Niệm Dao Dao
-
Chương 17
17.
Đồ An của ta! Ta đã từng tưởng tượng ra biết bao nhiêu dáng vẻ khi lớn lên của nó, thế nhưng không thể nghĩ tới nó và Hốt Hãn Tà giống nhau y đúc!
Không phải là con ta sinh ra sao! Tại sao không có vẻ gì giống ta dù chỉ là một chút!
Ta vẫn còn nhớ rõ cặp mắt kia lúc nhỏ giống ta cực kì, thế nào lớn lên lại không giống nữa?
Ta đứng trên sườn núi, nhìn nó cưỡi ngựa, dẫn theo đoàn người phía sau từ từ tiến đến trước mặt ta.
Chàng thiếu niên đã trưởng thành mất rồi, mày như thanh kiếm, mắt tựa sao trời, sống mũi thẳng tắp. Tập võ nhiều năm khiến nó vừa cao vừa to, tóc dài như suối tết thành một bím sau lưng, điểm thêm vài chiếc lắc bạc và hạt châu xanh biếc, tuấn lãng phong lưu dị thường.
Ta cố nén nước mắt, đẩy Lâu Hạ và Á Di lên trước: “Đi đi, đi gặp ca ca của các con.”
Đồ An khí thế bức người, chỉ nhẹ nhàng đưa mắt nhìn hai đứa nó, Lâu Hạ và Á Di đã không dám tới gần.
“Đi đi!” Ta thúc giục.
“Ca… ca ca!” Á Di vội kêu cho xong, chạy về ôm cánh ta lén lút ngó Đồ An.
Á Di làm cho xong chuyện, chỉ còn Lâu Hạ đứng run rẩy chôn chân một chỗ, bị Đồ An nhìn từ trên xuống dưới.
Hốt Hãn Tà vỗ cái ót Lâu Hạ, cười nói: “Tiểu tử này gan nhỏ thế, về đi, ta còn có việc cần ca ca con.”
Lâu Hạ như được đại xá, vội vàng làm lễ với Đồ An rồi ù chạy về bên ta. Cặp song sinh mỗi bên một đứa ôm lấy hai cánh tay ta, ta như người xa lạ đang nhìn Đồ An vậy.
Ta hít một hơi thật dài, xoa đầu mấy đứa nhỏ, cười với Đồ An: “Tối nay nhớ đến lều của a nương ăn cơm. Rau dưa trên Thiên Sơn đã đến mùa thu hoạch, a nương bảo người ta hái về nhiều lắm. Tối nay ta sẽ tự mình xuống bếp.”
Hốt Hãn Tà nghe tới đây cũng hào hứng hẳn: “Được, Đồ An cũng về rồi. Tối nay một nhà chúng ta đoàn tụ.”
Ta e rằng đây là lần ta căng thẳng nhất từng ấy năm tới nay.
Tào Lô vừa giúp ta vừa khuyên nhủ: “Công chúa, người đừng đi qua đi lại nữa, canh đã chín hết rồi.”
Ta không dừng bước lại được, cứ một vòng lại một vòng đi quanh lều: “Tào Lô, em nói xem giờ thằng bé Đồ An thích ăn gì? Trước đây nó thích ăn canh bò hầm với rau củ, ở tộc Hung Nô đợi… nhiều năm như thế, giờ cũng chưa chắc còn thích ăn. Haiz… Cũng trách sao ta không hỏi nó trước, em nói giờ lỡ nó không thích đồ ăn ta làm cho thì sao bây giờ?”
Á Di không biết đã chui vào lều từ lúc nào, nhìn nồi canh đang sôi sùng sục mà nuốt nước bọt: “Không sao đâu a nương, ca ca không thích thì để Dao Dao thích cho!”
Ta véo má con bé, đánh yêu một cái: “Há, ăn, cả ngày chỉ biết ăn thôi. Giúp cái gì cũng không biết!”
Á Di xoa mặt, bĩu môi: “Hừ! Lúc ca ca chưa về, mỗi ngày a nương đều nhắc. Giờ ca ca về rồi, cái gì tốt cũng để cho ca ca. Dao Dao giận đấy!”
Ta bất đắc dĩ nhìn con bé, lòng mềm nhũn, vội bước qua bế nó lên: “Thôi nào, Dao Dao ngoan. Khó lắm ca ca con mới về, chúng ta mở tiệc đón gió tẩy trần cho nó cũng không được sao?”
“Vậy… Con cũng muốn ăn canh!”
Ta cười ha hả, hôm nay rất vui, nhìn ai cũng thấy dễ mến: “Được一 cho con ăn hết!”
Hôm nay nấu nhiều thật, lúc toàn bộ món ăn được bê lên bàn, ngay cả ta cũng hơi nghi nghi liệu ai ăn cho hết. Nhưng trong chốc lát nỗi lo này đã tan thành mây khói, ba đứa nhỏ đều đang tuổi ăn tuổi lớn, ăn như gió cuốn mây tan, hết sạch sành sanh không chừa lại tí nào.
Nhất là Lâu Hạ và Á Di, tranh qua tranh lại hết một bàn, làm ta sợ tới mức đoạt thức ăn từ trong miệng hổ(*), đem mấy dĩa còn sót lại đẩy hết đến trước mặt Đồ An.
(*) thành ngữ, nguyên là hổ khẩu đoạt thực
Hốt Hãn Tà thì thầm: “Còn của ta đâu?”
Ta: “Chàng ngày nào cũng ăn, nay nhường cho con thì có làm sao?”
Hốt Hãn Tà: “…”
Đồ An cũng ngoan, đẩy hết thức ăn lại ra giữa bàn: “Để đệ đệ muội muội ăn đi, ta không đói.”
Ta hơi ngạc nhiên, Á Di lập tức nhắm chuẩn thời cơ, trong chớp mắt bỏ hết vào trong miệng, còn không quên vênh mặt với Lâu Hạ: ha há, huynh không nhanh thì ta nhanh!
Ta lặng im nhìn ba đứa nó, bỗng nhiên đứng dậy, cố nén cảm xúc: “A nương đi xem còn thức ăn không làm thêm mấy món.”
Ta như chạy trốn khỏi lều, đứng trong gió đêm nước mắt không nhịn được mà tuôn rơi, che mặt khóc rống.
Hốt Hãn Tà cũng bước ra, từ từ bước theo giữ ta lại: “Con trẻ cuối cùng cũng phải trưởng thành.”
Ta khóc không thành tiếng, lắc đầu: “Đồ An trước kia không thế, nhất định là nó ở tộc Hung Nô chịu khổ nhiều quá…”
Hổ thẹn, áy náy, tự trách, bao nhiêu cảm xúc mười mấy năm nay dồn nén khiến nước mắt của ta không ngừng lại được.
Hốt Hãn Tà thở dài một tiếng, vùi cả người ta vào trong lòng hắn: “Mỗi người đều có số mệnh của riêng mình, với Đồ An mà nói đó không phải là chuyện xấu. Sẽ có một ngày nó sẽ bước lên chiếc ngai của ta, trong lòng nó không thể chỉ có mỗi mình nó, hay… người nhà không đâu.”
***
Ta không nhịn được đối tốt với Đồ An, muốn bù đắp lại hết thảy thiếu sót từ trước đến nay. Hôm nay đưa qua một đống điểm tâm, ngày mai lại tặng một đôi giày lông ấm, thường thường nó đều phái người đến nói lời cảm tạ, không tự mình đến bao giờ. Ta biết lòng nó oán ta, càng thêm khó chịu, cố tìm cách chăm lo cho nó.
Cũng chưa từng nghĩ đến một hôm tặng đồ qua, quay về không phải là tùy tùng của Đồ An, mà là Á Di và Lâu Hạ.
Ta kinh ngạc nói: “Sao hai con lại qua đây, không đi đọc sách ư? Ôi! Sao con lại có đồ ta làm cho ca ca con thế này?”
“A nương bất công! Dao Dao cũng muốn giày da màu đỏ như thế!”
Ta thở dài: “A nương sẽ làm cho con sau, con mau trả lại cho ca ca đi, nhanh đi.”
Á Di nở nụ cười: “Ca ca tự đến đây rồi, a nương tự đưa cho ca ca đi.” Dứt lời con bé kéo tay Lâu Hạ chạy ra khỏi lều, đẩy Đồ An vào.
Ta bổng dưng căng thẳng, bật người dậy khỏi giường, lắp ba lắp bắp: “Đồ An, sao con lại tới đây? Uống nước không? Trà bơ ha? Hay con muốn ăn gì?”
“A nương.”
Nó cất tiếng gọi ta, tâm can ta run lên, nước mắt rơi tí tách.
“A nương, không cần gấp. Con không khát cũng không đói.”
Ta gật đầu lau lệ, đứa bé này ta mang thai mười tháng sinh ra, trời mới biết ta đợi một tiếng “a nương” này bao lâu rồi.
“A nương.” Nó lại gọi rồi đỡ ta ngồi xuống: “Những thứ người cho con, con đều cất kỹ hết. Người…”
Ta nhìn nó, nước mắt lại không nghe lời mà tuôn ra.
Nó vội vàng đưa tay lên lau cho ta.
Khóc trước mặt con mình, thật sự rất mất mặt. Ta đẩy nó ra, tự mình lau: “A nương không sao đâu. Con nói đi, có chuyện gì thế!”
Nó trầm mặc thật lâu, nuốt nước bọt, như hạ một quyết định trọng đại trong đời, ngẩng phắt đầu: “A nương, Đồ An không oán người. Trước kia con đã từng nghĩ sao người nhẫn tâm đến thế, nhưng giờ thấy người thế này, con không giận nổi.”
“Không có người làm mẹ nào tự nguyện để đứa trẻ năm tuổi rời xa mình. Đồ An biết người cũng không muốn. A nương, thật xin lỗi… Đã để người buồn lâu đến thế…”
“Đứa trẻ ngốc này, người nên xin lỗi là a nương!” Ta kéo nó vào trong lồng ngực, cho dù giờ nó đã cao hơn ta rất nhiều, nhưng ở trong lòng ta, nó vẫn chỉ là một đứa bé.
Á Di và Lâu Hạ cũng vừa la vừa vọt vào trong lều, bổ nhào lên hai mẹ con ta.
“Tốt hết rồi, tốt hết rồi! A nương sẽ không bao giờ… phải khóc nữa! Dao Dao thật giỏi quá!”
“Muội nói cái gì! Ý tưởng này là ta nghĩ ra, sao giờ lại biến thành muội giỏi?”
“Là ta giỏi chứ! Huynh thấy đại ca không dám hó hé tiếng nào, chân còn run lên, nếu không có ta ý tưởng của huynh thực hiện được chắc? Đại ca không nghe được huynh lí nhí tiếng nào đâu!”
“Muội… A nương coi nó kìa? Cái dạng này sau này ai rước cơ chứ?”
Ta nín khóc mỉm cười, gõ đầu hết ba đứa: “Quậy cái gì mà quậy! Đợi phụ vương cái con tới đây còn dám quậy thế, xem chàng có phạt hết không!”
Đồ An vô tội: “A nương, con còn chưa nói câu nào mà.”
Lâu Hạ và Á Di lè lưỡi, ôm lấy ta và Đồ An làm nũng.
Ta nhìn ba đứa nhỏ đã trưởng thành hết trong lòng ta, lần đầu tiên cảm thấy ông trời đối xử với ta cũng không tệ lắm.
“Ba đứa các con… đều là bảo bối trong lòng a nương. Một đứa cũng không thể thiếu, một đứa cũng không thể thiếu.”
***
Đồ An trở về vừa kịp đón sinh thần ba mươi lăm tuổi của Hốt Hãn Tà. Ba mươi lăm, lúc ta tết tóc cho hắn bỗng nhớ tới con số này, không khỏi bật cười.
Hắn sửng sốt, nhìn ta qua chiếc gương, hỏi: “Nàng cười cái gì?”
“Chàng ba mươi lăm, ta ba mươi sáu.” Ta gài chiếc trâm lên cho hắn, nhìn gương mặt trong gương: “Ngày tháng trôi qua nhanh quá, chỉ chớp mắt thôi hai ta đã bên nhau hai mươi năm rồi.”
Hốt Hãn Tà nở nụ cười, bế ta lên đặt lên đùi hắn. Ta tựa đầu vào lồng ngực hắn, nghe hắn nói: “Đúng vậy, hai mươi năm rồi. Bọn nhỏ cũng lớn hết rồi.”
Ta giật mình, bật người đứng dậy: “Chàng chọn vợ cho Đồ An chưa?”
“Nàng cùng ta chọn đi, chúng ta không phải vội.” Hắn kéo ta ngồi lại: “Hôm nay không chỉ có các đại thần từ các bộ lạc, mà còn tộc Hung Nô, Tây Vực và các tiểu quốc thần phục chúng ta cũng phái người đến.”
“Để ta xem thử, ta… ta còn không biết làm bà thế nào.” Ta hơi khó xử, ai bảo Đồ An là con cả của chúng ta, một chút kinh nghiệm cũng không có. Người duy nhất có kinh nghiệm giờ cũng đã già cả, đã thế còn không thèm gặp ta.
“Vậy nàng đến hỏi mẹ ta đi.”
“Đừng có đụng đến nổi đau của ta!” (*)
(*) Gốc: Na hồ bất khai đề na hồ, nghĩa là không nên đề cập đến những thiếu sót riêng tư của người khác, điều gì nên nói và điều gì không nên nói thì không nên nói.
“Ha ha ha ha—— thế nên chúng ta không phải vội làm gì. Ta còn muốn Đồ An rèn luyện thêm vài năm, chuyện này cứ từ từ.”
“Được.” Nhân sinh có mục tiêu mới— tìm con dâu, làm ta hứng thú hơn nhiều.
Hốt Hãn Tà im lặng trong phút chốc, nói tiếp: “Còn có…”
“Còn gì nữa? Chàng sẽ không tính tìm hôn phu cho Dao Dao chứ? Hay Lâu Hạ? Hai đứa nó còn nhỏ quá, mới mười ba!”
“Không phải chuyện này.”
“Thế là gì?”
Hốt Hãn Tà nhìn sâu vào mắt ta như muốn lục tìm thứ gì đó, một hồi lâu sau mới thản nhiên nói: “Tề quốc… cũng phái người đến đây, là Đại hoàng tử Khương Kỳ Ngọc.”
***
Thật lâu thật lâu về sau, ta bỗng dưng nhớ tới ngày hôm nay mới đột nhiên phát hiện, nếu Tề quốc không phái người đến, nếu cho ta thêm… một chút thời gian, một chút nữa thôi, có lẽ ta đã quên hết, có lẽ ta đã thành người “tha phương viễn xứ”.
Ta bước phía sau Hốt Hãn Tà và Tang Ca để đi đón tiếp, Khương Kỳ Ngọc xoay người xuống ngựa, chắp tay hành lễ: “Vãn bối gặp qua Thiền vu, Đại yên thị.”
Hốt Hãn Tà gật đầu: “Đại hoàng tử đã vất vả đường xa tới đây mệt nhọc rồi, mời.”
Khương Kỳ Ngọc cười như trăng sáng chiếu rọi, một đôi mắt trong suốt như nước, đưa tay nhấc chân đều như có gió mát thổi qua, mùi hương man mát thoang thoảng. Hắn nhìn thấy ta, dò hỏi: “Vị này… hẳn là Khương phu nhân?”
Ta đưa mắt nhìn hắn, mắt mũi hắn rất giống Khương Chử Dịch, nhưng khuôn mặt lại thấy giống Lưu tỷ tỷ, ôn hòa đôn hậu, như mài ra từ ngọc.
Hốt Hãn Tà liếc mắt nhìn ta một cái: “Đúng vậy.”
“Cô!” Hắn cung kính hành lễ với ta.
Ta khom lưng quỳ gối, dùng Hán lễ đáp lại: “Đại hoàng tử.”
Đoàn người đã an vị, ta như cũ ngồi bên trái Hốt Hãn Tà. Đồ An ngồi phía dưới, sau đó đến Khương Kỳ Ngọc. Lâu Hạ và Á Di đã sớm chạy tới mã trường chọn ngựa, bởi vì trước đây Hốt Hãn Tà đã từng hứa đứa nào chiến thắng ở cuộc đua ngựa sẽ được một lời hứa, muốn gì đều được.
Lời này làm Á Di hào hứng hẳn lên. Con bé nằm mơ cũng muốn ra ngoài thăm thú, dù là đi Tây Vực hay Trung Nguyên, chỉ cần ra khỏi Nguyệt Thị con bé liền vui vẻ. Bữa nay nó đã năn nỉ hết các ca ca tỷ tỷ không được tham gia cuộc đua, nên trận đấu chỉ có mình nó và Lâu Hạ. Lâu Hạ từ nhỏ không giỏi cưỡi ngựa bắn cung, chỉ thích theo ta đọc sách, lần đua ngựa này làm sao thắng Á Di được. Nếu Tề quốc hoặc Tây Vực đưa người ra tỷ thí, Á Di cũng tự tin hạ được hết.
Ai bảo nó là con gái yêu của Thiền vu Hốt Hãn Tà?
Quả nhiên khi Hốt Hãn Tà bảo trận đấu bắt đầu, trong đám nhỏ Nguyệt Thị chỉ có mình Á Di hưng trí bừng bừng chạy vào trong, cười nói với Hốt Hãn Tà: “Phụ vương, con phải tham gia!”
Hốt Hãn Tà sớm đã biết con bé nghịch ngợm, cố ý chọc nó: “Được, nhưng chỉ có mỗi mình con, con thi thố kiểu gì?”
Á Di sửng sốt, phi một ánh mắt sắc như dao về phía Lâu Hạ, Lâu Hạ bật người lườm lại ngay tức khắc.
“Còn Lâu Hạ mà!”
“Ta không đi.”
Á Di gấp đến độ muốn nhào lên bàn tiệc kéo thằng bé xuống, nhỏ giọng năn nỉ: “Ca ca, ta còn giữ trái cây a nương cho chưa ăn miếng nào. Ta cho huynh hết á!”
Lâu Hạ lung lay: “Thật… thật sao?”
Á Di điên cuồng gật đầu: “Ta đã gạt huynh bao giờ chưa?”
Lâu Hạ đã sắp đồng ý tới nơi rồi, vừa nghe Á Di nói câu này lại lắc đầu nguầy nguậy: “Ta không ăn.”
“Lâu Hạ!” – Á Di tức hổn hển.
“Á Di công chúa.” Khương Kỳ Ngọc đột nhiên đứng dậy, chắp tay với con bé: “Nêu công chúa không chê, thật ra tại hạ nguyện ý tỷ thí với công chúa một phen.”
Á Di buông Lâu Hạ ra, dừng lại liếc nhìn Khương Kỳ Ngọc: “Ngươi biết cưỡi ngựa sao?”
Khương Kỳ Ngọc cười nói: “Cha ta nghiêm khắc với đám huynh đệ tỷ muội chúng ta lắm. Không chỉ đám con trai, ngay cả các muội muội của ta cũng phải tập cưỡi ngựa bắn cung. Có lẽ… tại hạ sẽ không làm công chúa thất vọng đâu.”
“Hóa ra là thế…”
“Công chúa.” Lại một người nữa đứng lên, là vương tử Khâu Từ, hắn cúi đầu với bề trên, lại nói với Á Di: “Tại hạ cũng nguyện mua vui cho công chúa.”
Á Di vốn đang sợ không có đối thủ lại bỗng dưng có được hai người, con bé hừ mũi với Lâu Hạ, quay đầu thưa với Hốt Hãn Tà: “Phụ vương, để con thi cùng hai người bọn họ!”
Hốt Hãn Tà nhìn xuống hai chàng thiếu niên, cười: “Người đâu, chuẩn bị ngựa.”
Ta như trải nghiệm được cảm giác một nhà có con gái trăm nhà cầu, chỉ là trong đầu ta Á Di vẫn còn nhỏ, chuyện này ta chưa từng nghĩ tới. Cũng không ngờ đến một số việc không phải mình muốn thì nó sẽ đến, mà không muốn thì nó sẽ không.
Vài vòng qua lại, Á Di thích thú mồ hôi đầm đìa. Vương tử Khâu Từ và Khương Kỳ Ngọc đều không phải là người không biết ý, để cho Á Di về đích trước tiên, nhưng cũng không làm lộ quá.
Con bé hưng phấn hoan hô trên lưng ngựa, uốn éo làm vòng ngọc trên đầu rớt xuống bụi cỏ. Á Di sờ đầu mình, bĩu môi buồn bực.
Ta thở dài, con nhóc này tính tình càng lúc càng không ổn trọng, chờ nó về ta nhất định phải dạy dỗ nó một phen.
Khương Kỳ Ngọc đưa mắt nhìn Á Di, giục ngựa quay lại, chăm chú lục lọi bụi cỏ, xoay người xuống ngựa nhặt đồ lên. Hắn vẫy tay với Á Di, Á Di nhìn rõ đồ trong tay hắn cầm, vui vẻ nhảy xuống ngựa chạy qua.
“Đa tạ.” Mất rồi tìm lại được, mắt con bé sáng lên trông thấy, như ánh sao lung linh giữa trời đêm.
Vương tử Khâu Từ cũng xuống ngựa bước tới, ba người cười cười nói nói, ghép lại thành bộ thiếu niên du xuân đồ được rồi.
Ta nhìn chúng nó thấy lòng mừng vui, nhưng cũng cảm giác được mấy đứa nhỏ lớn hết mất rồi, chính mình cũng thế, hồng nhan đã phai.
Ta đưa mắt nhìn Hốt Hãn Tà, chỉ thấy hắn cau mày, môi nhếch lên, cố tỏ vẻ là không giận. Ta theo hướng mắt hắn nhìn qua, là Đại hoàng tử từ Tề quốc xa xôi đến đây— Khương Kỳ Ngọc.
Đồ An của ta! Ta đã từng tưởng tượng ra biết bao nhiêu dáng vẻ khi lớn lên của nó, thế nhưng không thể nghĩ tới nó và Hốt Hãn Tà giống nhau y đúc!
Không phải là con ta sinh ra sao! Tại sao không có vẻ gì giống ta dù chỉ là một chút!
Ta vẫn còn nhớ rõ cặp mắt kia lúc nhỏ giống ta cực kì, thế nào lớn lên lại không giống nữa?
Ta đứng trên sườn núi, nhìn nó cưỡi ngựa, dẫn theo đoàn người phía sau từ từ tiến đến trước mặt ta.
Chàng thiếu niên đã trưởng thành mất rồi, mày như thanh kiếm, mắt tựa sao trời, sống mũi thẳng tắp. Tập võ nhiều năm khiến nó vừa cao vừa to, tóc dài như suối tết thành một bím sau lưng, điểm thêm vài chiếc lắc bạc và hạt châu xanh biếc, tuấn lãng phong lưu dị thường.
Ta cố nén nước mắt, đẩy Lâu Hạ và Á Di lên trước: “Đi đi, đi gặp ca ca của các con.”
Đồ An khí thế bức người, chỉ nhẹ nhàng đưa mắt nhìn hai đứa nó, Lâu Hạ và Á Di đã không dám tới gần.
“Đi đi!” Ta thúc giục.
“Ca… ca ca!” Á Di vội kêu cho xong, chạy về ôm cánh ta lén lút ngó Đồ An.
Á Di làm cho xong chuyện, chỉ còn Lâu Hạ đứng run rẩy chôn chân một chỗ, bị Đồ An nhìn từ trên xuống dưới.
Hốt Hãn Tà vỗ cái ót Lâu Hạ, cười nói: “Tiểu tử này gan nhỏ thế, về đi, ta còn có việc cần ca ca con.”
Lâu Hạ như được đại xá, vội vàng làm lễ với Đồ An rồi ù chạy về bên ta. Cặp song sinh mỗi bên một đứa ôm lấy hai cánh tay ta, ta như người xa lạ đang nhìn Đồ An vậy.
Ta hít một hơi thật dài, xoa đầu mấy đứa nhỏ, cười với Đồ An: “Tối nay nhớ đến lều của a nương ăn cơm. Rau dưa trên Thiên Sơn đã đến mùa thu hoạch, a nương bảo người ta hái về nhiều lắm. Tối nay ta sẽ tự mình xuống bếp.”
Hốt Hãn Tà nghe tới đây cũng hào hứng hẳn: “Được, Đồ An cũng về rồi. Tối nay một nhà chúng ta đoàn tụ.”
Ta e rằng đây là lần ta căng thẳng nhất từng ấy năm tới nay.
Tào Lô vừa giúp ta vừa khuyên nhủ: “Công chúa, người đừng đi qua đi lại nữa, canh đã chín hết rồi.”
Ta không dừng bước lại được, cứ một vòng lại một vòng đi quanh lều: “Tào Lô, em nói xem giờ thằng bé Đồ An thích ăn gì? Trước đây nó thích ăn canh bò hầm với rau củ, ở tộc Hung Nô đợi… nhiều năm như thế, giờ cũng chưa chắc còn thích ăn. Haiz… Cũng trách sao ta không hỏi nó trước, em nói giờ lỡ nó không thích đồ ăn ta làm cho thì sao bây giờ?”
Á Di không biết đã chui vào lều từ lúc nào, nhìn nồi canh đang sôi sùng sục mà nuốt nước bọt: “Không sao đâu a nương, ca ca không thích thì để Dao Dao thích cho!”
Ta véo má con bé, đánh yêu một cái: “Há, ăn, cả ngày chỉ biết ăn thôi. Giúp cái gì cũng không biết!”
Á Di xoa mặt, bĩu môi: “Hừ! Lúc ca ca chưa về, mỗi ngày a nương đều nhắc. Giờ ca ca về rồi, cái gì tốt cũng để cho ca ca. Dao Dao giận đấy!”
Ta bất đắc dĩ nhìn con bé, lòng mềm nhũn, vội bước qua bế nó lên: “Thôi nào, Dao Dao ngoan. Khó lắm ca ca con mới về, chúng ta mở tiệc đón gió tẩy trần cho nó cũng không được sao?”
“Vậy… Con cũng muốn ăn canh!”
Ta cười ha hả, hôm nay rất vui, nhìn ai cũng thấy dễ mến: “Được一 cho con ăn hết!”
Hôm nay nấu nhiều thật, lúc toàn bộ món ăn được bê lên bàn, ngay cả ta cũng hơi nghi nghi liệu ai ăn cho hết. Nhưng trong chốc lát nỗi lo này đã tan thành mây khói, ba đứa nhỏ đều đang tuổi ăn tuổi lớn, ăn như gió cuốn mây tan, hết sạch sành sanh không chừa lại tí nào.
Nhất là Lâu Hạ và Á Di, tranh qua tranh lại hết một bàn, làm ta sợ tới mức đoạt thức ăn từ trong miệng hổ(*), đem mấy dĩa còn sót lại đẩy hết đến trước mặt Đồ An.
(*) thành ngữ, nguyên là hổ khẩu đoạt thực
Hốt Hãn Tà thì thầm: “Còn của ta đâu?”
Ta: “Chàng ngày nào cũng ăn, nay nhường cho con thì có làm sao?”
Hốt Hãn Tà: “…”
Đồ An cũng ngoan, đẩy hết thức ăn lại ra giữa bàn: “Để đệ đệ muội muội ăn đi, ta không đói.”
Ta hơi ngạc nhiên, Á Di lập tức nhắm chuẩn thời cơ, trong chớp mắt bỏ hết vào trong miệng, còn không quên vênh mặt với Lâu Hạ: ha há, huynh không nhanh thì ta nhanh!
Ta lặng im nhìn ba đứa nó, bỗng nhiên đứng dậy, cố nén cảm xúc: “A nương đi xem còn thức ăn không làm thêm mấy món.”
Ta như chạy trốn khỏi lều, đứng trong gió đêm nước mắt không nhịn được mà tuôn rơi, che mặt khóc rống.
Hốt Hãn Tà cũng bước ra, từ từ bước theo giữ ta lại: “Con trẻ cuối cùng cũng phải trưởng thành.”
Ta khóc không thành tiếng, lắc đầu: “Đồ An trước kia không thế, nhất định là nó ở tộc Hung Nô chịu khổ nhiều quá…”
Hổ thẹn, áy náy, tự trách, bao nhiêu cảm xúc mười mấy năm nay dồn nén khiến nước mắt của ta không ngừng lại được.
Hốt Hãn Tà thở dài một tiếng, vùi cả người ta vào trong lòng hắn: “Mỗi người đều có số mệnh của riêng mình, với Đồ An mà nói đó không phải là chuyện xấu. Sẽ có một ngày nó sẽ bước lên chiếc ngai của ta, trong lòng nó không thể chỉ có mỗi mình nó, hay… người nhà không đâu.”
***
Ta không nhịn được đối tốt với Đồ An, muốn bù đắp lại hết thảy thiếu sót từ trước đến nay. Hôm nay đưa qua một đống điểm tâm, ngày mai lại tặng một đôi giày lông ấm, thường thường nó đều phái người đến nói lời cảm tạ, không tự mình đến bao giờ. Ta biết lòng nó oán ta, càng thêm khó chịu, cố tìm cách chăm lo cho nó.
Cũng chưa từng nghĩ đến một hôm tặng đồ qua, quay về không phải là tùy tùng của Đồ An, mà là Á Di và Lâu Hạ.
Ta kinh ngạc nói: “Sao hai con lại qua đây, không đi đọc sách ư? Ôi! Sao con lại có đồ ta làm cho ca ca con thế này?”
“A nương bất công! Dao Dao cũng muốn giày da màu đỏ như thế!”
Ta thở dài: “A nương sẽ làm cho con sau, con mau trả lại cho ca ca đi, nhanh đi.”
Á Di nở nụ cười: “Ca ca tự đến đây rồi, a nương tự đưa cho ca ca đi.” Dứt lời con bé kéo tay Lâu Hạ chạy ra khỏi lều, đẩy Đồ An vào.
Ta bổng dưng căng thẳng, bật người dậy khỏi giường, lắp ba lắp bắp: “Đồ An, sao con lại tới đây? Uống nước không? Trà bơ ha? Hay con muốn ăn gì?”
“A nương.”
Nó cất tiếng gọi ta, tâm can ta run lên, nước mắt rơi tí tách.
“A nương, không cần gấp. Con không khát cũng không đói.”
Ta gật đầu lau lệ, đứa bé này ta mang thai mười tháng sinh ra, trời mới biết ta đợi một tiếng “a nương” này bao lâu rồi.
“A nương.” Nó lại gọi rồi đỡ ta ngồi xuống: “Những thứ người cho con, con đều cất kỹ hết. Người…”
Ta nhìn nó, nước mắt lại không nghe lời mà tuôn ra.
Nó vội vàng đưa tay lên lau cho ta.
Khóc trước mặt con mình, thật sự rất mất mặt. Ta đẩy nó ra, tự mình lau: “A nương không sao đâu. Con nói đi, có chuyện gì thế!”
Nó trầm mặc thật lâu, nuốt nước bọt, như hạ một quyết định trọng đại trong đời, ngẩng phắt đầu: “A nương, Đồ An không oán người. Trước kia con đã từng nghĩ sao người nhẫn tâm đến thế, nhưng giờ thấy người thế này, con không giận nổi.”
“Không có người làm mẹ nào tự nguyện để đứa trẻ năm tuổi rời xa mình. Đồ An biết người cũng không muốn. A nương, thật xin lỗi… Đã để người buồn lâu đến thế…”
“Đứa trẻ ngốc này, người nên xin lỗi là a nương!” Ta kéo nó vào trong lồng ngực, cho dù giờ nó đã cao hơn ta rất nhiều, nhưng ở trong lòng ta, nó vẫn chỉ là một đứa bé.
Á Di và Lâu Hạ cũng vừa la vừa vọt vào trong lều, bổ nhào lên hai mẹ con ta.
“Tốt hết rồi, tốt hết rồi! A nương sẽ không bao giờ… phải khóc nữa! Dao Dao thật giỏi quá!”
“Muội nói cái gì! Ý tưởng này là ta nghĩ ra, sao giờ lại biến thành muội giỏi?”
“Là ta giỏi chứ! Huynh thấy đại ca không dám hó hé tiếng nào, chân còn run lên, nếu không có ta ý tưởng của huynh thực hiện được chắc? Đại ca không nghe được huynh lí nhí tiếng nào đâu!”
“Muội… A nương coi nó kìa? Cái dạng này sau này ai rước cơ chứ?”
Ta nín khóc mỉm cười, gõ đầu hết ba đứa: “Quậy cái gì mà quậy! Đợi phụ vương cái con tới đây còn dám quậy thế, xem chàng có phạt hết không!”
Đồ An vô tội: “A nương, con còn chưa nói câu nào mà.”
Lâu Hạ và Á Di lè lưỡi, ôm lấy ta và Đồ An làm nũng.
Ta nhìn ba đứa nhỏ đã trưởng thành hết trong lòng ta, lần đầu tiên cảm thấy ông trời đối xử với ta cũng không tệ lắm.
“Ba đứa các con… đều là bảo bối trong lòng a nương. Một đứa cũng không thể thiếu, một đứa cũng không thể thiếu.”
***
Đồ An trở về vừa kịp đón sinh thần ba mươi lăm tuổi của Hốt Hãn Tà. Ba mươi lăm, lúc ta tết tóc cho hắn bỗng nhớ tới con số này, không khỏi bật cười.
Hắn sửng sốt, nhìn ta qua chiếc gương, hỏi: “Nàng cười cái gì?”
“Chàng ba mươi lăm, ta ba mươi sáu.” Ta gài chiếc trâm lên cho hắn, nhìn gương mặt trong gương: “Ngày tháng trôi qua nhanh quá, chỉ chớp mắt thôi hai ta đã bên nhau hai mươi năm rồi.”
Hốt Hãn Tà nở nụ cười, bế ta lên đặt lên đùi hắn. Ta tựa đầu vào lồng ngực hắn, nghe hắn nói: “Đúng vậy, hai mươi năm rồi. Bọn nhỏ cũng lớn hết rồi.”
Ta giật mình, bật người đứng dậy: “Chàng chọn vợ cho Đồ An chưa?”
“Nàng cùng ta chọn đi, chúng ta không phải vội.” Hắn kéo ta ngồi lại: “Hôm nay không chỉ có các đại thần từ các bộ lạc, mà còn tộc Hung Nô, Tây Vực và các tiểu quốc thần phục chúng ta cũng phái người đến.”
“Để ta xem thử, ta… ta còn không biết làm bà thế nào.” Ta hơi khó xử, ai bảo Đồ An là con cả của chúng ta, một chút kinh nghiệm cũng không có. Người duy nhất có kinh nghiệm giờ cũng đã già cả, đã thế còn không thèm gặp ta.
“Vậy nàng đến hỏi mẹ ta đi.”
“Đừng có đụng đến nổi đau của ta!” (*)
(*) Gốc: Na hồ bất khai đề na hồ, nghĩa là không nên đề cập đến những thiếu sót riêng tư của người khác, điều gì nên nói và điều gì không nên nói thì không nên nói.
“Ha ha ha ha—— thế nên chúng ta không phải vội làm gì. Ta còn muốn Đồ An rèn luyện thêm vài năm, chuyện này cứ từ từ.”
“Được.” Nhân sinh có mục tiêu mới— tìm con dâu, làm ta hứng thú hơn nhiều.
Hốt Hãn Tà im lặng trong phút chốc, nói tiếp: “Còn có…”
“Còn gì nữa? Chàng sẽ không tính tìm hôn phu cho Dao Dao chứ? Hay Lâu Hạ? Hai đứa nó còn nhỏ quá, mới mười ba!”
“Không phải chuyện này.”
“Thế là gì?”
Hốt Hãn Tà nhìn sâu vào mắt ta như muốn lục tìm thứ gì đó, một hồi lâu sau mới thản nhiên nói: “Tề quốc… cũng phái người đến đây, là Đại hoàng tử Khương Kỳ Ngọc.”
***
Thật lâu thật lâu về sau, ta bỗng dưng nhớ tới ngày hôm nay mới đột nhiên phát hiện, nếu Tề quốc không phái người đến, nếu cho ta thêm… một chút thời gian, một chút nữa thôi, có lẽ ta đã quên hết, có lẽ ta đã thành người “tha phương viễn xứ”.
Ta bước phía sau Hốt Hãn Tà và Tang Ca để đi đón tiếp, Khương Kỳ Ngọc xoay người xuống ngựa, chắp tay hành lễ: “Vãn bối gặp qua Thiền vu, Đại yên thị.”
Hốt Hãn Tà gật đầu: “Đại hoàng tử đã vất vả đường xa tới đây mệt nhọc rồi, mời.”
Khương Kỳ Ngọc cười như trăng sáng chiếu rọi, một đôi mắt trong suốt như nước, đưa tay nhấc chân đều như có gió mát thổi qua, mùi hương man mát thoang thoảng. Hắn nhìn thấy ta, dò hỏi: “Vị này… hẳn là Khương phu nhân?”
Ta đưa mắt nhìn hắn, mắt mũi hắn rất giống Khương Chử Dịch, nhưng khuôn mặt lại thấy giống Lưu tỷ tỷ, ôn hòa đôn hậu, như mài ra từ ngọc.
Hốt Hãn Tà liếc mắt nhìn ta một cái: “Đúng vậy.”
“Cô!” Hắn cung kính hành lễ với ta.
Ta khom lưng quỳ gối, dùng Hán lễ đáp lại: “Đại hoàng tử.”
Đoàn người đã an vị, ta như cũ ngồi bên trái Hốt Hãn Tà. Đồ An ngồi phía dưới, sau đó đến Khương Kỳ Ngọc. Lâu Hạ và Á Di đã sớm chạy tới mã trường chọn ngựa, bởi vì trước đây Hốt Hãn Tà đã từng hứa đứa nào chiến thắng ở cuộc đua ngựa sẽ được một lời hứa, muốn gì đều được.
Lời này làm Á Di hào hứng hẳn lên. Con bé nằm mơ cũng muốn ra ngoài thăm thú, dù là đi Tây Vực hay Trung Nguyên, chỉ cần ra khỏi Nguyệt Thị con bé liền vui vẻ. Bữa nay nó đã năn nỉ hết các ca ca tỷ tỷ không được tham gia cuộc đua, nên trận đấu chỉ có mình nó và Lâu Hạ. Lâu Hạ từ nhỏ không giỏi cưỡi ngựa bắn cung, chỉ thích theo ta đọc sách, lần đua ngựa này làm sao thắng Á Di được. Nếu Tề quốc hoặc Tây Vực đưa người ra tỷ thí, Á Di cũng tự tin hạ được hết.
Ai bảo nó là con gái yêu của Thiền vu Hốt Hãn Tà?
Quả nhiên khi Hốt Hãn Tà bảo trận đấu bắt đầu, trong đám nhỏ Nguyệt Thị chỉ có mình Á Di hưng trí bừng bừng chạy vào trong, cười nói với Hốt Hãn Tà: “Phụ vương, con phải tham gia!”
Hốt Hãn Tà sớm đã biết con bé nghịch ngợm, cố ý chọc nó: “Được, nhưng chỉ có mỗi mình con, con thi thố kiểu gì?”
Á Di sửng sốt, phi một ánh mắt sắc như dao về phía Lâu Hạ, Lâu Hạ bật người lườm lại ngay tức khắc.
“Còn Lâu Hạ mà!”
“Ta không đi.”
Á Di gấp đến độ muốn nhào lên bàn tiệc kéo thằng bé xuống, nhỏ giọng năn nỉ: “Ca ca, ta còn giữ trái cây a nương cho chưa ăn miếng nào. Ta cho huynh hết á!”
Lâu Hạ lung lay: “Thật… thật sao?”
Á Di điên cuồng gật đầu: “Ta đã gạt huynh bao giờ chưa?”
Lâu Hạ đã sắp đồng ý tới nơi rồi, vừa nghe Á Di nói câu này lại lắc đầu nguầy nguậy: “Ta không ăn.”
“Lâu Hạ!” – Á Di tức hổn hển.
“Á Di công chúa.” Khương Kỳ Ngọc đột nhiên đứng dậy, chắp tay với con bé: “Nêu công chúa không chê, thật ra tại hạ nguyện ý tỷ thí với công chúa một phen.”
Á Di buông Lâu Hạ ra, dừng lại liếc nhìn Khương Kỳ Ngọc: “Ngươi biết cưỡi ngựa sao?”
Khương Kỳ Ngọc cười nói: “Cha ta nghiêm khắc với đám huynh đệ tỷ muội chúng ta lắm. Không chỉ đám con trai, ngay cả các muội muội của ta cũng phải tập cưỡi ngựa bắn cung. Có lẽ… tại hạ sẽ không làm công chúa thất vọng đâu.”
“Hóa ra là thế…”
“Công chúa.” Lại một người nữa đứng lên, là vương tử Khâu Từ, hắn cúi đầu với bề trên, lại nói với Á Di: “Tại hạ cũng nguyện mua vui cho công chúa.”
Á Di vốn đang sợ không có đối thủ lại bỗng dưng có được hai người, con bé hừ mũi với Lâu Hạ, quay đầu thưa với Hốt Hãn Tà: “Phụ vương, để con thi cùng hai người bọn họ!”
Hốt Hãn Tà nhìn xuống hai chàng thiếu niên, cười: “Người đâu, chuẩn bị ngựa.”
Ta như trải nghiệm được cảm giác một nhà có con gái trăm nhà cầu, chỉ là trong đầu ta Á Di vẫn còn nhỏ, chuyện này ta chưa từng nghĩ tới. Cũng không ngờ đến một số việc không phải mình muốn thì nó sẽ đến, mà không muốn thì nó sẽ không.
Vài vòng qua lại, Á Di thích thú mồ hôi đầm đìa. Vương tử Khâu Từ và Khương Kỳ Ngọc đều không phải là người không biết ý, để cho Á Di về đích trước tiên, nhưng cũng không làm lộ quá.
Con bé hưng phấn hoan hô trên lưng ngựa, uốn éo làm vòng ngọc trên đầu rớt xuống bụi cỏ. Á Di sờ đầu mình, bĩu môi buồn bực.
Ta thở dài, con nhóc này tính tình càng lúc càng không ổn trọng, chờ nó về ta nhất định phải dạy dỗ nó một phen.
Khương Kỳ Ngọc đưa mắt nhìn Á Di, giục ngựa quay lại, chăm chú lục lọi bụi cỏ, xoay người xuống ngựa nhặt đồ lên. Hắn vẫy tay với Á Di, Á Di nhìn rõ đồ trong tay hắn cầm, vui vẻ nhảy xuống ngựa chạy qua.
“Đa tạ.” Mất rồi tìm lại được, mắt con bé sáng lên trông thấy, như ánh sao lung linh giữa trời đêm.
Vương tử Khâu Từ cũng xuống ngựa bước tới, ba người cười cười nói nói, ghép lại thành bộ thiếu niên du xuân đồ được rồi.
Ta nhìn chúng nó thấy lòng mừng vui, nhưng cũng cảm giác được mấy đứa nhỏ lớn hết mất rồi, chính mình cũng thế, hồng nhan đã phai.
Ta đưa mắt nhìn Hốt Hãn Tà, chỉ thấy hắn cau mày, môi nhếch lên, cố tỏ vẻ là không giận. Ta theo hướng mắt hắn nhìn qua, là Đại hoàng tử từ Tề quốc xa xôi đến đây— Khương Kỳ Ngọc.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook