Nhà Bảo Tàng Trấn Yêu
-
Chương 15: Bao Nhiêu Chuyện Xưa Cũ, Nói Cho Ma Quỷ Nghe (1)
“Chỗ nhỏ bé này của ta đã lâu lắm rồi không có người nào tới, hôm nay cậu đến cũng là chuyện hiếm thấy đấy.”
Ông cụ né qua, chừa một khoảng trống để cho Vệ Uyên bước vào, sau khi khép cánh cửa lại, ông ngồi ở trên ghế dưới tán cây hòe, đôi mắt đã có hơi đục ngầu của ông nhìn về phía Vệ Uyên, Vệ Uyên ngồi trên tảng đá bên cạnh, mỉm cười nói: “Không phải vậy chứ, chẳng lẽ trước đây chưa từng có ai đến thăm ông hay sao?”
Ông cụ lắc đầu: “Người quen đều đã chết hết rồi, mấy người đời sau dần dần cũng không tới nữa.”
“Nói mới nhớ hôm qua quả thật là có mấy người thanh niên đến đây, thế nhưng bọn họ chỉ đi vòng qua, không có vào đây.”
“Đúng rồi, chút nữa thì quên mất, ta đi pha cho cậu chén trà, cậu xem tôi đãng trí ghê.”
Ông cụ lại đứng dậy đi vào bên trong nhà, vừa thuận miệng phàn nàn một số chuyện vừa pha trà, cuối cùng bưng ra hai chén trà nóng hổi, loại chén sứ nung đã cũ. Vệ Uyên cầm chén trà trong tay, ông cụ thấy anh không uống trà thì chỉ coi như anh không coi trọng loại trà thông thường này của mình mà thôi, nâng tay nhấp một ngụm trà, cười nói: “Ta vẫn chưa biết cậu đến tìm ông già như ta đây là vì muốn hỏi thăm chuyện gì?”
Vệ Uyên nói: “Hỏi thăm một người.”
“Ai?”
“Cô gái đã từng là người xướng khúc hay nhất ở xứ Giang Nam.”
Xoảng.
Chén trà trong tay ông cụ đổ xuống, trà nóng nhỏ xuống mặt đất.
Ông nhìn Vệ Uyên vẫn đang ngồi thẳng lưng ở bên này, há hốc mồm, nói: “...Làm sao cậu biết?”
Vệ Uyên nói: “Trong lúc tình cờ biết được một số chuyện.”
Dường như bởi vì câu nói này mà làm gợi nên hồi ức xưa, sắc mặt ông cụ trở nên hơi mỏi mệt, nhắm mắt lại, giống như là chỉ trong chớt mắt thôi đã già nua thêm mấy phần, sau một hồi, ông nói khẽ: “Cũng tốt, có người biết cũng tốt, ta còn tưởng rằng mình sẽ phải ôm những chuyện này đến lúc bước vào trong quan tài.”
“Chuyện này hả, phải bắt đầu nói từ mấy năm cuối triều Đại Minh kia.”
...
Giang Nam từ xưa vốn đã phồn hoa, đây là sự thật được tất cả mọi người ở Thần Châu đều công nhận.
Mà xứ Giang Nam, lại có hai cái rạp hát, bọn họ coi nhau như đối thủ, đã đấu với nhau không biết bao nhiêu năm rồi.
Mấy năm trước danh tiếng nhà này nổi trội, qua mấy năm sau danh tiếng nhà nọ vang xa, tranh đấu náo nhiệt, ầm ĩ.
Mùa đông một năm nọ, hiếm khi trời có được một trận nắng, trên đường không có chút tuyết nào.
Ma ma của Xuân Hiểu lâu mang về một tiểu cô nương.
Dáng vẻ xinh đẹp, giọng hát êm tai.
Lần lên đài diễn đầu tiên, năm đó cô gái mười sáu tuổi, diễn xong thì vang danh khắp nơi, được xưng là tiếng hát lảnh lót như tiếng phượng hoàng hót, trong trẻo như tiếng suối rì rào, chèn ép các đào chính của các gánh hát lân cận, khiến cho bọn họ bị lu mờ.
Tiểu cô nương đó tên là Thất Nương, một lần hát đã vang danh.
Không biết có bao nhiêu quan to hiển quý đều tới nghe nàng hát khúc.
Lụa đỏ hết tấm này đến tấm khác được khách nghe hát đặt lên trên lầu gỗ, giống như là những đám mây hồng, rực rỡ lại náo nhiệt.
Chiếu theo lệ cũ xưa nay thì Thất Nương sẽ hát đến khi hơn hai mươi tuổi, đến lúc đó một là lui xuống đài để dạy cho người mới, hai là gả cho một nhà trong sạch, làm một người trong sạch. Nhưng mà mọi chuyện trên đời nào đâu được tốt như vậy, nếu như ai cũng đều có kết cục viên mãn như trong lời của người kể chuyện như vậy thì trên đời này cũng đâu có nhiều chuyện bất công đến thế.
Ngay vào năm Thất Nương tìm được người trong lòng kia, giặc Oa bên cạnh đã tràn tới.
Họ như thủy triều từ phương tây tràn vào giang sơn Đại Minh đã hòa bình hơn năm trăm năm.
Con rồng phương đông cứ mãi ngủ gật này đã bị người ta dùng dao đâm bị thương.
Sau đó Minh Liệt Võ Tông tức giận quyết định ngự giá thân chinh, ông đã để lại di chiếu, lấy tư cách của một hoàng đế để bảo vệ quốc gia, tuân theo tổ huấn quân vương phải bảo vệ giang sơn của Đại Minh, nhà vua ngự giá thân chinh, Thần Châu chắc chắn tức giận, trên dưới một lòng, vật lộn mấy năm, phát triển nhanh chóng, cuối cùng đã không ngại trả một cái giá lớn để đánh tan rất nhiều quân liên hợp tại bờ Đông Hải, để cho thiên hạ nghe thấy tiếng rồng gầm.
Nhưng cái kết của chuyện này vẫn còn ở đằng sau.
Năm đó, giặc Oa thừa dịp quân biên thùy của Đại Minh còn chưa sẵn sàng đã tiến quân thần tốc, một nhánh trong đó tiến vào Giang Nam.
Bọn họ vô cùng kiêu căng, cảm thấy mình đã sắp đánh bại triều đình cũ rồi, cho nên sau khi đi vào Giang Nam, một nơi cực kỳ phồn hoa thì đã tận tình hưởng lạc, muốn uống rượu ngon nhất, ăn đồ ăn tốt nhất, muốn để cho những cô gái đẹp nhất tiếp mình và muốn nghe những khúc ca hay nhất. Thất Nương trẻ tuổi, tính cách mạnh mẽ, thà chết còn hơn.
Nhưng mà ngày đó, hơn ba mươi người của Xuân Hiểu lâu quỳ gối trước cửa phòng nàng.
Đến cả ma ma đã dắt nàng về cũng quỳ xuống cầu xin.
Cuối cùng thì nàng vẫn phải đi tiếp mấy tên giặc Oa kia.
Không ai ở Xuân Hiểu lâu phải chết.
Cuối cùng, sau khi tướng quân dũng mãnh của Đại Minh càng quét xong đám giặc Oa kia, Giang Nam hòa bình trở lại thì tin đồn lại nổi lên, ai cũng biết chuyện ép buộc người khác phải hy sinh vì mình là một việc làm rất mất mặt, cho nên bọn họ mới muốn đổ xấu cho người kia, đề cao đạo đức của mình.
Cho nên không biết từ đâu truyền ra lời đồn rằng Thất Nương chủ động muốn đi tiếp những tên giặc Oa đó.
Sau đó thì khắp thành mưa gió nổi lên.
Sau khi đã trải qua một trận căng thẳng tột độ thì cần phải có chỗ để giải tỏa, giọng nói của lý trí đã bị lấn át bởi những âm thanh giải tỏa kia.
Bắt đầu có người dùng trứng thối rau nát ném trước cửa nhà Thất Nương.
Bắt đầu có thật nhiều người chửi rủa nàng là đồ kỹ nữ không có khí tiết.
Nhưng Thất Nương vẫn đang chờ, chờ chàng trai đang đi học ở phương xa, người đã cùng nàng thề non hẹn biển.
Chờ rồi lại chờ, đợi đến khi không có ai nghe nàng hát nữa, đợi đến khi lụa đỏ trên lầu gỗ phai màu.
Mà chàng trai kia vẫn không trở về.
Thất Nương mặc trên mình bộ áo cưới đã được may xong, gieo mình xuống giếng.
Mùa thu năm đó, trời rơi xuống một trận tuyết thật to.
Từng thước lụa đỏ đã phai màu, trắng giống như vải trắng trong tang lễ, bay múa ở trên lầu gỗ.
...
Kể xong câu chuyện, ông cụ lại rót cho mình một ly trà, uống hơn phân nửa.
Vệ Uyên không nhúc nhích nhìn chằm chằm ly trà trên tay.
“Nói như vậy...”
Anh vuốt ve chén trà, nói: “Chàng trai kia đã phụ lòng cô ấy?”
Ông cụ xoa xoa nước mắt chẳng biết đã xuất hiện trên khóe mắt từ bao giờ, nói:
“Đã phụ lòng, nhưng cũng không phải là phụ lòng.”
“Chàng ta đầu quân, là một người lính học sinh.”
“Năm đó chống lại quân chủ lực đang nổi điên của giặc Oa, chàng ta đã viết thư cho Thất Nương, viết rất nhiều.”
Vệ Uyên nói: “Vậy thì vì sao anh ấy không trở lại?”
Ông cụ né qua, chừa một khoảng trống để cho Vệ Uyên bước vào, sau khi khép cánh cửa lại, ông ngồi ở trên ghế dưới tán cây hòe, đôi mắt đã có hơi đục ngầu của ông nhìn về phía Vệ Uyên, Vệ Uyên ngồi trên tảng đá bên cạnh, mỉm cười nói: “Không phải vậy chứ, chẳng lẽ trước đây chưa từng có ai đến thăm ông hay sao?”
Ông cụ lắc đầu: “Người quen đều đã chết hết rồi, mấy người đời sau dần dần cũng không tới nữa.”
“Nói mới nhớ hôm qua quả thật là có mấy người thanh niên đến đây, thế nhưng bọn họ chỉ đi vòng qua, không có vào đây.”
“Đúng rồi, chút nữa thì quên mất, ta đi pha cho cậu chén trà, cậu xem tôi đãng trí ghê.”
Ông cụ lại đứng dậy đi vào bên trong nhà, vừa thuận miệng phàn nàn một số chuyện vừa pha trà, cuối cùng bưng ra hai chén trà nóng hổi, loại chén sứ nung đã cũ. Vệ Uyên cầm chén trà trong tay, ông cụ thấy anh không uống trà thì chỉ coi như anh không coi trọng loại trà thông thường này của mình mà thôi, nâng tay nhấp một ngụm trà, cười nói: “Ta vẫn chưa biết cậu đến tìm ông già như ta đây là vì muốn hỏi thăm chuyện gì?”
Vệ Uyên nói: “Hỏi thăm một người.”
“Ai?”
“Cô gái đã từng là người xướng khúc hay nhất ở xứ Giang Nam.”
Xoảng.
Chén trà trong tay ông cụ đổ xuống, trà nóng nhỏ xuống mặt đất.
Ông nhìn Vệ Uyên vẫn đang ngồi thẳng lưng ở bên này, há hốc mồm, nói: “...Làm sao cậu biết?”
Vệ Uyên nói: “Trong lúc tình cờ biết được một số chuyện.”
Dường như bởi vì câu nói này mà làm gợi nên hồi ức xưa, sắc mặt ông cụ trở nên hơi mỏi mệt, nhắm mắt lại, giống như là chỉ trong chớt mắt thôi đã già nua thêm mấy phần, sau một hồi, ông nói khẽ: “Cũng tốt, có người biết cũng tốt, ta còn tưởng rằng mình sẽ phải ôm những chuyện này đến lúc bước vào trong quan tài.”
“Chuyện này hả, phải bắt đầu nói từ mấy năm cuối triều Đại Minh kia.”
...
Giang Nam từ xưa vốn đã phồn hoa, đây là sự thật được tất cả mọi người ở Thần Châu đều công nhận.
Mà xứ Giang Nam, lại có hai cái rạp hát, bọn họ coi nhau như đối thủ, đã đấu với nhau không biết bao nhiêu năm rồi.
Mấy năm trước danh tiếng nhà này nổi trội, qua mấy năm sau danh tiếng nhà nọ vang xa, tranh đấu náo nhiệt, ầm ĩ.
Mùa đông một năm nọ, hiếm khi trời có được một trận nắng, trên đường không có chút tuyết nào.
Ma ma của Xuân Hiểu lâu mang về một tiểu cô nương.
Dáng vẻ xinh đẹp, giọng hát êm tai.
Lần lên đài diễn đầu tiên, năm đó cô gái mười sáu tuổi, diễn xong thì vang danh khắp nơi, được xưng là tiếng hát lảnh lót như tiếng phượng hoàng hót, trong trẻo như tiếng suối rì rào, chèn ép các đào chính của các gánh hát lân cận, khiến cho bọn họ bị lu mờ.
Tiểu cô nương đó tên là Thất Nương, một lần hát đã vang danh.
Không biết có bao nhiêu quan to hiển quý đều tới nghe nàng hát khúc.
Lụa đỏ hết tấm này đến tấm khác được khách nghe hát đặt lên trên lầu gỗ, giống như là những đám mây hồng, rực rỡ lại náo nhiệt.
Chiếu theo lệ cũ xưa nay thì Thất Nương sẽ hát đến khi hơn hai mươi tuổi, đến lúc đó một là lui xuống đài để dạy cho người mới, hai là gả cho một nhà trong sạch, làm một người trong sạch. Nhưng mà mọi chuyện trên đời nào đâu được tốt như vậy, nếu như ai cũng đều có kết cục viên mãn như trong lời của người kể chuyện như vậy thì trên đời này cũng đâu có nhiều chuyện bất công đến thế.
Ngay vào năm Thất Nương tìm được người trong lòng kia, giặc Oa bên cạnh đã tràn tới.
Họ như thủy triều từ phương tây tràn vào giang sơn Đại Minh đã hòa bình hơn năm trăm năm.
Con rồng phương đông cứ mãi ngủ gật này đã bị người ta dùng dao đâm bị thương.
Sau đó Minh Liệt Võ Tông tức giận quyết định ngự giá thân chinh, ông đã để lại di chiếu, lấy tư cách của một hoàng đế để bảo vệ quốc gia, tuân theo tổ huấn quân vương phải bảo vệ giang sơn của Đại Minh, nhà vua ngự giá thân chinh, Thần Châu chắc chắn tức giận, trên dưới một lòng, vật lộn mấy năm, phát triển nhanh chóng, cuối cùng đã không ngại trả một cái giá lớn để đánh tan rất nhiều quân liên hợp tại bờ Đông Hải, để cho thiên hạ nghe thấy tiếng rồng gầm.
Nhưng cái kết của chuyện này vẫn còn ở đằng sau.
Năm đó, giặc Oa thừa dịp quân biên thùy của Đại Minh còn chưa sẵn sàng đã tiến quân thần tốc, một nhánh trong đó tiến vào Giang Nam.
Bọn họ vô cùng kiêu căng, cảm thấy mình đã sắp đánh bại triều đình cũ rồi, cho nên sau khi đi vào Giang Nam, một nơi cực kỳ phồn hoa thì đã tận tình hưởng lạc, muốn uống rượu ngon nhất, ăn đồ ăn tốt nhất, muốn để cho những cô gái đẹp nhất tiếp mình và muốn nghe những khúc ca hay nhất. Thất Nương trẻ tuổi, tính cách mạnh mẽ, thà chết còn hơn.
Nhưng mà ngày đó, hơn ba mươi người của Xuân Hiểu lâu quỳ gối trước cửa phòng nàng.
Đến cả ma ma đã dắt nàng về cũng quỳ xuống cầu xin.
Cuối cùng thì nàng vẫn phải đi tiếp mấy tên giặc Oa kia.
Không ai ở Xuân Hiểu lâu phải chết.
Cuối cùng, sau khi tướng quân dũng mãnh của Đại Minh càng quét xong đám giặc Oa kia, Giang Nam hòa bình trở lại thì tin đồn lại nổi lên, ai cũng biết chuyện ép buộc người khác phải hy sinh vì mình là một việc làm rất mất mặt, cho nên bọn họ mới muốn đổ xấu cho người kia, đề cao đạo đức của mình.
Cho nên không biết từ đâu truyền ra lời đồn rằng Thất Nương chủ động muốn đi tiếp những tên giặc Oa đó.
Sau đó thì khắp thành mưa gió nổi lên.
Sau khi đã trải qua một trận căng thẳng tột độ thì cần phải có chỗ để giải tỏa, giọng nói của lý trí đã bị lấn át bởi những âm thanh giải tỏa kia.
Bắt đầu có người dùng trứng thối rau nát ném trước cửa nhà Thất Nương.
Bắt đầu có thật nhiều người chửi rủa nàng là đồ kỹ nữ không có khí tiết.
Nhưng Thất Nương vẫn đang chờ, chờ chàng trai đang đi học ở phương xa, người đã cùng nàng thề non hẹn biển.
Chờ rồi lại chờ, đợi đến khi không có ai nghe nàng hát nữa, đợi đến khi lụa đỏ trên lầu gỗ phai màu.
Mà chàng trai kia vẫn không trở về.
Thất Nương mặc trên mình bộ áo cưới đã được may xong, gieo mình xuống giếng.
Mùa thu năm đó, trời rơi xuống một trận tuyết thật to.
Từng thước lụa đỏ đã phai màu, trắng giống như vải trắng trong tang lễ, bay múa ở trên lầu gỗ.
...
Kể xong câu chuyện, ông cụ lại rót cho mình một ly trà, uống hơn phân nửa.
Vệ Uyên không nhúc nhích nhìn chằm chằm ly trà trên tay.
“Nói như vậy...”
Anh vuốt ve chén trà, nói: “Chàng trai kia đã phụ lòng cô ấy?”
Ông cụ xoa xoa nước mắt chẳng biết đã xuất hiện trên khóe mắt từ bao giờ, nói:
“Đã phụ lòng, nhưng cũng không phải là phụ lòng.”
“Chàng ta đầu quân, là một người lính học sinh.”
“Năm đó chống lại quân chủ lực đang nổi điên của giặc Oa, chàng ta đã viết thư cho Thất Nương, viết rất nhiều.”
Vệ Uyên nói: “Vậy thì vì sao anh ấy không trở lại?”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook