Nửa Đoạn Duyên
Chương 5


Tôi tự nhủ với bản thân rằng, những lúc buồn có thể khóc đến nhem nhuốc cả mặt, nhưng sau những giờ phút đó, phải mạnh mẽ ngẩng cao đầu cười nụ cười thật xinh.

Sau khi ngồi khóc chán chê dưới chiếc ghế đá ngoài công viên, lúc tôi trở về trời cũng chuyển tối.

Khi tôi vừa về đến cổng thì điện thoại đổ chuông cuộc gọi của cái Ngân, giọng nói từ trong điện thoại vọng ra:
– Mày về chưa?
– Tao về đến cổng rồi đây.
Tôi vừa dứt lời thì cái Ngân tắt máy, nó từ trong nhà chạy ra, cười cười bảo:
– Tiên sư cái con này, về đến nhà còn nghe máy, phí mất mấy trăm đồng tiền điện thoại.
Tôi là đứa không muốn trưng bộ mặt đau thương cho ai thấy nên dù khi buồn vẫn nở nụ cười tự nhiên trêu lại:
– Đưa số tài khoản đây tao bắn trả cho.
– Con hâm, tao đùa thôi.

À báo mày một tin vui này, tao tìm được phòng trọ cho mày rồi, giá thì chỉ hơn chỗ cũ của mày 200 ngàn thôi.

Nhưng được cái gần trường mày dạy luôn đấy.

Số mày cũng gọi là đỏ vãi, nhà kia vừa chuyển đi thì tao đến hỏi luôn.
– Vậy à? Cảm ơn mày nhiều nhé.
– Ơ thuê được phòng rồi sao mặt mày chẳng hào hứng gì thế?
– Thực ra tao nghỉ dạy ở trường kia rồi.
– Hả? Sao lại nghỉ dạy?
– Thì cái vụ vừa rồi đó, trường quyết định chấm dứt hợp đồng.
– Vụ đó xong xuôi rồi mà, mày có tội đếch đâu mà chấm dứt hợp đồng.

Trường cái quằn què gì thế?
– Thôi nghỉ cũng được, mai tao dọn phòng rồi chuyển đồ.

Đợi mấy hôm nữa xem thế nào rồi nộp hồ sơ xin dạy trường khác.
– Ừ, đừng buồn nhá.

Cứ coi như thời gian này để nghỉ ngơi đi.
– Tao biết rồi.
– Mà thôi vào trong rửa ráy rồi ăn cơm.

Tối nay mẹ tao sang viện với bà ngoại tao nên cũng không có nhà.

Cái Ly thì tao thấy nó bảo về muộn cơ.
– Cái con bé này, lại đi đâu không biết.
– Kệ nó, nó lớn rồi tự biết lo thân mình, mày đừng lo cho nó nữa, lo cho mày đi, dạo này xanh xao lắm.
Tôi thở dài không nói gì nữa.

Buổi tối ăn cơm xong đợi cái Ly về tôi mới yên tâm lên giường nghỉ ngơi.

Tối nay tôi quyết tâm ngủ sớm một hôm nhưng dù cho tôi cố gắng thế nào cũng không tài nào ngủ nổi.

Cuối cùng tôi lại cầm điện thoại lên lướt một vòng Facebook.

Vừa vào bảng tin, hình ảnh của Huy hiện lên, bức ảnh được người bạn của anh đăng tải cách đây 30 phút với dòng trạng thái “ Nhớ bạn của tôi”.

Bức ảnh này tôi còn nhớ rất rõ, do chính tay tôi chụp cho anh.

Vậy mà tất cả bây giờ đã trở thành một kỷ niệm buồn.

Dù tôi bị anh làm tổn thương thế nhưng có những lúc tôi vẫn không muốn tin, vẫn không muốn chấp nhận sự thật rằng anh đã c.h.ế.t.

Ba năm bên nhau, vậy mà đến lúc anh ra đi tôi cũng không thể thắp cho anh được một nén nhang.


Số phận thật cay đắng, không hề biết thương xót cho bất kỳ ai.

Nghĩ lại bản thân mình, dẫu rằng những khó khăn đang dồn dập ập đến nhưng có lẽ tôi vẫn còn may mắn hơn Huy, vẫn còn đang tồn tại ở độ tuổi đẹp nhất của đời người.

Giọt nước mắt trong tôi lặng lẽ chảy dài xuống hai má…khóc nốt hôm nay thôi, ngày mai phải sống như những ngày nắng, sống để không còn điều gì phải hối tiếc.
Sáng hôm sau là thứ bảy, cái Ly học buổi chiều nên sáng sớm chị em chúng tôi dọn đồ về nhà trọ mới.

Nhà trọ này nhỏ hơn nhà trọ cũ một chút nhưng được cái rất sạch sẽ, lại có một gác xép nhỏ.

Khi chúng tôi vừa sắp xếp đồ đạc xong xuôi thì cái Ngân đã mua xoong chảo, bát đĩa, nồi cơm, bếp ga mang vào.

Nó biết hoàn cảnh của tôi hiện tại đang khó khăn nên những thứ này nó bảo mua tặng.

Tôi kiên quyết từ chối, không phải sĩ diện nhưng từ trước đến giờ nó giúp đỡ chúng tôi rất nhiều,
cuộc sống này đâu thể cứ mãi nhận như vậy được.

Cuối cùng tôi và nó thống nhất là số tiền nó mua đồ hôm nay là tôi vay nó.
Sau ba ngày nghỉ ngơi, tôi thấy mọi thứ cũng dần ổn hơn nên quyết định đi nộp hồ sơ xin dạy ở mấy ngôi trường mà tôi tìm hiểu đang thiếu giáo viên.

Có điều đi cả ngày quần quật từ sáng đến tối, cầm bộ hồ sơ trên tay nhưng tôi không xin vào được ngôi trường nào cả, không phải vì bằng tốt nghiệp của tôi yếu kém, mà tất cả các trường đều một lý do “đã đủ giáo viên” trong khi trước đó tôi thấy vẫn đăng tuyển.

Tới ngày thứ hai, tôi có xin dạy ở mấy trung tâm ngoại ngữ nhưng cũng đều không được nhận.

Nói thì hơi phi lý nhưng mà tôi cảm giác như có một thế lực nào đó đang chèn ép khiến tôi không còn con đường nào tiếp tục trong ngành nhà giáo.
Thời gian cứ như thế trôi qua thêm một tuần nữa, trong suốt tuần này tôi không biết chính xác mình đã đến bao nhiêu ngôi trường, bao nhiêu trung tâm, vì nó rất nhiều.

Nhưng kết quả tôi nhận về vẫn là những câu trả lời dứt khoát đến tuyệt tình, vẫn là những cái lắc đầu đầy tuyệt vọng.

Tôi thẫn thờ cầm bộ hồ sơ lững thững ra về.

Khi tôi vừa bước ra khỏi cổng thì một người từ trong chạy qua tôi, người ấy vui vẻ thông báo với người chồng đang ngồi trên xe đợi mình:
– Chồng ơi, chị giám đốc trung tâm kêu em ngày mai tới dạy luôn.
Người phụ nữ ấy cũng đến xin việc giống tôi, nhưng kết quả của tôi và chị ta khác nhau.

Trong lúc ngồi ghế chờ, tôi và chị ta có nói chuyện với nhau, chị ta tốt nghiệp loại khá, tôi tốt nghiệp loại giỏi, vậy hà cớ gì tôi lại không được nhận còn chị ta thì có.

Điều này càng khiến tôi chắc chắn về những suy đoán trong lòng mình.
Tôi đem theo tâm trạng tuyệt vọng trở về nhà.

Buổi tối ngồi ăn cơm mà cổ họng tôi nghẹn đắng.

Cuối cùng tôi chỉ ăn được vài miếng rồi dừng lại.

Cái Ly thấy vậy mới bảo:
– Sao chị không ăn nữa đi.
– Chị ăn no rồi.
– Giời chị đang giảm cân à? Người như con cá mắm chưa mà giảm cân.

À mấy nay chị xin việc thế nào rồi?
Tôi thở dài thườn thượt đáp:
– Chị vẫn chưa xin được việc.
– Bây giờ thiếu gì việc đâu chị, đâu nhất thiết phải làm việc đúng chuyên môn.

Em mà như chị em chẳng việc gì vất vả xin việc thế đâu, chưa kể cái nghề giáo viên lương ba cọc ba đồng.
Thực ra cũng vì yêu nghề nên tôi mới quyết tâm theo đuổi.

Nhưng giờ nếu xin việc khó khăn như thế thì có lẽ tôi phải tạm thời dừng lại để chuyển sang xin việc khác thôi.

Với kinh tế hiện tại, lời cái Ly nói không phải không đúng, tôi gật đầu:

– Ừ, chị tính mai đi xin việc khác.
– Chị tính toán giỏi, hay là xin làm kế toán ở nhà hàng đi.

Em thấy mấy cái nhà hàng gần trường em đang treo biển tuyển kế toán, quản lý và nhân viên đó.
– Thế hả? Để mai chị tới đó hỏi xem xin vào được công việc gì thì làm.
– Vâng.
Thế là sáng hôm sau theo lời cái Ly tôi có đi dọc con đường, ở đấy đúng là có 3 nhà hàng đang treo biển tuyển nhân viên kế toán và nhân viên rửa bát.

Hai nhà hàng lớn tôi vào đầu tiên người ta đều không nhận vì tôi không có bằng cấp ngành kế toán.

Cũng may đến nhà hàng thứ ba, nhà hàng này nhỏ thôi nhưng người ta không quá khắt khe về bằng cấp.

Bà chủ nhà hàng nhìn tôi một lượt rồi hỏi:
– Cô đến ứng tuyển vị trí kế toán?
– Dạ vâng cô.
– Học chuyên ngành kế toán à?
Tôi ngập ngừng một lát rồi thành thật trả lời:
– Dạ thực ra cháu học ngành sư phạm, nhưng trước kia cháu cũng từng làm kế toán cho một nhà hàng lẩu.

Nếu được cô có thể cho cháu làm thử việc một tháng, rồi lúc đó quyết định thuê tiếp hay không thì tuỳ cô ạ.
Bà chủ khuôn mặt trầm ngâm suy nghĩ một lúc rồi nói:
– Cô có đảm nhận được luôn cả vị trí thu ngân không? Nhà hàng tôi thì cũng chỉ vừa nhỏ, lượng khách cũng không quá đông, nên làm thêm thu ngân cũng không phải là quá bận rộn.

Với tôi cũng nói trước là ở đây lương tháng đầu 7 triệu, bao ăn trưa.

Nếu làm tốt thì tháng sau tôi sẽ tăng lương và hỗ trợ 300 ngàn xăng xe mỗi tháng.

Còn làm không tốt thì tôi không nhận nữa.

Tiền long mà để tôi phát hiện gian dối gì thì tôi kiện luôn đấy, làm với tôi không có được lằng nhằng.
Trải qua mấy ngày xin việc vất vả, bây giờ được nhận vào làm, có tiền để trang trải cuộc sống là tôi mừng lắm rồi.

Tôi cười tươi trả lời:
– Dạ cháu biết rồi cô ạ.

Cháu đồng ý.
– Thế làm luôn từ hôm nay hay là mai?
– Cháu được làm luôn hả cô?
– Ừ.
– Dạ thế để cháu vào làm luôn.
Nói xong bà chủ nhà hàng dẫn tôi đến quầy thu ngân, giới thiệu tôi với mọi người xong bà kêu chị quản lý hướng dẫn tôi sơ qua công việc.

Nghe chị quản lý nói thì chị ấy tên Hoà, đã làm việc ở đây 5 năm, chị ấy hơn tôi 6 tuổi và cũng mới kết hôn.

Rồi chị ấy hỏi tôi:
– Mà em ở đâu nhỉ?
– Em ở bên Thuỵ Khuê ạ.
– À thế cũng không quá xa, đi xe buýt cũng tiện chuyến.
– Dạ vâng ạ.
– Ừ thôi làm đi em.

Có gì không hiểu thì cứ hỏi chị.

Em đảm nhận hai vị trí cùng lúc nhưng yên tâm với lượng khách ở đây cũng không quá vất vả đâu.
Tôi gật đầu mỉm cười nói cảm ơn xong bắt tay vào công việc.


Mới đầu tôi còn hơi lóng ngóng và chậm chạp nhưng dần dần cũng thành thạo hơn.

Nhà hàng buổi sáng rất vắng khách, chủ yếu là buổi trưa khách qua đường dừng chân ăn đông, khách từ mấy công ty qua cũng nhiều.

Được cái thu ngân ở đây không vội vàng dồn dập như ở mấy tiệm tạp hoá hay là trong siêu thị.

Vì cũng có người ăn trước, người ăn sau, cứ thanh toán cho khách này xong thì phải 5-10 phút sau mới phải thanh toán tiếp.

Cả ngày làm thu ngân, tới gần tối lúc chuẩn bị ra về thì tôi chốt vào sổ kế toán và giao đủ tiền cho bà chủ xong mới về.
Lúc tôi về đến nhà cũng 7 giờ tối, trên chiếc bàn nhựa ở góc bếp để một mâm cơm được úp lồng bàn ngay ngắn.

Tôi mở lồng bàn ra xem có món rau luộc, trứng rán và mấy miếng đậu phụ kèm mẩu giấy cái Ly để lại “ Chị ăn cơm trước đi, không phải chờ em, em đi có việc”.

Tôi khẽ thở dài, nhà có hai chị em nhưng dạo này chẳng mấy khi ăn cùng nhau, mà nó lớn rồi tôi cũng chẳng quản nổi nó nữa.
Ăn cơm, tắm rửa, dọn dẹp xong xuôi cũng gần mười giờ.

Mệt mỏi mấy ngày liên tiếp, tôi nằm xuống giường chẳng mấy chốc đã thiếp vào giấc ngủ ngon lành.
Những ngày tiếp theo tôi cũng bắt đầu quen hẳn với công việc ở nhà hàng.

Ở đây mọi người đều là dân lao động từ nhà quê chân chất nên mọi người đều hiểu cho hoàn cảnh của nhau, vui vẻ, hoà đồng, nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau.

Tôi làm việc từ sáng đến tối, nhưng vào ngày cuối tuần nhà hàng đông khách hơn bình thường thì tôi có xin làm thêm đến 10 giờ tối mới về nhà.

Thế nhưng tôi vẫn không cảm thấy mệt mỏi bằng những ngày quần quật đi xin việc, vì bây giờ tôi biết tôi càng làm thì càng có tiền, mà dù mệt mỏi cũng cảm thấy vui.
Tôi làm được một tháng thì nhận lương, bà chủ nhà hàng thấy tôi làm tốt nên nhận tôi vào làm nhân viên chính thức.

Tháng đầu tiên lương được 7 triệu nhưng vì tôi có làm thêm giờ những ngày cuối tuần nên tổng tiền lương cũng được 8,5 triệu.

Nhận được tiền tôi vui sướng, nghĩ bụng cứ đà này trong những tháng tiếp theo thì chẳng mấy chốc cuộc sống hai chị em tôi đều ổn hơn.

Thế nhưng cuộc sống chẳng giống như trong tính toán của tôi, trưa hôm ấy khi vừa vãn khách, trong lúc tôi đang loay hoay check lại hoá đơn thì một giọng nói vang lên:
– Ơ em là nhân viên mới của quán à?
Tôi giật mình ngẩng đầu lên, thấy trước mặt mình là một ông chú khoảng chừng 50 tuổi, cao to bụng phệ, ánh mắt ông ta khẽ sượt qua tôi chỉ vài giây ngắn ngủi nhưng đủ khiến tôi rùng mình, ánh mắt ấy không được đứng đắn.

Thế nhưng tôi vẫn lịch sự đáp lại:
– Dạ vâng, cháu là nhân viên mới của quán chú ạ.
Nghe tôi gọi bằng “chú” sắc mặt ông ta thoáng không hài lòng cho lắm.

Khi ông ta vừa định nói gì đó thì giọng bà chủ vang lên phía xa khiến ông ta phải nuốt ngược lời nói trở lại:
– Anh đến khi nào? Sao hôm nay không gọi báo trước cho em?
Ông ta lập tức nở nụ cười quay ra nhìn bà chủ với ánh mắt đầy âu yếm:
– Anh có việc đi ngang qua đây thôi.

Mà sao quán có thu ngân mới chẳng bảo anh.
– Ơ bình thường anh có quan tâm đến những việc này đâu.
– Ờ thì giờ anh quan tâm chút không được à? Với lại anh thấy bạn thu ngân cũ làm cũng tốt, sao lại thay?
– Con bé đó nghỉ làm về quê lấy chồng rồi.

Mà thôi, có gì vào trong mình nói chuyện.
– À ừ.
Bà chủ và ông ấy bước đi, giọng nói ngọt ngào và ánh mắt đưa tình của hai người vẫn khiến gai ốc khắp người tôi nổi lên.

Chị Hoà thấy vậy mới tiến gần chỗ tôi bảo nhỏ:
– Bồ của bà chủ mình đấy, ông ta thuộc dạng dê cụ, mình cứ tránh xa ra em ạ.
– Bà chủ không có chồng sao chị?
– Chồng bả mất rồi, cặp với ông này cũng đại gia phết đó.

Nghe đâu nhà hàng này là ổng mở cho bà.

Nói nhỏ ở đây chị em mình biết thôi, không nhỡ có việc gì lại rắc rối em ạ.
– Dạ vâng, em cảm ơn chị đã nhắc nhở em nhé.
Được chị Hoà nhắc nhở nên mấy ngày hôm sau ông ta có đến nhà hàng, mỗi lần ông ta hỏi chuyện tôi, tôi đều giữ một khoảng cách nhất định giống như đặt sẵn một bức tường ngăn cách giữa tôi và ông ta.

Bẵng thêm vài ngày nữa thì ông ta không có đến.

Ngày hôm đó tôi định bụng xin bà chủ cho phép tôi nghỉ 2 hôm về quê giỗ bố, nhưng cả ngày đều không thấy bóng dáng bà đâu.

Đến tối khi chuẩn bị tan làm thì một người nhân viên làm đầu bếp đi tới bảo tôi:

– Chị Nhi ơi, vào phòng bà chủ gọi chị kìa.
Đúng lúc tôi đang cần tìm gặp bà chủ cả ngày nay, giờ nghe được bà gọi vào phòng nên tôi chẳng suy nghĩ gì mà vui vẻ nói lời cảm ơn người kia xong vội vã bước đi.

Phòng riêng của bà chủ ở giãy cuối cùng nhà hàng.

Tôi gõ cửa 3 cái, cánh cửa liền mở ra nhưng người đứng trước mặt tôi không phải bà chủ mà là bồ của bà.

Nhìn thấy khuôn mặt và nụ cười của ông ta tôi có chút thót tim nhưng vẫn bình tĩnh hỏi:
– Cháu tới gặp cô ạ.
– À cô vừa đi vệ sinh, vào trong ngồi đợi cô chút.
Cái lão dê già này ở chung một phòng với ông ta tôi cũng sợ lắm, nhưng tôi nghĩ đi nghĩ lại bà đi vệ sinh thì cùng lắm 5-10 phút, trong khoảng thời gian ngắn thế chắc ông ta không dám làm gì đâu.

Thấy tôi chần chừ, ông ta lên tiếng nhắc lại:
– Vào trong ngồi chờ đi, cô về luôn bây giờ.
– Dạ vâng.
Tôi rụt rè bước vào bên trong, thế rồi cánh cửa đột nhiên đóng sập lại rồi khoá trái.

Bỗng dưng người tôi sởn hết da gà, một cảm giác bất an dấy lên.

Tôi thấy vậy liền xoay người để bước ra ngoài thì ông ta ngăn lại.

Tôi vừa run vừa cuống quýt nói:
– Cháu chợt nhớ có việc cần làm gấp.

Chú bảo cô lát cháu quay lại….
Có điều khi tôi còn chưa kịp nói hết câu thì ông ta đã lao đến ôm chầm lấy tôi ghì chặt lại.

Ông ta siết chặt đến nỗi dù tôi có cố gắng đẩy ra cũng không được, chưa kể ông ta to béo gấp đôi trọng lượng cơ thể tôi.

Cuối cùng tôi chỉ biết run sợ gào lên:
– Chú làm cái gì vậy? Buông tôi ra mau, không tôi hét lên bây giờ.
– Em hét lên đi, không ai nghe thấy em hét đâu.

Em có biết ngày đầu tiên gặp em tôi đã bị chìm đắm bởi vẻ đẹp của em không? Em ngoan ngoãn phục vụ tôi đi, em sẽ không phải vất vả làm thu ngân nữa, em sẽ trở thành bà chủ không cần làm gì, ăn ngon mặc đẹp chỉ tay 5 ngón.
Đến cái mức này thì tôi chẳng còn nể nang gì nữa mà chửi thẳng:
– Ông điên rồi, mau buông tôi ra…con mẹ nhà ông, buông tôi ra thằng khốn.

Ông để đứa bằng tuổi con cháu ông chửi không biết nhục à?
Dù bị tôi chửi nhưng ông ta vẫn nhất quyết không buông tôi ra.

Ngược lại còn đẩy mạnh tôi xuống chiếc ghế sofa gần đó, cả thân hình như tảng mỡ 1 tạ của ông ta đè lên người khiến tôi vừa đau đớn vừa ngột ngạt đến mức cảm giác như sắp không thể thở nổi.

Tôi dùng hết sức cắn mạnh vào bả vai gã đàn ông đốn mạt này nhưng dường như cơn thú tính đã lấn át tất cả khiến ông ta không còn cảm giác đau.

Sau đó đôi bàn tay thô ráp giựt mạnh chiếc cúc áo tôi đang mặc, từng chiếc cúc một lần lượt rơi xuống sàn nhà để lộ ra cơ thể tôi.

Ông ta không kìm nổi nữa, hôn ngấu nghiến lên cổ tôi.

Dù cho tôi thống khổ van xin, dù cho tôi cố gắng gồng mình để chống cự, hay là dù cho tôi chửi mắng gào thét rách phổi thì ông ta vẫn không có ý định dừng lại.

Chưa bao giờ tôi thấy đau đớn và tủi nhục thế này, khoảnh khắc bị bạo hành trong nhà giam cũng chẳng sánh bằng.

Tôi bật khóc tức tưởi, gào thét trong vô vọng:
– Buông tôi ra….tôi xin ông buông tôi ra.
– Em đừng gào thét làm gì nữa, không ai nghe thấy đâu.

Bà chủ của em hôm nay cũng đi công việc dưới Thái Bình có mà ngày mai mới về.
Lúc này tôi mới hiểu, hoá ra tên đầu bếp kia lừa tôi.

Cùng là con người với nhau, sao khốn nạn với nhau quá đỗi.

Nước mắt tôi chảy dọc hai tháng dương, khoảnh khắc đôi bàn tay của ông ta chạm đến bầu ngực tôi đã kinh tởm đến mức nghĩ đến cái c.h.ế.t.

Trải qua biết bao khổ hạnh, biết bao nghiệt ngã của cuộc đời này nhưng tôi đều cố gắng mạnh mẽ.

Cho đến phút giây này…tôi thực sự muốn buông xuôi…tôi không thể chấp nhận nổi nỗi nhục này.
CUỘC ĐỜI ƠI….TÔI BUÔNG TAY BẠN NHÉ…NẾU CÓ KIẾP SAU, XIN CHO TÔI LÀM MỘT ĐOÁ HOA…NGẮN NGỦI NHƯNG SỐNG MỘT KIẾPTRỌN VẸN!.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương