Quy Khê Thập Nhị Lý - Ngõ Nam Kha
-
Chương 4
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Những quyển sách đó, hắn quả thật không dùng được.
Tạ Hoàn Hồi ngây người, rút ra cuốn thứ mười, lật mở bìa sách màu chàm. Trong hộp gỗ vuông vẫn còn đặt ngay ngắn bảy tám cuốn nữa cùng màu, đánh thứ tự rõ ràng. Trần Yên im lặng đứng một bên, muốn nói lại thôi, trong ánh mắt chàng mang theo nét khó xử.
Tất cả đều là binh thư. Lại không phải là loại người bình thường hay đọc.
Tạ Hoàn Hồi ngần ngừ liếc nhìn nam tử phía sau, Trần Yên rủ mắt lặng im, tựa như đang cố gắng giấu đi thứ tình tự nào đó. Lòng hắn hoài nghi, ngón tay tiếp tục lật mở sách, nhìn kỹ, nhưng thấy chữ viết sạch sẽ ngay ngắn, ngòi bút xuất sắc hữu lực, hạ bút vẩy mực lại có phần khí phách, phóng khoáng.
Người ghi chép viết theo lối chữ Khải[1], mỗi nét đều vô cùng nhuần nhuyễn, phóng khoáng mà không mất tinh tế, thoải mái mà không mất hùng hồn, khiến người ta không thể không khen ngợi.
Tạ Hoàn Hồi cư nhiên nhìn đến mất hồn, nhìn đi nhìn lại bao nhiêu trang giấy, mãi mà không rời mắt ra được, hắn khẽ hỏi: “Đây là chữ của ai ?”
Trần Yên hơi há miệng nhưng lời lẽ rốt cuộc vẫn không thoát khỏi đầu môi.
Tạ Hoàn Hồi chẳng qua buột miệng hỏi, cũng không cần đáp ngay, hắn chỉ tán thưởng chữ viết đó, lật từng trang cho đến cuối cùng, trang cuối thì thấy một dòng đề tự : Trần Yên, ghi tại Hình Hoành, Tứ Châu.
“Là….chữ do tay phải tôi viết”.
Bất ngờ nhưng hợp tình hợp lý.
Đáy lòng Tạ Hoàn Hồi run lên, quay đầu nhìn chàng. Trần Yên đang ngắm nhìn những vết bút đã lắng đọng theo thời gian. Chàng lặng lẽ mỉm cười, trong đôi mắt sáng chứa đựng một góc buồn đau. Cách trang giấy thôi đã là cách biệt mãi mãi, nụ cười kia cuối cùng cũng giấu không đặng vẻ thê lương đầy mắt. Tạ Hoàn Hồi sau nỗi kinh ngạc, chợt thấy cổ họng nghẹn lại.
… Chữ do tay phải viết ra, sẽ không còn nữa rồi.
Hắn chưa từng nói.
Hắn không nói không nên lời.
Kỳ thực, lời nói có ác độc hơn hắn cũng đã từng nói.
Chỉ là khuôn mặt mỉm cười của người nọ còn làm người ta đau đớn hơn bất kỳ lời nói nào hắn từng thốt ra.
—
Trần Yên say mê nhìn rồi mệt mỏi nhắm mắt, chàng chậm chạp lắc đầu, đem từng cuốn sách đang trải rộng trên bàn sắp xếp lại, đến lúc định đóng hộp, chợt thấy trong tay Tạ Hoàn Hồi vẫn còn một quyển, chàng ngập ngừng rồi thử vươn tay khẽ nắm lấy nó, toan kéo về, nhưng Tạ Hoàn Hồi cư nhiên bỏ công giật mạnh lại, nhất thời chàng không rút ra được. Trần Yên xấu hổ cùng hắn mỗi người nắm một đầu, lúng túng không biết phải làm sao. Trong phòng tức thì chết lặng, tiếng lậu hồ vang lên giục giã lòng người rối loạn.
“Đại phu, những thứ này… có lẽ ngài cũng không thích xem, để tôi thu lại, ngày khác bán cho gian hàng sách thôi”. Khó khăn lắm mới khẽ thốt lên một câu.
Đôi lông mày của Tạ Hoàn Hồi đã chau thành một đường thẳng, một cơn ức chế không rõ nguồn cơn dồn lên lồng ngực, hắn cực muốn mắng người nhưng còn chưa kịp mở miệng, trước cửa chợt vang lên tiếng “kẽo kẹt”. Một người đẩy cửa đi vào, bước chân nghe ra nhanh nhẹn phóng khoáng, còn chưa thấy người đâu giọng nói vang cao đã vào đến trong phòng: “Xin hỏi, đây có phải là nơi vị công tử họ Trần đang ở?”
Trần Yên ngạc nhiên, lên tiếng rồi vội vàng đi ra nghênh đón ở sương phòng[2].
Người đến là một vị công tử lạ mặt. Áo khoác mang đậm phong vị đất kinh đô, quần áo nhẹ nhàng, dáng điệu rộng rãi. Dù búi tóc theo kiểu thường thấy ở nam tử kinh thành, nhưng lại được cài ngang bằng một chiếc trâm vàng tinh xảo, trên khắc hai con cá chép trong mây, sinh động như thật lại thập phần độc đáo hiếm lạ. Nam tử nọ mặt mày thanh tú, nét cười như xuân, bước đi khoan thai, vạt áo rộng bay phấp phới càng khiến tiểu viện tường trắng ngói xanh của chàng thêm bảy tám phần xác xơ tiêu điều.
Trần Yên bất giác thấy xấu hổ, ngỡ ngàng nhìn người nọ, chưa mở miệng đã nghe tiếng Tạ Hoàn Hồi lầm bầm sau lưng: “Ngư thần tài?”
“Hả”. Trần Yên nghe hắn gọi biệt hiệu của nam tử nọ, chắc là quen biết, chàng càng thêm mơ hồ, giương đôi mắt khó hiểu nhìn Tạ Hoàn Hồi.
Người nọ giờ mới nhìn thấy hắn rõ ràng khá bất ngờ, gã phe phẩy quạt giấy trong tay, đôi mắt đào hoa[3] híp lại như mèo con lười nhác: “Chậc, Tạ đại phu cũng ở đây, không ở y quán mình trông nom, chẳng lẽ bệnh nhân bị mắng cho chạy mất rồi ư?”
“Ngươi lại đến đây làm gì”. Tạ Hoàn Hồi lườm gã, chẳng nể nang nói: “Chẳng lẽ bên ngoài hết tiền để cướp rồi?”
“Ta không tìm ngài, ta đến tìm vị này”. Nam tử nọ mỉm cười, cán quạt gõ lên đầu vai, đi đến trước mặt Trần Yên.
Trần Yên không đoán được người tới đây làm gì, đang định hỏi, nhưng người nọ cười khẽ rồi nhấc tay áo để lộ ra một chuôi kiếm dài vỏ đen trên eo. Thấy mắt đối phương chợt hiện lên vẻ kinh ngạc, gã cười nho nhã, chắp tay thi lễ: “Vị này hẳn là Trần công tử. Tại hạ Thái Thân Ngọc, tổng đương gia của “Thực Phong Khố” Duật Kinh, đặc biệt đến đây xin lỗi với ngài. Tên người làm mới mướn nhà ta mắt kém, thanh kiếm này đâu chỉ hai mươi lượng bạc. May mà ta vừa tỉ mỉ đối mục, mới không mang tiếng hà hiếp lừa bịp ”.
Biến cố này bất chợt xảy đến. Trần Yên chỉ cảm thấy hai tai nổ vang, thân thể cứng còng, chàng ngây ra đó nhìn kiếm. Đắng, cay, ngọt, bùi tề tựu lại yếu hầu, khó mà phân ra cho được mùi vị.
“Kiếm tốt, nếu là ta, nhất định không nỡ mang đi cầm cố tiền nong”. Thái Thân Ngọc rút kiếm, không ngớt tán thưởng, miết nhẹ kiếm một hồi, mới dùng hai tay nâng lên chuyển cho Trần Yên: “Ngàn vàng dễ có, kiếm tốt khó tìm. Trần công tử, vật quý giá như vậy, ngài vẫn nên lấy về đi”.
Lòng dạ Trần Yên chộn rộn, vô thức vươn tay nhận lấy, nhưng chớp mắt đó chàng khẽ rùng mình, cứng đơ tại chỗ.
Dần dần chàng nắm chặt tay, dằn xuống, trên tóc mai đọng hàng hà giọt mồ hôi. Hồi lâu, chàng run giọng buồn bã cười: “… Không. Đại đương gia, tôi chẳng qua chỉ là một gã thợ mộc, cần thanh kiếm này có tác dụng gì? Đã mang đi thế chấp, tôi cũng chẳng còn gì tiếc nuối. Vả lại, tôi mấy ngày nay quả thật đang cần gấp một khoản tiền ”.
“Ồ, không tiếc nuối? Vậy thật kì lạ”. Thái Thân Ngọc gác quạt bên môi, mắt sáng đong đưa tựa như không thể hiểu nổi: “Gã làm thuê nhà ta dù kém cỏi nhưng trí nhớ không tệ. Lúc ta hỏi hắn, hắn nói vị khách nọ trước khi đi còn dặn đi dặn lại, phải giữ gìn cẩn thận, ‘Những mong có một ngày gặp được chân hào kiệt hành hiệp trượng nghĩa nhận ra kiếm này, lòng yêu quý nó, mới được giao kiếm cho họ, cũng không uổng nó đã theo tôi nhiều năm’… Đã nói như vậy… Ta liền đoán, người cầm cố chắc hẳn có ẩn tình, không còn cách nào khác mới phải đến chỗ ta đổi tiền”.
Trần Yên bị gã nói trúng, vẻ mặt suy sụp tựa như gặp phải tuyết sương quất tới, lạnh lẽo vô ngần.
Chàng sao lại không tiếc?
Nhưng chàng chỉ là một phế nhân, dẫu không nỡ thì còn cách nào! Càng thương tiếc kiếm này, càng không muốn nhìn nó trọn đời chỉ có thể giam cầm trong hộp gỗ, mục nát trong cõi trần ai, ê chề mất đi dao quang bén nhọn.
Nó không chỉ là kiếm, mà là quá khứ của chàng. Ly biệt quê hương, lặn lội đến đất kinh đô, cũng bất quá để quên hết đi tiền trần vãng sự. Bao lần muốn mang kiếm tặng cho người, rốt cuộc lại không đành lòng. Cho đến việc khẩn cấp lần này, trên người chỉ còn duy nhất một vật đáng giá là thanh kiếm cũ, chàng cuối cùng buộc mình buông tay, không ngờ lại bị tổng đương gia nói một câu phá vỡ chan chứa bi thương. Mắt Trần Yên không cầm được đỏ lên, tay trái run rẩy vội vàng ấn lên tay phải.
Nhìn vẻ mặt trắng bệch của chàng, Thái Thân Ngọc thầm phỏng đoán, suy nghĩ một lát, gã mỉm cười giải tỏa những xấu hổ: “Có điều Trần công tử đã có chỗ khó xử, kiếm này tạm thời cứ để lại chỗ ta cũng được. Nói thật lòng, kiếm này nếu thật sự mang đổi, hai mươi lạng bạc chỉ đủ phần số lẻ, Trần công tử nếu không chê ít, trước cứ lấy dùng chớ ngại, ngày khác ngài lúc đến chuộc kiếm cũng không phải bồi thường, coi như tại hạ dùng để mượn kiếm thưởng thức”.
Trần Yên và gã xưa này chưa từng quen biết, nhưng lại được một câu chấp nhận như vậy thì vô cùng ngạc nhiên. Chàng đang định nói, bỗng giọng nói lạnh lùng của Tạ Hoàn Hồi vang lên, nghe không ra tình tự gì: “Người nói kiếm này khó gặp, nó tốt ở chỗ nào?”
Thái Thân Ngọc sâu xa liếc hắn, đầu quạt lướt theo thân kiếm rồi dừng lại trên dòng chữ Triện[4] xanh thẫm giữa thân kiếm: “Ta nói nó khó gặp, không phải bởi nó rèn đúc tinh xảo mà bởi bốn chữ “UY CHẤN TÔ HỢP” trên đó”.
Sắc mặt Trần Yên chợt thay đổi.
Ánh mắt Tạ Hoàn Hồi mạnh mẽ nhìn Trần Yên, hắn tiếp tục truy hỏi: “Bốn chữ này có lai lịch ra sao?”
“À, lai lịch của nó rất thú vị”. Thái Thân Ngọc nhếch mày, khẽ cười nói: “Tô Hợp vốn là yếu trấn phòng thủ bờ biển của Tứ Châu. Tám năm trước từng gặp thuyền cướp bóc, tướng quân thủ trấn vô dụng, cho lui binh về ba mươi dặm[5], khiến cho giặc cướp ngông ngược tiến vào phía tây sát hại bách tính, may mà tinh binh Khiên Tự Quân của thủy quân Tứ Châu đuổi đến, chỉ một ngàn nhân mã nhưng đuổi lui ba ngàn tên cướp biển, diệt vô số tàu bè. Tiên đế vì thế mà long nhan vui mừng, đặc biệt hạ chỉ lệnh cho thợ mộc trong cung chế tạo một ngàn thanh kiếm, trên khắc “UY CHẤN TÔ HỢP” thưởng cho các tướng sĩ của ‘Khiên Tự Quân’”.
Đất bằng nổi gió. Trần Yên chậm rãi nhắm mắt lại, cắn chặt răng.
“Nói đến đây, thứ cho Thái mỗ to gan hỏi …. Phải chăng, Trần công tử từng tòng quân tại Tứ Châu?” Thái Thân Ngọc ngắm kiếm tự nói, nén giọng: “Nhắc đến quân Tứ Châu, dường như ta nhớ ra một người trong thủy quân Nam Châu có cùng tên với ngài…”
“Đương gia!”. Trần Yên chợt chặn lời gã. Nhưng hồi lâu chàng mới yếu ớt thêm một câu: “Tôi. Chưa từng đến Tứ Châu”.
Thái Thân Ngọc chăm chú nhìn chàng thật lâu, thu kiếm cười: “Vậy chắc ta nhớ nhầm rồi. Thất lễ”.
Trần Yên nắm chặt tay. Bởi tính chất ngành nghề, người mở tiệm cầm đồ rất chú ý đến ánh mắt, giỏi nhìn người, luôn là những bậc học rộng hiểu sâu, biết nhiều về những chuyện ít ai biết đến ở các nơi. Chàng nghe Thái Thân Ngọc nói đến chuyện quân dịch Tô Hợp, lòng đã khẩn trương, lo sợ gã lại nói ra những chuyện khác nữa, nên mới buột miệng bác bỏ.
Mà ánh mắt Tạ Hoàn Hồi từ đầu đến cuối vẫn nhìn chàng. Đen sẫm thấu triệt, sắc bén vô cùng. Bên trong nhoáng lên ánh sáng như lần đầu họ gặp gỡ, như một cây kim nhỏ dễ dàng đâm vào yết hầu chàng, chỗ đâm vào chỉ hơi đau nhưng lại sâu đến cốt tủy.
Hắn rõ ràng đã thấy phần đề chữ sau sách. Giấy trắng mực đen, viết thẳng tắp là địa điểm Tứ Châu.
Trần Yên nghĩ mình trong mắt hắn chẳng qua chỉ là một tên lừa đảo liền buồn bã.
Nhưng người nọ chỉ hất đầu, vẻ mặt lạnh lùng liếc mắt nhìn Thái Thân Ngọc, bất chợt nở nụ cười chế giễu: “Ngày sau trả lại hắn? Muộn rồi. Ngươi vừa nói đưa cho hắn hai mươi lượng bạc phải không? Ta trả!”
Nói rồi hắn ném một bao tiền vào lòng Thái Thân Ngọc, đối phương còn đang trợn mắt toan nói, Tạ Hoàn Hồi đã duỗi tay đoạt kiếm, nhàn nhạt liếc qua bốn chữ Triện “UY CHẤN TÔ HỢP”, khóe môi nhếch lên giễu cợt, lạnh lùng nhìn khuôn mặt đang ngạc nhiên của Trần Yên, cao giọng nói: “Trần Yên, ta muốn làm ăn với ngươi!”
Hắn ném kiếm tới trước mặt Trần Yên, từ cao nhìn xuống, kiếm cắm thẳng trên đất bùn tung tóe.
“Đặt cọc bằng cái này….”. Hắn nhếch mi, âm thanh trong trẻo khỏe khoắn.
Chú thích:
[1] Chữ khải (khải thư hay chính thư 正書) là cải biên từ chữ lệ và bắt đầu phổ biến vào thế kỷ III cn. Đây là kiểu chữ chính thức, chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất và vẫn là phổ thông nhất trong các kiểu viết chữ Hán hiện nay.
[2] Sương phòng: phòng khách
[3]Mắt đào hoa: Mắt có dáng giống cánh hoa đào, có khuôn mắt dài, đôi mắt mở to, lòng đen lòng trắng thường được phân định rõ ràng, đuôi mắt hơi cong vểnh lên, mắt lúc nào cũng long lanh ngấn nước, ánh mắt như cười tươi rạng rỡ. Mắt hai mí, lông mi dài mảnh. Đây là đôi mắt đa tình. Dù là đàn ông hay đàn bà ai sở hữu đôi mắt đào hoa đều có sức hút mãnh liệt đối với người khác.
[4] Chữ Triện: Triện thư (tiếng Trung:giản thể: 篆书; phồn thể: 篆書, bính âm: zhuànshū), hay chữ triện, là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc cổ. Đây là loại chữ tượng hình có nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời nhà Chu và phát triển ở nước Tần trong thời kì Chiến quốc.
[5] Dặm: đơn vị đo chiều dài (=1/2 km)
Những quyển sách đó, hắn quả thật không dùng được.
Tạ Hoàn Hồi ngây người, rút ra cuốn thứ mười, lật mở bìa sách màu chàm. Trong hộp gỗ vuông vẫn còn đặt ngay ngắn bảy tám cuốn nữa cùng màu, đánh thứ tự rõ ràng. Trần Yên im lặng đứng một bên, muốn nói lại thôi, trong ánh mắt chàng mang theo nét khó xử.
Tất cả đều là binh thư. Lại không phải là loại người bình thường hay đọc.
Tạ Hoàn Hồi ngần ngừ liếc nhìn nam tử phía sau, Trần Yên rủ mắt lặng im, tựa như đang cố gắng giấu đi thứ tình tự nào đó. Lòng hắn hoài nghi, ngón tay tiếp tục lật mở sách, nhìn kỹ, nhưng thấy chữ viết sạch sẽ ngay ngắn, ngòi bút xuất sắc hữu lực, hạ bút vẩy mực lại có phần khí phách, phóng khoáng.
Người ghi chép viết theo lối chữ Khải[1], mỗi nét đều vô cùng nhuần nhuyễn, phóng khoáng mà không mất tinh tế, thoải mái mà không mất hùng hồn, khiến người ta không thể không khen ngợi.
Tạ Hoàn Hồi cư nhiên nhìn đến mất hồn, nhìn đi nhìn lại bao nhiêu trang giấy, mãi mà không rời mắt ra được, hắn khẽ hỏi: “Đây là chữ của ai ?”
Trần Yên hơi há miệng nhưng lời lẽ rốt cuộc vẫn không thoát khỏi đầu môi.
Tạ Hoàn Hồi chẳng qua buột miệng hỏi, cũng không cần đáp ngay, hắn chỉ tán thưởng chữ viết đó, lật từng trang cho đến cuối cùng, trang cuối thì thấy một dòng đề tự : Trần Yên, ghi tại Hình Hoành, Tứ Châu.
“Là….chữ do tay phải tôi viết”.
Bất ngờ nhưng hợp tình hợp lý.
Đáy lòng Tạ Hoàn Hồi run lên, quay đầu nhìn chàng. Trần Yên đang ngắm nhìn những vết bút đã lắng đọng theo thời gian. Chàng lặng lẽ mỉm cười, trong đôi mắt sáng chứa đựng một góc buồn đau. Cách trang giấy thôi đã là cách biệt mãi mãi, nụ cười kia cuối cùng cũng giấu không đặng vẻ thê lương đầy mắt. Tạ Hoàn Hồi sau nỗi kinh ngạc, chợt thấy cổ họng nghẹn lại.
… Chữ do tay phải viết ra, sẽ không còn nữa rồi.
Hắn chưa từng nói.
Hắn không nói không nên lời.
Kỳ thực, lời nói có ác độc hơn hắn cũng đã từng nói.
Chỉ là khuôn mặt mỉm cười của người nọ còn làm người ta đau đớn hơn bất kỳ lời nói nào hắn từng thốt ra.
—
Trần Yên say mê nhìn rồi mệt mỏi nhắm mắt, chàng chậm chạp lắc đầu, đem từng cuốn sách đang trải rộng trên bàn sắp xếp lại, đến lúc định đóng hộp, chợt thấy trong tay Tạ Hoàn Hồi vẫn còn một quyển, chàng ngập ngừng rồi thử vươn tay khẽ nắm lấy nó, toan kéo về, nhưng Tạ Hoàn Hồi cư nhiên bỏ công giật mạnh lại, nhất thời chàng không rút ra được. Trần Yên xấu hổ cùng hắn mỗi người nắm một đầu, lúng túng không biết phải làm sao. Trong phòng tức thì chết lặng, tiếng lậu hồ vang lên giục giã lòng người rối loạn.
“Đại phu, những thứ này… có lẽ ngài cũng không thích xem, để tôi thu lại, ngày khác bán cho gian hàng sách thôi”. Khó khăn lắm mới khẽ thốt lên một câu.
Đôi lông mày của Tạ Hoàn Hồi đã chau thành một đường thẳng, một cơn ức chế không rõ nguồn cơn dồn lên lồng ngực, hắn cực muốn mắng người nhưng còn chưa kịp mở miệng, trước cửa chợt vang lên tiếng “kẽo kẹt”. Một người đẩy cửa đi vào, bước chân nghe ra nhanh nhẹn phóng khoáng, còn chưa thấy người đâu giọng nói vang cao đã vào đến trong phòng: “Xin hỏi, đây có phải là nơi vị công tử họ Trần đang ở?”
Trần Yên ngạc nhiên, lên tiếng rồi vội vàng đi ra nghênh đón ở sương phòng[2].
Người đến là một vị công tử lạ mặt. Áo khoác mang đậm phong vị đất kinh đô, quần áo nhẹ nhàng, dáng điệu rộng rãi. Dù búi tóc theo kiểu thường thấy ở nam tử kinh thành, nhưng lại được cài ngang bằng một chiếc trâm vàng tinh xảo, trên khắc hai con cá chép trong mây, sinh động như thật lại thập phần độc đáo hiếm lạ. Nam tử nọ mặt mày thanh tú, nét cười như xuân, bước đi khoan thai, vạt áo rộng bay phấp phới càng khiến tiểu viện tường trắng ngói xanh của chàng thêm bảy tám phần xác xơ tiêu điều.
Trần Yên bất giác thấy xấu hổ, ngỡ ngàng nhìn người nọ, chưa mở miệng đã nghe tiếng Tạ Hoàn Hồi lầm bầm sau lưng: “Ngư thần tài?”
“Hả”. Trần Yên nghe hắn gọi biệt hiệu của nam tử nọ, chắc là quen biết, chàng càng thêm mơ hồ, giương đôi mắt khó hiểu nhìn Tạ Hoàn Hồi.
Người nọ giờ mới nhìn thấy hắn rõ ràng khá bất ngờ, gã phe phẩy quạt giấy trong tay, đôi mắt đào hoa[3] híp lại như mèo con lười nhác: “Chậc, Tạ đại phu cũng ở đây, không ở y quán mình trông nom, chẳng lẽ bệnh nhân bị mắng cho chạy mất rồi ư?”
“Ngươi lại đến đây làm gì”. Tạ Hoàn Hồi lườm gã, chẳng nể nang nói: “Chẳng lẽ bên ngoài hết tiền để cướp rồi?”
“Ta không tìm ngài, ta đến tìm vị này”. Nam tử nọ mỉm cười, cán quạt gõ lên đầu vai, đi đến trước mặt Trần Yên.
Trần Yên không đoán được người tới đây làm gì, đang định hỏi, nhưng người nọ cười khẽ rồi nhấc tay áo để lộ ra một chuôi kiếm dài vỏ đen trên eo. Thấy mắt đối phương chợt hiện lên vẻ kinh ngạc, gã cười nho nhã, chắp tay thi lễ: “Vị này hẳn là Trần công tử. Tại hạ Thái Thân Ngọc, tổng đương gia của “Thực Phong Khố” Duật Kinh, đặc biệt đến đây xin lỗi với ngài. Tên người làm mới mướn nhà ta mắt kém, thanh kiếm này đâu chỉ hai mươi lượng bạc. May mà ta vừa tỉ mỉ đối mục, mới không mang tiếng hà hiếp lừa bịp ”.
Biến cố này bất chợt xảy đến. Trần Yên chỉ cảm thấy hai tai nổ vang, thân thể cứng còng, chàng ngây ra đó nhìn kiếm. Đắng, cay, ngọt, bùi tề tựu lại yếu hầu, khó mà phân ra cho được mùi vị.
“Kiếm tốt, nếu là ta, nhất định không nỡ mang đi cầm cố tiền nong”. Thái Thân Ngọc rút kiếm, không ngớt tán thưởng, miết nhẹ kiếm một hồi, mới dùng hai tay nâng lên chuyển cho Trần Yên: “Ngàn vàng dễ có, kiếm tốt khó tìm. Trần công tử, vật quý giá như vậy, ngài vẫn nên lấy về đi”.
Lòng dạ Trần Yên chộn rộn, vô thức vươn tay nhận lấy, nhưng chớp mắt đó chàng khẽ rùng mình, cứng đơ tại chỗ.
Dần dần chàng nắm chặt tay, dằn xuống, trên tóc mai đọng hàng hà giọt mồ hôi. Hồi lâu, chàng run giọng buồn bã cười: “… Không. Đại đương gia, tôi chẳng qua chỉ là một gã thợ mộc, cần thanh kiếm này có tác dụng gì? Đã mang đi thế chấp, tôi cũng chẳng còn gì tiếc nuối. Vả lại, tôi mấy ngày nay quả thật đang cần gấp một khoản tiền ”.
“Ồ, không tiếc nuối? Vậy thật kì lạ”. Thái Thân Ngọc gác quạt bên môi, mắt sáng đong đưa tựa như không thể hiểu nổi: “Gã làm thuê nhà ta dù kém cỏi nhưng trí nhớ không tệ. Lúc ta hỏi hắn, hắn nói vị khách nọ trước khi đi còn dặn đi dặn lại, phải giữ gìn cẩn thận, ‘Những mong có một ngày gặp được chân hào kiệt hành hiệp trượng nghĩa nhận ra kiếm này, lòng yêu quý nó, mới được giao kiếm cho họ, cũng không uổng nó đã theo tôi nhiều năm’… Đã nói như vậy… Ta liền đoán, người cầm cố chắc hẳn có ẩn tình, không còn cách nào khác mới phải đến chỗ ta đổi tiền”.
Trần Yên bị gã nói trúng, vẻ mặt suy sụp tựa như gặp phải tuyết sương quất tới, lạnh lẽo vô ngần.
Chàng sao lại không tiếc?
Nhưng chàng chỉ là một phế nhân, dẫu không nỡ thì còn cách nào! Càng thương tiếc kiếm này, càng không muốn nhìn nó trọn đời chỉ có thể giam cầm trong hộp gỗ, mục nát trong cõi trần ai, ê chề mất đi dao quang bén nhọn.
Nó không chỉ là kiếm, mà là quá khứ của chàng. Ly biệt quê hương, lặn lội đến đất kinh đô, cũng bất quá để quên hết đi tiền trần vãng sự. Bao lần muốn mang kiếm tặng cho người, rốt cuộc lại không đành lòng. Cho đến việc khẩn cấp lần này, trên người chỉ còn duy nhất một vật đáng giá là thanh kiếm cũ, chàng cuối cùng buộc mình buông tay, không ngờ lại bị tổng đương gia nói một câu phá vỡ chan chứa bi thương. Mắt Trần Yên không cầm được đỏ lên, tay trái run rẩy vội vàng ấn lên tay phải.
Nhìn vẻ mặt trắng bệch của chàng, Thái Thân Ngọc thầm phỏng đoán, suy nghĩ một lát, gã mỉm cười giải tỏa những xấu hổ: “Có điều Trần công tử đã có chỗ khó xử, kiếm này tạm thời cứ để lại chỗ ta cũng được. Nói thật lòng, kiếm này nếu thật sự mang đổi, hai mươi lạng bạc chỉ đủ phần số lẻ, Trần công tử nếu không chê ít, trước cứ lấy dùng chớ ngại, ngày khác ngài lúc đến chuộc kiếm cũng không phải bồi thường, coi như tại hạ dùng để mượn kiếm thưởng thức”.
Trần Yên và gã xưa này chưa từng quen biết, nhưng lại được một câu chấp nhận như vậy thì vô cùng ngạc nhiên. Chàng đang định nói, bỗng giọng nói lạnh lùng của Tạ Hoàn Hồi vang lên, nghe không ra tình tự gì: “Người nói kiếm này khó gặp, nó tốt ở chỗ nào?”
Thái Thân Ngọc sâu xa liếc hắn, đầu quạt lướt theo thân kiếm rồi dừng lại trên dòng chữ Triện[4] xanh thẫm giữa thân kiếm: “Ta nói nó khó gặp, không phải bởi nó rèn đúc tinh xảo mà bởi bốn chữ “UY CHẤN TÔ HỢP” trên đó”.
Sắc mặt Trần Yên chợt thay đổi.
Ánh mắt Tạ Hoàn Hồi mạnh mẽ nhìn Trần Yên, hắn tiếp tục truy hỏi: “Bốn chữ này có lai lịch ra sao?”
“À, lai lịch của nó rất thú vị”. Thái Thân Ngọc nhếch mày, khẽ cười nói: “Tô Hợp vốn là yếu trấn phòng thủ bờ biển của Tứ Châu. Tám năm trước từng gặp thuyền cướp bóc, tướng quân thủ trấn vô dụng, cho lui binh về ba mươi dặm[5], khiến cho giặc cướp ngông ngược tiến vào phía tây sát hại bách tính, may mà tinh binh Khiên Tự Quân của thủy quân Tứ Châu đuổi đến, chỉ một ngàn nhân mã nhưng đuổi lui ba ngàn tên cướp biển, diệt vô số tàu bè. Tiên đế vì thế mà long nhan vui mừng, đặc biệt hạ chỉ lệnh cho thợ mộc trong cung chế tạo một ngàn thanh kiếm, trên khắc “UY CHẤN TÔ HỢP” thưởng cho các tướng sĩ của ‘Khiên Tự Quân’”.
Đất bằng nổi gió. Trần Yên chậm rãi nhắm mắt lại, cắn chặt răng.
“Nói đến đây, thứ cho Thái mỗ to gan hỏi …. Phải chăng, Trần công tử từng tòng quân tại Tứ Châu?” Thái Thân Ngọc ngắm kiếm tự nói, nén giọng: “Nhắc đến quân Tứ Châu, dường như ta nhớ ra một người trong thủy quân Nam Châu có cùng tên với ngài…”
“Đương gia!”. Trần Yên chợt chặn lời gã. Nhưng hồi lâu chàng mới yếu ớt thêm một câu: “Tôi. Chưa từng đến Tứ Châu”.
Thái Thân Ngọc chăm chú nhìn chàng thật lâu, thu kiếm cười: “Vậy chắc ta nhớ nhầm rồi. Thất lễ”.
Trần Yên nắm chặt tay. Bởi tính chất ngành nghề, người mở tiệm cầm đồ rất chú ý đến ánh mắt, giỏi nhìn người, luôn là những bậc học rộng hiểu sâu, biết nhiều về những chuyện ít ai biết đến ở các nơi. Chàng nghe Thái Thân Ngọc nói đến chuyện quân dịch Tô Hợp, lòng đã khẩn trương, lo sợ gã lại nói ra những chuyện khác nữa, nên mới buột miệng bác bỏ.
Mà ánh mắt Tạ Hoàn Hồi từ đầu đến cuối vẫn nhìn chàng. Đen sẫm thấu triệt, sắc bén vô cùng. Bên trong nhoáng lên ánh sáng như lần đầu họ gặp gỡ, như một cây kim nhỏ dễ dàng đâm vào yết hầu chàng, chỗ đâm vào chỉ hơi đau nhưng lại sâu đến cốt tủy.
Hắn rõ ràng đã thấy phần đề chữ sau sách. Giấy trắng mực đen, viết thẳng tắp là địa điểm Tứ Châu.
Trần Yên nghĩ mình trong mắt hắn chẳng qua chỉ là một tên lừa đảo liền buồn bã.
Nhưng người nọ chỉ hất đầu, vẻ mặt lạnh lùng liếc mắt nhìn Thái Thân Ngọc, bất chợt nở nụ cười chế giễu: “Ngày sau trả lại hắn? Muộn rồi. Ngươi vừa nói đưa cho hắn hai mươi lượng bạc phải không? Ta trả!”
Nói rồi hắn ném một bao tiền vào lòng Thái Thân Ngọc, đối phương còn đang trợn mắt toan nói, Tạ Hoàn Hồi đã duỗi tay đoạt kiếm, nhàn nhạt liếc qua bốn chữ Triện “UY CHẤN TÔ HỢP”, khóe môi nhếch lên giễu cợt, lạnh lùng nhìn khuôn mặt đang ngạc nhiên của Trần Yên, cao giọng nói: “Trần Yên, ta muốn làm ăn với ngươi!”
Hắn ném kiếm tới trước mặt Trần Yên, từ cao nhìn xuống, kiếm cắm thẳng trên đất bùn tung tóe.
“Đặt cọc bằng cái này….”. Hắn nhếch mi, âm thanh trong trẻo khỏe khoắn.
Chú thích:
[1] Chữ khải (khải thư hay chính thư 正書) là cải biên từ chữ lệ và bắt đầu phổ biến vào thế kỷ III cn. Đây là kiểu chữ chính thức, chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất và vẫn là phổ thông nhất trong các kiểu viết chữ Hán hiện nay.
[2] Sương phòng: phòng khách
[3]Mắt đào hoa: Mắt có dáng giống cánh hoa đào, có khuôn mắt dài, đôi mắt mở to, lòng đen lòng trắng thường được phân định rõ ràng, đuôi mắt hơi cong vểnh lên, mắt lúc nào cũng long lanh ngấn nước, ánh mắt như cười tươi rạng rỡ. Mắt hai mí, lông mi dài mảnh. Đây là đôi mắt đa tình. Dù là đàn ông hay đàn bà ai sở hữu đôi mắt đào hoa đều có sức hút mãnh liệt đối với người khác.
[4] Chữ Triện: Triện thư (tiếng Trung:giản thể: 篆书; phồn thể: 篆書, bính âm: zhuànshū), hay chữ triện, là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc cổ. Đây là loại chữ tượng hình có nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời nhà Chu và phát triển ở nước Tần trong thời kì Chiến quốc.
[5] Dặm: đơn vị đo chiều dài (=1/2 km)
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook