Thuận Thiên Kiếm - Rồng Không Đuôi
-
Chương 360: Hồi hai mươi chín (5)
Trước phải nói về kênh Bạch Hạc...
Chợ nằm trên miền Sơn Vi, phía Nam là ngã ba sông Bạch Hạc – một nhánh lớn của sông Hồng. Chẳng là độ trăm năm trước, sông Hồng bỗng dưng đổi dòng, xối nước vào con mương lấy nước tưới tiêu trong chợ, khoét rộng con kênh thành một nhánh phụ của sông, bề rộng độ mười lăm trượng gì đó. Dân địa phương gọi là kênh Bạch Hạc, do cùng tên với thần linh của vùng ấy.
Sau khi Chợ Hạc thành lập, kênh Bạch Hạc tức thì trở thành một điểm đệm của hai thế lực. Con kênh kéo sâu vào chợ, cơ hồ phân Chợ Hạc làm đôi, thành thử phái Hy Cương vẫn một mực bảo con kênh thuộc về Chợ Trên, là quyền quản hạt của họ. Nhưng các thế lực kiểm soát Chợ Dưới lại cho rằng, ấy rõ ràng là một con nước lớn, đủ rộng để dùng thuyền lại qua, thì ấy phải thuộc về phía họ mới là phải.
Hai bên tranh cướp lâu ngày, sau cùng phái Hy Cương cậy là thổ hào ở vùng, nói trắng ra là chó cậy gần nhà gà cậy gần chuồng, chiếm được quyền kiểm soát kênh Bạch Hạc.
Tình thế này kéo dài cho đến khi bốn trong Thập Bát Trại chiếm được Chợ Dưới. Phạm Hách mượn uy sơn trang Bách Điểu và thần binh tổ truyền Giao Long Chuy, liên hợp mười tám thủy trại trên sông Hồng lại. Bốn trại chủ nọ ỷ người đông thế mạnh, lại có thể mượn lực của mười bốn trại khác, miễn cưỡng chiếm được thế quân bình với phái Hy Cương. Mà điều đầu tiên bọn chúng muốn bàn lại, tự nhiên là kênh Bạch Hạc.
Chốn này là nơi trung tâm của Chợ Hạc, bình thường là nơi phồn hoa nhiệt náo nhất. Nếu như mở hàng ở đó thì sinh ý mười phần, còn ngồi sau bảo kê thì cũng thu được một số lớn tiền lệ phí của đám phú thương. Trên đời này nào có con mèo chê mỡ? Nhất là bốn tên trại chủ xuất thân đầu trộm đuôi cướp, món hời lớn như thế há có chuyện chúng bỏ qua cho được?
Sau một hồi cãi vã ỏm tỏi, động đao động kiếm, thì có sơn trang Bách Điểu đứng ra hòa giải. Từ ấy phái Hy Cương đón khách trên bến, bốn thủy trại tiếp người xuống kênh. Sơn trang Bách Điểu người đông thế mạnh, phái Hy Cương buộc phải cắn răng chấp nhận điều kiện này, giao mối làm ăn dưới kênh Bạch Hạc cho bốn trại chủ kia.
Bốn trại chủ cũng lại là tay lão luyện, bỏ nhiều tiền mua đứt mười tám hai mươi ả đào nức tiếng nhất kinh thành về, bố trí thuyền hoa, căng lọng phủ điều, ngày đêm đàn hát sênh ca, liếc mắt đưa tình với khách bộ hành trên bến. Khách nhân mê đắm mỹ sắc, chân vừa xuống thuyền, tức thì rượu thơm thức nhắc đã bày lên thịnh soạn, rất biết níu chân người.
Phái Hy Cương thì mở mấy chục gian tiểu viện, trước cửa trồng trúc, sân bày nghê đá, gian của quân tử thì bày mai vàng, gian cho thục nữ thì bày sen trắng. Trong tiểu viện lại sẵn cả đàn cả tiêu, thư phòng tứ bảo đủ cả. Có thể nói là vô cùng văn nhã…
Thành thử, chốn này bỗng chốc trở thành nơi đám công tử con quan đổ về thuê trọ, tiện việc dùi mài kinh sử, chờ ngày lên kinh ứng thí. Lại cố tình tuyển thiếu nữ dung nhan thanh tú, mặt mày sáng sủa về dạy đối thơ ngâm xướng, đàn sáo hát ca. Đám công tử con quan say như điếu đổ, nhưng kinh oai phái Hy Cương, không dám làm gì quá đáng. Chốn ấy gọi là Nhã Hạc cư.
Một nơi quyến rũ tận xương mà lại dễ dãi mời mọc, một chốn thì thanh nhã văn tao mà cao không dám với, mỗi bên lại có một cái mị hoặc riêng khiến người ta chẳng thể di gót cho đặng. Hai bên cứ đấu đá lẫn nhau, thành thử vật giá ở kênh Bạch Hạc cũng càng lúc càng đắt. Đến năm ngoái thì có kẻ cảm thán: “ Gia tài chưa ngàn lạng, gót chớ lưu Bạch Hạc. ” thế mà thành giai thoại.
Song độ mươi ngày trước, phái Hy Cương bỗng nhiên mời các công tử sang một nơi khác ngoài thành, lại đền vàng bạc rất hậu, nói rằng có khách quý đến thăm phái Hy Cương. Đám cậu ấm con quan có vẻ bực dọc, nhưng thấy phái Hy Cương bồi thường hậu hĩnh quá, lại chỉ là tạm thời chuyển đi độ dăm bữa, nên cũng ưng.
Suốt mấy ngày này, lục tục có mấy đoàn người chuyển vào ở trong Nhã Hạc cư. Trong cái lúc đâu đâu cũng có tai mắt chăm chăm vào mỗi biến hóa nhỏ trong Chợ Hạc, động thái này của phái Hy Cương đương nhiên khiến quần hào lộ vẻ hiếu kì.
Đám tiểu thương bình thường tự biết thân biết phận rằng hàng hóa của bọn họ không lọt nổi vào mắt của đám công tử con quan đã nhìn chán kì chân dị bảo, không dám lui tới kênh Bạch Hạc rước nhục. Nhưng bấy giờ phái Hy Cương đãi khách, tám chín phần là người trong chốn giang hồ. Những hào khách võ lâm này võ công tuy chắc là cao cường đấy, nhưng pháp nhãn sao mà so được với các cậu ấm cô chiêu lớn lên trong nhung lụa? Thành thử đám tiểu thương, sạp hàng rong cũng quảy gánh xắp hàng chạy đến kiếm chác một chuyến. Các thế lực kháng Minh khác cũng trà trộn vào những người hàng rong này, hòng thám thính một chuyến.
Thế là, kênh Bạch Hạc quanh năm ưu nhã thanh vắng nay bỗng nhiên trở nên nhộn nhịp như có hội.
Đến hôm qua, thì lại có một con thuyền phủ lụa trắng nhẹ nhàng thả neo ở bến sông kênh Bạch Hạc, đến sáng người ta mới phát hiện nó tồn tại thì trong thuyền đã trống rỗng chẳng còn bóng người nào. Thực là đi không ai biết đến chẳng ai hay, không khác nào u linh.
Lại có kẻ hữu tâm loan tin, rằng gian tiểu viện bày hồ sen trắng nay bỗng nhiên có người vào ở, đứng ngoài có thể loáng thoáng thấy bóng người yểu điệu múc nước thổi cơm, người ta nghe mà bán tin bán nghi. Nhưng cửa nẻo của tiểu viện trước sau vẫn cứ đóng im ỉm, thực là quái lạ mười phần.
Lại nói đến tòa biệt viện bày sen, trước vẫn là nơi các tài nữ của phái Hy Cương trú ngụ. Độ tinh sương hôm ấy thì có mấy bóng người nhẹ nhàng từ trong sân phóng lên đầu tường, sau đó phiêu hốt hạ xuống. Động tác chẳng những thanh cao thoát tục, lúc khinh công lại không hề phát ra một tiếng động nào, cho dù là tiếng tóc mai bay múa hay ống quần tay áo xột xoạt cũng không có. Quả thực có thể xứng với tiên nữ đạp mây.
Thiếu nữ dẫn đầu sửa sang đấu bồng trên đầu, đoạn lạnh giọng:
“ Thị Nghi, Hàn Than, hai em đi theo ta. Còn hai em Nhị Khanh thì ở lại đây trông nhà, chớ để đám phàm phu này bước nửa bước chân vào, vấy bẩn hôi tanh cả khuê phòng của ta. ”
Bốn thiếu nữ đeo sa mỏng nhìn nhau một cái, đoạn một nàng lên tiếng:
“ Thánh cô là thân ngàn vàng, sau này có trọng trách kế thừa y bát của thánh chủ. Nhỡ may cô có chuyện gì thì bọn em về biết ăn nói sao với sư phụ? Xin cô nương tình để Nhị Khanh theo cùng, lúc về bọn em dễ bề ăn nói với thánh chủ. ”
Thiếu nữ đội đấu bồng lại cười nhạt, nói:
“ Nếu gặp người võ công cao hơn ta, có thêm các em cũng vô dụng. Hà huống võ lâm đất Nam trừ song sứ và bảy tông sư, ai làm gì nổi ta? Để Hàn Than và Thị Nghi theo cùng là ta đã nể nang lắm rồi đấy. ”
Những lời ấy thực là ngông cuồng ngạo mạn, nhìn quần hào thiên hạ bằng nửa con mắt.
Trên đời những kẻ thùng rỗng kêu to, coi trời bằng vung chẳng thiếu. Cái hạng cô lậu quả văn tự cho mình xuất chúng cũng nói được những lời ngông cuồng khinh mạn như vậy. Song có thể nói bằng ngữ khí đều đều bình thản, trước sau lạnh nhạt như không giống cô gái đội đấu bồng này thì đúng là hiếm có khó tìm.
Song… nàng ta liệu có phải hạng ếch ngồi đáy giếng hay chăng?
Chuyện ấy thì tuyệt đối không phải. Bởi với thân phận của mình, nàng ta hiểu rất rõ “ bảy vị tông sư ” ở nước Đại Việt có cân lượng ra sao.
Chỉ tính riêng bốn thiếu nữ đeo sa theo hầu nàng trên giang hồ cũng có thanh danh đủ khiến một môn phái bá chủ một huyện kinh hồn táng đởm, thấp thỏm lo âu rồi.
Hai thiếu nữ được gọi là Nhị Khanh một người dắt tiêu, một người dắt địch bên người, dung nhan dưới lớp sa giống nhau như tượng tạc từ cùng một khuôn. Ngoại trừ Tiêu Ma và Địch Ma trong Thất Tuyệt Ma của Tuyệt Tình điện ra thì còn ai vào đây nữa?
Hai người còn lại, ả Hàn Than ôm một cây đàn nguyệt, đích thị là Nguyệt Ma. Thị Nghi không thấy cầm nhạc khí, nhưng cổ tay cổ chân đều đeo vòng vàng, trên gắn chuông khánh bằng bạc, giang hồ gọi là Linh Ma.
Tuyệt Tình điện, cao nhất là Cầm Ma, dưới nữa là Thánh Nữ, Song Sứ, Thất Tuyệt Ma.
Nay ở Nghi Lâm xuất hiện một bảo vật cực kì trân quý, tương truyền có thể đánh đổ cái thế cục chia năm xẻ bảy của nước Nam. Thành ra đại hội võ lâm mới được mở để phân định nhà nào giữ của báu, ngặt nỗi Cầm Ma còn đang phải bế quan tìm hiểu đàn Mộc Tinh, vậy nên mới phái đệ tử tâm đắc thay mình xuống núi thăm dò nghe ngóng, nếu được thì đoạt lấy vật báu hiệu lệnh thiên hạ.
Đáng nhẽ các đời thánh nữ của Tuyệt Tình điện tuổi chưa qua mười tám thì chưa được hành tẩu giang hồ, nhưng vì sự cấp tòng quyền, nên Đặng Ngọc Bình phá lệ cho nàng ta xuất sơn sớm một năm.
Thánh nữ được chân truyền của cầm ma, tuổi tuy không cao nhưng nội lực cao thâm vô cùng, lại luyện đầy đủ cả Thất Tuyệt Ma Âm và Đoạt Hồn Tiên Kiếm, tự nhiên lời lẽ ngông cuồng ban nãy cũng không phải lời xằng bậy không có cơ sở.
Tiêu Ma và Địch Ma thấy nàng kiên quyết, muốn khuyên cũng không xong, chỉ đành thở dài, nhẹ giọng:
“ Cẩn tuân thánh lệnh của thánh cô. ”
Nói đoạn hai nàng chuyển mình, vọt xuống khỏi đầu tường. Thân pháp ưu nhã mỹ diệu, nhẹ như làn khói, lại nhanh đến độ khiến người ta có thể líu lưỡi lé mắt vì kinh sợ.
Tiêu Ma và Địch Ma đi rồi, thánh nữ mới bảo:
“ Bây giờ chị em ta dạo chợ một hồi. ”
Không đợi hai người còn lại kịp phản ứng, cô nàng đã bung mình lao vút đi, tà áo trắng phau xẹt qua ánh trăng đêm tựa như một tia khói mỏng. Linh Ma và Nguyệt Ma chỉ mới thất thần một hơi thở, ấy vậy mà thánh nữ đã mất hút.
Hai người chỉ biết nhìn nhau một cái, đoạn vội vàng đuổi theo.
Chợ nằm trên miền Sơn Vi, phía Nam là ngã ba sông Bạch Hạc – một nhánh lớn của sông Hồng. Chẳng là độ trăm năm trước, sông Hồng bỗng dưng đổi dòng, xối nước vào con mương lấy nước tưới tiêu trong chợ, khoét rộng con kênh thành một nhánh phụ của sông, bề rộng độ mười lăm trượng gì đó. Dân địa phương gọi là kênh Bạch Hạc, do cùng tên với thần linh của vùng ấy.
Sau khi Chợ Hạc thành lập, kênh Bạch Hạc tức thì trở thành một điểm đệm của hai thế lực. Con kênh kéo sâu vào chợ, cơ hồ phân Chợ Hạc làm đôi, thành thử phái Hy Cương vẫn một mực bảo con kênh thuộc về Chợ Trên, là quyền quản hạt của họ. Nhưng các thế lực kiểm soát Chợ Dưới lại cho rằng, ấy rõ ràng là một con nước lớn, đủ rộng để dùng thuyền lại qua, thì ấy phải thuộc về phía họ mới là phải.
Hai bên tranh cướp lâu ngày, sau cùng phái Hy Cương cậy là thổ hào ở vùng, nói trắng ra là chó cậy gần nhà gà cậy gần chuồng, chiếm được quyền kiểm soát kênh Bạch Hạc.
Tình thế này kéo dài cho đến khi bốn trong Thập Bát Trại chiếm được Chợ Dưới. Phạm Hách mượn uy sơn trang Bách Điểu và thần binh tổ truyền Giao Long Chuy, liên hợp mười tám thủy trại trên sông Hồng lại. Bốn trại chủ nọ ỷ người đông thế mạnh, lại có thể mượn lực của mười bốn trại khác, miễn cưỡng chiếm được thế quân bình với phái Hy Cương. Mà điều đầu tiên bọn chúng muốn bàn lại, tự nhiên là kênh Bạch Hạc.
Chốn này là nơi trung tâm của Chợ Hạc, bình thường là nơi phồn hoa nhiệt náo nhất. Nếu như mở hàng ở đó thì sinh ý mười phần, còn ngồi sau bảo kê thì cũng thu được một số lớn tiền lệ phí của đám phú thương. Trên đời này nào có con mèo chê mỡ? Nhất là bốn tên trại chủ xuất thân đầu trộm đuôi cướp, món hời lớn như thế há có chuyện chúng bỏ qua cho được?
Sau một hồi cãi vã ỏm tỏi, động đao động kiếm, thì có sơn trang Bách Điểu đứng ra hòa giải. Từ ấy phái Hy Cương đón khách trên bến, bốn thủy trại tiếp người xuống kênh. Sơn trang Bách Điểu người đông thế mạnh, phái Hy Cương buộc phải cắn răng chấp nhận điều kiện này, giao mối làm ăn dưới kênh Bạch Hạc cho bốn trại chủ kia.
Bốn trại chủ cũng lại là tay lão luyện, bỏ nhiều tiền mua đứt mười tám hai mươi ả đào nức tiếng nhất kinh thành về, bố trí thuyền hoa, căng lọng phủ điều, ngày đêm đàn hát sênh ca, liếc mắt đưa tình với khách bộ hành trên bến. Khách nhân mê đắm mỹ sắc, chân vừa xuống thuyền, tức thì rượu thơm thức nhắc đã bày lên thịnh soạn, rất biết níu chân người.
Phái Hy Cương thì mở mấy chục gian tiểu viện, trước cửa trồng trúc, sân bày nghê đá, gian của quân tử thì bày mai vàng, gian cho thục nữ thì bày sen trắng. Trong tiểu viện lại sẵn cả đàn cả tiêu, thư phòng tứ bảo đủ cả. Có thể nói là vô cùng văn nhã…
Thành thử, chốn này bỗng chốc trở thành nơi đám công tử con quan đổ về thuê trọ, tiện việc dùi mài kinh sử, chờ ngày lên kinh ứng thí. Lại cố tình tuyển thiếu nữ dung nhan thanh tú, mặt mày sáng sủa về dạy đối thơ ngâm xướng, đàn sáo hát ca. Đám công tử con quan say như điếu đổ, nhưng kinh oai phái Hy Cương, không dám làm gì quá đáng. Chốn ấy gọi là Nhã Hạc cư.
Một nơi quyến rũ tận xương mà lại dễ dãi mời mọc, một chốn thì thanh nhã văn tao mà cao không dám với, mỗi bên lại có một cái mị hoặc riêng khiến người ta chẳng thể di gót cho đặng. Hai bên cứ đấu đá lẫn nhau, thành thử vật giá ở kênh Bạch Hạc cũng càng lúc càng đắt. Đến năm ngoái thì có kẻ cảm thán: “ Gia tài chưa ngàn lạng, gót chớ lưu Bạch Hạc. ” thế mà thành giai thoại.
Song độ mươi ngày trước, phái Hy Cương bỗng nhiên mời các công tử sang một nơi khác ngoài thành, lại đền vàng bạc rất hậu, nói rằng có khách quý đến thăm phái Hy Cương. Đám cậu ấm con quan có vẻ bực dọc, nhưng thấy phái Hy Cương bồi thường hậu hĩnh quá, lại chỉ là tạm thời chuyển đi độ dăm bữa, nên cũng ưng.
Suốt mấy ngày này, lục tục có mấy đoàn người chuyển vào ở trong Nhã Hạc cư. Trong cái lúc đâu đâu cũng có tai mắt chăm chăm vào mỗi biến hóa nhỏ trong Chợ Hạc, động thái này của phái Hy Cương đương nhiên khiến quần hào lộ vẻ hiếu kì.
Đám tiểu thương bình thường tự biết thân biết phận rằng hàng hóa của bọn họ không lọt nổi vào mắt của đám công tử con quan đã nhìn chán kì chân dị bảo, không dám lui tới kênh Bạch Hạc rước nhục. Nhưng bấy giờ phái Hy Cương đãi khách, tám chín phần là người trong chốn giang hồ. Những hào khách võ lâm này võ công tuy chắc là cao cường đấy, nhưng pháp nhãn sao mà so được với các cậu ấm cô chiêu lớn lên trong nhung lụa? Thành thử đám tiểu thương, sạp hàng rong cũng quảy gánh xắp hàng chạy đến kiếm chác một chuyến. Các thế lực kháng Minh khác cũng trà trộn vào những người hàng rong này, hòng thám thính một chuyến.
Thế là, kênh Bạch Hạc quanh năm ưu nhã thanh vắng nay bỗng nhiên trở nên nhộn nhịp như có hội.
Đến hôm qua, thì lại có một con thuyền phủ lụa trắng nhẹ nhàng thả neo ở bến sông kênh Bạch Hạc, đến sáng người ta mới phát hiện nó tồn tại thì trong thuyền đã trống rỗng chẳng còn bóng người nào. Thực là đi không ai biết đến chẳng ai hay, không khác nào u linh.
Lại có kẻ hữu tâm loan tin, rằng gian tiểu viện bày hồ sen trắng nay bỗng nhiên có người vào ở, đứng ngoài có thể loáng thoáng thấy bóng người yểu điệu múc nước thổi cơm, người ta nghe mà bán tin bán nghi. Nhưng cửa nẻo của tiểu viện trước sau vẫn cứ đóng im ỉm, thực là quái lạ mười phần.
Lại nói đến tòa biệt viện bày sen, trước vẫn là nơi các tài nữ của phái Hy Cương trú ngụ. Độ tinh sương hôm ấy thì có mấy bóng người nhẹ nhàng từ trong sân phóng lên đầu tường, sau đó phiêu hốt hạ xuống. Động tác chẳng những thanh cao thoát tục, lúc khinh công lại không hề phát ra một tiếng động nào, cho dù là tiếng tóc mai bay múa hay ống quần tay áo xột xoạt cũng không có. Quả thực có thể xứng với tiên nữ đạp mây.
Thiếu nữ dẫn đầu sửa sang đấu bồng trên đầu, đoạn lạnh giọng:
“ Thị Nghi, Hàn Than, hai em đi theo ta. Còn hai em Nhị Khanh thì ở lại đây trông nhà, chớ để đám phàm phu này bước nửa bước chân vào, vấy bẩn hôi tanh cả khuê phòng của ta. ”
Bốn thiếu nữ đeo sa mỏng nhìn nhau một cái, đoạn một nàng lên tiếng:
“ Thánh cô là thân ngàn vàng, sau này có trọng trách kế thừa y bát của thánh chủ. Nhỡ may cô có chuyện gì thì bọn em về biết ăn nói sao với sư phụ? Xin cô nương tình để Nhị Khanh theo cùng, lúc về bọn em dễ bề ăn nói với thánh chủ. ”
Thiếu nữ đội đấu bồng lại cười nhạt, nói:
“ Nếu gặp người võ công cao hơn ta, có thêm các em cũng vô dụng. Hà huống võ lâm đất Nam trừ song sứ và bảy tông sư, ai làm gì nổi ta? Để Hàn Than và Thị Nghi theo cùng là ta đã nể nang lắm rồi đấy. ”
Những lời ấy thực là ngông cuồng ngạo mạn, nhìn quần hào thiên hạ bằng nửa con mắt.
Trên đời những kẻ thùng rỗng kêu to, coi trời bằng vung chẳng thiếu. Cái hạng cô lậu quả văn tự cho mình xuất chúng cũng nói được những lời ngông cuồng khinh mạn như vậy. Song có thể nói bằng ngữ khí đều đều bình thản, trước sau lạnh nhạt như không giống cô gái đội đấu bồng này thì đúng là hiếm có khó tìm.
Song… nàng ta liệu có phải hạng ếch ngồi đáy giếng hay chăng?
Chuyện ấy thì tuyệt đối không phải. Bởi với thân phận của mình, nàng ta hiểu rất rõ “ bảy vị tông sư ” ở nước Đại Việt có cân lượng ra sao.
Chỉ tính riêng bốn thiếu nữ đeo sa theo hầu nàng trên giang hồ cũng có thanh danh đủ khiến một môn phái bá chủ một huyện kinh hồn táng đởm, thấp thỏm lo âu rồi.
Hai thiếu nữ được gọi là Nhị Khanh một người dắt tiêu, một người dắt địch bên người, dung nhan dưới lớp sa giống nhau như tượng tạc từ cùng một khuôn. Ngoại trừ Tiêu Ma và Địch Ma trong Thất Tuyệt Ma của Tuyệt Tình điện ra thì còn ai vào đây nữa?
Hai người còn lại, ả Hàn Than ôm một cây đàn nguyệt, đích thị là Nguyệt Ma. Thị Nghi không thấy cầm nhạc khí, nhưng cổ tay cổ chân đều đeo vòng vàng, trên gắn chuông khánh bằng bạc, giang hồ gọi là Linh Ma.
Tuyệt Tình điện, cao nhất là Cầm Ma, dưới nữa là Thánh Nữ, Song Sứ, Thất Tuyệt Ma.
Nay ở Nghi Lâm xuất hiện một bảo vật cực kì trân quý, tương truyền có thể đánh đổ cái thế cục chia năm xẻ bảy của nước Nam. Thành ra đại hội võ lâm mới được mở để phân định nhà nào giữ của báu, ngặt nỗi Cầm Ma còn đang phải bế quan tìm hiểu đàn Mộc Tinh, vậy nên mới phái đệ tử tâm đắc thay mình xuống núi thăm dò nghe ngóng, nếu được thì đoạt lấy vật báu hiệu lệnh thiên hạ.
Đáng nhẽ các đời thánh nữ của Tuyệt Tình điện tuổi chưa qua mười tám thì chưa được hành tẩu giang hồ, nhưng vì sự cấp tòng quyền, nên Đặng Ngọc Bình phá lệ cho nàng ta xuất sơn sớm một năm.
Thánh nữ được chân truyền của cầm ma, tuổi tuy không cao nhưng nội lực cao thâm vô cùng, lại luyện đầy đủ cả Thất Tuyệt Ma Âm và Đoạt Hồn Tiên Kiếm, tự nhiên lời lẽ ngông cuồng ban nãy cũng không phải lời xằng bậy không có cơ sở.
Tiêu Ma và Địch Ma thấy nàng kiên quyết, muốn khuyên cũng không xong, chỉ đành thở dài, nhẹ giọng:
“ Cẩn tuân thánh lệnh của thánh cô. ”
Nói đoạn hai nàng chuyển mình, vọt xuống khỏi đầu tường. Thân pháp ưu nhã mỹ diệu, nhẹ như làn khói, lại nhanh đến độ khiến người ta có thể líu lưỡi lé mắt vì kinh sợ.
Tiêu Ma và Địch Ma đi rồi, thánh nữ mới bảo:
“ Bây giờ chị em ta dạo chợ một hồi. ”
Không đợi hai người còn lại kịp phản ứng, cô nàng đã bung mình lao vút đi, tà áo trắng phau xẹt qua ánh trăng đêm tựa như một tia khói mỏng. Linh Ma và Nguyệt Ma chỉ mới thất thần một hơi thở, ấy vậy mà thánh nữ đã mất hút.
Hai người chỉ biết nhìn nhau một cái, đoạn vội vàng đuổi theo.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook