Quy Khê Thập Nhị Lý - Ngõ Nam Kha
-
Chương 3
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Lập hạ được hơn một tháng, bầu trời Duật Kinh đã dần không còn một màu trong vắt.
Mưa rào như nữ nhi khuê các đang sầu muộn, vô duyên vô cớ đổ xuống từng cơn lại từng cơn xối xả, chẳng còn mang chút ấm áp bịn rịn nào của ngày xuân. Mái hiên nhà chảy xuống hàng hà những giọt nước to cỡ tiền đồng, vừa rơi xuống đất liền mất tăm mất tích. Mưa vội vã, tiếng nước rả rích trên hàng ngói lợp tạo nên thứ âm hưởng làm trĩu nặng lòng người.
Trần Yên ngồi bên cửa chái, ngẩn ngơ nhìn dòng nước lênh láng trong vườn, đáy lòng chàng cũng như giọt nước trên mái nhà kia, thấp thỏm không yên.
Sợ nhất là những ngày thời tiết âm u ẩm thấp. Vết thương trên cánh tay phải không những không giảm mà còn dễ dàng phát tác bất kể ngày hay đêm, mang tới bao rắc rối cho chàng. Khắp dưới bả vai đều đau đớn, đau đến tột độ mà sầu não, thường đương lúc làm việc chợt bất giác nhận ra cả người đã đầy mồ hôi. Chàng chỉ đành đun nước sôi phủ lên vết thương hòng giảm bớt đau nhức, nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời mà thôi.
Liên tiếp tai bay vạ gió[1].
Đầu tháng, chàng tình cờ nhận được mối của một thương gia đang mướn thuyền chuyển hàng. Đơn hàng chàng nhận rất giá trị, gồm bốn lăm hộp tráp gương nữ trang[2], khắc hoa văn phụng điệp, quả thù du[3], kết đỏ sơn đáy. Ngày ba mươi cuối tháng, phải giao hàng lên thuyền trên sông Phụ Tô, không thể chậm trễ một khắc.
Lần này vốn là một cọc làm ăn, nhưng mưa trút không ngừng, sân vườn đọng nước, chàng không thể bày vật liệu trong vườn, chỉ đành chuyển vào làm trong nhà. Vất vả cho đến hai nhăm, tất cả tráp gỗ đều đã được đánh bóng mài nhẵn, khiến chàng hân hoan vô cùng. Chàng mua thêm vài cân[4]sơn dầu kết đỏ, rồi tỉ mỉ sơn lên thân tráp. Ai ngờ chất gỗ khi sơn lên lại nhợt nhạt mất sắc, mà dầu mãi không khô, càng liên tục phải trời mưa gió. Chàng sốt ruột chờ đủ năm ngày, vẫn không thấy khá hơn. Hơ qua than lửa thì mặt sơn lại biến chất, trông thập phần xấu xí. Chàng không giao được hàng, gã thương nhân nọ đương nhiên nổi giận đùng đùng, gã không những từ chối trả tiền, mà còn ép Trần Yên đền bù tổn thất do kéo dài thời hạn giao hàng.
Chàng vốn vẫn trông ngóng món tiền ấy làm phí tiền nhà tháng này, không ngờ lại phải đền tiền cho người ta. Nhất thời, chàng không thể gom đủ hai mươi lượng bạc, gã nọ chưa nhận đủ tiền, nói qua vài ngày nữa lại đến, mà mỗi đầu tháng Tiết Tứ cũng sẽ đúng ngày đến thu tiền. Chàng biết mình không thể bồi thường, nên ôm hi vọng đi nói lí với tiệm sơn dầu kia. Tên làm thuê của tiệm hàng nói chủ cửa hàng đã đi vắng, thứ không tiếp được, nếu chàng định uy hiếp dọa nạt sẽ đi báo quan. Trần Yên nghe thấy hai tiếng “Quan phủ”, đầu mi rủ xuống, lặng lẽ trở về.
Ngày mai đã đến kì hạn.
Trời vừa hửng sáng chàng đã tỉnh dậy rồi đứng ngồi không yên trước của nhà như người mất hồn. Đầu óc trống rỗng, chàng lặng lẽ nhìn cơn mưa đổ xuống thành từng vũng nước mà lòng buồn bã.
Rất lâu sau, ánh mắt chàng lại dời lên án cơ. Trên án cơ đặt một cuộn vải hẹp dài, gác đã lâu, hộp gỗ sơn đen sẫm vẫn đương mở ra, lớp vải gai mở rộng, như đang đợi chàng bất kể lúc nào dứt bỏ ý niệm, đặt cuộn vải trở lại trong hộp. Lần lữa mấy lần, chàng đã bước đến trước án cơ, nhưng bàn tay vươn ra vẫn không thể cầm lấy.
Trần Yên nắm chặt hai mắt, thở dài. Rốt cuộc chàng tiến đến bưng cuộn vải vào lòng, ngón tay mân mê từ đầu đến cuối lớp vải, đầu ngón tay run rẩy, gắng sức nắm chặt. Chàng hạ mắt, bật ô đi ra khỏi nhà.
—-
Quá trưa, mưa dần ngớt, đến giờ thân[5] bầu trời đã hiện lên một màu trong vắt. Hài đồng trong ngõ Nam Kha, tóc để chỏm, ùa ra khỏi nhà nô đùa đạp nước. Lúc Trần Yên trở về, cả đám đã gần như đạp hết thảy các vũng nước đọng. Chàng mỉm cười ngắm nhìn lũ hài tử đang vui vẻ nô đùa trong nắng, một tia nắng mong manh chiếu rõ nét mệt mỏi nơi khóe mắt, ở góc ngõ vắng người qua lại, chàng lặng lẽ vươn tay xoa nhẹ lên đó.
Vẫn là dáng vẻ lúc chàng xuất môn, duy đã không còn cuộn vải nọ mà thay bằng một bọc vải khác.
Chàng vẫn cúi đầu chậm bước trở về nhà, khi qua trước cửa Hồi Xuân thảo đường, chợt nghe thấy tiếng khóc lóc om sòm rầm rồ khí thế của một đám đàn bà, khiến chàng không tránh khỏi ngẩng đầu nhìn xem. Chỉ thấy bảy tám dân phụ đang vây kín lấy một ông lão khóc không ngừng, vừa giận châm đấm ngực, vừa dọa sống dọa chết, mặt đầy nước mắt, hô hào: “Lão gia! Lão gia ngài mà chết, chúng thiếp biết sống sao đây! Ông trời ơi, ông cũng cho con chết luôn đi!”
Lúc đó, Tạ Hoàn Hồi đang ở bên bắt mạch cho ông lão rốt cuộc cũng cau mày, đập tay lên góc bàn, hắn hung dữ nói: “Bà cứ việc chết! Chết thì chết cho sạch sẽ, ở đây khóc lóc làm gì! Người ta còn chưa chết cũng bị đám các bà làm phiền sắp chết rồi!”
Đám đàn bà liền hít sâu rồi im bặt.
Không ngờ ông lão đang nằm thẳng đơ chợt mở miệng phì một tiếng, hẳn nhiên cũng đồng ý với hắn. Trần Yên cũng bật cười. Giờ đây, lòng chàng tựa lúc xuân sang tháng hai, dẫu đã mang theo chút ấm áp trở lại những vẫn không sao nén được xuân hàn se sẽ.
Đám đàn bà đó vẫn đang đòi bát nháo. Tạ Hoàn Hồi thấy vậy vội vàng đưa người vào cửa y quán, tránh cho người bệnh bị làm phiền, đám nọ mới hậm hực bỏ đi. Hắn vừa định trở vào nhà, chợt liếc mắt thấy Trần Yên đang mỉm cười ở nơi xa. Trần Yên vừa lúc chạm mắt với hắn, nét cười chợt dừng lại, chàng vội vàng tránh mặt rời đi. Kể từ lần Tạ Hoàn Hồi tình cờ chạm phải nơi riêng tư của chàng, hai người sau đó chẳng mấy khi gặp mặt, hiện giờ ngẫu nhiên gặp lại, chàng không kịp tránh hắn. Lúc này thấy chàng vẫn hệt như lần trước, một luồng khí nóng từ ngực bốc lên, hắn lạnh lùng quát to: “Đứng lại! Ngươi đi đâu! Ta là quỷ đói khát à, có ăn thịt ngươi sao?”.
Trần Yên biết chàng trốn không xong rồi liền chậm rãi quay người, cười ngây ngô với Tạ Hoàn Hồi đang một vẻ phẫn nộ: “… không phải, Tạ đại phu, tôi chỉ đang vội về nhà…”.
Người nọ căn bản không thèm nghe chàng giải thích, hắn vươn tay chỉ ghế bên cửa: “Ngồi!”
Giọng điệu đó nào đâu phải mời mọc, mà là đe nạt.
Trần Yên im lặng, thầm thở dài, nghe lời hắn đi đến ngồi xuống ghế. Suy cho cùng chỉ cách nhau một bức tường, quan hệ hàng xóm giữa hai người lại bế tắc đến vậy, sau này chạm mặt khó tránh khỏi khó xử.
Ánh mắt Tạ Hoàn Hồi chăm chăm nhìn chàng như đang áp giải phạm nhân vậy, tận cho đến khi chàng đã ngồi yên, mới lạnh nhạt dời khỏi. Hắn quay qua khám bệnh cho ông lão nọ. Trần Yên cũng im lặng không nói lời nào, khẽ dựa vào tường, chàng ngước mắt lặng ngắm giọt nước trong vắt đọng trên mái hiên nhà, thần người.
Một đám mây bồng bềnh trôi đến, âm u bao trùm lên nóc nhà. Nền đất gạch trên phố xá đã bốc lên hơi nóng nhưng bên trong y quán lại rất lạnh lẽo, lư thuốc đang sôi, nắp sứ lạch cạch phập phồng hơi nước mang theo mùi vị đắng ngắt, thanh thanh lành lạnh. Bốn bề yên tĩnh. Chàng vừa tỉnh táo trở lại, cơn đau bên bả vai lại khẽ nhói. Bởi thế chàng thu cả người vào một góc, tựa vào quầy thuốc rồi hoảng hốt nhớ rằng, ở khắp chốn Quy Khê Thập Nhị Lý chỉ còn một góc nhỏ này có thể chứa chấp chàng. Cách vách vẫn là căn nhà chàng đang thuê, nhưng chàng biết, thật ra, mình đã là người không chốn trở về.
Thời khắc này, ở nơi đây lay lắt tạm bợ một lúc cũng không phải quá tệ.
—–
“Này”. Một giọng nói chợt cất lên khiến tai chàng ông ông, chàng mới nhận ra Tạ Hoàn Hồi đã đứng trước mặt hồi lâu.
Trần Yên vội vàng đứng dậy, suýt thì vấp phải ghế, mặt chàng liền đỏ bừng: “Xin lỗi, xin lỗi…”.
“Ngồi xuống”. Lại là mệnh lệnh không thể chối cãi. Trần Yên bình tĩnh ngồi xuống theo lời hắn. Tạ Hoàn Hồi bắt gặp ánh mắt vô thần đen như mun trong cơn ngạc nhiên bỗng nảy lên tia sáng nhỏ bé rồi tắt lụi ngay của chàng. Đầu mày hắn khẽ chau lại, hắn cúi đầu cởi đới y chàng. Trần Yên hốt hoảng, bất giác lùi lại nhưng lại bị tường chặn đứng không con đường lui, chàng chỉ đành đưa tay lên chắn. Tạ Hoàn Hồi cau mày: “Cho ta xem tay ngươi!”.
“Không, không! Đại phu, tôi không đau!”. Trần Yên e sợ vết thương xấu xí sẽ khiến hắn ghét bỏ, càng cố gắng chặn lại: “Vả lại tôi… tôi không giấu ngài, tôi cũng không có nhiều tiền để mời đại phu…. ”
“Ta không lấy tiền của ngươi”. Lúc trả lời hắn cũng chẳng thèm ngẩng đầu. Hai tay hắn kéo tay trái Trần Yên ra, tiếp tục cởi đới y xuống.
Trần Yên nghe hắn nói vậy thì vừa kinh vừa hoảng, chàng không ngừng lắc đầu: “Sao lại để đại phu không công khám bệnh cho tôi được. Không thể được, đại phu, tôi giờ thật sự không sao cả!”
“Ta không muốn lấy tiền cũng không được sao! Đàn ông đàn ang như ngươi sao cứ như đàn bà thế”. Tạ Hoàn Hồi chốc lát trợn lên đôi mắt trong veo đen láy, nhả ngay một câu khiến chàng nghẹn lời, không cho thanh minh, hắn hung hăng lột áo chàng xuống, cởi thẳng đến dưới cánh tay phải!
Chớp mắt đó, vết thương bị buộc hiện diện trước người khác, nỗi khổ sở mất tay ngày đó lại nhen nhóm trở lại.
Chàng không chặn được tiếng kêu đau nỉ non của mình. Vươn tay bịt lấy, không ngờ khuỷu tay đụng phải túi vải đặt dưới chân khiến nó lăn xuống đất kêu vang loảng xoảng, rõ ràng là tiếng đá vụn va đập, nghe thật rõ ràng.
Là nén bạc. Hơn nữa không dưới mười mấy lượng.
Trần Yên toát mồ hôi lạnh. Chàng trước đó mới nói mình không có tiền cầu y, nhưng bên người lại mang một bao tự biết là không ít. Vậy ra chàng chỉ là kẻ keo kiệt dối lừa mà thôi. Lòng chàng tức thì lặng đi, thất thần nhìn Tạ Hoàn Hồi.
Tạ Hoàn Hổi chỉ hơi ngừng động tác, hắn vẫn chẳng hề nói câu nào, nhưng khuôn mặt thanh tú của hắn đã thờ ơ đến mức cõi lòng Trần Yên nguội lạnh. Dẫu là lúc bàn tay Tạ Hoàn Hồi bọc lấy miệng vết thương khiến cơn đau chợt nhói lên, chàng vẫn nín thính. Nhất thời thở không ra hơi, chỉ có mồ hôi lạnh chảy ròng ròng xiên xẹo trên cơ thể. Tạ Hoàn Hồi cúi thấp người, kề sát rồi tỉ mỉ quan sát miệng vết thương, cơ thịt trong tay hắn hẳn nhiên căng cứng. Thứ chạm được chỉ là một mảnh hư lạnh, vệt mồ hôi giá băng, hắn biết chàng đã đau đến cùng cực, lông mày khóa lại càng sâu.
Vết thương nọ hiển nhiên mới xuất hiện không quá nửa năm. Do vũ khí sắc bén chém đứt, thủ pháp hung tàn.
Hiện giờ vết thương đau khôn cùng. Trần Yên cuối cùng nhắm mắt lại, khe khẽ thở dốc. Chàng nghe thấy giọng Tạ Hoàn Hồi trầm trầm vang lên: “Tại sao đứt?”
Chàng vội vàng mở mắt, trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó trước mắt là vụn sáng chớp hiện như tên loạn lao tới, đến khi bàng hoàng tỉnh lại lại chỉ là một bức tường trắng của một tiệm y quán, bóng cây lay động mà thôi. Trần Yên nhìn chằm chằm bức tường, hồi lâu mới đáp: “Gặp… cướp”.
“Gặp cướp rồi bị chém mất?”
“Đúng vậy…”. Chàng nhấp môi dè dặt lựa lời, mắt vẫn nhìn xuống đất. Lời nói dối vụng về như thế, nói nhiều không bằng nói ít.
“Đau không?”. Thời tiết ẩm thấp mưa dầm nhiều ngày, vết thương này chắc hẳn rất đau đớn.
Trần Yên nín thinh hồi lâu mới cắn răng thì thầm: “Không đau”.
Tạ Hoàn Hồi cười khẩy. Nếu ánh mắt thật sự có thể lọc da cắt thịt thì e rằng lúc này chàng sớm đã chẳng còn miếng da nào rồi. Trần Yên biết hắn là người thông minh, lại thông hiểu Kỳ Hoàng Chi Thuật[6]. Vậy nên lời nói vụng về như vậy sao có thể giấu được hắn. Chàng chỉ còn cách cúi đầu im lặng.
Trong phòng đều tịch mịch.
—-
Phần áo trên của Trần Yên vẫn để hở dưới vai, ngực phanh hờ. Tạ Hoàn Hồi nhăn mày, nhìn chằm chằm đường nét cơ bắp săn chắc, đầy đặn, rõ nét, ôm lấy khung xương hoàn chỉnh cứng cáp của người thanh niên, nước da sạch sẽ dễ nhìn. Khi chàng thở khẽ, lồng ngực nhấp nhô dường như mang theo chút hào khí như gươm tuốt khỏi vỏ, mạnh mẽ tộ cùng. Điều thiếu sót duy nhất là những vệt sẹo nhỏ vụn vặt do vật nhọn gây ra, mới có cũ có. Tuyệt nhiên không chỉ là do một lần bị bọn cướp hung hãn tầm thường chém giết gây ra.
Hắn hồi lâu mới nói: “Ngươi thế này không bị tổn thương đến xương cốt, không thể trị bằng thuốc cao trị đau, còn cần phối hợp thêm nữa mới khỏe lên được. Nhưng cũng không dễ trị dứt điểm”.
Trần Yên thấy ánh mắt hắn nghiêm trọng, người khác không nói, như hôm nay đích thân lang trung nói cho biết, chàng liền hiểu rằng tay mình quả nhiên là bị phế rồi. Cả người như rơi vào hầm băng, nhất thời tâm tình nguôi lạnh. Chàng lặng lẽ nhìn khung trời xanh trong ngoài phòng hồi lâu, cổ họng vừa ráp vừa cứng, không muốn tiếp tục nhắc đến nữa. Chàng miễn cưỡng dựng dậy tinh thần, chậm rãi chuyển sang một đề tài không liên quan khác: “Đại phu, ngài có biết… gần đây có chỗ nào thu mua sách cũ hay không?”
Câu hỏi bất ngờ vang lên. Tạ Hoàn Hồi có hơi khó hiểu, hắn liếc mắt nhìn chàng: “Hỏi thế làm gì?”
“…. Nhà tôi trùng hợp có ít sách cũ không dùng nữa, sách vở để không một chỗ cũng đáng tiếc, thà rằng để người yêu thích nó lấy dùng tốt hơn”. Trần Yên khẽ đáp.
Ông chủ họ Đồng ở Quy Khê Bát Lý có một gian hàng sách, nhưng Tạ Hoàn Hồi không nói ra, hắn chỉ hỏi chàng: “Sách của người là sách gì, ta xem được không?”
Trần Yên chợt nhận ra ý của hắn, kinh ngạc rồi lắc đầu liên tục: “Không phải là y thư, đại phu ngài không dùng được…”
“Ta đâu phải chỉ xem y thư!”. Bực dọc quăng cho Trần Yên một ánh nhìn lạnh lùng, Tạ Hoàn Hồi bỗng kéo y phục của chàng trở lại. Ngay lúc chàng đỏ bừng mặt mũi, luống cuống thắt lại đới y, hắn nhả ra một câu chốt dọa chàng hết hồn. “Ta dùng được hay không, cứ xem thì biết….” .
Trần Yên tức thì ngớ ra, không biết phải nói sao.
Những cuốn sách đó, Tạ Hoàn Hồi sẽ dùng như thế nào.
—-
Giải thích
[1] Tai bay vạ gió (Thành ngữ): chỉ tai họa bất ngờ.
[2] Hộp tráp gương, hộp gương lược.
Tráp gương
[3] Quả thù du:
[4] Cân: Đơn vị đo lường. 1 cân = ½ Kg.
[5] Giờ thân: Từ 15h – 17h
[6] Kỳ Hoàng Chi Thuật: (hay Kỳ Hoàng Chi Đạo) chỉ những lý luận trong Trung y hay học thuật Trung y (Baidu).
Hoàng là chỉ Hiên Viên Hoàng Đế (Thủy tổ của người Trung Quốc), Kỳ là chỉ Kỳ Bá – thần tử của Hoàng Đế. Tương tuyền, Hoàng Thế thường ngồi luận bàn, thảo luận các vấn đề y học với các thần tử như Kỳ Bá, Lôi Công…. Có rất nhiều nội dung trong đó được ghi lại trong một bộ tác phẩm nổi tiếng về y học là “Hoàng Đế Nội Kinh”. Người đời sau tôn sùng Hoàng Đế, Kỳ Bá nên dần dà, Kỳ Hoàng chi thuật đều dùng để chỉ y thuật trung y, đồng thời chấp nhận “Hoàng Đế Nội Kinh” là tác phẩm kinh điển trung ý có quyền lực nhất, là khởi nguồn của lí luận trung y dược học. Cho đến nay, chỉ cần là các vấn đề trong trung y sẽ đều được gọi là luận về “Hoàng Đế Nội Kinh”
Hoàng Đế Nội Kinh
Lập hạ được hơn một tháng, bầu trời Duật Kinh đã dần không còn một màu trong vắt.
Mưa rào như nữ nhi khuê các đang sầu muộn, vô duyên vô cớ đổ xuống từng cơn lại từng cơn xối xả, chẳng còn mang chút ấm áp bịn rịn nào của ngày xuân. Mái hiên nhà chảy xuống hàng hà những giọt nước to cỡ tiền đồng, vừa rơi xuống đất liền mất tăm mất tích. Mưa vội vã, tiếng nước rả rích trên hàng ngói lợp tạo nên thứ âm hưởng làm trĩu nặng lòng người.
Trần Yên ngồi bên cửa chái, ngẩn ngơ nhìn dòng nước lênh láng trong vườn, đáy lòng chàng cũng như giọt nước trên mái nhà kia, thấp thỏm không yên.
Sợ nhất là những ngày thời tiết âm u ẩm thấp. Vết thương trên cánh tay phải không những không giảm mà còn dễ dàng phát tác bất kể ngày hay đêm, mang tới bao rắc rối cho chàng. Khắp dưới bả vai đều đau đớn, đau đến tột độ mà sầu não, thường đương lúc làm việc chợt bất giác nhận ra cả người đã đầy mồ hôi. Chàng chỉ đành đun nước sôi phủ lên vết thương hòng giảm bớt đau nhức, nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời mà thôi.
Liên tiếp tai bay vạ gió[1].
Đầu tháng, chàng tình cờ nhận được mối của một thương gia đang mướn thuyền chuyển hàng. Đơn hàng chàng nhận rất giá trị, gồm bốn lăm hộp tráp gương nữ trang[2], khắc hoa văn phụng điệp, quả thù du[3], kết đỏ sơn đáy. Ngày ba mươi cuối tháng, phải giao hàng lên thuyền trên sông Phụ Tô, không thể chậm trễ một khắc.
Lần này vốn là một cọc làm ăn, nhưng mưa trút không ngừng, sân vườn đọng nước, chàng không thể bày vật liệu trong vườn, chỉ đành chuyển vào làm trong nhà. Vất vả cho đến hai nhăm, tất cả tráp gỗ đều đã được đánh bóng mài nhẵn, khiến chàng hân hoan vô cùng. Chàng mua thêm vài cân[4]sơn dầu kết đỏ, rồi tỉ mỉ sơn lên thân tráp. Ai ngờ chất gỗ khi sơn lên lại nhợt nhạt mất sắc, mà dầu mãi không khô, càng liên tục phải trời mưa gió. Chàng sốt ruột chờ đủ năm ngày, vẫn không thấy khá hơn. Hơ qua than lửa thì mặt sơn lại biến chất, trông thập phần xấu xí. Chàng không giao được hàng, gã thương nhân nọ đương nhiên nổi giận đùng đùng, gã không những từ chối trả tiền, mà còn ép Trần Yên đền bù tổn thất do kéo dài thời hạn giao hàng.
Chàng vốn vẫn trông ngóng món tiền ấy làm phí tiền nhà tháng này, không ngờ lại phải đền tiền cho người ta. Nhất thời, chàng không thể gom đủ hai mươi lượng bạc, gã nọ chưa nhận đủ tiền, nói qua vài ngày nữa lại đến, mà mỗi đầu tháng Tiết Tứ cũng sẽ đúng ngày đến thu tiền. Chàng biết mình không thể bồi thường, nên ôm hi vọng đi nói lí với tiệm sơn dầu kia. Tên làm thuê của tiệm hàng nói chủ cửa hàng đã đi vắng, thứ không tiếp được, nếu chàng định uy hiếp dọa nạt sẽ đi báo quan. Trần Yên nghe thấy hai tiếng “Quan phủ”, đầu mi rủ xuống, lặng lẽ trở về.
Ngày mai đã đến kì hạn.
Trời vừa hửng sáng chàng đã tỉnh dậy rồi đứng ngồi không yên trước của nhà như người mất hồn. Đầu óc trống rỗng, chàng lặng lẽ nhìn cơn mưa đổ xuống thành từng vũng nước mà lòng buồn bã.
Rất lâu sau, ánh mắt chàng lại dời lên án cơ. Trên án cơ đặt một cuộn vải hẹp dài, gác đã lâu, hộp gỗ sơn đen sẫm vẫn đương mở ra, lớp vải gai mở rộng, như đang đợi chàng bất kể lúc nào dứt bỏ ý niệm, đặt cuộn vải trở lại trong hộp. Lần lữa mấy lần, chàng đã bước đến trước án cơ, nhưng bàn tay vươn ra vẫn không thể cầm lấy.
Trần Yên nắm chặt hai mắt, thở dài. Rốt cuộc chàng tiến đến bưng cuộn vải vào lòng, ngón tay mân mê từ đầu đến cuối lớp vải, đầu ngón tay run rẩy, gắng sức nắm chặt. Chàng hạ mắt, bật ô đi ra khỏi nhà.
—-
Quá trưa, mưa dần ngớt, đến giờ thân[5] bầu trời đã hiện lên một màu trong vắt. Hài đồng trong ngõ Nam Kha, tóc để chỏm, ùa ra khỏi nhà nô đùa đạp nước. Lúc Trần Yên trở về, cả đám đã gần như đạp hết thảy các vũng nước đọng. Chàng mỉm cười ngắm nhìn lũ hài tử đang vui vẻ nô đùa trong nắng, một tia nắng mong manh chiếu rõ nét mệt mỏi nơi khóe mắt, ở góc ngõ vắng người qua lại, chàng lặng lẽ vươn tay xoa nhẹ lên đó.
Vẫn là dáng vẻ lúc chàng xuất môn, duy đã không còn cuộn vải nọ mà thay bằng một bọc vải khác.
Chàng vẫn cúi đầu chậm bước trở về nhà, khi qua trước cửa Hồi Xuân thảo đường, chợt nghe thấy tiếng khóc lóc om sòm rầm rồ khí thế của một đám đàn bà, khiến chàng không tránh khỏi ngẩng đầu nhìn xem. Chỉ thấy bảy tám dân phụ đang vây kín lấy một ông lão khóc không ngừng, vừa giận châm đấm ngực, vừa dọa sống dọa chết, mặt đầy nước mắt, hô hào: “Lão gia! Lão gia ngài mà chết, chúng thiếp biết sống sao đây! Ông trời ơi, ông cũng cho con chết luôn đi!”
Lúc đó, Tạ Hoàn Hồi đang ở bên bắt mạch cho ông lão rốt cuộc cũng cau mày, đập tay lên góc bàn, hắn hung dữ nói: “Bà cứ việc chết! Chết thì chết cho sạch sẽ, ở đây khóc lóc làm gì! Người ta còn chưa chết cũng bị đám các bà làm phiền sắp chết rồi!”
Đám đàn bà liền hít sâu rồi im bặt.
Không ngờ ông lão đang nằm thẳng đơ chợt mở miệng phì một tiếng, hẳn nhiên cũng đồng ý với hắn. Trần Yên cũng bật cười. Giờ đây, lòng chàng tựa lúc xuân sang tháng hai, dẫu đã mang theo chút ấm áp trở lại những vẫn không sao nén được xuân hàn se sẽ.
Đám đàn bà đó vẫn đang đòi bát nháo. Tạ Hoàn Hồi thấy vậy vội vàng đưa người vào cửa y quán, tránh cho người bệnh bị làm phiền, đám nọ mới hậm hực bỏ đi. Hắn vừa định trở vào nhà, chợt liếc mắt thấy Trần Yên đang mỉm cười ở nơi xa. Trần Yên vừa lúc chạm mắt với hắn, nét cười chợt dừng lại, chàng vội vàng tránh mặt rời đi. Kể từ lần Tạ Hoàn Hồi tình cờ chạm phải nơi riêng tư của chàng, hai người sau đó chẳng mấy khi gặp mặt, hiện giờ ngẫu nhiên gặp lại, chàng không kịp tránh hắn. Lúc này thấy chàng vẫn hệt như lần trước, một luồng khí nóng từ ngực bốc lên, hắn lạnh lùng quát to: “Đứng lại! Ngươi đi đâu! Ta là quỷ đói khát à, có ăn thịt ngươi sao?”.
Trần Yên biết chàng trốn không xong rồi liền chậm rãi quay người, cười ngây ngô với Tạ Hoàn Hồi đang một vẻ phẫn nộ: “… không phải, Tạ đại phu, tôi chỉ đang vội về nhà…”.
Người nọ căn bản không thèm nghe chàng giải thích, hắn vươn tay chỉ ghế bên cửa: “Ngồi!”
Giọng điệu đó nào đâu phải mời mọc, mà là đe nạt.
Trần Yên im lặng, thầm thở dài, nghe lời hắn đi đến ngồi xuống ghế. Suy cho cùng chỉ cách nhau một bức tường, quan hệ hàng xóm giữa hai người lại bế tắc đến vậy, sau này chạm mặt khó tránh khỏi khó xử.
Ánh mắt Tạ Hoàn Hồi chăm chăm nhìn chàng như đang áp giải phạm nhân vậy, tận cho đến khi chàng đã ngồi yên, mới lạnh nhạt dời khỏi. Hắn quay qua khám bệnh cho ông lão nọ. Trần Yên cũng im lặng không nói lời nào, khẽ dựa vào tường, chàng ngước mắt lặng ngắm giọt nước trong vắt đọng trên mái hiên nhà, thần người.
Một đám mây bồng bềnh trôi đến, âm u bao trùm lên nóc nhà. Nền đất gạch trên phố xá đã bốc lên hơi nóng nhưng bên trong y quán lại rất lạnh lẽo, lư thuốc đang sôi, nắp sứ lạch cạch phập phồng hơi nước mang theo mùi vị đắng ngắt, thanh thanh lành lạnh. Bốn bề yên tĩnh. Chàng vừa tỉnh táo trở lại, cơn đau bên bả vai lại khẽ nhói. Bởi thế chàng thu cả người vào một góc, tựa vào quầy thuốc rồi hoảng hốt nhớ rằng, ở khắp chốn Quy Khê Thập Nhị Lý chỉ còn một góc nhỏ này có thể chứa chấp chàng. Cách vách vẫn là căn nhà chàng đang thuê, nhưng chàng biết, thật ra, mình đã là người không chốn trở về.
Thời khắc này, ở nơi đây lay lắt tạm bợ một lúc cũng không phải quá tệ.
—–
“Này”. Một giọng nói chợt cất lên khiến tai chàng ông ông, chàng mới nhận ra Tạ Hoàn Hồi đã đứng trước mặt hồi lâu.
Trần Yên vội vàng đứng dậy, suýt thì vấp phải ghế, mặt chàng liền đỏ bừng: “Xin lỗi, xin lỗi…”.
“Ngồi xuống”. Lại là mệnh lệnh không thể chối cãi. Trần Yên bình tĩnh ngồi xuống theo lời hắn. Tạ Hoàn Hồi bắt gặp ánh mắt vô thần đen như mun trong cơn ngạc nhiên bỗng nảy lên tia sáng nhỏ bé rồi tắt lụi ngay của chàng. Đầu mày hắn khẽ chau lại, hắn cúi đầu cởi đới y chàng. Trần Yên hốt hoảng, bất giác lùi lại nhưng lại bị tường chặn đứng không con đường lui, chàng chỉ đành đưa tay lên chắn. Tạ Hoàn Hồi cau mày: “Cho ta xem tay ngươi!”.
“Không, không! Đại phu, tôi không đau!”. Trần Yên e sợ vết thương xấu xí sẽ khiến hắn ghét bỏ, càng cố gắng chặn lại: “Vả lại tôi… tôi không giấu ngài, tôi cũng không có nhiều tiền để mời đại phu…. ”
“Ta không lấy tiền của ngươi”. Lúc trả lời hắn cũng chẳng thèm ngẩng đầu. Hai tay hắn kéo tay trái Trần Yên ra, tiếp tục cởi đới y xuống.
Trần Yên nghe hắn nói vậy thì vừa kinh vừa hoảng, chàng không ngừng lắc đầu: “Sao lại để đại phu không công khám bệnh cho tôi được. Không thể được, đại phu, tôi giờ thật sự không sao cả!”
“Ta không muốn lấy tiền cũng không được sao! Đàn ông đàn ang như ngươi sao cứ như đàn bà thế”. Tạ Hoàn Hồi chốc lát trợn lên đôi mắt trong veo đen láy, nhả ngay một câu khiến chàng nghẹn lời, không cho thanh minh, hắn hung hăng lột áo chàng xuống, cởi thẳng đến dưới cánh tay phải!
Chớp mắt đó, vết thương bị buộc hiện diện trước người khác, nỗi khổ sở mất tay ngày đó lại nhen nhóm trở lại.
Chàng không chặn được tiếng kêu đau nỉ non của mình. Vươn tay bịt lấy, không ngờ khuỷu tay đụng phải túi vải đặt dưới chân khiến nó lăn xuống đất kêu vang loảng xoảng, rõ ràng là tiếng đá vụn va đập, nghe thật rõ ràng.
Là nén bạc. Hơn nữa không dưới mười mấy lượng.
Trần Yên toát mồ hôi lạnh. Chàng trước đó mới nói mình không có tiền cầu y, nhưng bên người lại mang một bao tự biết là không ít. Vậy ra chàng chỉ là kẻ keo kiệt dối lừa mà thôi. Lòng chàng tức thì lặng đi, thất thần nhìn Tạ Hoàn Hồi.
Tạ Hoàn Hổi chỉ hơi ngừng động tác, hắn vẫn chẳng hề nói câu nào, nhưng khuôn mặt thanh tú của hắn đã thờ ơ đến mức cõi lòng Trần Yên nguội lạnh. Dẫu là lúc bàn tay Tạ Hoàn Hồi bọc lấy miệng vết thương khiến cơn đau chợt nhói lên, chàng vẫn nín thính. Nhất thời thở không ra hơi, chỉ có mồ hôi lạnh chảy ròng ròng xiên xẹo trên cơ thể. Tạ Hoàn Hồi cúi thấp người, kề sát rồi tỉ mỉ quan sát miệng vết thương, cơ thịt trong tay hắn hẳn nhiên căng cứng. Thứ chạm được chỉ là một mảnh hư lạnh, vệt mồ hôi giá băng, hắn biết chàng đã đau đến cùng cực, lông mày khóa lại càng sâu.
Vết thương nọ hiển nhiên mới xuất hiện không quá nửa năm. Do vũ khí sắc bén chém đứt, thủ pháp hung tàn.
Hiện giờ vết thương đau khôn cùng. Trần Yên cuối cùng nhắm mắt lại, khe khẽ thở dốc. Chàng nghe thấy giọng Tạ Hoàn Hồi trầm trầm vang lên: “Tại sao đứt?”
Chàng vội vàng mở mắt, trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó trước mắt là vụn sáng chớp hiện như tên loạn lao tới, đến khi bàng hoàng tỉnh lại lại chỉ là một bức tường trắng của một tiệm y quán, bóng cây lay động mà thôi. Trần Yên nhìn chằm chằm bức tường, hồi lâu mới đáp: “Gặp… cướp”.
“Gặp cướp rồi bị chém mất?”
“Đúng vậy…”. Chàng nhấp môi dè dặt lựa lời, mắt vẫn nhìn xuống đất. Lời nói dối vụng về như thế, nói nhiều không bằng nói ít.
“Đau không?”. Thời tiết ẩm thấp mưa dầm nhiều ngày, vết thương này chắc hẳn rất đau đớn.
Trần Yên nín thinh hồi lâu mới cắn răng thì thầm: “Không đau”.
Tạ Hoàn Hồi cười khẩy. Nếu ánh mắt thật sự có thể lọc da cắt thịt thì e rằng lúc này chàng sớm đã chẳng còn miếng da nào rồi. Trần Yên biết hắn là người thông minh, lại thông hiểu Kỳ Hoàng Chi Thuật[6]. Vậy nên lời nói vụng về như vậy sao có thể giấu được hắn. Chàng chỉ còn cách cúi đầu im lặng.
Trong phòng đều tịch mịch.
—-
Phần áo trên của Trần Yên vẫn để hở dưới vai, ngực phanh hờ. Tạ Hoàn Hồi nhăn mày, nhìn chằm chằm đường nét cơ bắp săn chắc, đầy đặn, rõ nét, ôm lấy khung xương hoàn chỉnh cứng cáp của người thanh niên, nước da sạch sẽ dễ nhìn. Khi chàng thở khẽ, lồng ngực nhấp nhô dường như mang theo chút hào khí như gươm tuốt khỏi vỏ, mạnh mẽ tộ cùng. Điều thiếu sót duy nhất là những vệt sẹo nhỏ vụn vặt do vật nhọn gây ra, mới có cũ có. Tuyệt nhiên không chỉ là do một lần bị bọn cướp hung hãn tầm thường chém giết gây ra.
Hắn hồi lâu mới nói: “Ngươi thế này không bị tổn thương đến xương cốt, không thể trị bằng thuốc cao trị đau, còn cần phối hợp thêm nữa mới khỏe lên được. Nhưng cũng không dễ trị dứt điểm”.
Trần Yên thấy ánh mắt hắn nghiêm trọng, người khác không nói, như hôm nay đích thân lang trung nói cho biết, chàng liền hiểu rằng tay mình quả nhiên là bị phế rồi. Cả người như rơi vào hầm băng, nhất thời tâm tình nguôi lạnh. Chàng lặng lẽ nhìn khung trời xanh trong ngoài phòng hồi lâu, cổ họng vừa ráp vừa cứng, không muốn tiếp tục nhắc đến nữa. Chàng miễn cưỡng dựng dậy tinh thần, chậm rãi chuyển sang một đề tài không liên quan khác: “Đại phu, ngài có biết… gần đây có chỗ nào thu mua sách cũ hay không?”
Câu hỏi bất ngờ vang lên. Tạ Hoàn Hồi có hơi khó hiểu, hắn liếc mắt nhìn chàng: “Hỏi thế làm gì?”
“…. Nhà tôi trùng hợp có ít sách cũ không dùng nữa, sách vở để không một chỗ cũng đáng tiếc, thà rằng để người yêu thích nó lấy dùng tốt hơn”. Trần Yên khẽ đáp.
Ông chủ họ Đồng ở Quy Khê Bát Lý có một gian hàng sách, nhưng Tạ Hoàn Hồi không nói ra, hắn chỉ hỏi chàng: “Sách của người là sách gì, ta xem được không?”
Trần Yên chợt nhận ra ý của hắn, kinh ngạc rồi lắc đầu liên tục: “Không phải là y thư, đại phu ngài không dùng được…”
“Ta đâu phải chỉ xem y thư!”. Bực dọc quăng cho Trần Yên một ánh nhìn lạnh lùng, Tạ Hoàn Hồi bỗng kéo y phục của chàng trở lại. Ngay lúc chàng đỏ bừng mặt mũi, luống cuống thắt lại đới y, hắn nhả ra một câu chốt dọa chàng hết hồn. “Ta dùng được hay không, cứ xem thì biết….” .
Trần Yên tức thì ngớ ra, không biết phải nói sao.
Những cuốn sách đó, Tạ Hoàn Hồi sẽ dùng như thế nào.
—-
Giải thích
[1] Tai bay vạ gió (Thành ngữ): chỉ tai họa bất ngờ.
[2] Hộp tráp gương, hộp gương lược.
Tráp gương
[3] Quả thù du:
[4] Cân: Đơn vị đo lường. 1 cân = ½ Kg.
[5] Giờ thân: Từ 15h – 17h
[6] Kỳ Hoàng Chi Thuật: (hay Kỳ Hoàng Chi Đạo) chỉ những lý luận trong Trung y hay học thuật Trung y (Baidu).
Hoàng là chỉ Hiên Viên Hoàng Đế (Thủy tổ của người Trung Quốc), Kỳ là chỉ Kỳ Bá – thần tử của Hoàng Đế. Tương tuyền, Hoàng Thế thường ngồi luận bàn, thảo luận các vấn đề y học với các thần tử như Kỳ Bá, Lôi Công…. Có rất nhiều nội dung trong đó được ghi lại trong một bộ tác phẩm nổi tiếng về y học là “Hoàng Đế Nội Kinh”. Người đời sau tôn sùng Hoàng Đế, Kỳ Bá nên dần dà, Kỳ Hoàng chi thuật đều dùng để chỉ y thuật trung y, đồng thời chấp nhận “Hoàng Đế Nội Kinh” là tác phẩm kinh điển trung ý có quyền lực nhất, là khởi nguồn của lí luận trung y dược học. Cho đến nay, chỉ cần là các vấn đề trong trung y sẽ đều được gọi là luận về “Hoàng Đế Nội Kinh”
Hoàng Đế Nội Kinh
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook