Thuận Thiên Kiếm - Rồng Không Đuôi
-
Chương 359: Hồi hai mươi chín (4)
Lê Lợi thấy mẹ dạy phải, bèn gọi các tướng đến, bảo rằng:
“ Chuyến này xuống miền Sơn Vi e là khó tránh khỏi tai mắt của lão già họ Trương, nên cần người lão luyện cẩn thận mới xong được. Trịnh Công Chứng và Lê Hành ở Hạ Hồng, Phạm Thiện ở Tân Minh, Nguyễn Đặc ở Khoái Châu, Nguyễn Đa Cấu và Trần Nhuế ở Hoàng Giang đều là kẻ có chí lớn, ngặt nỗi thế cô lực bạc, tài đức có hạn. Nếu liên hợp lại được thì là chuyện tốt, còn nếu không thì cũng cần phải uyển chuyển một phen. Ở đây Bùi công là già dặn lõi đời nhất, chuyến này mong bác ra sức giúp cho. ”
Bùi Quốc Hưng bèn đáp:
“ Chủ công đã quá lời. Họ Bùi tôi từ hồi gia nhập đến nay chưa lập được công lao gì. Nay chủ công đã mở lời, nếu mà không nghe, thì há chẳng phải để cả Lam Sơn này cười vào mũi là chỉ biết cậy già lên mặt hay sao? ”
Mọi người bèn cười ầm lên.
Lê Lợi cũng hắng giọng một tiếng, lại tiếp:
“ Lễ và Nguyên Hãn từng đánh mấy trận lớn với giặc, không tiện hiện thân kẻo đánh rắn động cỏ. Lần này không biết nên cử ai thì hợp. Chư tướng có đề cử ai không? ”
Lê Thạch, Lê Khôi đồng loạt lên tiếng xin đi. Bùi Quốc Hưng hơi có vẻ bất bình, nói:
“ Chủ công lẽ nào coi họ Bùi tôi xuất thân quan văn nên trói gà không chặt, hoặc giả là già lão mắt mờ tay chậm chăng? Tôi cũng đang muốn thử xem quần hùng thiên hạ có thể chống nổi mấy đường xà mâu của tôi. ”
Lão ngưng lại vuốt râu, rồi nói tiếp:
“ Người đông dễ lộ, tôi vẫn đi một mình thì hơn. ”
Lê Lợi bèn nói:
“ Bùi công vác xà mâu quả thực uy dũng vô bì, tôi nào dám chê cười? Nhưng phép đánh trên lưng ngựa của tướng quân ngoài sa trường không giống với lối giao đấu của giang hồ hào khách. Nên có một người nữa đi cùng, cả hai chiếu ứng lẫn nhau vẫn là hơn. ”
Bấy giờ, ở ngoài cửa lại có người nói vọng vào:
“ Đi vắng lâu ngày, nay trở về xin tự đề cử bản thân có được hay chăng? ”
Các tướng không khỏi chau mày sụ mặt, đây là chốn chư tướng bàn chuyện họp hành cớ sao lại có kẻ nào ở ngoài nói leo vào? Nhưng chỉ thấy Lê Lợi đứng phắt dậy, mặt mừng như mở cờ, nói to:
“ Ngũ Thư?? ”
Thế là Phạm Ngũ Thư và Bùi Quốc Hưng được chọn làm người xuống Sơn Vi, vào chợ Hạc nghe ngóng tin tức. Từ Lam Sơn bắc thượng, đi ngựa thì hết độ hơn một ngày đường. Bùi Quốc Hưng mặc áo tơi, vận đồ rách, tay nắm một thanh xà mâu dài quá đầu, lưỡi mâu dài đến hơn ba gang tay. Ở đây lại phải nói rõ, lưỡi xà mâu Đại Việt được cấu trúc lượn uốn theo hình toàn thân rắn và có đầu rắn ngóc lên về phía mâu nhận, trái với xà mâu Trung Hoa thì lượn uốn theo hình đuôi rắn và có gắn móc ngạnh hướng về phía mâu khố, tức phần gắn vào cán. Dưới bộ có thể khắc chế thuẫn khiên, trên ngựa phá được đao thương kiếm kích. Đúng là thứ binh khí lợi hại khó được...
(Chú thích thêm của tác giả: Xà mâu là thứ binh khí lai giữa xà thương và câu liêm thương, lưỡi mâu uốn lượn như thân rắn và có một ngạnh phụ - đầu rắn chìa ra. Như vũ khí chúng ta thấy trong phim ảnh tái hiện của Trương Phi hay Lâm Sung thì nó là Thiệt Xà Thương – Thương lưỡi rắn chứ không phải xà mâu)
Phạm Ngũ Thư chuyến này muốn che giấu thân phận, nên cất thanh Hùng kiếm ở nhà mà dùng một cây gậy tre ngắn. Y ăn vận như một gã ăn mày, cầm bát mẻ trống gậy, cưỡi lừa lóc cóc theo sau. Bùi Quốc Hưng tuy là không thích có người đi cùng, nhưng không phải hạng mù quáng không phân nặng nhẹ, bằng không há lại có chuyện được các tướng Lam Sơn nể nang? Ông biết đây là chuyện quan trọng nên cũng phối hợp với Phạm Ngũ Thư.
Lúc đầu, thấy Ngũ Thư giả làm ăn mày thì Bùi Quốc Hưng có vẻ coi rẻ, song về sau mới biết là nhầm. Lúc này đang buổi loạn lạc, quân Minh và tham quan quấy nhiễu khắp nơi, nạn dân mất cửa tan nhà phải lưu lạc đến độ cầm bát chống gậy đâu phải ít? Phạm Ngũ Thư ra ngoài giả làm ăn mày, chống lưng cho đám ăn mày, thành thử tiếng lành đồn xa, chẳng mấy mà trong tay y đã có một mạng lưới tình báo phủ khắp hai mươi tư phủ lộ từ nam chí bắc. Cả ngàn người cầm bát chống gậy tề tụ, tự lập một phái, chốn giang hồ xưng là bang Áo Rách. Phạm Ngũ Thư trước đến nay vẫn rất nể ông sư ăn mày, nên bảo cả bọn tôn Khiếu Hóa tăng làn tổ sư của phái, tên nào tên nấy đều hoan hô ầm ĩ. Lại lấy cách làm người của Khiếu Hóa tăng làm tôn chỉ, hành tẩu giang hồ phải lấy tín nghĩa làm đầu, không được nhũng nhiễu lương dân, làm ra chuyện phản dân hại nước.
Bang chúng ai nấy đều tuân thủ môn quy nghiêm ngặt, Phạm Ngũ Thư lại cắt cử phân chia đám ăn mày trong thiên hạ, lấy đốt tre trên cán tre làm ám hiệu. Bang chúng mặc áo rách, lưng đeo cái mai xúc đất, tay cầm bát mẻ, đầu chít khăn. Cả bang Áo Rách có mấy ngàn bang chúng, chia làm hai mươi tư đường ứng với hai mươi bốn phủ lộ, còn ai đứng đầu các châu các huyện thì do đà chủ tự mình chia cắt. Trên đà chủ là bốn trưởng lão gọi theo tứ tượng. Sau chót mới là bang chủ.
Phạm Ngũ Thư là con cháu danh tướng, trong mấy năm qua cẩn thận nghiên cứu, tham khảo nhiều bậc danh gia. Bốn trưởng lão cũng là võ lâm thế gia bị thổ hào hãm hại mà lụn bại, tuy tài sản đã mất nhưng võ học vẫn còn. Năm người hội họp, đã cải biến phép đánh Đảo Nam Nghịch Bắc thành bốn mươi hai đường võ công, lấy cái mai làm chủ, truyền trong bang. Lại nhờ Lê Thận biến tấu thủ pháp ném lá trầu sắt để cho kẻ không có võ công cũng ném được, rồi bảo bọn ăn mày lấy mảnh bát vỡ mảnh kho mà tự vệ.
Hai môn võ này truyền lưu trong bang Áo Rách được ba năm mà không có tên, nhiều kẻ muốn đặt cho chúng cái tên nào nghe oai oai cho dễ đọc. Ngặt nỗi kẻ đi chống gậy cầm bát thì mấy người được học hành tử tế? Thành thử, bốn mươi hai chiêu mai pháp được gọi là Xẻng Xúc Phân, ám khí gọi là Bát Vỡ Bay, cứ thế mà gọi.
Bấy giờ lão mới vỡ ra tại sao Lam Sơn trong tay bà Thương lại có thể âm thầm phát triển một trại Nghĩa Dũng lớn mạnh như bây giờ. Trong chuyện này, công rất lớn e là phải nhờ đến đạo quân ăn mày của Phạm Ngũ Thư. Có họ báo tin, bà Thương mới có thể ra đối sách, kịp thời lánh nặng tìm nhẹ, ẩn giấu phong mang.
Bùi Quốc Hưng trước khi xuất phát đã tháo lưỡi mâu cất trong bọc, mâu bính dùng như một cây Tề Mi côn gọi là phòng thân. Phạm Ngũ Thư thấy lão ở lâu trong Lam Sơn, lại vẫn không quên bản năng của người hành tẩu giang hồ, tính cẩn thận từng trải không khỏi khiến người khác nể phục. Hiện tại đương buổi loạn lạc, cầm thứ vũ khí có trên chiến trường như xà mâu đi lại trên đường quả thực dễ trở thành cái bia nhắm. Tuy bọn lính tuần chưa chắc đã làm khó, nhưng lúc này thân phận hai người đặc thù, nên cứ ăn chắc mặc bền là hơn cả.
Hai người đến Chợ Hạc thì cũng là lúc quần hào thiên hạ bắt đầu đổ dồn về đây. Trên Chợ Khô thì lừa ngựa buộc san sát, dưới Chợ Nước thì thuyền bè đậu nối đuôi, thực đúng là ngựa xe như nước, áo quần như nêm, khung cảnh náo nhiệt phồn hoa vượt xa những nơi khác.
Bùi Quốc Hưng và Phạm Ngũ Thư giao ngựa cho người trong bang, rồi bắt đầu tìm cách trà trộn vào chợ Hạc.
Phạm Ngũ Thư lấy bàn tay để ngang chân mày, suýt soa:
“ Trong thời loạn lạc mà có thể có một chốn thế ngoại đào viên, phồn hoa đô hội như này, đúng là hiếm có. ”
Bùi Quốc Hưng vỗ tay nải, kiểm tra thấy đầu xà mâu vẫn còn trong đấy, rồi nói:
“ Nay nước mất nhà tan, trăm tía ngàn hồng cũng chỉ là cảnh phồn vinh giả tạo, đẹp xuông mà thôi, bên trong trống rỗng. ”
Phạm Ngũ Thư bèn cười:
“ Không hổ là từng vào triều làm quan, lời lẽ sắc bén thật. Nhưng tôi nghe đâu ông anh là quan văn, chỉ đứng dưới cậu Văn Linh, sao lại vác theo thanh xà mâu làm chi? ”
Bùi Quốc Hưng đáp:
“ Kẻ quân tử phải văn thao võ lược kiêm tề, mới xứng lộc vua ban. Vào có thể trị quốc an bang, ra có thể phá tặc trừ khấu. Chỉ biết bút nghiên mà quên cung kiếm thì lấy sức khỏe đâu mà làm việc nước? Chỉ biết múa đao lộng thương mà chẳng quan trau dồi sách vở thánh hiền, có khác nào kẻ man di sơn dã? Còn về chuyện làm quan, Bùi mỗ tài học không phải xuất chúng, chỉ giữ một chức nhỏ thôi, anh bạn khen thế là quá lời rồi đấy. ”
Phạm Ngũ Thư bèn khoát tay, lại nói:
“ Đám ăn mày chúng tôi chỉ cần manh chiếu rách là xong, nhưng Bùi công thì cần một nơi ở lại cho ra trò. Chi bằng chúng ta đến cái miếu thành hoàng tụ tập với bang chúng bang Áo Rách trước, rồi từ từ tính tiếp. ”
Bùi Quốc Hưng nói:
“ Chuyện ấy thì đừng phiền đến anh em trong bang. Chợ Hạc bây giờ là nơi quần anh tụ hội, người đông đất chật. Đoán chừng nhà trọ khách điếm đều đã kín phòng cả rồi. Nếu như đằng nào cũng phải trải chiếu qua đêm, chẳng thà tìm chốn đất bằng, có gió có trăng cho mát, tội gì rúc ở cái chốn hành lang xó bếp cho bí bức con người ra? ”
“ Thế là ông anh chưa tìm hiểu kỹ càng rồi. Ở Chợ Hạc này chắc chắn có một nơi còn chốn có phòng cho thuê, chỉ là nếu ở đấy thì ta phải nhanh, bằng không lộ phí chẳng đủ đâu. ”
Bùi Quốc Hưng cau mày, đoạn hỏi;
“ Ý của cậu là kênh Bạch Hạc? ”
Phạm Ngũ Thư chỉ gật đầu nhẹ một cái, đoạn không đợi Bùi Quốc Hưng từ chối, đã lên tiếng:
“ Thôi thì cứ đến miếu gặp anh em trong bang cái đã, còn chuyện phòng ở ta tính sau. Đằng nào hai ta cũng phải đến con kênh Bạch Hạc kia thám thính tình hình một phen. ”
Bùi Quốc Hưng cho là phải, không nói thêm nữa
“ Chuyến này xuống miền Sơn Vi e là khó tránh khỏi tai mắt của lão già họ Trương, nên cần người lão luyện cẩn thận mới xong được. Trịnh Công Chứng và Lê Hành ở Hạ Hồng, Phạm Thiện ở Tân Minh, Nguyễn Đặc ở Khoái Châu, Nguyễn Đa Cấu và Trần Nhuế ở Hoàng Giang đều là kẻ có chí lớn, ngặt nỗi thế cô lực bạc, tài đức có hạn. Nếu liên hợp lại được thì là chuyện tốt, còn nếu không thì cũng cần phải uyển chuyển một phen. Ở đây Bùi công là già dặn lõi đời nhất, chuyến này mong bác ra sức giúp cho. ”
Bùi Quốc Hưng bèn đáp:
“ Chủ công đã quá lời. Họ Bùi tôi từ hồi gia nhập đến nay chưa lập được công lao gì. Nay chủ công đã mở lời, nếu mà không nghe, thì há chẳng phải để cả Lam Sơn này cười vào mũi là chỉ biết cậy già lên mặt hay sao? ”
Mọi người bèn cười ầm lên.
Lê Lợi cũng hắng giọng một tiếng, lại tiếp:
“ Lễ và Nguyên Hãn từng đánh mấy trận lớn với giặc, không tiện hiện thân kẻo đánh rắn động cỏ. Lần này không biết nên cử ai thì hợp. Chư tướng có đề cử ai không? ”
Lê Thạch, Lê Khôi đồng loạt lên tiếng xin đi. Bùi Quốc Hưng hơi có vẻ bất bình, nói:
“ Chủ công lẽ nào coi họ Bùi tôi xuất thân quan văn nên trói gà không chặt, hoặc giả là già lão mắt mờ tay chậm chăng? Tôi cũng đang muốn thử xem quần hùng thiên hạ có thể chống nổi mấy đường xà mâu của tôi. ”
Lão ngưng lại vuốt râu, rồi nói tiếp:
“ Người đông dễ lộ, tôi vẫn đi một mình thì hơn. ”
Lê Lợi bèn nói:
“ Bùi công vác xà mâu quả thực uy dũng vô bì, tôi nào dám chê cười? Nhưng phép đánh trên lưng ngựa của tướng quân ngoài sa trường không giống với lối giao đấu của giang hồ hào khách. Nên có một người nữa đi cùng, cả hai chiếu ứng lẫn nhau vẫn là hơn. ”
Bấy giờ, ở ngoài cửa lại có người nói vọng vào:
“ Đi vắng lâu ngày, nay trở về xin tự đề cử bản thân có được hay chăng? ”
Các tướng không khỏi chau mày sụ mặt, đây là chốn chư tướng bàn chuyện họp hành cớ sao lại có kẻ nào ở ngoài nói leo vào? Nhưng chỉ thấy Lê Lợi đứng phắt dậy, mặt mừng như mở cờ, nói to:
“ Ngũ Thư?? ”
Thế là Phạm Ngũ Thư và Bùi Quốc Hưng được chọn làm người xuống Sơn Vi, vào chợ Hạc nghe ngóng tin tức. Từ Lam Sơn bắc thượng, đi ngựa thì hết độ hơn một ngày đường. Bùi Quốc Hưng mặc áo tơi, vận đồ rách, tay nắm một thanh xà mâu dài quá đầu, lưỡi mâu dài đến hơn ba gang tay. Ở đây lại phải nói rõ, lưỡi xà mâu Đại Việt được cấu trúc lượn uốn theo hình toàn thân rắn và có đầu rắn ngóc lên về phía mâu nhận, trái với xà mâu Trung Hoa thì lượn uốn theo hình đuôi rắn và có gắn móc ngạnh hướng về phía mâu khố, tức phần gắn vào cán. Dưới bộ có thể khắc chế thuẫn khiên, trên ngựa phá được đao thương kiếm kích. Đúng là thứ binh khí lợi hại khó được...
(Chú thích thêm của tác giả: Xà mâu là thứ binh khí lai giữa xà thương và câu liêm thương, lưỡi mâu uốn lượn như thân rắn và có một ngạnh phụ - đầu rắn chìa ra. Như vũ khí chúng ta thấy trong phim ảnh tái hiện của Trương Phi hay Lâm Sung thì nó là Thiệt Xà Thương – Thương lưỡi rắn chứ không phải xà mâu)
Phạm Ngũ Thư chuyến này muốn che giấu thân phận, nên cất thanh Hùng kiếm ở nhà mà dùng một cây gậy tre ngắn. Y ăn vận như một gã ăn mày, cầm bát mẻ trống gậy, cưỡi lừa lóc cóc theo sau. Bùi Quốc Hưng tuy là không thích có người đi cùng, nhưng không phải hạng mù quáng không phân nặng nhẹ, bằng không há lại có chuyện được các tướng Lam Sơn nể nang? Ông biết đây là chuyện quan trọng nên cũng phối hợp với Phạm Ngũ Thư.
Lúc đầu, thấy Ngũ Thư giả làm ăn mày thì Bùi Quốc Hưng có vẻ coi rẻ, song về sau mới biết là nhầm. Lúc này đang buổi loạn lạc, quân Minh và tham quan quấy nhiễu khắp nơi, nạn dân mất cửa tan nhà phải lưu lạc đến độ cầm bát chống gậy đâu phải ít? Phạm Ngũ Thư ra ngoài giả làm ăn mày, chống lưng cho đám ăn mày, thành thử tiếng lành đồn xa, chẳng mấy mà trong tay y đã có một mạng lưới tình báo phủ khắp hai mươi tư phủ lộ từ nam chí bắc. Cả ngàn người cầm bát chống gậy tề tụ, tự lập một phái, chốn giang hồ xưng là bang Áo Rách. Phạm Ngũ Thư trước đến nay vẫn rất nể ông sư ăn mày, nên bảo cả bọn tôn Khiếu Hóa tăng làn tổ sư của phái, tên nào tên nấy đều hoan hô ầm ĩ. Lại lấy cách làm người của Khiếu Hóa tăng làm tôn chỉ, hành tẩu giang hồ phải lấy tín nghĩa làm đầu, không được nhũng nhiễu lương dân, làm ra chuyện phản dân hại nước.
Bang chúng ai nấy đều tuân thủ môn quy nghiêm ngặt, Phạm Ngũ Thư lại cắt cử phân chia đám ăn mày trong thiên hạ, lấy đốt tre trên cán tre làm ám hiệu. Bang chúng mặc áo rách, lưng đeo cái mai xúc đất, tay cầm bát mẻ, đầu chít khăn. Cả bang Áo Rách có mấy ngàn bang chúng, chia làm hai mươi tư đường ứng với hai mươi bốn phủ lộ, còn ai đứng đầu các châu các huyện thì do đà chủ tự mình chia cắt. Trên đà chủ là bốn trưởng lão gọi theo tứ tượng. Sau chót mới là bang chủ.
Phạm Ngũ Thư là con cháu danh tướng, trong mấy năm qua cẩn thận nghiên cứu, tham khảo nhiều bậc danh gia. Bốn trưởng lão cũng là võ lâm thế gia bị thổ hào hãm hại mà lụn bại, tuy tài sản đã mất nhưng võ học vẫn còn. Năm người hội họp, đã cải biến phép đánh Đảo Nam Nghịch Bắc thành bốn mươi hai đường võ công, lấy cái mai làm chủ, truyền trong bang. Lại nhờ Lê Thận biến tấu thủ pháp ném lá trầu sắt để cho kẻ không có võ công cũng ném được, rồi bảo bọn ăn mày lấy mảnh bát vỡ mảnh kho mà tự vệ.
Hai môn võ này truyền lưu trong bang Áo Rách được ba năm mà không có tên, nhiều kẻ muốn đặt cho chúng cái tên nào nghe oai oai cho dễ đọc. Ngặt nỗi kẻ đi chống gậy cầm bát thì mấy người được học hành tử tế? Thành thử, bốn mươi hai chiêu mai pháp được gọi là Xẻng Xúc Phân, ám khí gọi là Bát Vỡ Bay, cứ thế mà gọi.
Bấy giờ lão mới vỡ ra tại sao Lam Sơn trong tay bà Thương lại có thể âm thầm phát triển một trại Nghĩa Dũng lớn mạnh như bây giờ. Trong chuyện này, công rất lớn e là phải nhờ đến đạo quân ăn mày của Phạm Ngũ Thư. Có họ báo tin, bà Thương mới có thể ra đối sách, kịp thời lánh nặng tìm nhẹ, ẩn giấu phong mang.
Bùi Quốc Hưng trước khi xuất phát đã tháo lưỡi mâu cất trong bọc, mâu bính dùng như một cây Tề Mi côn gọi là phòng thân. Phạm Ngũ Thư thấy lão ở lâu trong Lam Sơn, lại vẫn không quên bản năng của người hành tẩu giang hồ, tính cẩn thận từng trải không khỏi khiến người khác nể phục. Hiện tại đương buổi loạn lạc, cầm thứ vũ khí có trên chiến trường như xà mâu đi lại trên đường quả thực dễ trở thành cái bia nhắm. Tuy bọn lính tuần chưa chắc đã làm khó, nhưng lúc này thân phận hai người đặc thù, nên cứ ăn chắc mặc bền là hơn cả.
Hai người đến Chợ Hạc thì cũng là lúc quần hào thiên hạ bắt đầu đổ dồn về đây. Trên Chợ Khô thì lừa ngựa buộc san sát, dưới Chợ Nước thì thuyền bè đậu nối đuôi, thực đúng là ngựa xe như nước, áo quần như nêm, khung cảnh náo nhiệt phồn hoa vượt xa những nơi khác.
Bùi Quốc Hưng và Phạm Ngũ Thư giao ngựa cho người trong bang, rồi bắt đầu tìm cách trà trộn vào chợ Hạc.
Phạm Ngũ Thư lấy bàn tay để ngang chân mày, suýt soa:
“ Trong thời loạn lạc mà có thể có một chốn thế ngoại đào viên, phồn hoa đô hội như này, đúng là hiếm có. ”
Bùi Quốc Hưng vỗ tay nải, kiểm tra thấy đầu xà mâu vẫn còn trong đấy, rồi nói:
“ Nay nước mất nhà tan, trăm tía ngàn hồng cũng chỉ là cảnh phồn vinh giả tạo, đẹp xuông mà thôi, bên trong trống rỗng. ”
Phạm Ngũ Thư bèn cười:
“ Không hổ là từng vào triều làm quan, lời lẽ sắc bén thật. Nhưng tôi nghe đâu ông anh là quan văn, chỉ đứng dưới cậu Văn Linh, sao lại vác theo thanh xà mâu làm chi? ”
Bùi Quốc Hưng đáp:
“ Kẻ quân tử phải văn thao võ lược kiêm tề, mới xứng lộc vua ban. Vào có thể trị quốc an bang, ra có thể phá tặc trừ khấu. Chỉ biết bút nghiên mà quên cung kiếm thì lấy sức khỏe đâu mà làm việc nước? Chỉ biết múa đao lộng thương mà chẳng quan trau dồi sách vở thánh hiền, có khác nào kẻ man di sơn dã? Còn về chuyện làm quan, Bùi mỗ tài học không phải xuất chúng, chỉ giữ một chức nhỏ thôi, anh bạn khen thế là quá lời rồi đấy. ”
Phạm Ngũ Thư bèn khoát tay, lại nói:
“ Đám ăn mày chúng tôi chỉ cần manh chiếu rách là xong, nhưng Bùi công thì cần một nơi ở lại cho ra trò. Chi bằng chúng ta đến cái miếu thành hoàng tụ tập với bang chúng bang Áo Rách trước, rồi từ từ tính tiếp. ”
Bùi Quốc Hưng nói:
“ Chuyện ấy thì đừng phiền đến anh em trong bang. Chợ Hạc bây giờ là nơi quần anh tụ hội, người đông đất chật. Đoán chừng nhà trọ khách điếm đều đã kín phòng cả rồi. Nếu như đằng nào cũng phải trải chiếu qua đêm, chẳng thà tìm chốn đất bằng, có gió có trăng cho mát, tội gì rúc ở cái chốn hành lang xó bếp cho bí bức con người ra? ”
“ Thế là ông anh chưa tìm hiểu kỹ càng rồi. Ở Chợ Hạc này chắc chắn có một nơi còn chốn có phòng cho thuê, chỉ là nếu ở đấy thì ta phải nhanh, bằng không lộ phí chẳng đủ đâu. ”
Bùi Quốc Hưng cau mày, đoạn hỏi;
“ Ý của cậu là kênh Bạch Hạc? ”
Phạm Ngũ Thư chỉ gật đầu nhẹ một cái, đoạn không đợi Bùi Quốc Hưng từ chối, đã lên tiếng:
“ Thôi thì cứ đến miếu gặp anh em trong bang cái đã, còn chuyện phòng ở ta tính sau. Đằng nào hai ta cũng phải đến con kênh Bạch Hạc kia thám thính tình hình một phen. ”
Bùi Quốc Hưng cho là phải, không nói thêm nữa
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook