻ!

Có lẽ sẽ có người cảm thấy kỳ quái, luận về cấp bậc và nội hàm thì Hôn Lễ Trong Mơ sao có cửa so sánh với nhạc của Bach?

Việc này giống như ngươi cầm một tác phẩm của Van Gogh đi so sánh với một tác phẩm tinh xảo hoa lệ thời hiện đại vậy. Người bình thường đều sẽ cảm thấy Van Gogh vẽ rối tinh rối mù, có khi xem chẳng hiểu gì cả.

Đương nhiên so sánh như vậy rất là khập khiễng, bởi vì Bach chỉ đàn cho người chuyên nghiệp nghe, người bình thường nghe nhạc cổ điển sẽ cảm thấy như vịt nghe sấm. Cho nên bài hát có tính đại chúng và lưu hành như Hôn Lễ Trong Mơ lại được người nghe đón nhận nhiều nhất.

Có người còn tổng kết là, 90% dân số Trung Quốc đều đã từng nghe qua bài hát này dù là cố ý hay vô ý.

Lướt xem bình luận một lúc, Lâm Uyên chú ý thấy bản tin của tờ báo Văn Nghệ có nhắc đến mình.

Chậc chậc, ngay mặt báo.

Đây chính là bản tin quyền uy nhất của giới văn nghệ, lần đầu tiên Tiện Ngư được leo lên trang bìa của tờ báo này. Mà lợi hại hơn là…



Ở trang thứ hai, báo Văn Nghệ lại nhắc đến Tiện Ngư một lần nữa: “Cảm nghĩ về bộ phim Andhadhun của Tiện Ngư.”

“Những cú twist trong nội dung phim thường được dùng nhiều trong phim kinh dị hồi hộp, cũng là hòn đá thử vàng để thử thách tài năng của người biên kịch. Trong quá trình xem phim khán giả sẽ không ngừng suy đoán phần nội dung tiếp theo, nhưng những cú twist bất ngờ lật đổ thế cục mới là thứ khiến khán giả xem không dứt được, thậm chí còn phải bật thốt ‘còn có thể chơi như vậy’?”

“Cảnh đầu tiên trong bộ phim Andhadhun đã là phục bút của biên kịch. Đó là cảnh tượng một thợ săn trong vườn rau đang cầm súng đuổi bắt một con thỏ.”

“Thợ săn này là ai? Tình cảnh xảy ra ở đâu? Cuộc đuổi bắt này có ý nghĩa gì? Đạo diễn để con thỏ này chỉ có một mắt sáng, một mắt còn lại bị mù là có dụng ý gì?”

“Rất nhiều câu hỏi mà sau khi bộ phim kết thúc chúng ta mới có thể lý giải được. Ẩn dụ và cảnh quay ngược trong bộ phim này đều có tiêu chuẩn cao, sau khi xem hết phim chúng ta mới ý thức được, con thỏ mù một mắt kia chính là nhân vật nam chính vẫn luôn lựa chọn im lặng trước những thực tế bất công và chân tướng, con mắt nhắm lại đó cũng giống như lương tri của hắn.”

“Đây chính là ẩn ý mà Tiện Ngư muốn nói với chúng ta qua bộ phim mới Andhadhun. Mà nhắc tới Tiện Ngư, ấn tượng của mọi người hẳn là vị tiểu khúc phụ đã sáng tác siêu phẩm Hôn Lễ Trong Mơ, và cũng chỉ có hắn mới lựa chọn tiếp xúc với nền điện ảnh khi sự nghiệp âm nhạc đang phát triển tới một tầm cao mà bao người ngưỡng mộ.”

“Tin rằng có rất nhiều người đều nghĩ như ta, khi biết Tiện Ngư muốn làm phim, ai nấy đều mờ mịt chẳng hiểu ra sao.”

“Trong tình cảnh không được ai coi trọng, Tiện Ngư lại hoàn thành một bộ phim tên là Đường Bá Hổ Điểm Thu Hương, phá vỡ kỷ lục phim chiếu mạng từ xưa đến nay, cũng khai phá ra một loại hình phim hài mới là vô ly đầu. Khi đó chúng ta mới bừng tỉnh nhận ra…”

“Tiện Ngư không chỉ là nhạc sĩ, hắn còn là một vị biên kịch tài năng.”

“Nhưng chúng ta vẫn bị giới hạn trong nhận thức, cho rằng ngoài soạn nhạc thì Tiện Ngư chỉ giỏi làm phim hài. Kết quả chúng ta lại nghênh đón bộ phim kinh dị hồi hộp Andhadhun với cực hạn plot twist, vừa đẹp mắt, vừa ẩn dụ, vừa châm biếm.”

“Một phong cách phim hoàn toàn khác biệt với vô ly đầu vẫn bị Tiện Ngư chơi đùa đến mức ra hoa kết quả.”

“Có người nói tài hoa sẽ áp dụng được cho nhiều lĩnh vực, trước đó ta còn không tin. Nhưng bây giờ có lẽ chúng ta đã có thể tin tưởng trên thế giới này còn có người vừa là thiên tài âm nhạc vừa am hiểu công việc biên kịch phim truyền hình điện ảnh!”

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương