Mười Năm
-
Chương 88: Lịch sử gia đình
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Cuối cùng Mạnh Tiểu Bắc cũng gặp được Thiếu Đường. Đôi bên gặp nhau cũng chẳng hề có loại cảm giác bi tráng đau thương như thể vượt qua ngàn dặm đường mới được gặp nhau trên cầu Ô Thước, tủi nhục ôm nhau khóc đau đớn. Hai người gặp mặt, nhìn nhau, ngắm bộ dạng ngốc nghếch, hốc hác tiều tụy, lôi thôi râu ria xồm xoàm của đối phương, cùng bật cười, cảm thấy mừng rỡ yên lòng… Ai cũng đều không thay lòng đổi dạ.
Mạnh Tiểu Bắc sờ cằm Thiếu Đường, ngắm kỹ hai bên: “Trước đây con không biết cha để râu lại như thế này, cha nuôi thêm thì râu sẽ nối liền từ mày tới cằm, càng thêm phong độ mạnh mẽ. Thôi cha đừng cạo nữa, nuôi luôn đi, con thích như này.”
Thiếu Đường rất để ý hỏi: “Như này nhìn có già lắm không?”
Mạnh Tiểu Bắc cũng không thấy già, Thiếu Đường để đầu đinh, có râu sẽ giống như thằng nhóc to xác vì yêu mà điên cuồng, ánh mắt chăm chú nhìn cậu ngẩn ngơ đờ ra rồi kìa!
Mạnh Tiểu Bắc cười hì hì ghẹo Thiếu Đường: “Con thích đàn ông nhiều râu… Ừm … Như cha vậy đó.”
“Cha mà để râu thì mặt sẽ trở thành chỗ có nhiều lông nhất!”
Mạnh Tiểu Bắc cười xấu xa dâm dê, ánh mắt cong cong như trăng lưỡi liềm.
Thiếu Đường cười phì một cái, lộ ra hàm răng trắng muốt. Xa nhau gần hai tháng trời, đây là lần đầu tiên anh cười ra được.
“Nơi có nhiều lông nhất”, đây chính là “tiết mục chòng ghẹo thường lệ” của cả hai, lúc trước hồi còn nhỏ xíu bên nhau cũng đã từng như “hai đứa trẻ hồn nhiên vô tư” trêu đùa nhau, ký ức đẹp đẽ ngây thơ hồn nhiên xiết bao.
Kỳ Lượng đút túi hai tay, cúi gằm đầu đi đường: “Chịu hết nổi chịu hết nổi rồi, tao đi nhé.”
Mạnh Tiểu Bắc: “Đui chưa?”
Kỳ Lượng ngạo nghễ đảo mắt, khẽ nói: “Tao thích đàn ông ít lông cơ.”
Mạnh Tiểu Bắc nói mà như có ý: “Ể, ai ít lông ấy nhỉ?”
Cái vấn đề này khá là “đen tối”, Kỳ Lượng đỏ rực cả tai, không trả lời, nói “biến đây biến đây” rồi quay đầu chạy vội.
Sau đó, Thiếu Đường vẫn cạo sạch râu, vừa nhìn thấy bảo bối lanh lẹ khỏe như vâm nhà mình thì ngay lập tức như được hồi sức, tinh thần phấn chấn hẳn, lại muốn sửa sang đẹp trai như ngày nào.
Trên chỗ lông mày bên phải anh có một vết sẹo, cực kỳ phù hợp xứng đôi với vết sẹo trên trán Tiểu Bắc.
Hai người không phụ trời cũng chẳng phụ đất. Năm đó, Thiếu Đường nâng cáng nhìn thấy Tiểu Bắc y như cục thịt tròn tròn trượt rơi xuống đất, cả đời này mang theo vết sẹo; Lần này, Mạnh Tiểu Bắc nhìn thấy Thiếu Đường quỳ trước mặt ông bà nội, cầu xin người trên cho phép tha thứ, máu chảy ròng ròng.
Thiếu Đường không đưa Mạnh Tiểu Bắc về nhà mà đi khách sạn thuê phòng, cạo râu tắm rửa thay quần áo, cho Mạnh Tiểu Bắc gột sạch hết sự khổ sở mỏi mệt trên cơ thể trong suốt quãng thời gian trường kỳ kháng chiến, khôi phục bộ dạng ban đầu. Tắm xong, cậu ngó mình trong gương, cả người như thể lột xác, nhìn cứ như người trước khi tắm và người sau khi tắm là hai người vậy, quả thật khiến người khác đau lòng khôn xiết.
Mạnh Tiểu Bắc trần truồng đi ra từ phòng tắm. Thiếu Đường ngồi bên giường, Mạnh Tiểu Bắc giạng hai chân ngồi lên đùi anh, mặt đối mặt, sau đó cuộn người lại thật chặt như con vật bé nhỏ cuộn mình giữ ấm trong mùa đông giá rét, chôn mặt lên bả vai Thiếu Đường.
…
Sau đó, hai người đi ra ngoài ăn cơm.
Kết quả ngày hôm ấy, ăn được một bữa cơm thì rước ngay bệnh nặng vào người.
Đầu tiên Thiếu Đường đưa Mạnh Tiểu Bắc đi nhà hàng Lão Mạc ăn tiệc kiểu Nga, một nồi thịt bò hầm, chân gà to chiên bơ, ăn một bữa no nê. Cả ngày hôm đó, đầu óc và cơ thể Mạnh Tiểu Bắc trong trạng thái hưng phấn cực độ, khăng khăng kéo Thiếu Đường đến đường Quỹ ăn lẩu cay, uống bia, đã đời điên cuồng trút hết mọi thứ.
Có lẽ do lẩu cay ở hàng quán ven đường không sạch, hoặc do Mạnh Tiểu Bắc đã nhịn ăn quá lâu, không ăn tử tế, giờ đột nhiên ăn quá nhiều nên trong thời gian ngắn cơ thể không chịu được.
Tối hôm đó, Mạnh Tiểu Bắc ở trong khách sạn thổ tả, hai tay bám vào bệ chứa nước bồn cầu, Thiếu Đường ở phía sau ôm lấy lưng cậu, vỗ vỗ xoa cho cậu. Cậu nôn tới nỗi như sắp nôn cả dạ dày ra, lúc mới đầu nôn sặc mùi rượu, sau đó là mùi chua, đến cuối miệng đắng chát, khổ không kể xiết, nước mắt đầm đìa.
Thiếu Đường vuốt ve sau lưng cậu, đùa: “Từ lần nào ông làm bây, giờ mang thai rồi phải không?”
Mạnh Tiểu Bắc vừa chảy nước mắt vừa cười: “Nếu mà mang thai được thật thì con có nôn nữa cũng đáng!… Ông xã, con nhất định sẽ mang thai cho cha.”
Sau đó cậu lại đau bụng tiêu chảy đi ngoài rất nhiều lần. Mới lúc đầu cậu còn có thể tự mình đi ra khỏi phòng vệ sinh, sau đó không ra được nữa, chân không đi nổi. Lúc Thiếu Đường chạy vào nhà vệ sinh lần nữa thì Mạnh Tiểu Bắc đã nhễ nhại mồ hôi đầy người, tóc và quần áo ướt sũng, ngồi bệt trên sàn nhà…
Đêm hôm khuya khoắt vội vàng đi khám gấp. Từ trên xe xuống, lúc đi từ bãi đỗ xe đến cổng bệnh viện, hai bắp đùi Mạnh Tiểu Bắc rã rời không lết nổi, khổ sở ngồi xổm trên đường nhựa. Thiếu Đường đỡ cậu lên, cõng vào trong.
Đây không phải bệnh viêm dạ dày, đường ruột bình thường, mà là bệnh kiết lỵ cấp tính. (187)
Kiết lỵ là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và dữ dội, người trưởng thành thì càng khó chống lại được căn bệnh này, bệnh đến là như núi đổ, độ nguy hiểm cực cao. Điều trị không kịp thời sẽ tử vong, đi ngoài đến khi người bệnh hôn mê mất nước.
187. Kiết lỵ: Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. (Internet)
Lúc bác sĩ khám chữa bệnh trong phòng, bản thân Mạnh Tiểu Bắc không thể ngồi, chỉ có thể dựa vào ngực Thiếu Đường, để Thiếu Đường cố gắng đỡ cậu dậy. Khổ sở chống đỡ hai tháng trời, trạng thái cơ thể và tinh thần đều bị ép tới cực hạn, cả người như thể mất hết sức lực, rã rời bã bời, không thể chịu đựng nổi, sắp sụp đổ đến nơi.
Cậu dựa vào bả vai Thiếu Đường. Ở trong trạng thái yếu ớt, mất nước trầm trọng, cơ thể dường như không còn cảm nhận được đau đớn nữa. Người như chầm chậm bay lên, từ từ bay lượn trong không trung, nhìn xuống mọi người, cảm thấy bản thân sắp ‘thăng’ thật.
Thiếu Đường cuống lên, lo lắng khẽ hỏi: “Sao bệnh dữ dội vậy? Bây có ổn không đó?”
Mạnh Tiểu Bắc cười giễu, bờ môi lấm tấm mồ hôi: “Tiêu chảy khó chịu chết mất thôi, bụng con như cái lò thiêu, mông cũng đau.”
Thiếu Đường: “… Sao mông cũng đau?”
Mạnh Tiểu Bắc yếu ớt, rối rắm nói: “Con đi nhiều lần lắm, chỗ đó đằng sau như bị thiêu vậy đó… còn đau hơn cả làm chuyện đó với cha… Chết mất, sau này mà bị trĩ rồi, không ai yêu con nữa, sao giờ…”
Thiếu Đường muốn nói chỉ cần ông nội bây khỏe lại, sau này để cho bây làm ông… Bây làm ông đây đau lòng chết mất thôi.
Bởi vì Mạnh Tiểu Bắc bị kiết lỵ quá nặng, nên phải ở trong viện hai ngày, truyền dịch, cơ thể liên tiếp được tiếp thuốc chống viêm, nước muối và glucose.
Cậu nằm trong ổ chăn trên giường bệnh, mặt tái nhợt, giọng nói yếu ớt, mồ hôi vã ra, ấy vậy mà còn không ngừng cợt nhả đùa Thiếu Đường: “Cuối cùng cũng bệnh rồi, được cha chăm sóc, tốt ghê hahaha.”
Thiếu Đường hỏi: “Muốn ăn gì, bây chọn để cha đi mua.”
Mạnh Tiểu Bắc đảo mắt: “Quán ăn Quảng Đông nào nổi nhất hiện giờ nhỉ? Con muốn ăn tôm hùm ba món.”
Thiếu Đường: “Thôi đủ rồi đấy! Lo cho cái dạ dày của mình đi, ăn cháo nhé.”
Tiểu Bắc cười: “Được rồi, không phiền cha nữa, ăn tôm hùm đất ba món ở phố Quỹ cũng được.”
Thiếu Đường nhíu mày gạt đi: “Tôm hùm đất cay lắm, ăn cay mông bây lại đau giờ.”
Mạnh Tiểu Bắc chớp mắt, để ý người bệnh cùng phòng, dùng khẩu hình dụ dỗ Thiếu Đường: Đằng nào cũng chẳng có việc gì làm, cha lau người cho con đi, xoa bóp nhé…
Thiếu Đường khom lưng, giơ hai tay vò loạn tóc Tiểu Bắc, chiều chuộng vô cùng, xong ra hai tay dính đầy mồ hôi từ tóc cậu. Ngoài mặt thì anh vẫn tỏ vẻ bình tĩnh lắm nhưng lòng đau như dao cắt.
Buổi chiều, y tá vào phòng, lại đến giờ truyền nước, trước tiên Thiếu Đường đỡ Tiểu Bắc vào phòng vệ sinh, mỗi lần thằng nhóc mất nết này truyền nước biển xong, thận hoạt động hết công suất, lại khó chịu muốn đi tiểu.
Y tá đâm kim lên mu bàn tay Tiểu Bắc, Mạnh Tiểu Bắc liếc mắt ngắm chị gái xinh đẹp: “Chị, mạch máu em thô to như vậy chị còn phải tìm ạ?”
Y tá cúi đầu chăm chú vuốt da: “Đừng có cử động lung tung, không sờ thì tôi tìm kiểu gì được?”
Mạnh Tiểu Bắc mặt dày nói: “Chị, chị đặt kim cho bệnh nhân hai giường bên nhanh thế cơ mà, đến em lại chậm thế, em biết tay em đẹp, ngón tay thon dài, chị muốn lợi dụng cơ hội sờ nhiều hơn chứ gì.”
Y tá cười nói: “Xí! Bớt giùm cái! Trong phòng này cậu lắm mồm lắm miệng nhất đấy.”
Mạnh Tiểu Bắc: “Cả cái tầng này chỉ có chị xinh nhất, chị, hẹn gặp lại nhé.”
Mạnh Tiểu Bắc liên mồm chị chị chị, y tá nghe mấy câu nịnh nọt của cậu, đỏ bừng cả mặt, cười cầm khay ra ngoài, cực kỳ quý Mạnh Tiểu Bắc. Thiếu Đường đứng bên yên lặng nhìn, sau đó đi qua lật lật tay Mạnh Tiểu Bắc, chỉ vào vết thương trên cổ tay: “… Sao cổ tay bây lại ra nông nỗi này?”
Ngày hôm qua bệnh tình bộc phát dữ dội quá, cả đêm chưa kịp nhìn rõ, vừa mới rồi lúc đặt kim truyền, Thiếu Đường mới bất ngờ phát hiện ra. Phía bên trong cổ tay trái Mạnh Tiểu Bắc có vết sẹo cắt ngang. Miệng vết thương hình như đã hằn vào bên trong thịt, cổ tay tựa như bị cắt thành hai phần từ giữa, trong thịt mờ mờ lộ ra màu đen của mực bút máy.
Thiếu Đường khiếp sợ, không thể tin: “Bây làm?… Con mẹ nó bây điên rồi à?!”
Mạnh Tiểu Bắc rút tay lại, giấu xuống dưới chăn: “Không sao, không có gì.”
Mắt Thiếu Đường ngổn ngang hỗn độn, đùng đùng nổi giận: “Là sao? Bây có não không vậy? Rốt cục bây muốn làm gì hả?!”
Mạnh Tiểu Bắc biết mình gây vạ rồi, vội vàng an ủi: “Con không muốn làm gì hết, cha đừng hiểu nhầm, con không vậy đâu!… Con tính toán cả rồi, không sâu quá, sẽ không thể xảy ra chuyện gì.”
Con người khi chịu đựng áp lực và đau khổ thường sẽ muốn giải tỏa, trút hết ra, nổi cơn điên, đặc biệt là với những người hay phơi bày thể hiện cảm xúc của mình ra ngoài. Mạnh Tiểu Bắc tuyệt đối sẽ không giấu nhẹm hết thảy hỉ nộ ái ố vào trong lòng, tự giày vò bản thân mình, cậu không phải người có tính cách như vậy, cậu chắc chắn phải tra tấn người khác, rạch ngực móc trái tim đỏ tươi ra, bộc bạch tình cảm chân thật nhất của mình cho mọi người xem. Hơn nữa, trong tính cách của đám dân nghệ thuật như cậu đều ẩn chứa sự cuồng điên rồ dại, muốn được phơi bày ham muốn khát khao mãnh liệt dữ dội, muốn tóm lấy cơ hội trút ra, tìm cho mình cảm giác tồn tại.
Một phần cậu muốn dọa dẫm người nhà, nhưng phần lớn là cậu nhớ Thiếu Đường đến phát điên. Lúc vẽ cậu dùng ngòi bút sắc nhọn rạch lên cổ tay bản thân ở tay đeo nhẫn, da tróc thịt trầy, máu dần thấm nhòe, hòa cùng mực bút máy. Đỏ và đen, chính là lời bộc bạch chân thật nhất của linh hồn cậu.
Thiếu Đường vuốt ve vết sẹo cắt ngang ấy, chầm chậm khom người xuống, áp mặt vào tay Tiểu Bắc, hôn lên chỗ truyền dịch trên tay cậu.
…
Sau đó, Thiếu Đường vẫn gọi cho bà nội Mạnh và Mạnh Kiến Dân.
Mạnh Tiểu Bắc không cho anh nói: “Con không muốn gặp bọn họ, chẳng muốn gặp ai sất.”
Thiếu Đường nói: “Chuyện chúng ta không phải là chuyện chỉ của riêng hai ta, có trốn cũng không thoát.”
Mạnh Tiểu Bắc: “Con hiểu… ở bên nhau là chuyện của hai nhà. Nhưng con đã trưởng thành rồi, được quyền tự do yêu đương, con có thể nuôi được cha, cha cũng có thể nuôi con, có gì phải sợ?”
Lúc ấy, Mạnh Tiểu Bắc quả thật có đủ sự tự tin và năng lực ấy, công khai đầy kiêu ngạo. Huống chi cậu còn có Thiếu Đường, chỗ dựa vững chãi đằng sau. Con người muốn trèo lên được một vị trí, đẳng cấp nhất định trong xã hội phải sở hữu đủ sức mạnh kinh tế, con đường trước mắt họ sáng sủa rộng rãi, nếu thật sự bị dồn tới đường cùng thì cùng lắm là ra nước ngoài chứ gì!
Thiếu Đường nói: “Bây còn nhỏ, không có kinh nghiệm sống, có một số thứ giờ mất đi bây cũng không để ý, bây tưởng rằng lúc này bây đang ở phe mạnh hơn nên sẽ thắng thế! Cha không muốn bây vì cha, sau này hối hận, mất đi quá nhiều thứ.”
“Lúc cha còn trẻ cũng đánh lộn với cha mình, lúc đầu người khóc lóc đau khổ cầu xin cha quay đầu chính là cha của cha, giờ đây hốn hận, người muốn quay lại bù đắp lại chính là cha. Máu trên người cha của cha đã thay tới một nửa rồi. Khi cha quay lại căn nhà kia, phát hiện ra cha của cha đã không thể ở trong nhà, mỗi năm thì quá nửa thời gian phải ở trong viện, làm đủ loại thẩm tách, trị liệu… Nhà cha vĩnh viễn không còn nữa, cha đã không có nhà rồi, tốn bao nhiêu tiền mới có thể quay ngược thời gian, có thể mua lại được hai mươi năm cả nhà hòa thuận quây quần bên nhau?”
Mạnh Tiểu Bắc thật sự còn rất trẻ. Cậu không để tâm, sống cực kỳ phóng khoáng tự do, cậu cứ thế nhìn thẳng về phía trước sải những bước dài trên đường đời, không thèm quay đầu để tâm tới cha mẹ bị cậu bỏ lại đằng sau đang mỗi lúc một già đi. Cậu mới là chàng thanh niên hai mươi tuổi, cậu không thể nghĩ xa trước được rằng trong tương lai, lúc cậu bốn mươi, năm mươi tuổi, cuộc đời mỗi người ắt sẽ phải trải qua quãng thời gian sinh ly tử biệt, rồi nhất định sẽ có một ngày người tóc xanh tiễn kẻ đầu bạc, con muốn báo hiếu mà cha mẹ chẳng đợi.
Mạnh Kiến Dân và bà nội lập tức đến bệnh viện thăm, cồn cào lo lắng, tưởng Mạnh Tiểu Bắc thật sự nghĩ quẩn, muốn tự sát gì đó.
Trước mặt thằng con, Mạnh Kiến Dân vẫn không nói chuyện với Thiếu Đường, chuyển tầm mắt, lẩn tránh. Tình cảm anh em với nhau hoàn toàn tan tành mây khói, Mạnh Kiến Dân cũng không biết nên đối xử, xưng hô với đối phương thế nào… Sau này tôi coi cậu là con rể, hay là cậu gọi tôi là cha?
Một tháng này, Mạnh Kiến Dân bạc hết cả tóc. Lúc ông từ Tây An đến đây, tóc vẫn đen, hai bên tóc mai lốm đốm bạc, ấy mà giờ đây khi ông ngồi trước giường bệnh Mạnh Tiểu Bắc, đầu như phủ tuyết, tóc đều bạc trắng. Với bộ dạng ông lúc này quả thật có thể làm cha Thiếu Đường.
Chẳng mấy ngày nữa là khai giảng, Mạnh Tiểu Bắc vừa quay lại trường thì sẽ như cánh chim liệng bay trên trời cao, hết thảy cố gắng cứu vãn của nhà họ Mạnh e rằng chỉ như nước chảy về biển Đông, con lớn khôn rồi, không còn nghe cha nữa.
Sau rốt, Mạnh Kiến Dân vẫn khuyên nhủ thằng con vài câu. Mạnh Tiểu Bắc vùi mặt trong gối, mắt liếc về phía cửa sổ, cực kỳ cố chấp, còn để tay trái truyền dịch ra trước người. Tay trái cậu trắng tái gầy nhẳng, từng giọt nước chống viêm chảy vào trong mạch máu. Mạch máu màu xanh cùng với chiếc nhẫn ánh vàng trên ngón áp út bắt mắt nổi bật, chói mắt, khiến người khác không thể trốn tránh.
Lúc ấy vẻ mặt Mạnh Tiểu Bắc lạnh nhạt, dò hỏi: “Cha, tiền con kiếm được mấy năm nay vẫn để chỗ cha. Cha nói sẽ không biển thủ tiền của con, giữ lại để sau này con dùng cưới xin. Có mấy nghìn đồng thôi, cha đưa sổ tiết kiệm cho con đi, về sau con cũng không động vào một xu tiền của cha.”
Mạnh Kiến Dân sững sờ ngẩn ngơ, trong tim giống như có thứ gì đó không ngừng xé rách, rạch toang trái tim ra làm hai nửa.
Mạnh Kiến Dân khàn khàn, đứt quãng hỏi: “Con muốn vạch rõ giới hạn với cha mẹ sao, về sau không còn là người một nhà nữa?!”
Mạnh Tiểu Bắc đe dọa: “Vậy cha có đồng ý chuyện bọn con không?”
…
Bà nội ở trong phòng bệnh với thằng cháu, đôi mắt đỏ bừng, cứ lau nước mắt không ngừng, đau lòng, thỉnh thoảng lại quay qua oán trách thằng con: “Giờ lo lắng thì còn được tích sự gì? Con của mình thì không nuôi, để người khác nuôi cho mình, giờ con của mình thành con của người khác rồi, con còn trách ai?… Chẳng thà trách mẹ vô dụng, không thay con nuôi Bặc Bặc tốt!!!”
Sự lạnh lùng lầm lì trên mặt Mạnh Tiểu Bắc bỗng tan sạch, đổi sang vẻ mặt vui tươi, nịnh hót bà nội: “Nội, không trách nội, nội tốt với cháu nhất, thương cháu nhất.”
Bà nội đanh mặt, trừng cậu: “Cái thằng mất nết, không có lương tâm gì hết! Còn dám nhảy lầu…”
Ở nhà, bà nội vẫn giấu bánh và mì xào trên chạn bát, giấu ở chỗ nào cũng đều lo lắng. Giấu kín quá thì sợ cháu mình không tìm thấy; giấu không kỹ thì lại sợ người khác phát hiện Mạnh Tiểu Bắc ăn trộm. Mỗi ngày, sáng sớm tinh mơ bà đều len lén đếm vội số bánh, coi có bao nhiêu cái bánh đã được ăn rồi, xem cháu mình đã ăn no hay chưa!…
Mạnh Tiểu Bắc nói: “Nội, sau này cháu và Thiếu Đường sẽ ngoan ngoãn hiếu thảo với nội, hai chúng cháu nhất định sẽ không thay đổi…”
Ánh mắt bà nội ảm đạm dần, giống như bị giăng một lớp sương mờ, thở dài, một lúc lâu sau nói: “Chắc chắn mấy đời trước nhà chúng ta đã tạo nghiệp, con cháu gặp báo ứng, mới xảy ra loại chuyện này… Báo ứng lại xảy ra trên người Bặc Bặc của bà, sao lại không báo ứng trên người bà cơ chứ.”
Mạnh Tiểu Bắc hỏi: “Nội, nội càm ràm mấy thứ mê tín cổ hủ gì vậy?”
Bà nội nói: “Bà với ông nội cháu thiếu nợ người ta.”
Bà nội kéo tay Tiểu Bắc, đó cũng là lần đầu tiên bà kể lại chuyện lịch sử gia đình vào năm mươi năm trước với thằng cháu. Từ trước tới nay Mạnh Tiểu Bắc chưa từng nghe ông bà nội nhắc đến, nào đã nghe thấy chuyện như vậy!
Bà nội nói, trước đây ở quê, ông nội cậu có cưới một người vợ.
Ông nội Mạnh Tiểu Bắc sinh ra trước giải phóng, trong một gia đình phú nông, nhà có phòng có đất, cuộc sống giàu có. Thuở nhỏ, ông được học ở trường tư, do thầy giáo đàng hoàng dạy dỗ, là thanh niên trí thức. Người trẻ tuổi, lại đẹp trai, dáng vẻ hơn người, đã từng đi qua các thành phố lớn, mở mang tầm mắt, tiếp nhận nhiều tư tưởng tự do mới mẻ.
Hồi còn nhỏ, gia đình đã hứa hôn với một bé gái, đến tuổi cập kê bèn thực hiện hôn ước. Một đôi cô dâu chú rể hoàn toàn chưa gặp nhau, tất cả là do người mai mối đưa tin, cha mẹ sắp đặt, ông nội Mạnh khi ấy là cậu ấm Mạnh chẳng vui vẻ chút nào.
Phong tục tập quán cưới hỏi ở một số vùng nông thôn Sơn Đông cực kỳ phức tạp truyền thống, đôi bên tiến hành “tam môi lục sính” (188), lễ vật đồ cưới trao đổi qua lại rất nhiều lần, trước hôn lễ cô dâu chú rể cũng không được gặp mặt, ở nhà mình trong thôn.
188. Tam môi lục sính hay còn gọi là tam thư lục lễ.
Tam thư: Sính thư, lễ thư và nghênh thư. Sính thư là giấy tờ dùng khi đính hôn, nhà trai trao cho nhà gái; Lễ thư là nhà gái sẽ liệt kê chủng loại cùng số lượng lễ vật cưới hỏi khi cả hai bên gia đình chấp thuận cuộc hôn nhân; Nghênh thư là thư dùng khi nghênh thú tân nương, tức là trong bước 6 “thân nghênh” của lục lễ sử dụng.
Lục lễ: Nạp thái: là gia đình nhà trai sẽ nhờ người mai mối để dạm hỏi nhà gái. Bà mai sẽ được cử đến nhà gái để thưa chuyện về ý định xin cưới của nhà trai; Vấn danh: là nhà trai nhờ bà mối hỏi tên tuổi, ngày sinh của cô gái, sau đó đến tông miếu bói toán cát hung, kết quả là “cát” thì mới tiến hành bước tiếp theo, “hung” thì dừng ở đây; Nạp cát: là “qua văn định”, là sau khi bói toán được đến điềm lành thì định ra hôn ước; Nạp chinh: là “nạp tệ” hay “qua đại lễ”, nhà trai phái người đưa sính lễ đến nhà gái. Nhà gái nhận sính lễ, xưng là “hứa anh”; Thỉnh kỳ: là “chọn ngày”, tức là thỉnh nhà gái xác định ngày kết hôn; Thân nghênh: là ngày hôn lễ, nhà trai cần thiết tự mình đi nhà gái nghênh đón, sau đó nhà trai về trước, ở ngoài cửa chờ đón. Nếu chưa thân nghênh mà người trai chết, cô gái có thể lấy người khác. Nhưng nếu lỡ thân nghênh rồi mà người trai mới chết, dù chưa bái đường, theo quy định của tục lệ, cô dâu chỉ có thể nhận mệnh ở góa suốt đời.
(Theo daikynguyen)
Cuối cùng, đợi tới lúc bái đường vào động phòng, vừa vén khăn cưới thì cậu ấm Mạnh phát hiện ra người mình cưới bị mù.
Hồi đó, nông thôn lưu hành tục lệ cưới vợ cả để giúp nhà chồng làm việc. Cô dâu còn lớn hơn chú rể những vài tuổi, hai mắt bị mù.
Cậu ấm Mạnh tất nhiên không chấp nhận, cậu là một người trẻ tuổi, chữ nghĩa đầy mình, là một thanh niên đầy hứa hẹn, cả đời chỉ lấy một vợ, mà người này lại là một người mù cậu hoàn toàn không có tình cảm! Nhà họ Mạnh cũng phát hiện mình bị lừa, đi chất vấn bên thông gia cớ gì xảy ra chuyện như vậy, cô bé lúc hứa hôn hồi nhỏ rõ ràng khỏe mạnh lành lặn cơ mà, giờ sao lại bị mù rồi?! Cha mẹ, anh trai bên nhà gái, ba người quỳ gối, dập đầu chín lần cầu xin nhà họ Mạnh, giải thích trước đây quả thật con gái họ rất khỏe mạnh không có vấn đề gì, lúc mười mấy tuổi bị bệnh nặng, mắt dần dần hỏng. Nhà gái cố hết sức giấu giếm sự thật con gái bị mù, tất nhiên là bên đuối lý. Kể ra con gái nhà họ cũng rất đáng thương, bạc mệnh, không gả được thì chỉ đành ế già chết rục trong nhà mình, bởi vậy họ cầu xin chỉ cần cậu ấm Mạnh đừng bỏ vợ là được, coi như thương xót, cho thêm một miệng ăn, sau này tùy cậu cưới thêm vợ bé.
Cậu ấm Mạnh không bỏ vợ, cũng kiên quyết không động phòng cùng cô dâu, có lẽ trong lòng cực kỳ căm giận chuyện cha mẹ sắp xếp vớ vẩn, sau hôn lễ lập tức bỏ nhà đi, một mình chạy đến Thanh Đảo.
Khi ấy, Thanh Đảo là thành phố lớn nhất ở Sơn Đông, mậu dịch thương mại ở ven biển cực kỳ phát triển, lại là khu đất thực dân chiếm cứ, là thành phố kiểu mới tân thời. Cậu ấm Mạnh có học thức, bởi vậy đi làm cho một công ty dệt vải tư của Đức, vào thời dân quốc là một viên chức tri thức, có một căn nhà trong khu nhà lầu Tiểu Dương do công ty phân cho, tiền lương khá cao. Mỗi ngày cậu mặc tây trang đeo giày da ra ngoài, xách cặp da đi làm, đi trên sườn núi nhấp nhô cao thấp trong nội thành Thanh Đảo. Mấy năm sau, qua sự giới thiệu mai mối mà làm quen với một cô gái trẻ từ nông thôn vào thành phố làm thủ công dệt vải ở công ty dệt – chính là bà nội của Mạnh Tiểu Bắc bây giờ.
Lúc còn trẻ, bà nội Mạnh có khuôn mặt trái xoan cân đối, mắt hạnh (189), là mỹ nữ Sơn Đông duyên dáng xinh đẹp.
Sau này Mạnh Tiểu Bắc nhìn thấy tấm ảnh cũ, năm ấy bà nội cậu hoàn toàn không thua Củng Lợi. (190)
189, 190. Mắt hạnh, Củng Lợi:
Hai người lấy nhau. Hôn lễ vào những năm 40, chú rể đội mũ phớt mặc áo đuôi tôm, nàng dâu mặc váy cưới trắng tinh kiểu Tây, trai tài gái sắc, nam thanh nữ tú. Bên cạnh còn có phù dâu phù rể, trong nhà hàng chụp ảnh, lưu lại bức ảnh đẹp đẽ hào nhoáng của đôi vợ chồng trẻ.
Một năm sau, thằng con lớn Mạnh Kiến Dân ra đời ở bệnh viện giáo hội lầu Tiểu Dương của khu Đức chiếm đóng, Thanh Đảo.
Sau giải phóng, vào những năm 50, thủ đô xây dựng xí nghiệp dệt vải quốc doanh quy mô lớn, cả nhà theo hàng trăm công chức của công ty vào Bắc Kinh, từ đó ở thủ đô sinh sống kiếm sống.
…
Mạnh Tiểu Bắc quả thật khó có thể tin nổi, bà nội ăn to nói lớn, hành động mạnh mẽ, sáng suốt oai phong vang danh khắp nơi, đàn bà mà chẳng hề thua kém đàn ông của cậu lại là “vợ sau” của ông nội chứ không phải “vợ đầu”!!!
“Chuyện quan trọng như vậy mà nội vẫn luôn giấu chẳng nói với cháu!!!” Cậu vội vàng truy hỏi: “Vậy ông nội thì sao ạ, sau này rốt cục có bỏ bà vợ kia không? Còn bà vợ mù thì sao ạ?”
Bà nội nói: “Nào có bỏ, cho tới giờ vẫn không bỏ. Chị cả cũng rất đáng thương, bỏ vợ là bất nhân, bất nghĩa, bất hiếu.”
Mạnh Tiểu Bắc: “Vậy giờ bà ấy ở đâu?”
Bà nội Mạnh: “Vẫn ở nhà ông nội ở quê đó.”
Mạnh Tiểu Bắc: “… À, vẫn ở đó ạ?!”
Mạnh Tiểu Bắc ở trong ổ chăn ôm gối cọ đầu loạn tùng bậy, thật sự không thể chấp nhận nổi: “Vậy vậy vậy chẳng phải ông nội phạm luật trùng hôn sao? Trên thực tế là ông cưới hai vợ?!”
Bà nội nhíu mày, phủ nhận nói: “Gì mà trùng hôn, kết hôn trước giải phóng thì không có vấn đề trùng hôn đó.”
Mạnh Tiểu Bắc rất hào hứng hỏi: “Nội nội, vậy nội là vợ hai của ông… Đù mẹ, cháu vẫn còn một ‘bà nội cả’ nữa sao!”
Bà nội Mạnh bỗng nổi cơn tam bành: “Nói năng vớ vẩn gì đó! Ông nội chỉ có một vợ, chính là bà đây! Mi chỉ có một mình bà nội là bà thôi!”
Mạnh Tiểu Bắc kêu lên: “Sao cháu lại tự dưng có cảm giác như là vốn dĩ mình là Giả Bảo Ngọc đột nhiên trong một đêm thì tự dưng biến thành Giả Hoàn vậy trời!!!”
191. Giả Bảo Ngọc là nhân vật chính trong Hồng Lâu Mộng.
Giả Hoàn là con trai Giả Chính và Triệu Di nương, là em khác mẹ của Giả Bảo Ngọc, Giả Nguyên Xuân, Giả Châu; em cùng mẹ với Giả Thám Xuân. Anh ta được miêu tả từ dung mạo dáng vóc đến tính cách đều rất ti tiện hèn hạ nên bị cả phủ khinh rẻ, coi thường. Giả Hoàn thường cùng mẹ tìm cách ám hại Bảo Ngọc. (Theo Wiki)
Bà nội Mạnh đập lên cái miệng thối của thằng cháu rượu nhà mình: “Nói bậy, đánh cái miệng mi! Mi chính là Bảo Ngọc của bà!!!”
Mạnh Tiểu Bắc trùm chăn lên mặt, chuyện này thật sự vượt ngoài sự tưởng tượng của cậu, có sáng tác tiểu thuyết cậu cũng không nghĩ ra nổi tình tiết này, quả thật cần thời gian để “tiêu hóa”.
Bà nội Mạnh vẫn luôn gọi vợ đầu của ông nội Mạnh là “chị cả”, đôi bên hay gọi điện thoại cho nhau “thăm hỏi”. Từ ngày lấy nhau năm ấy, ông nội chưa bao giờ cùng “vợ đầu” sống chung, cho tới giờ bấm tay tính cũng đã năm mươi năm rồi. Có lẽ ông nội cảm thấy nợ đối phương, mỗi năm đều gửi tiền về quê cho cha mẹ vợ. Năm nào bà nội Mạnh cũng gói ghém ít quần áo đồ dùng, gửi về vùng quê, coi như là hiếu kính “chị cả”.
Sau giải phóng, người “vợ mù” vẫn sống cùng cha mẹ chồng, mọi người nương tựa vào nhau sống, cả đời phòng không gối chiếc, song cũng chẳng phải lo cái ăn cái mặc, ở nhà họ Mạnh dưỡng lão. Sau khi ông bà chú bác lần lượt qua đời, người vợ mù ấy đã thừa kế hết tất cả đất đai gia sản của nhà họ Mạnh ở quê.
Mạnh Tiểu Bắc hỏi: “Nội, nội lấy ông nội được nhiêu năm rồi ạ?”
Bà nội đáp: “Cũng phải bốn mươi năm rồi. Lúc bà gả cho ông nội, bà mới mười tám tuổi, ông ba mươi tuổi.”
Mạnh Tiểu Bắc nói: “Ấy là đám cưới hồng ngọc đó, cực khó mới có đó ạ, hai ông bà có thể đến đám cưới vàng không?” (192)
192. Theo quan niệm ở phương Tây, cưới nhau 40 năm là đám cưới hồng ngọc, cưới nhau 50 năm là đám cưới vàng, 60 năm là kim cương.
Bà nội lầm bầm nói: “Chuyện đó thì còn phải coi ông nội mi có thể sống đến bao nhiêu tuổi… Ông nội mà sống đến 80 tuổi, thì chính là đám cưới vàng, ấy mà sống đến 90 tuổi, thì đám cưới của ông bà chính là kim cương đó!”
Bà nội nói, bản thân cũng tự cảm thấy vui vẻ.
Mạnh Tiểu Bắc nói: “Nội, nội thấy đó, may mà ngay từ đầu ông nội bỏ nhà chạy, không cam phận nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ, nếu không làm sao gặp được nội.”
“Nếu hai người không lấy nhau thì cũng làm sao có cha cháu, cũng chẳng có cháu hôm nay luôn, cả nhà chúng ta đều không có luôn.”
“Cho nên cũng may hồi đó ông nội không chịu cưới bỏ trốn, quả là quá thông minh, cơ trí, dũng cảm, có khí khái anh hùng!… Quả đúng là ông nội của cháu mà!”
Bà nội Mạnh được thằng cháu vỗ mông ngựa, cười tủm tỉm, khóe mắt vẽ nên nếp nhăn, bốn mươi năm cuộc đời bão táp mưa sa, duy trì một mái nhà khó khăn chừng nào cơ chứ.
Mạnh Tiểu Bắc nói: “Nội, nội cũng đừng áy náy, không có gì à.”
Bà nội nói: “Chị cả ở nông thôn vẫn sống một mình bao năm, cũng chẳng đi bước nữa, không có đàn ông rất vất vả.”
Mạnh Tiểu Bắc nói: “Hôn nhân mà không có trụ cột tình cảm thì chính là sự kết hợp sai lầm, chính là do quan niệm cổ hủ thối nát khiến cho bà ấy phải tuân thủ sống góa bụa cả đời, mà cũng không thể trách hai người!”
“Nội, nội cùng ông nội sinh được những năm đứa con trong mười năm.”
Bà nội Mạnh nói lấy lệ: “Thì hồi đó làm gì biết tránh thai là gì đâu, nhà nào chẳng sinh như vậy.”
Mạnh Tiểu Bắc phản bác: “Không phải! Nội nhất định vô cùng yêu ông nội, hai người chắc chắn cực kỳ cực kỳ yêu nhau, nên mới không ngừng làm chuyện đó đó, thế nên mới sinh ra một đống con!”
Câu nói này làm bà nội tức khắc ngại ngùng, đỏ bừng cả mặt, trừng mắt: “Hồi đó thì biết gì là yêu với không yêu… Cái thằng mất nết này!”
Mạnh Tiểu Bắc cong cong mắt, mấp máy môi: “Nội, cháu cũng rất yêu rất yêu người ấy.”
Bà nội Mạnh trầm mặc, không trả lời.
Tuy bà nội Mạnh vẫn đanh mặt nhưng thực ra lòng đã mềm nhũn. Dù vậy thì bà cũng không thể mở lời đảm nhiệm chuyện này. Bà không phải cha mẹ ruột Tiểu Bắc, không chịu trách nhiệm nổi với chuyện lớn như vậy. Đây là chuyện liên quan tới hạnh phúc của cả đời thằng lớn. Sau này Tiểu Bắc nhiều tuổi hơn rồi thì biết phải làm sao đây?
Cuối cùng Mạnh Tiểu Bắc cũng gặp được Thiếu Đường. Đôi bên gặp nhau cũng chẳng hề có loại cảm giác bi tráng đau thương như thể vượt qua ngàn dặm đường mới được gặp nhau trên cầu Ô Thước, tủi nhục ôm nhau khóc đau đớn. Hai người gặp mặt, nhìn nhau, ngắm bộ dạng ngốc nghếch, hốc hác tiều tụy, lôi thôi râu ria xồm xoàm của đối phương, cùng bật cười, cảm thấy mừng rỡ yên lòng… Ai cũng đều không thay lòng đổi dạ.
Mạnh Tiểu Bắc sờ cằm Thiếu Đường, ngắm kỹ hai bên: “Trước đây con không biết cha để râu lại như thế này, cha nuôi thêm thì râu sẽ nối liền từ mày tới cằm, càng thêm phong độ mạnh mẽ. Thôi cha đừng cạo nữa, nuôi luôn đi, con thích như này.”
Thiếu Đường rất để ý hỏi: “Như này nhìn có già lắm không?”
Mạnh Tiểu Bắc cũng không thấy già, Thiếu Đường để đầu đinh, có râu sẽ giống như thằng nhóc to xác vì yêu mà điên cuồng, ánh mắt chăm chú nhìn cậu ngẩn ngơ đờ ra rồi kìa!
Mạnh Tiểu Bắc cười hì hì ghẹo Thiếu Đường: “Con thích đàn ông nhiều râu… Ừm … Như cha vậy đó.”
“Cha mà để râu thì mặt sẽ trở thành chỗ có nhiều lông nhất!”
Mạnh Tiểu Bắc cười xấu xa dâm dê, ánh mắt cong cong như trăng lưỡi liềm.
Thiếu Đường cười phì một cái, lộ ra hàm răng trắng muốt. Xa nhau gần hai tháng trời, đây là lần đầu tiên anh cười ra được.
“Nơi có nhiều lông nhất”, đây chính là “tiết mục chòng ghẹo thường lệ” của cả hai, lúc trước hồi còn nhỏ xíu bên nhau cũng đã từng như “hai đứa trẻ hồn nhiên vô tư” trêu đùa nhau, ký ức đẹp đẽ ngây thơ hồn nhiên xiết bao.
Kỳ Lượng đút túi hai tay, cúi gằm đầu đi đường: “Chịu hết nổi chịu hết nổi rồi, tao đi nhé.”
Mạnh Tiểu Bắc: “Đui chưa?”
Kỳ Lượng ngạo nghễ đảo mắt, khẽ nói: “Tao thích đàn ông ít lông cơ.”
Mạnh Tiểu Bắc nói mà như có ý: “Ể, ai ít lông ấy nhỉ?”
Cái vấn đề này khá là “đen tối”, Kỳ Lượng đỏ rực cả tai, không trả lời, nói “biến đây biến đây” rồi quay đầu chạy vội.
Sau đó, Thiếu Đường vẫn cạo sạch râu, vừa nhìn thấy bảo bối lanh lẹ khỏe như vâm nhà mình thì ngay lập tức như được hồi sức, tinh thần phấn chấn hẳn, lại muốn sửa sang đẹp trai như ngày nào.
Trên chỗ lông mày bên phải anh có một vết sẹo, cực kỳ phù hợp xứng đôi với vết sẹo trên trán Tiểu Bắc.
Hai người không phụ trời cũng chẳng phụ đất. Năm đó, Thiếu Đường nâng cáng nhìn thấy Tiểu Bắc y như cục thịt tròn tròn trượt rơi xuống đất, cả đời này mang theo vết sẹo; Lần này, Mạnh Tiểu Bắc nhìn thấy Thiếu Đường quỳ trước mặt ông bà nội, cầu xin người trên cho phép tha thứ, máu chảy ròng ròng.
Thiếu Đường không đưa Mạnh Tiểu Bắc về nhà mà đi khách sạn thuê phòng, cạo râu tắm rửa thay quần áo, cho Mạnh Tiểu Bắc gột sạch hết sự khổ sở mỏi mệt trên cơ thể trong suốt quãng thời gian trường kỳ kháng chiến, khôi phục bộ dạng ban đầu. Tắm xong, cậu ngó mình trong gương, cả người như thể lột xác, nhìn cứ như người trước khi tắm và người sau khi tắm là hai người vậy, quả thật khiến người khác đau lòng khôn xiết.
Mạnh Tiểu Bắc trần truồng đi ra từ phòng tắm. Thiếu Đường ngồi bên giường, Mạnh Tiểu Bắc giạng hai chân ngồi lên đùi anh, mặt đối mặt, sau đó cuộn người lại thật chặt như con vật bé nhỏ cuộn mình giữ ấm trong mùa đông giá rét, chôn mặt lên bả vai Thiếu Đường.
…
Sau đó, hai người đi ra ngoài ăn cơm.
Kết quả ngày hôm ấy, ăn được một bữa cơm thì rước ngay bệnh nặng vào người.
Đầu tiên Thiếu Đường đưa Mạnh Tiểu Bắc đi nhà hàng Lão Mạc ăn tiệc kiểu Nga, một nồi thịt bò hầm, chân gà to chiên bơ, ăn một bữa no nê. Cả ngày hôm đó, đầu óc và cơ thể Mạnh Tiểu Bắc trong trạng thái hưng phấn cực độ, khăng khăng kéo Thiếu Đường đến đường Quỹ ăn lẩu cay, uống bia, đã đời điên cuồng trút hết mọi thứ.
Có lẽ do lẩu cay ở hàng quán ven đường không sạch, hoặc do Mạnh Tiểu Bắc đã nhịn ăn quá lâu, không ăn tử tế, giờ đột nhiên ăn quá nhiều nên trong thời gian ngắn cơ thể không chịu được.
Tối hôm đó, Mạnh Tiểu Bắc ở trong khách sạn thổ tả, hai tay bám vào bệ chứa nước bồn cầu, Thiếu Đường ở phía sau ôm lấy lưng cậu, vỗ vỗ xoa cho cậu. Cậu nôn tới nỗi như sắp nôn cả dạ dày ra, lúc mới đầu nôn sặc mùi rượu, sau đó là mùi chua, đến cuối miệng đắng chát, khổ không kể xiết, nước mắt đầm đìa.
Thiếu Đường vuốt ve sau lưng cậu, đùa: “Từ lần nào ông làm bây, giờ mang thai rồi phải không?”
Mạnh Tiểu Bắc vừa chảy nước mắt vừa cười: “Nếu mà mang thai được thật thì con có nôn nữa cũng đáng!… Ông xã, con nhất định sẽ mang thai cho cha.”
Sau đó cậu lại đau bụng tiêu chảy đi ngoài rất nhiều lần. Mới lúc đầu cậu còn có thể tự mình đi ra khỏi phòng vệ sinh, sau đó không ra được nữa, chân không đi nổi. Lúc Thiếu Đường chạy vào nhà vệ sinh lần nữa thì Mạnh Tiểu Bắc đã nhễ nhại mồ hôi đầy người, tóc và quần áo ướt sũng, ngồi bệt trên sàn nhà…
Đêm hôm khuya khoắt vội vàng đi khám gấp. Từ trên xe xuống, lúc đi từ bãi đỗ xe đến cổng bệnh viện, hai bắp đùi Mạnh Tiểu Bắc rã rời không lết nổi, khổ sở ngồi xổm trên đường nhựa. Thiếu Đường đỡ cậu lên, cõng vào trong.
Đây không phải bệnh viêm dạ dày, đường ruột bình thường, mà là bệnh kiết lỵ cấp tính. (187)
Kiết lỵ là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và dữ dội, người trưởng thành thì càng khó chống lại được căn bệnh này, bệnh đến là như núi đổ, độ nguy hiểm cực cao. Điều trị không kịp thời sẽ tử vong, đi ngoài đến khi người bệnh hôn mê mất nước.
187. Kiết lỵ: Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. (Internet)
Lúc bác sĩ khám chữa bệnh trong phòng, bản thân Mạnh Tiểu Bắc không thể ngồi, chỉ có thể dựa vào ngực Thiếu Đường, để Thiếu Đường cố gắng đỡ cậu dậy. Khổ sở chống đỡ hai tháng trời, trạng thái cơ thể và tinh thần đều bị ép tới cực hạn, cả người như thể mất hết sức lực, rã rời bã bời, không thể chịu đựng nổi, sắp sụp đổ đến nơi.
Cậu dựa vào bả vai Thiếu Đường. Ở trong trạng thái yếu ớt, mất nước trầm trọng, cơ thể dường như không còn cảm nhận được đau đớn nữa. Người như chầm chậm bay lên, từ từ bay lượn trong không trung, nhìn xuống mọi người, cảm thấy bản thân sắp ‘thăng’ thật.
Thiếu Đường cuống lên, lo lắng khẽ hỏi: “Sao bệnh dữ dội vậy? Bây có ổn không đó?”
Mạnh Tiểu Bắc cười giễu, bờ môi lấm tấm mồ hôi: “Tiêu chảy khó chịu chết mất thôi, bụng con như cái lò thiêu, mông cũng đau.”
Thiếu Đường: “… Sao mông cũng đau?”
Mạnh Tiểu Bắc yếu ớt, rối rắm nói: “Con đi nhiều lần lắm, chỗ đó đằng sau như bị thiêu vậy đó… còn đau hơn cả làm chuyện đó với cha… Chết mất, sau này mà bị trĩ rồi, không ai yêu con nữa, sao giờ…”
Thiếu Đường muốn nói chỉ cần ông nội bây khỏe lại, sau này để cho bây làm ông… Bây làm ông đây đau lòng chết mất thôi.
Bởi vì Mạnh Tiểu Bắc bị kiết lỵ quá nặng, nên phải ở trong viện hai ngày, truyền dịch, cơ thể liên tiếp được tiếp thuốc chống viêm, nước muối và glucose.
Cậu nằm trong ổ chăn trên giường bệnh, mặt tái nhợt, giọng nói yếu ớt, mồ hôi vã ra, ấy vậy mà còn không ngừng cợt nhả đùa Thiếu Đường: “Cuối cùng cũng bệnh rồi, được cha chăm sóc, tốt ghê hahaha.”
Thiếu Đường hỏi: “Muốn ăn gì, bây chọn để cha đi mua.”
Mạnh Tiểu Bắc đảo mắt: “Quán ăn Quảng Đông nào nổi nhất hiện giờ nhỉ? Con muốn ăn tôm hùm ba món.”
Thiếu Đường: “Thôi đủ rồi đấy! Lo cho cái dạ dày của mình đi, ăn cháo nhé.”
Tiểu Bắc cười: “Được rồi, không phiền cha nữa, ăn tôm hùm đất ba món ở phố Quỹ cũng được.”
Thiếu Đường nhíu mày gạt đi: “Tôm hùm đất cay lắm, ăn cay mông bây lại đau giờ.”
Mạnh Tiểu Bắc chớp mắt, để ý người bệnh cùng phòng, dùng khẩu hình dụ dỗ Thiếu Đường: Đằng nào cũng chẳng có việc gì làm, cha lau người cho con đi, xoa bóp nhé…
Thiếu Đường khom lưng, giơ hai tay vò loạn tóc Tiểu Bắc, chiều chuộng vô cùng, xong ra hai tay dính đầy mồ hôi từ tóc cậu. Ngoài mặt thì anh vẫn tỏ vẻ bình tĩnh lắm nhưng lòng đau như dao cắt.
Buổi chiều, y tá vào phòng, lại đến giờ truyền nước, trước tiên Thiếu Đường đỡ Tiểu Bắc vào phòng vệ sinh, mỗi lần thằng nhóc mất nết này truyền nước biển xong, thận hoạt động hết công suất, lại khó chịu muốn đi tiểu.
Y tá đâm kim lên mu bàn tay Tiểu Bắc, Mạnh Tiểu Bắc liếc mắt ngắm chị gái xinh đẹp: “Chị, mạch máu em thô to như vậy chị còn phải tìm ạ?”
Y tá cúi đầu chăm chú vuốt da: “Đừng có cử động lung tung, không sờ thì tôi tìm kiểu gì được?”
Mạnh Tiểu Bắc mặt dày nói: “Chị, chị đặt kim cho bệnh nhân hai giường bên nhanh thế cơ mà, đến em lại chậm thế, em biết tay em đẹp, ngón tay thon dài, chị muốn lợi dụng cơ hội sờ nhiều hơn chứ gì.”
Y tá cười nói: “Xí! Bớt giùm cái! Trong phòng này cậu lắm mồm lắm miệng nhất đấy.”
Mạnh Tiểu Bắc: “Cả cái tầng này chỉ có chị xinh nhất, chị, hẹn gặp lại nhé.”
Mạnh Tiểu Bắc liên mồm chị chị chị, y tá nghe mấy câu nịnh nọt của cậu, đỏ bừng cả mặt, cười cầm khay ra ngoài, cực kỳ quý Mạnh Tiểu Bắc. Thiếu Đường đứng bên yên lặng nhìn, sau đó đi qua lật lật tay Mạnh Tiểu Bắc, chỉ vào vết thương trên cổ tay: “… Sao cổ tay bây lại ra nông nỗi này?”
Ngày hôm qua bệnh tình bộc phát dữ dội quá, cả đêm chưa kịp nhìn rõ, vừa mới rồi lúc đặt kim truyền, Thiếu Đường mới bất ngờ phát hiện ra. Phía bên trong cổ tay trái Mạnh Tiểu Bắc có vết sẹo cắt ngang. Miệng vết thương hình như đã hằn vào bên trong thịt, cổ tay tựa như bị cắt thành hai phần từ giữa, trong thịt mờ mờ lộ ra màu đen của mực bút máy.
Thiếu Đường khiếp sợ, không thể tin: “Bây làm?… Con mẹ nó bây điên rồi à?!”
Mạnh Tiểu Bắc rút tay lại, giấu xuống dưới chăn: “Không sao, không có gì.”
Mắt Thiếu Đường ngổn ngang hỗn độn, đùng đùng nổi giận: “Là sao? Bây có não không vậy? Rốt cục bây muốn làm gì hả?!”
Mạnh Tiểu Bắc biết mình gây vạ rồi, vội vàng an ủi: “Con không muốn làm gì hết, cha đừng hiểu nhầm, con không vậy đâu!… Con tính toán cả rồi, không sâu quá, sẽ không thể xảy ra chuyện gì.”
Con người khi chịu đựng áp lực và đau khổ thường sẽ muốn giải tỏa, trút hết ra, nổi cơn điên, đặc biệt là với những người hay phơi bày thể hiện cảm xúc của mình ra ngoài. Mạnh Tiểu Bắc tuyệt đối sẽ không giấu nhẹm hết thảy hỉ nộ ái ố vào trong lòng, tự giày vò bản thân mình, cậu không phải người có tính cách như vậy, cậu chắc chắn phải tra tấn người khác, rạch ngực móc trái tim đỏ tươi ra, bộc bạch tình cảm chân thật nhất của mình cho mọi người xem. Hơn nữa, trong tính cách của đám dân nghệ thuật như cậu đều ẩn chứa sự cuồng điên rồ dại, muốn được phơi bày ham muốn khát khao mãnh liệt dữ dội, muốn tóm lấy cơ hội trút ra, tìm cho mình cảm giác tồn tại.
Một phần cậu muốn dọa dẫm người nhà, nhưng phần lớn là cậu nhớ Thiếu Đường đến phát điên. Lúc vẽ cậu dùng ngòi bút sắc nhọn rạch lên cổ tay bản thân ở tay đeo nhẫn, da tróc thịt trầy, máu dần thấm nhòe, hòa cùng mực bút máy. Đỏ và đen, chính là lời bộc bạch chân thật nhất của linh hồn cậu.
Thiếu Đường vuốt ve vết sẹo cắt ngang ấy, chầm chậm khom người xuống, áp mặt vào tay Tiểu Bắc, hôn lên chỗ truyền dịch trên tay cậu.
…
Sau đó, Thiếu Đường vẫn gọi cho bà nội Mạnh và Mạnh Kiến Dân.
Mạnh Tiểu Bắc không cho anh nói: “Con không muốn gặp bọn họ, chẳng muốn gặp ai sất.”
Thiếu Đường nói: “Chuyện chúng ta không phải là chuyện chỉ của riêng hai ta, có trốn cũng không thoát.”
Mạnh Tiểu Bắc: “Con hiểu… ở bên nhau là chuyện của hai nhà. Nhưng con đã trưởng thành rồi, được quyền tự do yêu đương, con có thể nuôi được cha, cha cũng có thể nuôi con, có gì phải sợ?”
Lúc ấy, Mạnh Tiểu Bắc quả thật có đủ sự tự tin và năng lực ấy, công khai đầy kiêu ngạo. Huống chi cậu còn có Thiếu Đường, chỗ dựa vững chãi đằng sau. Con người muốn trèo lên được một vị trí, đẳng cấp nhất định trong xã hội phải sở hữu đủ sức mạnh kinh tế, con đường trước mắt họ sáng sủa rộng rãi, nếu thật sự bị dồn tới đường cùng thì cùng lắm là ra nước ngoài chứ gì!
Thiếu Đường nói: “Bây còn nhỏ, không có kinh nghiệm sống, có một số thứ giờ mất đi bây cũng không để ý, bây tưởng rằng lúc này bây đang ở phe mạnh hơn nên sẽ thắng thế! Cha không muốn bây vì cha, sau này hối hận, mất đi quá nhiều thứ.”
“Lúc cha còn trẻ cũng đánh lộn với cha mình, lúc đầu người khóc lóc đau khổ cầu xin cha quay đầu chính là cha của cha, giờ đây hốn hận, người muốn quay lại bù đắp lại chính là cha. Máu trên người cha của cha đã thay tới một nửa rồi. Khi cha quay lại căn nhà kia, phát hiện ra cha của cha đã không thể ở trong nhà, mỗi năm thì quá nửa thời gian phải ở trong viện, làm đủ loại thẩm tách, trị liệu… Nhà cha vĩnh viễn không còn nữa, cha đã không có nhà rồi, tốn bao nhiêu tiền mới có thể quay ngược thời gian, có thể mua lại được hai mươi năm cả nhà hòa thuận quây quần bên nhau?”
Mạnh Tiểu Bắc thật sự còn rất trẻ. Cậu không để tâm, sống cực kỳ phóng khoáng tự do, cậu cứ thế nhìn thẳng về phía trước sải những bước dài trên đường đời, không thèm quay đầu để tâm tới cha mẹ bị cậu bỏ lại đằng sau đang mỗi lúc một già đi. Cậu mới là chàng thanh niên hai mươi tuổi, cậu không thể nghĩ xa trước được rằng trong tương lai, lúc cậu bốn mươi, năm mươi tuổi, cuộc đời mỗi người ắt sẽ phải trải qua quãng thời gian sinh ly tử biệt, rồi nhất định sẽ có một ngày người tóc xanh tiễn kẻ đầu bạc, con muốn báo hiếu mà cha mẹ chẳng đợi.
Mạnh Kiến Dân và bà nội lập tức đến bệnh viện thăm, cồn cào lo lắng, tưởng Mạnh Tiểu Bắc thật sự nghĩ quẩn, muốn tự sát gì đó.
Trước mặt thằng con, Mạnh Kiến Dân vẫn không nói chuyện với Thiếu Đường, chuyển tầm mắt, lẩn tránh. Tình cảm anh em với nhau hoàn toàn tan tành mây khói, Mạnh Kiến Dân cũng không biết nên đối xử, xưng hô với đối phương thế nào… Sau này tôi coi cậu là con rể, hay là cậu gọi tôi là cha?
Một tháng này, Mạnh Kiến Dân bạc hết cả tóc. Lúc ông từ Tây An đến đây, tóc vẫn đen, hai bên tóc mai lốm đốm bạc, ấy mà giờ đây khi ông ngồi trước giường bệnh Mạnh Tiểu Bắc, đầu như phủ tuyết, tóc đều bạc trắng. Với bộ dạng ông lúc này quả thật có thể làm cha Thiếu Đường.
Chẳng mấy ngày nữa là khai giảng, Mạnh Tiểu Bắc vừa quay lại trường thì sẽ như cánh chim liệng bay trên trời cao, hết thảy cố gắng cứu vãn của nhà họ Mạnh e rằng chỉ như nước chảy về biển Đông, con lớn khôn rồi, không còn nghe cha nữa.
Sau rốt, Mạnh Kiến Dân vẫn khuyên nhủ thằng con vài câu. Mạnh Tiểu Bắc vùi mặt trong gối, mắt liếc về phía cửa sổ, cực kỳ cố chấp, còn để tay trái truyền dịch ra trước người. Tay trái cậu trắng tái gầy nhẳng, từng giọt nước chống viêm chảy vào trong mạch máu. Mạch máu màu xanh cùng với chiếc nhẫn ánh vàng trên ngón áp út bắt mắt nổi bật, chói mắt, khiến người khác không thể trốn tránh.
Lúc ấy vẻ mặt Mạnh Tiểu Bắc lạnh nhạt, dò hỏi: “Cha, tiền con kiếm được mấy năm nay vẫn để chỗ cha. Cha nói sẽ không biển thủ tiền của con, giữ lại để sau này con dùng cưới xin. Có mấy nghìn đồng thôi, cha đưa sổ tiết kiệm cho con đi, về sau con cũng không động vào một xu tiền của cha.”
Mạnh Kiến Dân sững sờ ngẩn ngơ, trong tim giống như có thứ gì đó không ngừng xé rách, rạch toang trái tim ra làm hai nửa.
Mạnh Kiến Dân khàn khàn, đứt quãng hỏi: “Con muốn vạch rõ giới hạn với cha mẹ sao, về sau không còn là người một nhà nữa?!”
Mạnh Tiểu Bắc đe dọa: “Vậy cha có đồng ý chuyện bọn con không?”
…
Bà nội ở trong phòng bệnh với thằng cháu, đôi mắt đỏ bừng, cứ lau nước mắt không ngừng, đau lòng, thỉnh thoảng lại quay qua oán trách thằng con: “Giờ lo lắng thì còn được tích sự gì? Con của mình thì không nuôi, để người khác nuôi cho mình, giờ con của mình thành con của người khác rồi, con còn trách ai?… Chẳng thà trách mẹ vô dụng, không thay con nuôi Bặc Bặc tốt!!!”
Sự lạnh lùng lầm lì trên mặt Mạnh Tiểu Bắc bỗng tan sạch, đổi sang vẻ mặt vui tươi, nịnh hót bà nội: “Nội, không trách nội, nội tốt với cháu nhất, thương cháu nhất.”
Bà nội đanh mặt, trừng cậu: “Cái thằng mất nết, không có lương tâm gì hết! Còn dám nhảy lầu…”
Ở nhà, bà nội vẫn giấu bánh và mì xào trên chạn bát, giấu ở chỗ nào cũng đều lo lắng. Giấu kín quá thì sợ cháu mình không tìm thấy; giấu không kỹ thì lại sợ người khác phát hiện Mạnh Tiểu Bắc ăn trộm. Mỗi ngày, sáng sớm tinh mơ bà đều len lén đếm vội số bánh, coi có bao nhiêu cái bánh đã được ăn rồi, xem cháu mình đã ăn no hay chưa!…
Mạnh Tiểu Bắc nói: “Nội, sau này cháu và Thiếu Đường sẽ ngoan ngoãn hiếu thảo với nội, hai chúng cháu nhất định sẽ không thay đổi…”
Ánh mắt bà nội ảm đạm dần, giống như bị giăng một lớp sương mờ, thở dài, một lúc lâu sau nói: “Chắc chắn mấy đời trước nhà chúng ta đã tạo nghiệp, con cháu gặp báo ứng, mới xảy ra loại chuyện này… Báo ứng lại xảy ra trên người Bặc Bặc của bà, sao lại không báo ứng trên người bà cơ chứ.”
Mạnh Tiểu Bắc hỏi: “Nội, nội càm ràm mấy thứ mê tín cổ hủ gì vậy?”
Bà nội nói: “Bà với ông nội cháu thiếu nợ người ta.”
Bà nội kéo tay Tiểu Bắc, đó cũng là lần đầu tiên bà kể lại chuyện lịch sử gia đình vào năm mươi năm trước với thằng cháu. Từ trước tới nay Mạnh Tiểu Bắc chưa từng nghe ông bà nội nhắc đến, nào đã nghe thấy chuyện như vậy!
Bà nội nói, trước đây ở quê, ông nội cậu có cưới một người vợ.
Ông nội Mạnh Tiểu Bắc sinh ra trước giải phóng, trong một gia đình phú nông, nhà có phòng có đất, cuộc sống giàu có. Thuở nhỏ, ông được học ở trường tư, do thầy giáo đàng hoàng dạy dỗ, là thanh niên trí thức. Người trẻ tuổi, lại đẹp trai, dáng vẻ hơn người, đã từng đi qua các thành phố lớn, mở mang tầm mắt, tiếp nhận nhiều tư tưởng tự do mới mẻ.
Hồi còn nhỏ, gia đình đã hứa hôn với một bé gái, đến tuổi cập kê bèn thực hiện hôn ước. Một đôi cô dâu chú rể hoàn toàn chưa gặp nhau, tất cả là do người mai mối đưa tin, cha mẹ sắp đặt, ông nội Mạnh khi ấy là cậu ấm Mạnh chẳng vui vẻ chút nào.
Phong tục tập quán cưới hỏi ở một số vùng nông thôn Sơn Đông cực kỳ phức tạp truyền thống, đôi bên tiến hành “tam môi lục sính” (188), lễ vật đồ cưới trao đổi qua lại rất nhiều lần, trước hôn lễ cô dâu chú rể cũng không được gặp mặt, ở nhà mình trong thôn.
188. Tam môi lục sính hay còn gọi là tam thư lục lễ.
Tam thư: Sính thư, lễ thư và nghênh thư. Sính thư là giấy tờ dùng khi đính hôn, nhà trai trao cho nhà gái; Lễ thư là nhà gái sẽ liệt kê chủng loại cùng số lượng lễ vật cưới hỏi khi cả hai bên gia đình chấp thuận cuộc hôn nhân; Nghênh thư là thư dùng khi nghênh thú tân nương, tức là trong bước 6 “thân nghênh” của lục lễ sử dụng.
Lục lễ: Nạp thái: là gia đình nhà trai sẽ nhờ người mai mối để dạm hỏi nhà gái. Bà mai sẽ được cử đến nhà gái để thưa chuyện về ý định xin cưới của nhà trai; Vấn danh: là nhà trai nhờ bà mối hỏi tên tuổi, ngày sinh của cô gái, sau đó đến tông miếu bói toán cát hung, kết quả là “cát” thì mới tiến hành bước tiếp theo, “hung” thì dừng ở đây; Nạp cát: là “qua văn định”, là sau khi bói toán được đến điềm lành thì định ra hôn ước; Nạp chinh: là “nạp tệ” hay “qua đại lễ”, nhà trai phái người đưa sính lễ đến nhà gái. Nhà gái nhận sính lễ, xưng là “hứa anh”; Thỉnh kỳ: là “chọn ngày”, tức là thỉnh nhà gái xác định ngày kết hôn; Thân nghênh: là ngày hôn lễ, nhà trai cần thiết tự mình đi nhà gái nghênh đón, sau đó nhà trai về trước, ở ngoài cửa chờ đón. Nếu chưa thân nghênh mà người trai chết, cô gái có thể lấy người khác. Nhưng nếu lỡ thân nghênh rồi mà người trai mới chết, dù chưa bái đường, theo quy định của tục lệ, cô dâu chỉ có thể nhận mệnh ở góa suốt đời.
(Theo daikynguyen)
Cuối cùng, đợi tới lúc bái đường vào động phòng, vừa vén khăn cưới thì cậu ấm Mạnh phát hiện ra người mình cưới bị mù.
Hồi đó, nông thôn lưu hành tục lệ cưới vợ cả để giúp nhà chồng làm việc. Cô dâu còn lớn hơn chú rể những vài tuổi, hai mắt bị mù.
Cậu ấm Mạnh tất nhiên không chấp nhận, cậu là một người trẻ tuổi, chữ nghĩa đầy mình, là một thanh niên đầy hứa hẹn, cả đời chỉ lấy một vợ, mà người này lại là một người mù cậu hoàn toàn không có tình cảm! Nhà họ Mạnh cũng phát hiện mình bị lừa, đi chất vấn bên thông gia cớ gì xảy ra chuyện như vậy, cô bé lúc hứa hôn hồi nhỏ rõ ràng khỏe mạnh lành lặn cơ mà, giờ sao lại bị mù rồi?! Cha mẹ, anh trai bên nhà gái, ba người quỳ gối, dập đầu chín lần cầu xin nhà họ Mạnh, giải thích trước đây quả thật con gái họ rất khỏe mạnh không có vấn đề gì, lúc mười mấy tuổi bị bệnh nặng, mắt dần dần hỏng. Nhà gái cố hết sức giấu giếm sự thật con gái bị mù, tất nhiên là bên đuối lý. Kể ra con gái nhà họ cũng rất đáng thương, bạc mệnh, không gả được thì chỉ đành ế già chết rục trong nhà mình, bởi vậy họ cầu xin chỉ cần cậu ấm Mạnh đừng bỏ vợ là được, coi như thương xót, cho thêm một miệng ăn, sau này tùy cậu cưới thêm vợ bé.
Cậu ấm Mạnh không bỏ vợ, cũng kiên quyết không động phòng cùng cô dâu, có lẽ trong lòng cực kỳ căm giận chuyện cha mẹ sắp xếp vớ vẩn, sau hôn lễ lập tức bỏ nhà đi, một mình chạy đến Thanh Đảo.
Khi ấy, Thanh Đảo là thành phố lớn nhất ở Sơn Đông, mậu dịch thương mại ở ven biển cực kỳ phát triển, lại là khu đất thực dân chiếm cứ, là thành phố kiểu mới tân thời. Cậu ấm Mạnh có học thức, bởi vậy đi làm cho một công ty dệt vải tư của Đức, vào thời dân quốc là một viên chức tri thức, có một căn nhà trong khu nhà lầu Tiểu Dương do công ty phân cho, tiền lương khá cao. Mỗi ngày cậu mặc tây trang đeo giày da ra ngoài, xách cặp da đi làm, đi trên sườn núi nhấp nhô cao thấp trong nội thành Thanh Đảo. Mấy năm sau, qua sự giới thiệu mai mối mà làm quen với một cô gái trẻ từ nông thôn vào thành phố làm thủ công dệt vải ở công ty dệt – chính là bà nội của Mạnh Tiểu Bắc bây giờ.
Lúc còn trẻ, bà nội Mạnh có khuôn mặt trái xoan cân đối, mắt hạnh (189), là mỹ nữ Sơn Đông duyên dáng xinh đẹp.
Sau này Mạnh Tiểu Bắc nhìn thấy tấm ảnh cũ, năm ấy bà nội cậu hoàn toàn không thua Củng Lợi. (190)
189, 190. Mắt hạnh, Củng Lợi:
Hai người lấy nhau. Hôn lễ vào những năm 40, chú rể đội mũ phớt mặc áo đuôi tôm, nàng dâu mặc váy cưới trắng tinh kiểu Tây, trai tài gái sắc, nam thanh nữ tú. Bên cạnh còn có phù dâu phù rể, trong nhà hàng chụp ảnh, lưu lại bức ảnh đẹp đẽ hào nhoáng của đôi vợ chồng trẻ.
Một năm sau, thằng con lớn Mạnh Kiến Dân ra đời ở bệnh viện giáo hội lầu Tiểu Dương của khu Đức chiếm đóng, Thanh Đảo.
Sau giải phóng, vào những năm 50, thủ đô xây dựng xí nghiệp dệt vải quốc doanh quy mô lớn, cả nhà theo hàng trăm công chức của công ty vào Bắc Kinh, từ đó ở thủ đô sinh sống kiếm sống.
…
Mạnh Tiểu Bắc quả thật khó có thể tin nổi, bà nội ăn to nói lớn, hành động mạnh mẽ, sáng suốt oai phong vang danh khắp nơi, đàn bà mà chẳng hề thua kém đàn ông của cậu lại là “vợ sau” của ông nội chứ không phải “vợ đầu”!!!
“Chuyện quan trọng như vậy mà nội vẫn luôn giấu chẳng nói với cháu!!!” Cậu vội vàng truy hỏi: “Vậy ông nội thì sao ạ, sau này rốt cục có bỏ bà vợ kia không? Còn bà vợ mù thì sao ạ?”
Bà nội nói: “Nào có bỏ, cho tới giờ vẫn không bỏ. Chị cả cũng rất đáng thương, bỏ vợ là bất nhân, bất nghĩa, bất hiếu.”
Mạnh Tiểu Bắc: “Vậy giờ bà ấy ở đâu?”
Bà nội Mạnh: “Vẫn ở nhà ông nội ở quê đó.”
Mạnh Tiểu Bắc: “… À, vẫn ở đó ạ?!”
Mạnh Tiểu Bắc ở trong ổ chăn ôm gối cọ đầu loạn tùng bậy, thật sự không thể chấp nhận nổi: “Vậy vậy vậy chẳng phải ông nội phạm luật trùng hôn sao? Trên thực tế là ông cưới hai vợ?!”
Bà nội nhíu mày, phủ nhận nói: “Gì mà trùng hôn, kết hôn trước giải phóng thì không có vấn đề trùng hôn đó.”
Mạnh Tiểu Bắc rất hào hứng hỏi: “Nội nội, vậy nội là vợ hai của ông… Đù mẹ, cháu vẫn còn một ‘bà nội cả’ nữa sao!”
Bà nội Mạnh bỗng nổi cơn tam bành: “Nói năng vớ vẩn gì đó! Ông nội chỉ có một vợ, chính là bà đây! Mi chỉ có một mình bà nội là bà thôi!”
Mạnh Tiểu Bắc kêu lên: “Sao cháu lại tự dưng có cảm giác như là vốn dĩ mình là Giả Bảo Ngọc đột nhiên trong một đêm thì tự dưng biến thành Giả Hoàn vậy trời!!!”
191. Giả Bảo Ngọc là nhân vật chính trong Hồng Lâu Mộng.
Giả Hoàn là con trai Giả Chính và Triệu Di nương, là em khác mẹ của Giả Bảo Ngọc, Giả Nguyên Xuân, Giả Châu; em cùng mẹ với Giả Thám Xuân. Anh ta được miêu tả từ dung mạo dáng vóc đến tính cách đều rất ti tiện hèn hạ nên bị cả phủ khinh rẻ, coi thường. Giả Hoàn thường cùng mẹ tìm cách ám hại Bảo Ngọc. (Theo Wiki)
Bà nội Mạnh đập lên cái miệng thối của thằng cháu rượu nhà mình: “Nói bậy, đánh cái miệng mi! Mi chính là Bảo Ngọc của bà!!!”
Mạnh Tiểu Bắc trùm chăn lên mặt, chuyện này thật sự vượt ngoài sự tưởng tượng của cậu, có sáng tác tiểu thuyết cậu cũng không nghĩ ra nổi tình tiết này, quả thật cần thời gian để “tiêu hóa”.
Bà nội Mạnh vẫn luôn gọi vợ đầu của ông nội Mạnh là “chị cả”, đôi bên hay gọi điện thoại cho nhau “thăm hỏi”. Từ ngày lấy nhau năm ấy, ông nội chưa bao giờ cùng “vợ đầu” sống chung, cho tới giờ bấm tay tính cũng đã năm mươi năm rồi. Có lẽ ông nội cảm thấy nợ đối phương, mỗi năm đều gửi tiền về quê cho cha mẹ vợ. Năm nào bà nội Mạnh cũng gói ghém ít quần áo đồ dùng, gửi về vùng quê, coi như là hiếu kính “chị cả”.
Sau giải phóng, người “vợ mù” vẫn sống cùng cha mẹ chồng, mọi người nương tựa vào nhau sống, cả đời phòng không gối chiếc, song cũng chẳng phải lo cái ăn cái mặc, ở nhà họ Mạnh dưỡng lão. Sau khi ông bà chú bác lần lượt qua đời, người vợ mù ấy đã thừa kế hết tất cả đất đai gia sản của nhà họ Mạnh ở quê.
Mạnh Tiểu Bắc hỏi: “Nội, nội lấy ông nội được nhiêu năm rồi ạ?”
Bà nội đáp: “Cũng phải bốn mươi năm rồi. Lúc bà gả cho ông nội, bà mới mười tám tuổi, ông ba mươi tuổi.”
Mạnh Tiểu Bắc nói: “Ấy là đám cưới hồng ngọc đó, cực khó mới có đó ạ, hai ông bà có thể đến đám cưới vàng không?” (192)
192. Theo quan niệm ở phương Tây, cưới nhau 40 năm là đám cưới hồng ngọc, cưới nhau 50 năm là đám cưới vàng, 60 năm là kim cương.
Bà nội lầm bầm nói: “Chuyện đó thì còn phải coi ông nội mi có thể sống đến bao nhiêu tuổi… Ông nội mà sống đến 80 tuổi, thì chính là đám cưới vàng, ấy mà sống đến 90 tuổi, thì đám cưới của ông bà chính là kim cương đó!”
Bà nội nói, bản thân cũng tự cảm thấy vui vẻ.
Mạnh Tiểu Bắc nói: “Nội, nội thấy đó, may mà ngay từ đầu ông nội bỏ nhà chạy, không cam phận nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ, nếu không làm sao gặp được nội.”
“Nếu hai người không lấy nhau thì cũng làm sao có cha cháu, cũng chẳng có cháu hôm nay luôn, cả nhà chúng ta đều không có luôn.”
“Cho nên cũng may hồi đó ông nội không chịu cưới bỏ trốn, quả là quá thông minh, cơ trí, dũng cảm, có khí khái anh hùng!… Quả đúng là ông nội của cháu mà!”
Bà nội Mạnh được thằng cháu vỗ mông ngựa, cười tủm tỉm, khóe mắt vẽ nên nếp nhăn, bốn mươi năm cuộc đời bão táp mưa sa, duy trì một mái nhà khó khăn chừng nào cơ chứ.
Mạnh Tiểu Bắc nói: “Nội, nội cũng đừng áy náy, không có gì à.”
Bà nội nói: “Chị cả ở nông thôn vẫn sống một mình bao năm, cũng chẳng đi bước nữa, không có đàn ông rất vất vả.”
Mạnh Tiểu Bắc nói: “Hôn nhân mà không có trụ cột tình cảm thì chính là sự kết hợp sai lầm, chính là do quan niệm cổ hủ thối nát khiến cho bà ấy phải tuân thủ sống góa bụa cả đời, mà cũng không thể trách hai người!”
“Nội, nội cùng ông nội sinh được những năm đứa con trong mười năm.”
Bà nội Mạnh nói lấy lệ: “Thì hồi đó làm gì biết tránh thai là gì đâu, nhà nào chẳng sinh như vậy.”
Mạnh Tiểu Bắc phản bác: “Không phải! Nội nhất định vô cùng yêu ông nội, hai người chắc chắn cực kỳ cực kỳ yêu nhau, nên mới không ngừng làm chuyện đó đó, thế nên mới sinh ra một đống con!”
Câu nói này làm bà nội tức khắc ngại ngùng, đỏ bừng cả mặt, trừng mắt: “Hồi đó thì biết gì là yêu với không yêu… Cái thằng mất nết này!”
Mạnh Tiểu Bắc cong cong mắt, mấp máy môi: “Nội, cháu cũng rất yêu rất yêu người ấy.”
Bà nội Mạnh trầm mặc, không trả lời.
Tuy bà nội Mạnh vẫn đanh mặt nhưng thực ra lòng đã mềm nhũn. Dù vậy thì bà cũng không thể mở lời đảm nhiệm chuyện này. Bà không phải cha mẹ ruột Tiểu Bắc, không chịu trách nhiệm nổi với chuyện lớn như vậy. Đây là chuyện liên quan tới hạnh phúc của cả đời thằng lớn. Sau này Tiểu Bắc nhiều tuổi hơn rồi thì biết phải làm sao đây?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook