Hai chuyện sau đây, thời gian xảy ra cách nhau ba mươi năm, địa điểm cũng cách hàng chục ngàn dặm, khi xảy ra không một ai biết, cũng hoàn toàn khác nhau, nhìn bề ngoài chẳng có chút liên quan gì nhau. Nhưng điểm giống nhau là, hai chuyện này đều rất quái dị, và sau khi tìm hiểu sâu hơn, sẽ phát hiện hai chuyện này có dây mơ rễ má với nhau.

Đầu năm 1945, cuối Thế Chiến thứ II, chiến sự giữa Liên quân và Quân Nhật ở phía bắc Myanmar và Trung Quốc đang vào thời kỳ cao trào, tình hình rất ác liệt. Mỗi trận chiến, hai bên đều dùng pháo lớn, tử thương vô số.

Trên chiến trường, sống chết mỗi người không ai biết trước. Trong tình hình này, chuyện quái dị thường dễ xảy ra. Nhưng có ít chuyện quái dị nào vượt qua được chuyện của trung úy Nguyên Lâm đã gặp.

Cám ơn đã xem tại truyen66.com

Trung úy Nguyên Lâm không phải là nhân viên chiến đấu chính thức, anh ta là một quân y, trong lúc theo quân đội, là sinh viên đang theo học đại học y khoa năm thứ hai. Vì lòng yêu nước nồng nàn, bỏ học theo nghiệp lính, đã trải qua hai năm trong quân đội, đã quen với xác chết. Mỗi lần dọn dẹp chiến trường, tìm xác đồng đội hi sinh, anh ta đều kiềm nén cảm xúc, nén chịu cảm giác chết chóc ập thẳng đến.

Nhưng lần này có hơi ngoại lệ. Trung úy Nguyên Lâm có thói quen viết nhật kỳ, lần gặp gỡ đặc biệt này, sau đó có ghi chép lại rất chi tiết trong nhật ký.

Trời mưa tầm tã, ngày 17/04 (hình như là không có ngày nào trời đẹp)

Chiến trường dời về phía bắc, quân Anh, Mỹ và quân Ta gội lại thành đội quân liên hợp tấn công, quân Nhật phản kháng ngoan cường. Mỗi ngày đều có trên trăm lần chạm trán, thời tiết như chưa có ngày nào tạnh mưa, cứ mưa tầm mưa tã, không biết đã bao lâu chưa được đặt chân vào vùng đất ráo. Mỗi bước chân, đều đạp xuống bùn lầy, bùn đất vào giày da, cảm giác chẳng chút thoải mái gì.

Hôm nay, gặp được một chuyện không thể nghĩ bàn, đúng là không khả năng, vượt ngoài hiểu biết y học của con người. Trời tối, tiến vào khu vực chưa xảy ra chiến đấu ác liệt. Chiến đấu đang xảy ra hồi chiều, tiêu diệt cả một doanh trại quân Nhật, quân ta cũng nhiều người hi sinh. Theo lệ thì chôn xác các quân lính đã hi sinh, nhưng vừa vào chiến khu xem, đã không còn cần phải làm thế. Hỏa pháo làm cho những người chiến tử thi thể nát tan, đồng thời cũng tìm xem có ai còn may mắn sống sót hay không.

Cám ơn đã xem tại truyen66.com

Một lỗ pháo sâu đến hai mét, bên dưới có nhiều nón sắt vỡ nát? Chuyện lạ xảy ra vào ngay lúc này. Lúc đó trời đen như mực, dừng tay lấy đèn pin ở hông ra soi, trong lúc đang đi, bất chợt thấy có gì đó ngáng chân mình. Xoay người rọi đèn, ối trời, là một bàn tay người! Chỉ là một bàn tay nối với cánh tay, đang giữ chặt bàn chân mình, thì ra là đang cố sức đẩy đất lên!

Nhớ lại tình cảnh lúc đó, bây giờ vẫn còn kinh hoàng, trong lúc ghi chép lại chuyện này, toàn thân không khỏi không run rẩy. Một bàn tay, nối với một cánh tay, trong lỗ đạn, giữ chặt chân mình! Lúc đó muốn la lên, nhưng không la được. Dưới ánh đèn pin, sau khi cố sức bình tĩnh, mới thấy bàn tay không phải bị đứt rời, vì bàn tay được nối với bùn đất.

Lúc đó vì quá kinh hãi, nên khó mà nhớ rõ, sau khi bình tĩnh lại, mới thấy không có gì mà sợ cả. Tình hình rất đơn giản, có một người bị chôn dưới bùn đất, chỉ có một bàn tay là lộ ra ngoài, khi tôi đi ngang qua, thì thò bàn tay ra giữ chân tôi lại.

Sau khi nắm rõ tình hình, tôi la lớn, người bên quân y chạy về phía lỗ pháo, có người ngã cả xuống hố. Tôi la lớn: “Đào mau lên, dưới lớp đất có người còn sống!”

Người đầu tiên chạy đến cạnh tôi, là một sinh viên vừa nhập ngũ không lâu, hơi khờ khạo một chút. Cậu ta đến trước mặt tôi, dõng dạc nói: “Báo cáo đội trưởng, không có ai bị chôn dưới đất cả mà còn sống cả!”

Tôi không dài dòng với cậu ta, chỉ nói: “Đào mau! Cậu không thấy cánh tay người đó còn đang nắm chặt chân tôi sao?”

Cám ơn đã xem tại truyen66.com

Anh ta cúi nhìn, cả người sững sờ ra, không nói tiếng nào vội quỳ xuống, hai tay đào đất. Bùn đất khá mềm vì do mưa lớn kéo dài. Tôi cũng như cậu ta quỳ xuống đào lấy đào để.

Sau đó là nhiều đội viên khác đến, có công cụ thì càng đào nhanh hơn. Trong lúc đào, bàn tay – nói đúng hơn là bàn tay của người đang bị chôn lấp, nắm chặt lấy chân tôi, dù cách một lớp giày da,m vẫn cảm nhận được sức tay rất mạnh, phải là một người rất mạnh khỏe, mới có sức mạnh thế này.

Năm phút sau, đã thấy đầu của người đó. Một đội viên mang nước đến tưới vào khuôn mặt trên lớp bùn đất. Vào lúc này, tay anh ta thả chân tôi ra.

Khi nửa thân người đó lộ ra trên lớp đất, chúng tôi thấy anh ta mặc quân phục của Nhật, là một quân quan Nhật Bản. Tôi và một đội viên khác nắm chặt tay anh ta, dùng hết sức mới kéo được ra khỏi bùn dasast.

Sau khi kéo người này ra, tất cả mọi người đứng ngoài đều nhìn nhau, không nói câu nào, trong lòng đều chỉ có một câu hỏi chung: Người này sao vẫn còn sống trong hoàn cảnh tuyệt đối không thể sống được?

Tôi có ghi chép lại chuyện này rất chi tiết trong nhật ký của mình, đúng là không thể nào, nhưng đúng là sự thật.

Trong khả năng không thể sinh tồn, có phải có một lỗ hỏng trong kiến thức của con người? hay là những gì con người biết đều lafsai?

Trong lỗ đạn pháo, tôi xác nhận chiến dịch đã kết thúc ba tiếng trước đó, người đó đã bị chôn vùi, vì thế tôi đoán chuyện này đã xảy ra hơn ba tiếng.

Bùn đất rất mềm, nhưng người đó trong lửa đạn vẫn không hề bị thương, và theo tình hình lúc nãy thì bùn đất che kín cả mặt mũi, không cách nào hít thở được. Não người chỉ cần thiếu oxy ba phút, sẽ dẫn đến cái chết. Người này sao vẫn sống được sau ba tiếng thiếu oxy?

Người này còn sống, không những cơ thể bị chôn vùi dưới đất, tay còn giữ chặt được chân tôi, và sau khi được đào lên, còn muốn vùng vẫy đứng lên. Và lúc này trong cổ họng phát ra tiếng la rất quái dị. Có lẽ là muốn nói gì đó, nhưng vì trong miệng đầy bùn đất, nên không phát ra được âm thanh bình thường. Tiếp đó, y có vẻ rất yếu ớt, cơ thể đổ xuống, tôi lập tức đến nâng y dậy, nói: “Mau đưa băng ca đến đây!”

Mọi người đều há hốc mồm, kinh hoàng không làm gì được. Tôi lại la thêm một tiếng, mới có người chạy đến, đẩy quân quan Nhật Bản lên băng ca.

Quân quan Nhật Bản này sau khi nằm lên băng ca, tay dụi mắt, như muốn nhìn rõ xung quanh. Tôi kéo tay y lại nói: “Anh vẫn còn sống, tôi không biết anh bằng cách nào vẫn còn sống. Nhưng anh đã thành nô lệ của quân đồng minh, hi vọng anh hãy nằm yên!”

Tiếng Nhật của tối không lưu loát lắm, nhưng quân quan người Nhật nghe vẫn hiểu, nằm im bất động. Băng ca được khuân đi, tôi dẫn các đội viên khác tiếp tục làm nhiệm vụ, không có việc gì đáng nhớ nữa.

Quân quan người Nhật đó bị chôn vùi ít nhất ba tiếng, tại sao vẫn sống sót? Đúng là không thể nghĩ bàn.

Nhất định có nguyên nhân, nhưng rốt cuộc là nguyên nhân gì? Sau khi chiến tranh kết thúc, tôi sẽ nghiên cứu chuyện này. Nghiên cứu nếu có kết quả, có lẽ sẽ thay đổi cả nền y học nhân loại!

Nhật ký của trung úy Nguyên Lâm ngày 17/04/1945 đã ghi chép như thế. Và về quân quan người Nhật này, trung úy Nguyên Lâm cũng có ghi chép nhiều điều theo hình thức nhật ký, nhưng tạm thời gác lại, trước hết hãy nói đến chuyện quái dị thứ hai.

Cám ơn đã xem tại truyen66.com

 

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương