Mỗi Đêm Một Câu Chuyện Kinh Dị
-
Chương 66: Hí hồn
Thời gian trước, hoặc bây giờ ở những thôn trang tràn đầy mùi vị thôn thổ hơi cách xa chốn thị thành ầm ĩ tiếng ồn, mọi người vẫn xem hí kịch là một hoạt động mang tính lễ hội chúc mừng toàn dân, không có chuyện đặc biệt quan trọng tuyệt đối không sẽ không mời gánh hát về, nếu không phải là hội làng mỗi năm một lần, hoặc chuyện ma chay cưới hỏi của gia đình nào đó khá giàu có hoặc vị trí cao quý trong thôn .
Phần lớn gánh hát đều là lưu động, họ màn trời chiếu đất, thời điểm buôn bán thì ra sức diễn xuất, không có việc gì thì vội vã lên đường, bắt chước một câu nói trước đây, không ở trên sân khấu nữa, thì cũng đang sắp sửa đi trên con đường đến sân khấu.
Kỳ thực nghiệp hí kịch, bao gồm tất cả nghệ thuật nói hát, cũng không phải dựa theo phân chia cặn kẽ như hiện giờ, mà nguồn gốc lại đến từ những pháp sư thời thượng cổ cầu khẩn trời cao mà nhảy một loại vũ đạo, đem thần trong thần thoại dần dần nhân cách hóa, lịch sử hóa, hí kịch ban đầu chỉ có thể xuất hiện trong hoạt động cầu thần trang nghiêm cao nhã cũng dần dần thâm nhập vào bách tính bình thường, trở thành một loại hình giải trí chủ yếu xuất hiện trên điện ảnh truyền hình của mọi người lúc rảnh rỗi ngày trước.
Song thật chẳng may, diễn viên xướng hí tục xưng đào kép, địa vị của họ lại ở bên dưới, chỉ e hiện tại những ngôi sao được người tôn kính, được hàng vạn hàng ngàn thiếu nam thiếu nữ yêu quý vang dội lại không biết tới được. Trước đây hí nghiệp được gọi là tiện nghiệp, là "trò vui" đặc biệt để hầu hạ người khác, cái gọi là tiện nghiệp, tựa như nô lệ, kỹ nữ, thợ hớt tóc đều bị quy về một loại. 《Nguyên Sử - Tuyển Cử Chí 》viết: "Nhà có đào hát xướng sẽ mắc phế tật, như người phạm thập ác gian đạo, không được ứng thí." Bởi vậy có thể thấy, diễn viên hí kịch chịu kỳ thị.
Dân gian càng như vậy, xem người theo hí nghiệp là "Hạ Cửu Lưu", cho rằng một người theo hí, cả tộc đều mang nhục, nghệ sĩ sau khi chết không được phép chôn ở phần mộ tổ tiên, tục ngữ có câu "Vương bát con hát thổi kèn đánh trống, hảo hán không bước chân lên đài." Thế nhưng trái lại, dân chúng đối với nghệ thuật hí kịch lại vô cùng yêu thích, việc này tạo thành một loại hiện tượng nhìn như cực kỳ buồn cười mà mâu thuẫn —— "Trên đài người người yêu, xuống đài bị người ghét."
[Tam giáo Cửu lưu (Tam giáo là ba đạo Nho, Thích (Phật), Đạo (Lão); còn Cửu lưu chỉ các dòng Nho gia, đạo gia (đạo sĩ), âm dương gia, pháp gia, danh gia, mặc gia, tung hoành gia, tạp gia và nông gia- chỉ chung các tôn giáo và các nghề trong xã hội xưa) tập hợp và hình thành nên giang hồ bí hiểm và phức tạp.
Trừ Tam giáo ra, Cửu lưu lại chia làm 3 cấp Thượng, Trung, Hạ. Thượng Cửu lưu gồm: 1. Tể tướng, 2. Thượng thư, 3. Đô đốc, 4. Phiên niết (phán quan), 5. Đề đài (trông coi đài ở triều đình như Ngự sử đài), 6. Trấn đài, 7. Đạo (đạo doãn, phủ doãn), 8. Phủ (tri phủ), 9. Tri châu.
Trung Cửu lưu gồm: 1. Thầy thuốc, 2. Bát tự (người xem tướng số theo Tử vi), 3. Phiêu hàng (người viết thuê), 4. Suy (người đoán chữ), 5. Cầm kỳ (người cầm cờ, chơi đàn), 6. Thư hoạ (Viết vẽ), 7. Tăng (sư), 8. Đạo (đạo sĩ), 9. Ma Y (người xem, đoán tướng).
Hạ Cửu lưu gồm: 1, Vương bát (người làm nghề lầu xanh), 2, Quy (người môi giới, mai mối), 3. Kịch tử (con hát), 4. Suy (thổi kèn, đánh trống), 5. Đại tài (người làm trò, làm xiếc, ảo thuật), 6. Tiểu tài (làm hề), 7. Sinh (thợ cắt tóc), 8. Kẻ cướp, 9. Người đốt lò (“ổi yên giả”-người thổi khói).
Xã hội phong kiến Trung Hoa phân biệt rõ ràng giai tầng với Thượng, Trung, Hạ Cửu lưu, tức là chín lần ba hai mươi bảy hạng người.]
Nói nhiều như vậy, chẳng qua là muốn dẫn dắt cho câu chuyện liên quan tới ca diễn bên dưới đây mà thôi.
Trước đó từng kể, quê hương của Kỷ Nhan là một thôn làng quy mô khá lớn, tuy rằng Kỷ gia có địa vị nhất trong đó, song thôn trang này không hề gọi là Kỷ gia trang, tôi cũng không nhớ được, tạm gọi là Châu Trang đi.
Dân chúng ở Châu Trang phần lớn bận bịu việc đồng áng, nghe đâu chuyện này xảy ra vào thời cha Kỷ Nhan còn là thiếu niên, đồng thời ghi lại nó một cách cặn kẽ.
"Đoạn thời gian đó chính là sau thời điểm trồng vội gặt vội mùa hè, bởi vì mùa màng trong thôn không tồi, hơn nữa sinh nhật lão thái gia nhà chúng tôi —— Ông nội. Người trong thôn quyết định mời một gánh hát đến diễn một vở kịch Hà Nam, người lớn tuổi đều thích nghe Mộc Quế Anh nắm giữ ấn soái, giọng hát rối bời mà hùng hồn, nghe rất thích thú.
Nhưng đi đâu mời đây, nhiệm vụ này giao cho người đi đứng lanh lẹ cùng miệng lưỡi linh hoạt nhất thôn là Châu Lục đi làm, người này xấu xí, xương gò má cao ngất, tóc thưa thớt, vóc người thấp bé, lúc nào cũng khom lưng, nắm hai tay để trước ngực —— Chớ nên hiểu lầm, gã không phải tín đồ Cơ Đốc giáo ngoan đạo, chẳng qua từ trước đến giờ ở trong thôn thích trộm vặt, lúc nào cũng bị người ta khinh thường, song gã cũng có ưu điểm của gã, bất kể người tam giáo cửu lưu gì, gã luôn có có thể cùng người ta đối đáp, hơn nữa cò kè mặc cả thật là bản lĩnh, loại việc này, đương nhiên giao cho gã làm thì tốt hơn, chẳng phải có một câu thế này sao, cho dù là giấy vệ sinh đã dùng, một ngày nào đó nó cũng sẽ phát huy tác dụng của mình, huống chi là một người sống.
Nghe đâu thời điểm Châu Lục vác một túi vải bố màu than chì, mang theo tiền cọc ứng trước bước ra khỏi thôn, sắc trời đã ảm đạm.
"Chờ tin tốt của tôi nhé, gánh hát nhất định sẽ tới đúng hạn." Châu Lục vẫy tay với mọi người.
Một buổi tối mấy ngày sau, mưa giông vừa dứt, bầu không khí tràn ngập mùi đất nồng nặc rõ rệt, đầu thôn có mấy gốc gây lớn bị sét bổ đôi, cho nên cẩn thận hít hít mũi, còn có thể ngửi được chút mùi gỗ cháy xém. Mà người đầu tiên nhìn thấy gánh hát tiến vào là tôi.
Đoàn người xếp thành hàng đơn, thật chỉnh tề, như cây đũa trúc thẳng tắp từ cửa thôn cắm vào.
Đại khái hơn mười người trái phải, người ngay chính diện đầu chải ngược, da trắng nõn, một tay cong lại để trước ngực, tay khác để phía sau, mặc áo khoác dài màu xanh, chân mang một đôi giày thêu vải đen đế nhiều tầng, bước đi đặc biệt sang trọng, khỏang chừng hơn bốn mươi tuổi, song mặt trắng môi đỏ, đôi mắt nhìn như sao băng. Thấy người liền bẻ cổ tay áo xuống, chắp tay thi lễ. Xem ra ông ta chính là chủ gánh hát rồi.
"Hôm nay mang theo gánh hát nhận lời mời tới quý bảo địa, nếu lễ nghi không phải, mong các vị hương thân phụ lão tha lỗi cho." Nói rồi, lạy sâu một cái, tiếp theo phất tay, một thiếu niên nhanh nhẹn chạy ra, mặc áo khoác trắng không tay thân dưới mặc quần xanh rộng thùng thình đến mắt cá chân, mang theo một hộp gì đó đi tới.
Ở đây phải nói rõ chút, gánh hát chú trọng ngoại trừ khách giang hồ, người ca diễn thường sống phân biệt rõ giữa hư huyễn và hiện thực của trên vũ đài, nhiều ít có chút khúc mắc, hơn nữa môn nghệ thuật hí kịch này vốn có xuất xứ từ điệu múa vu thuật cầu khấn thần linh cổ đại, cho nên họ đặc biệt chú trọng quy tắc.
Nếu nói quy tắc, đương nhiên ở chỗ họ cho rằng có thể bảo vệ họ thuận lợi trôi chảy. Bản thân họ là đoàn thể yếu thế ở tầng lớp thấp nhất trong xã hội khi ấy, buộc lòng phải gửi gắm nguyện vọng cùng sự ban phúc của quỷ thần. Thiếu niên kia mang lên chính là "Ngũ Tiên Gia" mà gánh hát thờ cúng. Bởi vì gánh hát coi trọng là cơ thể khỏe mạnh, giọng hát mượt mà trong sáng, cổ họng là cần câu cơm họ dựa vào để kiếm sống, cho nên đối với thức ăn đặc biệt cẩn thận, người ca diễn có tập tục không hề ăn bò, ngựa, chó, lừa, nhạn, bồ câu, chim gáy. Nghe đâu như vậy mới không mọc ghẻ chóc ác tính, mà cái gọi là Ngũ Tiên Gia, tức con nhím, hồ ly, rắn, chồn hoang, chuột năm loại động vật. Ngày thường cấm kỵ gọi thẳng tên của năm loại động vật này, cũng như không dám nhìn thẳng vào mắt, có thể thấy sự kính nể của những người theo hí nghiệp đối với mấy thứ này.
"Xin mời Bạch Nhị Gia nhập đường! Bảo vệ chúng tôi phòng ngoài nhập thất, mọi sự đều thuận lợi." Người đàn ông dẫn đầu kia cao giọng gọi, thanh âm cực kỳ thanh thúy êm tai, xem ra cũng là một người cùng nghề. Ở đây nói Bạch Nhị Gia nhất định là chỉ con nhím.
Quả nhiên, thiếu niên mở rương ra, bên trong có con nhím trong lồng sắt, mọi người trong gánh hát dưới sự hướng dẫn của chủ gánh hát, đồng loạt quỳ rạp xuống trước mặt nó, dâng nhang xong, trong miệng niệm vài từ. Lễ xong, lúc này mới coi như kết thúc.
Trưởng thôn đi tới cùng trò chuyện với chủ gánh hát, thế nhưng trong tất cả mọi người duy chỉ có Châu Lục trước đó đi tìm họ lại không thấy đâu. Có thể thằng nhóc này tham tiền dư, lại đến khu phố sầm uất nào đó ăn chơi rồi, mọi người không rỗi quan tâm đến gã, chỉ nói nếu gánh hát đã tới, nhiệm vụ của gã coi như hoàn thành.
"Ngày mai sẽ là sinh nhật của cụ Kỷ, nhân lúc trời tối nên dựng đài thôi." Trưởng thôn thúc giục mọi người.
"Không vội không vội." Chủ gánh hát mỉm cười khoát tay, "Chúng tôi còn phải chuẩn bị 'Phá đài'."
Cái gọi là "Phá đài" là chỉ sân khấu biểu diễn hí kịch ở quán hí, rạp hát, hội quán, đền miếu mới xây, gánh hát diễn xuất ở những chỗ này cử hành nghi thức tế lễ. Gánh hát này quy mô không nhỏ, Chu Trang ở vùng lân cận cũng coi như là một trang lớn, như vậy làm một nghi lễ cát lợi cũng không thể thiếu.
Sân khấu trong hí nghiệp người đời gọi cửa đài hướng nam, hướng đông là "Dương đài", hướng bắc là "Âm đài", hướng tây là "Bạch Hổ đài", tục nói, "Nếu muốn phát đại tài, tối kỵ Bạch Hổ đài.", cho nên, phàm là "Bạch Hổ đài" cửa đài hướng tây đều phải "Phá đài", sau đó mới có thể diễn xuất, nếu không sẽ vô cớ rước họa mồm miệng tranh chấp.
Các loại hình thức Phá Đài đều không giống nhau, có loại khá đơn giản hậu đài chỉ cần treo lên vách một chòm râu đỏ, ý đại biểu cho phán quan, dùng để trừ tà đuổi tai. Phức tạp chút, phải do một danh đào sắm vai "nữ quỷ", đuổi "nữ quỷ" đi, giết một con gà trống, vẫy máu gà bốn phía sân khấu, sau đó đốt pháo lên, thì xem như đã Phá Đài rồi. Khi Phá Đài diễn viên không được nói chuyện, trong miệng ngậm một túi chu sa, nghe đâu có thể tránh cho quỷ nhập vào người.
Song phương thức Phá Đài của gánh hát này có chút khác biệt.
Ngoại trừ chủ gánh hát và người thiếu niên kia ra, dường như tất cả mọi người đều im lìm, vô luận võ sinh cơ thể to lớn, hay hoa đán diện mạo xinh đẹp, họ đều rất ngoan ngoãn đứng phía sau chủ gánh hát. Chủ gánh hát kêu đến một thiếu nữ mười bảy mười tám tuổi, vóc dáng thon dài, nhưng khuôn mặt trắng bệch, ánh mắt ảm đạm, trên ngón tay có vết ban đỏ —— Có thể do mắc chút bệnh ngoài da, thời gian dài tiếp xúc với thuốc màu, nhiều ít cũng sẽ bị dị ứng.
"Ngọc, con và Quốc Dân đi chuẩn bị Phá Đài." Chủ gánh hát mặc dù lời nói nhẹ nhàng nhưng tràn đầy cảm giác mệnh lệnh và uy phong, cô gái này gật đầu một cách máy móc, sau đó kéo tay một chàng trai thân hình cao lớn khác, hai người đi theo trưởng thôn chuẩn bị chỗ dựng sân khấu. Những người khác thì theo chủ gánh hát đến chỗ nghỉ đã sớm chuẩn bị cho họ.
Còn tôi thì tò mò đi theo hai người chuẩn bị Phá Đài kia, tôi phát hiện ánh mắt của ông nội có chút kỳ lạ, một mực nhìn chằm chằm chủ gánh hát, chủ gánh hát dường như cũng đã phát hiện ra, luôn cúi đầu giả vờ không thấy, thực sự né tránh không được nữa, thì miễn cưỡng cười lại một tiếng, sau đó lập tức quay đầu trò chuyện với người khác.
Sân khấu được dựng lên rất nhanh, trai tráng trong thôn rất nhiều, chưa đến hai canh giờ, đài đã nhìn thấy quy mô —— Kiểu cách sân khấu biểu diễn khác nhau cũng có yêu cầu của nó. Chúng tôi ở đây đương nhiên thua kém sân khấu lớn chính quy của Lê Viên (nơi Đường Huyền Tông từng dạy nhạc công, cung nữ âm nhạc, vũ đạo), nhưng cũng không để cho người ngoài coi thường mọi người. Cho nên sân khấu hơi lớn hơn so với ngày thường.
Dài hơn năm trượng, rộng bốn trượng, cao ba trượng, hậu đài có vải bạt che phủ, diễn viên thay trang phục sẽ không bị nhìn thấy, đài được dựng lên bằng cây trúc, rừng trúc phía sau núi có rất nhiều cây, mọi người mấy ngày trước đã chặt một ít mang về.
Tôi theo sát phía sau hai người kia, họ nói với thôn dân đang dựng đài rằng phải chuẩn bị "Phá Đài", quá trình này người ngoài phải tránh đi, bằng không nhẹ thì chọc giận quỷ thần, nặng thì dễ gọi quỷ tới. Bởi vì hí kịch đa số có phần hí liên quan tới sinh tử quỷ thần, thời điểm đó người mê tín diễn hí kịch quá nhiều như vậy sẽ chọc chúng nhập vào người, cho nên trước khi hóa trang quỷ thần đều phải dâng hương khấu đầu, nhiều người rối ren không được có mặt. Mọi người biết quy củ, liền giải tán ngay. Tôi trốn trong tấm màn phía sau đài, bởi vì vải màu khá đậm, tôi lại mặc áo gấm màu đen, sắc trời đã tối, cho nên xem ra không bị phát hiện.
Họ hỏi xin thôn dân một con gà trống, nói là dùng trừ tà.
Thế nhưng chờ mọi người tản đi, tôi lại thấy họ giết con gà trống xong lại không vẩy máu ở phía sau đài hoặc trên mặt đất, mà nhấc nó lên, không ngờ lại kề cổ con gà vào miệng, ngụm lớn uống máu gà.
Tôi chưa từng thấy ai uống máu gà sống. Sau khi uống xong, hai người lại vén tay áo lên, cắt cổ tay mình, đem chính máu của họ vẩy trên mặt đất, máu của hai người rất đặc, tựa như là thịt vụn điều chế vậy. Làm xong những việc này, họ thu dọn xong xuôi, quay trở về gánh hát.
Tôi đứng phía sau đài đã lâu, chờ họ đi xa rồi mãi mới dám chạy ra, tiếp theo một mạch chạy về nhà, bởi vì tôi nghĩ nên kể chuyện này cho ông nội thì tốt hơn.
Thế nhưng về đến nhà, lại phát hiện ông đã không ở nhà nữa, nói là tất cả mọi người đã theo đến sân khấu chuẩn bị, tôi cũng bị em họ kéo qua đó.
Màn đêm nhanh chóng phủ xuống, gánh hát cũng bắt đầu hóa trang, những thứ như chiêng trống các loại đã lấy ra, chẳng qua mấy người kia sắc mặt đen thui thủi, mặt không chút biểu cảm.
Phía dưới đã tụ tập rất nhiều người, già trẻ lớn bé, giống như ăn tết vậy, cũng được cái ở đây quanh năm suốt tháng không hề có tiết mục giải trí nào, phụ nữ trẻ em quanh năm bên bếp núc, có thể nghe chút hí kịch coi như là hưởng thụ món ăn tinh thần cực kỳ xa xỉ rồi.
Vở diễn đầu tiên chính là quãng nổi tiếng của Thường Hương Ngọc thời đó —— Tuyển Hồng, tôi không nghiên cứu dự kịch (ca kịch địa phương, ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) nhiều, bây giờ cũng chỉ biết chút ít, huống hồ khi đó, song âm thanh nghe bùi tai, trong trẻo êm ái, người ca diễn tựa hồ khá cuốn hút, phía dưới vô luận nghe hiểu hay không cũng đều khen hay, nghe hí kịch ấy à, chẳng phải mưu cầu chút náo nhiệt sao. Những đứa trẻ hơi lớn hơn chút như tôi thì ngồi xổm trên bức tường đất bỏ hoang cách sân khấu kịch không xa, bọn nhỏ không thể làm gì khác hơn là cưỡi trên cổ gánh đàn ông, tất cả mọi người tập trung nghe vở kịch, còn tôi lại không có lòng dạ nào.
Tôi nhiều lần kể cho ông nội đang ngồi bên cạnh bàn bát tiên ở trung tâm mỉm cười nghe hí về việc lạ nọ, thế nhưng ông nội dường như không có hứng thú lắm, luôn dùng lời nói cắt ngang. Tôi đành phải một mình chuồn khỏi đám người, đi đến phía sau sân khấu.
Mặt sau thật là náo nhiệt, dường như vở hí ban nãy đã gần đến đoạn cuối, chủ gánh hát và người thiếu niên kia đang lớn tiếng thét bảo những diễn viên kia nắm chắc thời gian đổi trang phục, các diễn viên đều tiến ra phía sau màn sân khấu thay đổi quần áo đâu ra đấy, chẳng qua động tác bước đi có chút kỳ quái, tựa như hai chân đổ chì vậy, kỳ quái là khi họ ở trên đài lại đi đứng linh hoạt động tác nhanh nhẹn.
Thiếu niên kia tựa hồ có chút mệt mỏi, lấy tay che miệng, ngoảnh đầu nói một câu với chủ gánh hát.
"Cha, con đau răng." Lời còn chưa dứt, trên miệng đã trúng một cái tát.
"Tao dạy mày bao nhiêu lần rồi, không được nói chữ kia, phải gọi là củi!" Chủ gánh hát cùng dáng vẻ ban sáng tưởng như hai người, cực kỳ luống cuống, dưới ánh đèn ảm đạm bên cạnh chiếu xạ lên khuôn mặt vốn trắng nõn của ông ta, giờ lại vàng như nến, hơn nữa khuôn mặt gầy gò, phảng phất như của người bệnh viêm gan vậy. Thiếu niên bị trúng một cái tát, không dám cãi lại, chỉ che mặt, cúi đầu đi vào lều vải, chủ gánh hát nhìn cậu ta một chút, thở dài.
(Về sau tôi mới biết, trong gánh hát không cho phép nói chữ đồng âm điếc, câm, thường phải dùng từ ngữ khác thay thế, như rồng gọi là hải, răng gọi là củi, hơn nữa sách bậy cũng không được đọc, cho rằng không thể giao thiệp với "Người câm" trong những bức vẽ kia).
[Tiêu: điếc đọc là "lóng", câm là "Yǎ", rồng cũng đọc là "lóng", răng đọc là "Yá"]
Tôi thấy chủ gánh hát luôn đứng ở cửa, nên không có cơ hội vào trong nhìn chút, đành phải trở lại trước đài, bây giờ đang diễn Mộc Quế Anh Giữ Ấn Soái.
Người dưới đài đã có chút kích động, có mấy người bắt đầu hát theo làn điệu của người trên đài, ban đầu chỉ là tự mình lẩm bẩm nho nhỏ, về sau thanh âm lại càng lúc càng lớn, có người còn kèm cả động tác, cảnh tượng bắt đầu hỗn loạn. Vài người đã bắt chước hành động giọng hát của vai tuồng trên đài, hơn nữa còn rất đều đặn, nam mô phỏng nam, nữ mô phỏng nữ, còn có người bắt chước cả người kéo đàn nhị đánh trống trên đài, động tác giống như đúc, phảng phất như trên đài diễn hí, dưới đài cũng diễn hí vậy, ông nội cau mày, ngẩng đầu nhìn sắc trời.
Phía trên mặt trăng rất tròn. Hôm nay là mười lăm, bởi vì tôi nhớ mang máng sinh nhật ông nội là mùng một.
Dáng vẻ những người xung quanh dường như bắt đầu có chút dị thường, mỗi người họ mở to đôi mắt trợn trừng, miệng há hốc chảy nước dãi, hai tay quơ quào giữa không trung, tựa trúng tà hay chứng tâm thần vậy. Ông nội đập bàn một cái, hô câu không tốt, sau đó cất bước chạy tới sau đài. Tôi và cha cùng các chú cũng vội vàng đi theo.
Trên đài vở hí vẫn tiếp diễn, họ phảng phất như căn bản không chịu ảnh hưởng của khán giả dưới đài, nhưng thanh âm ca diễn của họ càng ngày càng kỳ ảo, càng ngày càng như có như không.
Ở hậu trường chủ gánh hát còn chưa biết xảy ra chuyện gì, trông thấy ông nội chạy tới, còn đang khó hiểu.
"Rốt cuộc là xảy ra chuyện gì, những người đó có vấn đề, rõ ràng là đang tìm thế thân mà!" Ông nội thoáng cái xông tới, túm cổ áo chủ gánh hát lên.
"Tôi không biết, tôi chỉ là chủ gánh hát, chỉ hi vọng mỗi lần diễn hí đều hát tốt mà thôi." Chủ gánh hát sắc mặt lạnh lùng khiến người ta phát run.
Ông nội chưa bao giờ tức giận đến vậy.
"Sinh nhật Kỷ mỗ ta đụng phải xui xẻo không sao, cũng đã gần bước vào quan tài rồi, còn sợ những thứ này làm gì, nhưng ngươi không được cuốn bà con vô tội vào, ta và ngươi cũng không quen biết, nếu ngươi sớm có thù cũ với ta, đấu với một mình ta, một mình nhà họ Kỷ ta là được, hà tất liên lụy người vô tội!" Ông nội buông hắn ra, kiềm chế tâm tình kích động quát, các chú và cha nghe thế cũng tiến về phía chủ gánh hát một bước, che chở cho ông nội.
"Tôi căn bản không biết ngài, tôi nói rồi, là một thằng nhóc mời chúng tôi tới, gánh hát đến đây để diễn hí, huống hồ chúng tôi hát cũng không tệ, thì đã sai chỗ nào." Chủ gánh hát vẫn giọng điệu kia, nghe vào rất dễ chọc giận người khác.
"Châu Lục kia đâu? Các người đã tới một ngày, nó đâu rồi?" Cha tôi hỏi. Lời còn chưa dứt, chủ gánh hát đã cười lạnh.
"Một chữ tham mà thôi, gã cầm tiền cọc đi bài bạc, kết quả thua hơn nửa, trở về sợ các người quở trách, vì vậy trả giá thấp mời chúng tôi tới đây, tiền nhiều có kiểu hát của tiền nhiều, tiền ít ấy à, đương nhiên có kiểu hát của tiền ít." Chủ gánh hát lại nói tiếp.
"Những người trong gánh hát của ngươi căn bản không phải người sống!" Ông nội đột nhiên nói một câu, các chú và cha tôi đều kinh ngạc quay đầu lại nhìn ông nội.
"Có đúng vậy hay không cũng không quan trọng, chúng tôi hát hí khúc chẳng phải rất tốt sao, họ khi còn sống cũng thích hát hí khúc, sau khi chết tôi có thể thỏa mãn tâm nguyện này của họ, thuận tiện kiếm chút đỉnh tiền mà thôi." Chủ gánh hát nói rất dễ dàng.
"Nói xằng! Ngươi tự mình ra trước sân khấu mà nhìn đi!" Ông nội kéo hắn qua đó. Chủ gánh hát đi tới trước sân khấu trông thấy loại cảnh tượng này cũng sợ hết hồn.
"Sao, sao có thể như vậy." Hắn lập tức đi tới dưới đài, cao giọng hô "Đều dừng lại, đừng hát nữa!" Thế nhưng người trên đài dường như hoàn toàn không để hắn vào mắt, như trước tiếp tục hát cứ hát, đánh trống cứ đánh, hơn nữa tiết tấu càng lúc càng nhanh, người dưới đài cũng càng lúc càng điên cuồng.
"Vở diễn kết thúc, họ cũng sẽ tìm được kẻ thế thân." Ông nội thở dài nói.
Tôi khi đó cũng từ phía sau đi tới, chỉ vào chủ gánh hát nói: "Ông nội con nhìn thấy hắn bảo hai người kia đi Phá Đài, nhưng lại uống máu gà trống, còn máu mình thì vẩy trên mặt đất."
"Tôi cũng không còn cách nào, máu của họ sớm đã cạn khô, uống xong máu gà trống có thể thúc giục huyết mạch lưu động, bằng không cơ thể cứng ngắc, không động đậy được, đem máu vẩy sau đài, là sợ họ sẽ không khống chế được." Chủ gánh hát bất đắc dĩ nói.
"Nhưng họ đã mất khống chế rồi, vở diễn này không thể dừng, một khi hát xong, những người này sẽ đều mất trí. Không có hồn phách, so với chết càng khó chịu hơn." Ông nội cực kỳ đau lòng nói.
Chủ gánh hát thì cúi đầu không nói.
"Tôi cũng không phải muốn hại người, thực sự có nỗi khổ không nói ra được." Hắn dường như rất phiền muộn, không ngờ lại ôm đầu ngồi dưới đất khóc to, thiếu niên kia thình lình đi ra, tới kéo ống tay áo hắn một cái, chủ gánh hát liền ôm lấy thiếu niên, cao giọng khóc rống.
"Bây giờ còn một biện pháp, chỉ cần vây lấy họ, còn có thể bảo vệ được mọi người." Thanh âm của ông nội kiên định rất nhiều, lập tức bắt đầu dặn dò mọi người.
Ông bảo các chú đến cửa thôn nhanh chóng tìm một số cây chưa bị mưa to dội ướt mà còn bị sét đánh, còn cha tôi thì được dặn dò ở lại bế tất cả trẻ con xung quanh đây đi.
"Trẻ con thọ chưa đến mười hai, dễ bị du hồn nhập thể." Đây là việc về sau cha tôi nói cho tôi biết, song khi ấy tôi đã quá mười hai tuổi rồi, cho nên được cha đuổi sang một bên.
Cũng không lâu sau, các chú ôm tới một bó gỗ lớn, đủ loại hình dáng đều có. Tôi tò mò hỏi ông nội những thứ này có ích lợi gì.
"Cái này gọi là Lôi Kích Mộc, sấm sét trên trời bổ ra, quỷ hồn rất sợ." Ông nội vừa thu gom gỗ, đem cả hậu đài làm thành một vòng, tổng cộng tám góc, dựa theo hình vẽ bát quái, xếp gỗ hoàn chỉnh.
Trên đài vở diễn đã tiến vào cao trào, thanh âm của diễn viên đóng vai Mộc Quế Anh cao vút, mắt thấy sắp phải kết thúc.
Ông nội gạt mọi người ra, xoay người đi tới dưới đài, hướng đám người diễn hí khúc trên đài rống một câu.
"Người cũng được, quỷ cũng không sao, không được làm hại người người vô tội thế gian, nghe lão khuyên một câu, tất cả giải tán đi." Song vở diễn phía trên vẫn hát, hơn nữa muốn nhanh chóng kết thúc. Ông nội chờ giây lát, vẫn không có bất kỳ phản ứng nào.
Ông thở dài một hơi, tiếp theo lại móc ra một con dao găm, cắt cổ tay trái mình một đường, máu tươi lập tức chảy ra, các chú và cha sau khi nhìn thấy thì kinh hãi, muốn đến ngăn cản, nhưng bị ông nội phất tay ngăn lại.
"Ta đã là người gần đất xa trời, song lời ta nói các con phải nghe." Nói xong đưa lưng về phía mọi người, bỏ dao găm xuống, từ phía sau đài đi lên phía trước, không ngờ lại đến đứng giữa đám người diễn hí.
Đám người kia vẫn không để ý tới, vẫn ở đó tự mình hát, ông nội soải bước đi lên phía trước, máu theo nhịp bước của ông nhỏ trên sân khấu. Ông bắt lấy tay của diễn viên đóng vai Mộc Quế Anh, hai người ấy vậy mà bắt đầu hát đối. Đáng tiếc tôi đối với hí kịch trời sinh không có hứng thú, cụ thể hát những gì, tôi không nghe rõ, chỉ biết càng về sau máu ông nội chảy càng nhiều, sắc mặt các chú và cha tôi cũng càng ngày càng khó coi, chẳng qua kỳ quái là vở hí vốn sắp kết thúc ấy vậy mà vẫn cứ mãi hát tiếp.
Cuối cùng ông nội xuống đài. Vô cùng suy yếu, sắc mặt trắng bệch, nhưng dưới đài mọi người nguyên bản đang cùng hát múa lại khôi phục yên tĩnh, chẳng qua đều đã hôn mê cả. Ông nội nói câu chăm sóc tốt cho họ, rồi cũng bất tỉnh nhân sự. Mọi người lập tức giúp ông nội cầm máu, sau đó ba chân bốn cẳng nâng về nhà.
Đêm đó đã xảy ra nhiều chuyện lắm, tôi chỉ nhớ rõ về sau sân khấu hí kịch kia vẫn hát suốt, diễn viên trên đài lộ vẻ cực kỳ hưng phấn, tựa như không biết mệt mỏi vậy, thanh âm của họ càng hát càng vang dậy, lời hát càng hát càng nhanh. Cuối cùng tôi không chịu nổi, mắt bắt đầu mệt rã rời, tất cả mọi người giải tán, trước khi đi, trông thấy chủ gánh hát lệ rơi đầy mặt, quỳ gôi trước đài khóc nức nở.
Tiếng họ hát hí khúc vang vọng rung trời, kéo dài mãi đến khi gà gáy lần thứ nhất của ngày thứ hai mới kết thúc.
Buổi sáng, chỉ còn lại sân khấu trống rỗng, họ đều đã biến mất, tựa như chưa từng tới vậy, các thôn dân cũng quên sạch chuyện rối tinh rối mù đêm đó.
Song có một người đã trở về, gã chính là Châu Lục.
Châu Lục khuôn mặt đầy vẻ sợ hãi, tựa như bị kích thích rất lớn vậy, lảo đảo nghiêng ngã chạy vào nhà tôi, trong miệng hô to: "Kỷ lão thái gia cứu con, Kỷ lão thái gia cứu con."
Khi ấy ông nội đã khỏe lên, nhưng vẫn như cũ chỉ có thể nằm trên giường, ăn chút nước đường đỏ trứng gà, các chú trông thấy Châu Lục tới, giận không chỗ phát tiết, nhao nhao đòi tiến lên đánh gã.
"Ngươi rốt cuộc mời cái thứ lung tung gì về?" Cha tôi túm lấy cổ áo gã, Châu Lục vẻ mặt cầu xin, vung mạnh tay liều mạng tự tát lên mặt mình, đến khi hai gò mát đỏ bừng sưng húp, tựa như mỗi bên dán miếng thịt mỡ heo, đo đỏ bán trong suốt.
Ông nội cuối cùng nói câu bỏ đi, gã mới dừng tay lại.
"Con thật không biết, ngày đó con cầm tiền đến chợ, phút chốc không quản được móng vuốt mình, ấy vậy mà đem tiền đặt cọc thua hơn phân nửa, lúc đang phiền não, vốn muốn trở về nhận lỗi, kết quả ở chỗ hoang vu cách cửa thôn mười mấy dặm gặp gánh hát kia.
Lúc đó con đã cảm thấy hết sức kỳ quái, bởi vì trời rất nóng, mà họ ngoại trừ chủ gánh hát và thiếu niên kia, toàn thân bao bọc thật chặt, trên đầu trên mặt đều mang nón và mạng đen, đặc biệt khi đi đường, chân nhón thẳng tắp, nặng như đeo chì vậy. Hơn nữa đi đứng cực kỳ đều đặn, theo sau chủ gánh hát.
Nhưng con nhìn thấy họ vác rương, còn có dụng cụ xướng hí, vì vậy tiến lên hỏi, không ngờ chủ gánh hát vừa nghe có thể hát hí khúc, lại còn nói không thu tiền, cũng xin cùng lên đường, để con dẫn họ quay về thôn.
Con vừa nghe có chuyện tốt bậc này, cũng không dùng cái óc chó của con suy nghĩ xem có gì không ổn, liền đáp ứng, đồng thời mang họ đi về hướng cửa thôn.
Đi tới khi mặt trời lặn, trời bỗng dưng bắt đầu đổ mưa to, sấm sét đan xen, chủ gánh hát kia dường như cực kỳ sợ hãi, liền vội vàng bảo tìm một chỗ trú mưa, đợi mưa tạnh rồi đi, vì thế con mang họ đến ngôi miếu đổ cách cửa thôn không xa.
Thời điểm vào ngôi miếu đổ mưa đã trút xuống, con theo vào sau cùng, vốn muốn đi vào, vừa vặn một tia chớp lóe qua, tiếp theo là một tiếng sấm to, chấn đến lỗ tai con cũng sắp điếc, thế nhưng chờ con ngoảnh đầu lại, một người trong đó thình lình kéo nón xuống, không ngờ lại hướng con bổ nhào tới.
Con nương theo ánh chớp bên ngoài, trông thấy mặt của người kia khô đét như rau ngâm, màu vàng đất, hơn nữa khuôn mặt dữ tợn, con mắt lồi thẳng ra ngoài. Vươn hai tay dài nhỏ hướng cổ con bóp tới, con sợ hãi, chạy thụt mạng, phía sau chủ gánh hát một mực gọi con: "Đừng chạy, không sao đâu, không sao đâu."
Tối đó con sợ họ đuổi theo con, một mực dọc theo đường núi chạy lung tung, mãi đến khi mưa tạnh mặt trời ló dạng, mới dám dừng lại, tiếp theo té xuống đất liền mệt mỏi ngủ thiếp đi, không ngờ con tỉnh lại trở về làng, gánh hát kia đã không còn ở đây nữa là có chuyện gì xảy ra chứ?" Châu Lục sợ hãi cẩn thận thăm dò, kết quả đương nhiên nhận được chửi rủa của mọi người.
"Chủ gánh hát kia không phải chủ gánh hát thường, trái lại là một cản thi nhân mà thôi, ta gần đây nghe nói có một gánh hát đang vội đi diễn cần qua sông, nhưng bởi vì bị mọi người khinh rẻ không mướn được thuyền lớn, những người đó, từ trước đến nay không ngồi cùng thuyền cùng xe với đào kép, cho rằng sẽ hao tổn đến thân phận mình, dơ bẩn danh tiết của thuyền khách. Cho nên chủ gánh hát đành phải đưa họ ngồi chiếc thuyền nhỏ cũ nát, mười mấy người chen chúc trên thuyền thật kinh khủng, quả nhiên đến giữa sông, gặp phải thời tiết xấu, lái thuyền lập tức vứt thuyền bỏ chạy, những người còn lại toàn bộ chết đuối dưới sông, chỉ có chú gánh hát kỹ năng bơi không tồi, nhưng liều mạng cũng chỉ cứu được con trai hắn.
(Tiêu: Cản thi nghĩa là điều khiển xác chết hoạt động theo ý mình. Vùng Tương Tây Trung Quốc cổ đại từng có truyền thuyết về một loại Cản Thi thuật, khiến cho những người chết tha hương đất khách tự đi lại, ngàn dặm xa xôi trở về cố hương tiến hành mai táng lần nữa.)
Nghe đâu về sau con sông kia mỗi tối đi qua đó có thể nghe thấy dưới sông nổi lên tiếng chiêng trống, tiếng hí vang dội, thế nên không ai dám qua sông nữa, chủ gánh hát mướn người, vớt tất cả thi thể và dụng cụ lên, bảo là muốn mang mọi người về quê hương chôn cất cho từng người." Ông nội nói đến đây, bắt đầu thở dốc, nghỉ ngơi chốc lát, nói tiếp "Ta cho rằng chủ gánh hát sợ mọi người hồn phách không tiêu tan, muốn hát xong vở hí cuối cùng mới bằng lòng buông xuôi, cho nên mới nghĩ ra hạ sách này thôi, về phần sự việc diễn biến đến mức ấy, hắn cũng không lường trước được, may mà sau cùng không có ai xảy ra chuyện, bằng không, sinh nhật ta đây coi như mang tội quá lớn.
Chuyện này cứ như vậy kết thúc, song bởi ông nội mất quá nhiều máu, vốn thân thể khỏe mạnh lại càng ngày càng xấu đi, không lâu sau thì qua đời, về phần chủ gánh hát kia cản thi như thế nào, ông nội một chữ không chưa từng đề cập qua.
Phần lớn gánh hát đều là lưu động, họ màn trời chiếu đất, thời điểm buôn bán thì ra sức diễn xuất, không có việc gì thì vội vã lên đường, bắt chước một câu nói trước đây, không ở trên sân khấu nữa, thì cũng đang sắp sửa đi trên con đường đến sân khấu.
Kỳ thực nghiệp hí kịch, bao gồm tất cả nghệ thuật nói hát, cũng không phải dựa theo phân chia cặn kẽ như hiện giờ, mà nguồn gốc lại đến từ những pháp sư thời thượng cổ cầu khẩn trời cao mà nhảy một loại vũ đạo, đem thần trong thần thoại dần dần nhân cách hóa, lịch sử hóa, hí kịch ban đầu chỉ có thể xuất hiện trong hoạt động cầu thần trang nghiêm cao nhã cũng dần dần thâm nhập vào bách tính bình thường, trở thành một loại hình giải trí chủ yếu xuất hiện trên điện ảnh truyền hình của mọi người lúc rảnh rỗi ngày trước.
Song thật chẳng may, diễn viên xướng hí tục xưng đào kép, địa vị của họ lại ở bên dưới, chỉ e hiện tại những ngôi sao được người tôn kính, được hàng vạn hàng ngàn thiếu nam thiếu nữ yêu quý vang dội lại không biết tới được. Trước đây hí nghiệp được gọi là tiện nghiệp, là "trò vui" đặc biệt để hầu hạ người khác, cái gọi là tiện nghiệp, tựa như nô lệ, kỹ nữ, thợ hớt tóc đều bị quy về một loại. 《Nguyên Sử - Tuyển Cử Chí 》viết: "Nhà có đào hát xướng sẽ mắc phế tật, như người phạm thập ác gian đạo, không được ứng thí." Bởi vậy có thể thấy, diễn viên hí kịch chịu kỳ thị.
Dân gian càng như vậy, xem người theo hí nghiệp là "Hạ Cửu Lưu", cho rằng một người theo hí, cả tộc đều mang nhục, nghệ sĩ sau khi chết không được phép chôn ở phần mộ tổ tiên, tục ngữ có câu "Vương bát con hát thổi kèn đánh trống, hảo hán không bước chân lên đài." Thế nhưng trái lại, dân chúng đối với nghệ thuật hí kịch lại vô cùng yêu thích, việc này tạo thành một loại hiện tượng nhìn như cực kỳ buồn cười mà mâu thuẫn —— "Trên đài người người yêu, xuống đài bị người ghét."
[Tam giáo Cửu lưu (Tam giáo là ba đạo Nho, Thích (Phật), Đạo (Lão); còn Cửu lưu chỉ các dòng Nho gia, đạo gia (đạo sĩ), âm dương gia, pháp gia, danh gia, mặc gia, tung hoành gia, tạp gia và nông gia- chỉ chung các tôn giáo và các nghề trong xã hội xưa) tập hợp và hình thành nên giang hồ bí hiểm và phức tạp.
Trừ Tam giáo ra, Cửu lưu lại chia làm 3 cấp Thượng, Trung, Hạ. Thượng Cửu lưu gồm: 1. Tể tướng, 2. Thượng thư, 3. Đô đốc, 4. Phiên niết (phán quan), 5. Đề đài (trông coi đài ở triều đình như Ngự sử đài), 6. Trấn đài, 7. Đạo (đạo doãn, phủ doãn), 8. Phủ (tri phủ), 9. Tri châu.
Trung Cửu lưu gồm: 1. Thầy thuốc, 2. Bát tự (người xem tướng số theo Tử vi), 3. Phiêu hàng (người viết thuê), 4. Suy (người đoán chữ), 5. Cầm kỳ (người cầm cờ, chơi đàn), 6. Thư hoạ (Viết vẽ), 7. Tăng (sư), 8. Đạo (đạo sĩ), 9. Ma Y (người xem, đoán tướng).
Hạ Cửu lưu gồm: 1, Vương bát (người làm nghề lầu xanh), 2, Quy (người môi giới, mai mối), 3. Kịch tử (con hát), 4. Suy (thổi kèn, đánh trống), 5. Đại tài (người làm trò, làm xiếc, ảo thuật), 6. Tiểu tài (làm hề), 7. Sinh (thợ cắt tóc), 8. Kẻ cướp, 9. Người đốt lò (“ổi yên giả”-người thổi khói).
Xã hội phong kiến Trung Hoa phân biệt rõ ràng giai tầng với Thượng, Trung, Hạ Cửu lưu, tức là chín lần ba hai mươi bảy hạng người.]
Nói nhiều như vậy, chẳng qua là muốn dẫn dắt cho câu chuyện liên quan tới ca diễn bên dưới đây mà thôi.
Trước đó từng kể, quê hương của Kỷ Nhan là một thôn làng quy mô khá lớn, tuy rằng Kỷ gia có địa vị nhất trong đó, song thôn trang này không hề gọi là Kỷ gia trang, tôi cũng không nhớ được, tạm gọi là Châu Trang đi.
Dân chúng ở Châu Trang phần lớn bận bịu việc đồng áng, nghe đâu chuyện này xảy ra vào thời cha Kỷ Nhan còn là thiếu niên, đồng thời ghi lại nó một cách cặn kẽ.
"Đoạn thời gian đó chính là sau thời điểm trồng vội gặt vội mùa hè, bởi vì mùa màng trong thôn không tồi, hơn nữa sinh nhật lão thái gia nhà chúng tôi —— Ông nội. Người trong thôn quyết định mời một gánh hát đến diễn một vở kịch Hà Nam, người lớn tuổi đều thích nghe Mộc Quế Anh nắm giữ ấn soái, giọng hát rối bời mà hùng hồn, nghe rất thích thú.
Nhưng đi đâu mời đây, nhiệm vụ này giao cho người đi đứng lanh lẹ cùng miệng lưỡi linh hoạt nhất thôn là Châu Lục đi làm, người này xấu xí, xương gò má cao ngất, tóc thưa thớt, vóc người thấp bé, lúc nào cũng khom lưng, nắm hai tay để trước ngực —— Chớ nên hiểu lầm, gã không phải tín đồ Cơ Đốc giáo ngoan đạo, chẳng qua từ trước đến giờ ở trong thôn thích trộm vặt, lúc nào cũng bị người ta khinh thường, song gã cũng có ưu điểm của gã, bất kể người tam giáo cửu lưu gì, gã luôn có có thể cùng người ta đối đáp, hơn nữa cò kè mặc cả thật là bản lĩnh, loại việc này, đương nhiên giao cho gã làm thì tốt hơn, chẳng phải có một câu thế này sao, cho dù là giấy vệ sinh đã dùng, một ngày nào đó nó cũng sẽ phát huy tác dụng của mình, huống chi là một người sống.
Nghe đâu thời điểm Châu Lục vác một túi vải bố màu than chì, mang theo tiền cọc ứng trước bước ra khỏi thôn, sắc trời đã ảm đạm.
"Chờ tin tốt của tôi nhé, gánh hát nhất định sẽ tới đúng hạn." Châu Lục vẫy tay với mọi người.
Một buổi tối mấy ngày sau, mưa giông vừa dứt, bầu không khí tràn ngập mùi đất nồng nặc rõ rệt, đầu thôn có mấy gốc gây lớn bị sét bổ đôi, cho nên cẩn thận hít hít mũi, còn có thể ngửi được chút mùi gỗ cháy xém. Mà người đầu tiên nhìn thấy gánh hát tiến vào là tôi.
Đoàn người xếp thành hàng đơn, thật chỉnh tề, như cây đũa trúc thẳng tắp từ cửa thôn cắm vào.
Đại khái hơn mười người trái phải, người ngay chính diện đầu chải ngược, da trắng nõn, một tay cong lại để trước ngực, tay khác để phía sau, mặc áo khoác dài màu xanh, chân mang một đôi giày thêu vải đen đế nhiều tầng, bước đi đặc biệt sang trọng, khỏang chừng hơn bốn mươi tuổi, song mặt trắng môi đỏ, đôi mắt nhìn như sao băng. Thấy người liền bẻ cổ tay áo xuống, chắp tay thi lễ. Xem ra ông ta chính là chủ gánh hát rồi.
"Hôm nay mang theo gánh hát nhận lời mời tới quý bảo địa, nếu lễ nghi không phải, mong các vị hương thân phụ lão tha lỗi cho." Nói rồi, lạy sâu một cái, tiếp theo phất tay, một thiếu niên nhanh nhẹn chạy ra, mặc áo khoác trắng không tay thân dưới mặc quần xanh rộng thùng thình đến mắt cá chân, mang theo một hộp gì đó đi tới.
Ở đây phải nói rõ chút, gánh hát chú trọng ngoại trừ khách giang hồ, người ca diễn thường sống phân biệt rõ giữa hư huyễn và hiện thực của trên vũ đài, nhiều ít có chút khúc mắc, hơn nữa môn nghệ thuật hí kịch này vốn có xuất xứ từ điệu múa vu thuật cầu khấn thần linh cổ đại, cho nên họ đặc biệt chú trọng quy tắc.
Nếu nói quy tắc, đương nhiên ở chỗ họ cho rằng có thể bảo vệ họ thuận lợi trôi chảy. Bản thân họ là đoàn thể yếu thế ở tầng lớp thấp nhất trong xã hội khi ấy, buộc lòng phải gửi gắm nguyện vọng cùng sự ban phúc của quỷ thần. Thiếu niên kia mang lên chính là "Ngũ Tiên Gia" mà gánh hát thờ cúng. Bởi vì gánh hát coi trọng là cơ thể khỏe mạnh, giọng hát mượt mà trong sáng, cổ họng là cần câu cơm họ dựa vào để kiếm sống, cho nên đối với thức ăn đặc biệt cẩn thận, người ca diễn có tập tục không hề ăn bò, ngựa, chó, lừa, nhạn, bồ câu, chim gáy. Nghe đâu như vậy mới không mọc ghẻ chóc ác tính, mà cái gọi là Ngũ Tiên Gia, tức con nhím, hồ ly, rắn, chồn hoang, chuột năm loại động vật. Ngày thường cấm kỵ gọi thẳng tên của năm loại động vật này, cũng như không dám nhìn thẳng vào mắt, có thể thấy sự kính nể của những người theo hí nghiệp đối với mấy thứ này.
"Xin mời Bạch Nhị Gia nhập đường! Bảo vệ chúng tôi phòng ngoài nhập thất, mọi sự đều thuận lợi." Người đàn ông dẫn đầu kia cao giọng gọi, thanh âm cực kỳ thanh thúy êm tai, xem ra cũng là một người cùng nghề. Ở đây nói Bạch Nhị Gia nhất định là chỉ con nhím.
Quả nhiên, thiếu niên mở rương ra, bên trong có con nhím trong lồng sắt, mọi người trong gánh hát dưới sự hướng dẫn của chủ gánh hát, đồng loạt quỳ rạp xuống trước mặt nó, dâng nhang xong, trong miệng niệm vài từ. Lễ xong, lúc này mới coi như kết thúc.
Trưởng thôn đi tới cùng trò chuyện với chủ gánh hát, thế nhưng trong tất cả mọi người duy chỉ có Châu Lục trước đó đi tìm họ lại không thấy đâu. Có thể thằng nhóc này tham tiền dư, lại đến khu phố sầm uất nào đó ăn chơi rồi, mọi người không rỗi quan tâm đến gã, chỉ nói nếu gánh hát đã tới, nhiệm vụ của gã coi như hoàn thành.
"Ngày mai sẽ là sinh nhật của cụ Kỷ, nhân lúc trời tối nên dựng đài thôi." Trưởng thôn thúc giục mọi người.
"Không vội không vội." Chủ gánh hát mỉm cười khoát tay, "Chúng tôi còn phải chuẩn bị 'Phá đài'."
Cái gọi là "Phá đài" là chỉ sân khấu biểu diễn hí kịch ở quán hí, rạp hát, hội quán, đền miếu mới xây, gánh hát diễn xuất ở những chỗ này cử hành nghi thức tế lễ. Gánh hát này quy mô không nhỏ, Chu Trang ở vùng lân cận cũng coi như là một trang lớn, như vậy làm một nghi lễ cát lợi cũng không thể thiếu.
Sân khấu trong hí nghiệp người đời gọi cửa đài hướng nam, hướng đông là "Dương đài", hướng bắc là "Âm đài", hướng tây là "Bạch Hổ đài", tục nói, "Nếu muốn phát đại tài, tối kỵ Bạch Hổ đài.", cho nên, phàm là "Bạch Hổ đài" cửa đài hướng tây đều phải "Phá đài", sau đó mới có thể diễn xuất, nếu không sẽ vô cớ rước họa mồm miệng tranh chấp.
Các loại hình thức Phá Đài đều không giống nhau, có loại khá đơn giản hậu đài chỉ cần treo lên vách một chòm râu đỏ, ý đại biểu cho phán quan, dùng để trừ tà đuổi tai. Phức tạp chút, phải do một danh đào sắm vai "nữ quỷ", đuổi "nữ quỷ" đi, giết một con gà trống, vẫy máu gà bốn phía sân khấu, sau đó đốt pháo lên, thì xem như đã Phá Đài rồi. Khi Phá Đài diễn viên không được nói chuyện, trong miệng ngậm một túi chu sa, nghe đâu có thể tránh cho quỷ nhập vào người.
Song phương thức Phá Đài của gánh hát này có chút khác biệt.
Ngoại trừ chủ gánh hát và người thiếu niên kia ra, dường như tất cả mọi người đều im lìm, vô luận võ sinh cơ thể to lớn, hay hoa đán diện mạo xinh đẹp, họ đều rất ngoan ngoãn đứng phía sau chủ gánh hát. Chủ gánh hát kêu đến một thiếu nữ mười bảy mười tám tuổi, vóc dáng thon dài, nhưng khuôn mặt trắng bệch, ánh mắt ảm đạm, trên ngón tay có vết ban đỏ —— Có thể do mắc chút bệnh ngoài da, thời gian dài tiếp xúc với thuốc màu, nhiều ít cũng sẽ bị dị ứng.
"Ngọc, con và Quốc Dân đi chuẩn bị Phá Đài." Chủ gánh hát mặc dù lời nói nhẹ nhàng nhưng tràn đầy cảm giác mệnh lệnh và uy phong, cô gái này gật đầu một cách máy móc, sau đó kéo tay một chàng trai thân hình cao lớn khác, hai người đi theo trưởng thôn chuẩn bị chỗ dựng sân khấu. Những người khác thì theo chủ gánh hát đến chỗ nghỉ đã sớm chuẩn bị cho họ.
Còn tôi thì tò mò đi theo hai người chuẩn bị Phá Đài kia, tôi phát hiện ánh mắt của ông nội có chút kỳ lạ, một mực nhìn chằm chằm chủ gánh hát, chủ gánh hát dường như cũng đã phát hiện ra, luôn cúi đầu giả vờ không thấy, thực sự né tránh không được nữa, thì miễn cưỡng cười lại một tiếng, sau đó lập tức quay đầu trò chuyện với người khác.
Sân khấu được dựng lên rất nhanh, trai tráng trong thôn rất nhiều, chưa đến hai canh giờ, đài đã nhìn thấy quy mô —— Kiểu cách sân khấu biểu diễn khác nhau cũng có yêu cầu của nó. Chúng tôi ở đây đương nhiên thua kém sân khấu lớn chính quy của Lê Viên (nơi Đường Huyền Tông từng dạy nhạc công, cung nữ âm nhạc, vũ đạo), nhưng cũng không để cho người ngoài coi thường mọi người. Cho nên sân khấu hơi lớn hơn so với ngày thường.
Dài hơn năm trượng, rộng bốn trượng, cao ba trượng, hậu đài có vải bạt che phủ, diễn viên thay trang phục sẽ không bị nhìn thấy, đài được dựng lên bằng cây trúc, rừng trúc phía sau núi có rất nhiều cây, mọi người mấy ngày trước đã chặt một ít mang về.
Tôi theo sát phía sau hai người kia, họ nói với thôn dân đang dựng đài rằng phải chuẩn bị "Phá Đài", quá trình này người ngoài phải tránh đi, bằng không nhẹ thì chọc giận quỷ thần, nặng thì dễ gọi quỷ tới. Bởi vì hí kịch đa số có phần hí liên quan tới sinh tử quỷ thần, thời điểm đó người mê tín diễn hí kịch quá nhiều như vậy sẽ chọc chúng nhập vào người, cho nên trước khi hóa trang quỷ thần đều phải dâng hương khấu đầu, nhiều người rối ren không được có mặt. Mọi người biết quy củ, liền giải tán ngay. Tôi trốn trong tấm màn phía sau đài, bởi vì vải màu khá đậm, tôi lại mặc áo gấm màu đen, sắc trời đã tối, cho nên xem ra không bị phát hiện.
Họ hỏi xin thôn dân một con gà trống, nói là dùng trừ tà.
Thế nhưng chờ mọi người tản đi, tôi lại thấy họ giết con gà trống xong lại không vẩy máu ở phía sau đài hoặc trên mặt đất, mà nhấc nó lên, không ngờ lại kề cổ con gà vào miệng, ngụm lớn uống máu gà.
Tôi chưa từng thấy ai uống máu gà sống. Sau khi uống xong, hai người lại vén tay áo lên, cắt cổ tay mình, đem chính máu của họ vẩy trên mặt đất, máu của hai người rất đặc, tựa như là thịt vụn điều chế vậy. Làm xong những việc này, họ thu dọn xong xuôi, quay trở về gánh hát.
Tôi đứng phía sau đài đã lâu, chờ họ đi xa rồi mãi mới dám chạy ra, tiếp theo một mạch chạy về nhà, bởi vì tôi nghĩ nên kể chuyện này cho ông nội thì tốt hơn.
Thế nhưng về đến nhà, lại phát hiện ông đã không ở nhà nữa, nói là tất cả mọi người đã theo đến sân khấu chuẩn bị, tôi cũng bị em họ kéo qua đó.
Màn đêm nhanh chóng phủ xuống, gánh hát cũng bắt đầu hóa trang, những thứ như chiêng trống các loại đã lấy ra, chẳng qua mấy người kia sắc mặt đen thui thủi, mặt không chút biểu cảm.
Phía dưới đã tụ tập rất nhiều người, già trẻ lớn bé, giống như ăn tết vậy, cũng được cái ở đây quanh năm suốt tháng không hề có tiết mục giải trí nào, phụ nữ trẻ em quanh năm bên bếp núc, có thể nghe chút hí kịch coi như là hưởng thụ món ăn tinh thần cực kỳ xa xỉ rồi.
Vở diễn đầu tiên chính là quãng nổi tiếng của Thường Hương Ngọc thời đó —— Tuyển Hồng, tôi không nghiên cứu dự kịch (ca kịch địa phương, ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) nhiều, bây giờ cũng chỉ biết chút ít, huống hồ khi đó, song âm thanh nghe bùi tai, trong trẻo êm ái, người ca diễn tựa hồ khá cuốn hút, phía dưới vô luận nghe hiểu hay không cũng đều khen hay, nghe hí kịch ấy à, chẳng phải mưu cầu chút náo nhiệt sao. Những đứa trẻ hơi lớn hơn chút như tôi thì ngồi xổm trên bức tường đất bỏ hoang cách sân khấu kịch không xa, bọn nhỏ không thể làm gì khác hơn là cưỡi trên cổ gánh đàn ông, tất cả mọi người tập trung nghe vở kịch, còn tôi lại không có lòng dạ nào.
Tôi nhiều lần kể cho ông nội đang ngồi bên cạnh bàn bát tiên ở trung tâm mỉm cười nghe hí về việc lạ nọ, thế nhưng ông nội dường như không có hứng thú lắm, luôn dùng lời nói cắt ngang. Tôi đành phải một mình chuồn khỏi đám người, đi đến phía sau sân khấu.
Mặt sau thật là náo nhiệt, dường như vở hí ban nãy đã gần đến đoạn cuối, chủ gánh hát và người thiếu niên kia đang lớn tiếng thét bảo những diễn viên kia nắm chắc thời gian đổi trang phục, các diễn viên đều tiến ra phía sau màn sân khấu thay đổi quần áo đâu ra đấy, chẳng qua động tác bước đi có chút kỳ quái, tựa như hai chân đổ chì vậy, kỳ quái là khi họ ở trên đài lại đi đứng linh hoạt động tác nhanh nhẹn.
Thiếu niên kia tựa hồ có chút mệt mỏi, lấy tay che miệng, ngoảnh đầu nói một câu với chủ gánh hát.
"Cha, con đau răng." Lời còn chưa dứt, trên miệng đã trúng một cái tát.
"Tao dạy mày bao nhiêu lần rồi, không được nói chữ kia, phải gọi là củi!" Chủ gánh hát cùng dáng vẻ ban sáng tưởng như hai người, cực kỳ luống cuống, dưới ánh đèn ảm đạm bên cạnh chiếu xạ lên khuôn mặt vốn trắng nõn của ông ta, giờ lại vàng như nến, hơn nữa khuôn mặt gầy gò, phảng phất như của người bệnh viêm gan vậy. Thiếu niên bị trúng một cái tát, không dám cãi lại, chỉ che mặt, cúi đầu đi vào lều vải, chủ gánh hát nhìn cậu ta một chút, thở dài.
(Về sau tôi mới biết, trong gánh hát không cho phép nói chữ đồng âm điếc, câm, thường phải dùng từ ngữ khác thay thế, như rồng gọi là hải, răng gọi là củi, hơn nữa sách bậy cũng không được đọc, cho rằng không thể giao thiệp với "Người câm" trong những bức vẽ kia).
[Tiêu: điếc đọc là "lóng", câm là "Yǎ", rồng cũng đọc là "lóng", răng đọc là "Yá"]
Tôi thấy chủ gánh hát luôn đứng ở cửa, nên không có cơ hội vào trong nhìn chút, đành phải trở lại trước đài, bây giờ đang diễn Mộc Quế Anh Giữ Ấn Soái.
Người dưới đài đã có chút kích động, có mấy người bắt đầu hát theo làn điệu của người trên đài, ban đầu chỉ là tự mình lẩm bẩm nho nhỏ, về sau thanh âm lại càng lúc càng lớn, có người còn kèm cả động tác, cảnh tượng bắt đầu hỗn loạn. Vài người đã bắt chước hành động giọng hát của vai tuồng trên đài, hơn nữa còn rất đều đặn, nam mô phỏng nam, nữ mô phỏng nữ, còn có người bắt chước cả người kéo đàn nhị đánh trống trên đài, động tác giống như đúc, phảng phất như trên đài diễn hí, dưới đài cũng diễn hí vậy, ông nội cau mày, ngẩng đầu nhìn sắc trời.
Phía trên mặt trăng rất tròn. Hôm nay là mười lăm, bởi vì tôi nhớ mang máng sinh nhật ông nội là mùng một.
Dáng vẻ những người xung quanh dường như bắt đầu có chút dị thường, mỗi người họ mở to đôi mắt trợn trừng, miệng há hốc chảy nước dãi, hai tay quơ quào giữa không trung, tựa trúng tà hay chứng tâm thần vậy. Ông nội đập bàn một cái, hô câu không tốt, sau đó cất bước chạy tới sau đài. Tôi và cha cùng các chú cũng vội vàng đi theo.
Trên đài vở hí vẫn tiếp diễn, họ phảng phất như căn bản không chịu ảnh hưởng của khán giả dưới đài, nhưng thanh âm ca diễn của họ càng ngày càng kỳ ảo, càng ngày càng như có như không.
Ở hậu trường chủ gánh hát còn chưa biết xảy ra chuyện gì, trông thấy ông nội chạy tới, còn đang khó hiểu.
"Rốt cuộc là xảy ra chuyện gì, những người đó có vấn đề, rõ ràng là đang tìm thế thân mà!" Ông nội thoáng cái xông tới, túm cổ áo chủ gánh hát lên.
"Tôi không biết, tôi chỉ là chủ gánh hát, chỉ hi vọng mỗi lần diễn hí đều hát tốt mà thôi." Chủ gánh hát sắc mặt lạnh lùng khiến người ta phát run.
Ông nội chưa bao giờ tức giận đến vậy.
"Sinh nhật Kỷ mỗ ta đụng phải xui xẻo không sao, cũng đã gần bước vào quan tài rồi, còn sợ những thứ này làm gì, nhưng ngươi không được cuốn bà con vô tội vào, ta và ngươi cũng không quen biết, nếu ngươi sớm có thù cũ với ta, đấu với một mình ta, một mình nhà họ Kỷ ta là được, hà tất liên lụy người vô tội!" Ông nội buông hắn ra, kiềm chế tâm tình kích động quát, các chú và cha nghe thế cũng tiến về phía chủ gánh hát một bước, che chở cho ông nội.
"Tôi căn bản không biết ngài, tôi nói rồi, là một thằng nhóc mời chúng tôi tới, gánh hát đến đây để diễn hí, huống hồ chúng tôi hát cũng không tệ, thì đã sai chỗ nào." Chủ gánh hát vẫn giọng điệu kia, nghe vào rất dễ chọc giận người khác.
"Châu Lục kia đâu? Các người đã tới một ngày, nó đâu rồi?" Cha tôi hỏi. Lời còn chưa dứt, chủ gánh hát đã cười lạnh.
"Một chữ tham mà thôi, gã cầm tiền cọc đi bài bạc, kết quả thua hơn nửa, trở về sợ các người quở trách, vì vậy trả giá thấp mời chúng tôi tới đây, tiền nhiều có kiểu hát của tiền nhiều, tiền ít ấy à, đương nhiên có kiểu hát của tiền ít." Chủ gánh hát lại nói tiếp.
"Những người trong gánh hát của ngươi căn bản không phải người sống!" Ông nội đột nhiên nói một câu, các chú và cha tôi đều kinh ngạc quay đầu lại nhìn ông nội.
"Có đúng vậy hay không cũng không quan trọng, chúng tôi hát hí khúc chẳng phải rất tốt sao, họ khi còn sống cũng thích hát hí khúc, sau khi chết tôi có thể thỏa mãn tâm nguyện này của họ, thuận tiện kiếm chút đỉnh tiền mà thôi." Chủ gánh hát nói rất dễ dàng.
"Nói xằng! Ngươi tự mình ra trước sân khấu mà nhìn đi!" Ông nội kéo hắn qua đó. Chủ gánh hát đi tới trước sân khấu trông thấy loại cảnh tượng này cũng sợ hết hồn.
"Sao, sao có thể như vậy." Hắn lập tức đi tới dưới đài, cao giọng hô "Đều dừng lại, đừng hát nữa!" Thế nhưng người trên đài dường như hoàn toàn không để hắn vào mắt, như trước tiếp tục hát cứ hát, đánh trống cứ đánh, hơn nữa tiết tấu càng lúc càng nhanh, người dưới đài cũng càng lúc càng điên cuồng.
"Vở diễn kết thúc, họ cũng sẽ tìm được kẻ thế thân." Ông nội thở dài nói.
Tôi khi đó cũng từ phía sau đi tới, chỉ vào chủ gánh hát nói: "Ông nội con nhìn thấy hắn bảo hai người kia đi Phá Đài, nhưng lại uống máu gà trống, còn máu mình thì vẩy trên mặt đất."
"Tôi cũng không còn cách nào, máu của họ sớm đã cạn khô, uống xong máu gà trống có thể thúc giục huyết mạch lưu động, bằng không cơ thể cứng ngắc, không động đậy được, đem máu vẩy sau đài, là sợ họ sẽ không khống chế được." Chủ gánh hát bất đắc dĩ nói.
"Nhưng họ đã mất khống chế rồi, vở diễn này không thể dừng, một khi hát xong, những người này sẽ đều mất trí. Không có hồn phách, so với chết càng khó chịu hơn." Ông nội cực kỳ đau lòng nói.
Chủ gánh hát thì cúi đầu không nói.
"Tôi cũng không phải muốn hại người, thực sự có nỗi khổ không nói ra được." Hắn dường như rất phiền muộn, không ngờ lại ôm đầu ngồi dưới đất khóc to, thiếu niên kia thình lình đi ra, tới kéo ống tay áo hắn một cái, chủ gánh hát liền ôm lấy thiếu niên, cao giọng khóc rống.
"Bây giờ còn một biện pháp, chỉ cần vây lấy họ, còn có thể bảo vệ được mọi người." Thanh âm của ông nội kiên định rất nhiều, lập tức bắt đầu dặn dò mọi người.
Ông bảo các chú đến cửa thôn nhanh chóng tìm một số cây chưa bị mưa to dội ướt mà còn bị sét đánh, còn cha tôi thì được dặn dò ở lại bế tất cả trẻ con xung quanh đây đi.
"Trẻ con thọ chưa đến mười hai, dễ bị du hồn nhập thể." Đây là việc về sau cha tôi nói cho tôi biết, song khi ấy tôi đã quá mười hai tuổi rồi, cho nên được cha đuổi sang một bên.
Cũng không lâu sau, các chú ôm tới một bó gỗ lớn, đủ loại hình dáng đều có. Tôi tò mò hỏi ông nội những thứ này có ích lợi gì.
"Cái này gọi là Lôi Kích Mộc, sấm sét trên trời bổ ra, quỷ hồn rất sợ." Ông nội vừa thu gom gỗ, đem cả hậu đài làm thành một vòng, tổng cộng tám góc, dựa theo hình vẽ bát quái, xếp gỗ hoàn chỉnh.
Trên đài vở diễn đã tiến vào cao trào, thanh âm của diễn viên đóng vai Mộc Quế Anh cao vút, mắt thấy sắp phải kết thúc.
Ông nội gạt mọi người ra, xoay người đi tới dưới đài, hướng đám người diễn hí khúc trên đài rống một câu.
"Người cũng được, quỷ cũng không sao, không được làm hại người người vô tội thế gian, nghe lão khuyên một câu, tất cả giải tán đi." Song vở diễn phía trên vẫn hát, hơn nữa muốn nhanh chóng kết thúc. Ông nội chờ giây lát, vẫn không có bất kỳ phản ứng nào.
Ông thở dài một hơi, tiếp theo lại móc ra một con dao găm, cắt cổ tay trái mình một đường, máu tươi lập tức chảy ra, các chú và cha sau khi nhìn thấy thì kinh hãi, muốn đến ngăn cản, nhưng bị ông nội phất tay ngăn lại.
"Ta đã là người gần đất xa trời, song lời ta nói các con phải nghe." Nói xong đưa lưng về phía mọi người, bỏ dao găm xuống, từ phía sau đài đi lên phía trước, không ngờ lại đến đứng giữa đám người diễn hí.
Đám người kia vẫn không để ý tới, vẫn ở đó tự mình hát, ông nội soải bước đi lên phía trước, máu theo nhịp bước của ông nhỏ trên sân khấu. Ông bắt lấy tay của diễn viên đóng vai Mộc Quế Anh, hai người ấy vậy mà bắt đầu hát đối. Đáng tiếc tôi đối với hí kịch trời sinh không có hứng thú, cụ thể hát những gì, tôi không nghe rõ, chỉ biết càng về sau máu ông nội chảy càng nhiều, sắc mặt các chú và cha tôi cũng càng ngày càng khó coi, chẳng qua kỳ quái là vở hí vốn sắp kết thúc ấy vậy mà vẫn cứ mãi hát tiếp.
Cuối cùng ông nội xuống đài. Vô cùng suy yếu, sắc mặt trắng bệch, nhưng dưới đài mọi người nguyên bản đang cùng hát múa lại khôi phục yên tĩnh, chẳng qua đều đã hôn mê cả. Ông nội nói câu chăm sóc tốt cho họ, rồi cũng bất tỉnh nhân sự. Mọi người lập tức giúp ông nội cầm máu, sau đó ba chân bốn cẳng nâng về nhà.
Đêm đó đã xảy ra nhiều chuyện lắm, tôi chỉ nhớ rõ về sau sân khấu hí kịch kia vẫn hát suốt, diễn viên trên đài lộ vẻ cực kỳ hưng phấn, tựa như không biết mệt mỏi vậy, thanh âm của họ càng hát càng vang dậy, lời hát càng hát càng nhanh. Cuối cùng tôi không chịu nổi, mắt bắt đầu mệt rã rời, tất cả mọi người giải tán, trước khi đi, trông thấy chủ gánh hát lệ rơi đầy mặt, quỳ gôi trước đài khóc nức nở.
Tiếng họ hát hí khúc vang vọng rung trời, kéo dài mãi đến khi gà gáy lần thứ nhất của ngày thứ hai mới kết thúc.
Buổi sáng, chỉ còn lại sân khấu trống rỗng, họ đều đã biến mất, tựa như chưa từng tới vậy, các thôn dân cũng quên sạch chuyện rối tinh rối mù đêm đó.
Song có một người đã trở về, gã chính là Châu Lục.
Châu Lục khuôn mặt đầy vẻ sợ hãi, tựa như bị kích thích rất lớn vậy, lảo đảo nghiêng ngã chạy vào nhà tôi, trong miệng hô to: "Kỷ lão thái gia cứu con, Kỷ lão thái gia cứu con."
Khi ấy ông nội đã khỏe lên, nhưng vẫn như cũ chỉ có thể nằm trên giường, ăn chút nước đường đỏ trứng gà, các chú trông thấy Châu Lục tới, giận không chỗ phát tiết, nhao nhao đòi tiến lên đánh gã.
"Ngươi rốt cuộc mời cái thứ lung tung gì về?" Cha tôi túm lấy cổ áo gã, Châu Lục vẻ mặt cầu xin, vung mạnh tay liều mạng tự tát lên mặt mình, đến khi hai gò mát đỏ bừng sưng húp, tựa như mỗi bên dán miếng thịt mỡ heo, đo đỏ bán trong suốt.
Ông nội cuối cùng nói câu bỏ đi, gã mới dừng tay lại.
"Con thật không biết, ngày đó con cầm tiền đến chợ, phút chốc không quản được móng vuốt mình, ấy vậy mà đem tiền đặt cọc thua hơn phân nửa, lúc đang phiền não, vốn muốn trở về nhận lỗi, kết quả ở chỗ hoang vu cách cửa thôn mười mấy dặm gặp gánh hát kia.
Lúc đó con đã cảm thấy hết sức kỳ quái, bởi vì trời rất nóng, mà họ ngoại trừ chủ gánh hát và thiếu niên kia, toàn thân bao bọc thật chặt, trên đầu trên mặt đều mang nón và mạng đen, đặc biệt khi đi đường, chân nhón thẳng tắp, nặng như đeo chì vậy. Hơn nữa đi đứng cực kỳ đều đặn, theo sau chủ gánh hát.
Nhưng con nhìn thấy họ vác rương, còn có dụng cụ xướng hí, vì vậy tiến lên hỏi, không ngờ chủ gánh hát vừa nghe có thể hát hí khúc, lại còn nói không thu tiền, cũng xin cùng lên đường, để con dẫn họ quay về thôn.
Con vừa nghe có chuyện tốt bậc này, cũng không dùng cái óc chó của con suy nghĩ xem có gì không ổn, liền đáp ứng, đồng thời mang họ đi về hướng cửa thôn.
Đi tới khi mặt trời lặn, trời bỗng dưng bắt đầu đổ mưa to, sấm sét đan xen, chủ gánh hát kia dường như cực kỳ sợ hãi, liền vội vàng bảo tìm một chỗ trú mưa, đợi mưa tạnh rồi đi, vì thế con mang họ đến ngôi miếu đổ cách cửa thôn không xa.
Thời điểm vào ngôi miếu đổ mưa đã trút xuống, con theo vào sau cùng, vốn muốn đi vào, vừa vặn một tia chớp lóe qua, tiếp theo là một tiếng sấm to, chấn đến lỗ tai con cũng sắp điếc, thế nhưng chờ con ngoảnh đầu lại, một người trong đó thình lình kéo nón xuống, không ngờ lại hướng con bổ nhào tới.
Con nương theo ánh chớp bên ngoài, trông thấy mặt của người kia khô đét như rau ngâm, màu vàng đất, hơn nữa khuôn mặt dữ tợn, con mắt lồi thẳng ra ngoài. Vươn hai tay dài nhỏ hướng cổ con bóp tới, con sợ hãi, chạy thụt mạng, phía sau chủ gánh hát một mực gọi con: "Đừng chạy, không sao đâu, không sao đâu."
Tối đó con sợ họ đuổi theo con, một mực dọc theo đường núi chạy lung tung, mãi đến khi mưa tạnh mặt trời ló dạng, mới dám dừng lại, tiếp theo té xuống đất liền mệt mỏi ngủ thiếp đi, không ngờ con tỉnh lại trở về làng, gánh hát kia đã không còn ở đây nữa là có chuyện gì xảy ra chứ?" Châu Lục sợ hãi cẩn thận thăm dò, kết quả đương nhiên nhận được chửi rủa của mọi người.
"Chủ gánh hát kia không phải chủ gánh hát thường, trái lại là một cản thi nhân mà thôi, ta gần đây nghe nói có một gánh hát đang vội đi diễn cần qua sông, nhưng bởi vì bị mọi người khinh rẻ không mướn được thuyền lớn, những người đó, từ trước đến nay không ngồi cùng thuyền cùng xe với đào kép, cho rằng sẽ hao tổn đến thân phận mình, dơ bẩn danh tiết của thuyền khách. Cho nên chủ gánh hát đành phải đưa họ ngồi chiếc thuyền nhỏ cũ nát, mười mấy người chen chúc trên thuyền thật kinh khủng, quả nhiên đến giữa sông, gặp phải thời tiết xấu, lái thuyền lập tức vứt thuyền bỏ chạy, những người còn lại toàn bộ chết đuối dưới sông, chỉ có chú gánh hát kỹ năng bơi không tồi, nhưng liều mạng cũng chỉ cứu được con trai hắn.
(Tiêu: Cản thi nghĩa là điều khiển xác chết hoạt động theo ý mình. Vùng Tương Tây Trung Quốc cổ đại từng có truyền thuyết về một loại Cản Thi thuật, khiến cho những người chết tha hương đất khách tự đi lại, ngàn dặm xa xôi trở về cố hương tiến hành mai táng lần nữa.)
Nghe đâu về sau con sông kia mỗi tối đi qua đó có thể nghe thấy dưới sông nổi lên tiếng chiêng trống, tiếng hí vang dội, thế nên không ai dám qua sông nữa, chủ gánh hát mướn người, vớt tất cả thi thể và dụng cụ lên, bảo là muốn mang mọi người về quê hương chôn cất cho từng người." Ông nội nói đến đây, bắt đầu thở dốc, nghỉ ngơi chốc lát, nói tiếp "Ta cho rằng chủ gánh hát sợ mọi người hồn phách không tiêu tan, muốn hát xong vở hí cuối cùng mới bằng lòng buông xuôi, cho nên mới nghĩ ra hạ sách này thôi, về phần sự việc diễn biến đến mức ấy, hắn cũng không lường trước được, may mà sau cùng không có ai xảy ra chuyện, bằng không, sinh nhật ta đây coi như mang tội quá lớn.
Chuyện này cứ như vậy kết thúc, song bởi ông nội mất quá nhiều máu, vốn thân thể khỏe mạnh lại càng ngày càng xấu đi, không lâu sau thì qua đời, về phần chủ gánh hát kia cản thi như thế nào, ông nội một chữ không chưa từng đề cập qua.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook