Nhất Liêm Phong Nguyệt Nhàn
-
Chương 3
Mỗi lần chàng gặp ta, lòng của ta đều mơ màng không suy nghĩ. Cho nên cũng không thật sự so đo, thực ra chàng chỉ lấy cớ, hay là dự mưu.
Sau đó, chàng dạy ta viết, “Lê hoa viện lạc mênh mông nguyệt, tơ liễu nước hồ đạm đạm phong.”
Sau đó, chàng dạy ta viết, “Hoa khai hoa lạc vô tầm xử, phảng phất xuy tiêu nguyệt dạ văn.”
Sau đó, chàng dạy ta viết, “Ưu tắc ưu loan cô phượng đan, sầu tắc sầu nguyệt khuyết hoa tàn.”
Mỗi câu đều có hoa và trăng, nhớ lại hồi ấy lần lượt đọc lên, từng câu từng chữ da diết, xúc cảnh sinh tình không tránh khỏi xót thương. Tự đáy lòng, ta thản nhiên cười, cũng thản nhiên tịch mịch.
Rồi sau, chàng dạy ta viết, “Dương liễu thanh thanh trứ địa thùy, dương hoa mạn mạn giảo thiên phi.”
Rõ ràng là một câu thơ biệt ly, không phải sao?
Kỳ thật, chuyện xưa của chúng ta ác tục như vậy, lưng mang huyết hải thâm cừu.
Phụ thân chàng từng là quan địa phương, bị nghi ngờ phản quốc, bị bỏ tù, không lâu sau xử tử; mấy tháng sau huynh trưởng của chàng cũng bị chém đầu, mẫu thân chàng nhảy xuống sông tự sát, tỷ tỷ chàng bị bán vào lầu xanh, mà chàng không phải đã sung quân đến biên cương sao? Theo lời mọi người, chẳng phải chàng đã chết ở trên đường sung quân sao?
Ở Phó Thi đình một ngày nọ, chàng tâm huyết dâng trào, ngẩng đầu dạy ta chiêm tinh, thấy phía Tây số lượng tinh tú giảm hẳn, chàng còn phán bốn chữ: Người-mất-nhà-tan. Lúc ấy biểu tình của chàng thong dong, ta đã biết cừu hận trong lòng chàng đáng sợ cỡ nào, tính toán của chàng thâm sâu cỡ nào.
Làm sao mà ký ức tranh quyền trục lợi máu chảy thành sông, cửa nát nhà tan đảo mắt là có thể quên lãng. Dường như sau khi thay tên đổi họ không ai biết chàng là thiếu niên thiên tài, sáu tuổi biết làm thơ, bất hạnh chết sớm như lời của thuyết thư tiên sinh.[3]
Sau đó, chàng dạy ta viết, “Lê hoa viện lạc mênh mông nguyệt, tơ liễu nước hồ đạm đạm phong.”
Sau đó, chàng dạy ta viết, “Hoa khai hoa lạc vô tầm xử, phảng phất xuy tiêu nguyệt dạ văn.”
Sau đó, chàng dạy ta viết, “Ưu tắc ưu loan cô phượng đan, sầu tắc sầu nguyệt khuyết hoa tàn.”
Mỗi câu đều có hoa và trăng, nhớ lại hồi ấy lần lượt đọc lên, từng câu từng chữ da diết, xúc cảnh sinh tình không tránh khỏi xót thương. Tự đáy lòng, ta thản nhiên cười, cũng thản nhiên tịch mịch.
Rồi sau, chàng dạy ta viết, “Dương liễu thanh thanh trứ địa thùy, dương hoa mạn mạn giảo thiên phi.”
Rõ ràng là một câu thơ biệt ly, không phải sao?
Kỳ thật, chuyện xưa của chúng ta ác tục như vậy, lưng mang huyết hải thâm cừu.
Phụ thân chàng từng là quan địa phương, bị nghi ngờ phản quốc, bị bỏ tù, không lâu sau xử tử; mấy tháng sau huynh trưởng của chàng cũng bị chém đầu, mẫu thân chàng nhảy xuống sông tự sát, tỷ tỷ chàng bị bán vào lầu xanh, mà chàng không phải đã sung quân đến biên cương sao? Theo lời mọi người, chẳng phải chàng đã chết ở trên đường sung quân sao?
Ở Phó Thi đình một ngày nọ, chàng tâm huyết dâng trào, ngẩng đầu dạy ta chiêm tinh, thấy phía Tây số lượng tinh tú giảm hẳn, chàng còn phán bốn chữ: Người-mất-nhà-tan. Lúc ấy biểu tình của chàng thong dong, ta đã biết cừu hận trong lòng chàng đáng sợ cỡ nào, tính toán của chàng thâm sâu cỡ nào.
Làm sao mà ký ức tranh quyền trục lợi máu chảy thành sông, cửa nát nhà tan đảo mắt là có thể quên lãng. Dường như sau khi thay tên đổi họ không ai biết chàng là thiếu niên thiên tài, sáu tuổi biết làm thơ, bất hạnh chết sớm như lời của thuyết thư tiên sinh.[3]
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook