Mất Tư Cách Làm Người
-
Chương 17
Bên cạnh cái vai diễn hề, Yozo đã phát huy tài năng của mình để vẽ những truyện tranh manga để chọc cười các bạn trong lớp và kể cả giáo viên nữa. Được xem như “một đứa trẻ tinh ranh”, đối với Yozo mà nói là một thành công ngoài sức tưởng tượng. Bằng cách đó, anh ta thoát ra được khỏi sự tôn kính mà mọi người dành cho mình. Vì sự tôn kính đối với Yozo cũng chẳng khác gì địa ngục. “Có một định nghĩa của riêng tôi về khái niệm được tôn sùng là một nhân vật tưởng như tài trí vẹn toàn nhưng cuối cùng bị mọi người nhìn thấu tim đen là kẻ lừa đảo những người xung quanh. Điều này làm cho hắn vô cùng đau khổ và cảm thấy nhục nhã còn hơn cái chết. Giả sử lừa dối cả thế gian và được tôn sùng đi chăng nữa nhưng chắc hẳn có một người biết rõ và cuối cùng cũng sẽ cho cả thế gian biết sự thật. Khi biết đã bị lừa dối, lúc đó cả thế gian sẽ căm phẫn, tức giận và sẽ phục thù đến mức nào đây? Chỉ cần tưởng tượng thôi mà tóc tai tôi đã dựng đứng hết cả lên”
Nói chung cách suy nghĩ của Yozo là hoàn toàn cách biệt với nhân gian. Bản thân nhân vật biết rõ điều này hơn ai hết. Và rồi qua những hành động của con người trong đời sống thường ngày, Yozo thấy rõ sự bất tín của con người trong mọi hoàn cảnh lớn nhỏ. Điều này làm cho hố thẳm cách ngăn cậu và tha nhân càng sâu rộng, và sợi dây độc nhất nối kết là vai diễn hề ngày một mong manh hơn,
Tất nhiên một con người với bản chất như vậy hoàn toàn không thể nào hòa nhập vào đời sống tập thể được. Yozo khăn gói quả mướp lên Tokyo, nhập học trường cao đẳng chỉ để thấy rằng “Tôi không tài nào hòa nhập với đời sống tập thể được. Hơn nữa cứ nghe mấy lời “nhiệt tình tuổi trẻ” với “niềm tự hào tuổi trẻ” là tôi đều rùng mình ớn lạnh toàn thân. Tôi chẳng thể tắm mình trong cái “tinh thần đại học” ấy được. Cả trường học và ký túc xá đều như một đống rác với những dục vọng méo mó mà cái vai diễn hề gần như toàn bích của tôi trở nên vô dụng”.
Chẳng hứng thú gì với việc học hành, Yozo trốn đi học vẽ ở một trường tư thục khác, quen biết Horiki, một kẻ lợi dụng tàn nhẫn. Từ hắn mà Yozo biết thế nào là rượu bia, thuốc lá, đàn bà hoạt động khuynh tả và cuộc đời Yozo càng đắng cay chua chát với ba hình bóng đàn bà đi qua đời anh ta Tsuneko, Shizuko và Yoshiko (không kể làm chồng hờ của madam quán Kyobashi một thời gian) tượng trưng cho ba cuộc phiêu lưu tuyệt vọng giữa biển lớn thế gian loài người.
Đối với Yozo, đàn bà chỉ để lãng quên:
“Chẳng bao lâu sau, tôi hiểu được rằng rượu bia, thuốc lá, đàn bà là những phương pháp rất tốt để có thể lãng quên nỗi sợ hãi con người trong một thoáng chốc. Thậm chí tôi còn nghĩ rằng để thực hiện được điều này, nếu như bán hết cả những gì mình có thì tôi cũng không một chút hối hận gì”
Tham gia hoạt động chính trị cũng chỉ vì bị quyến rũ bởi cái mùi bất hợp pháp:
“Bất hợp pháp. Đối với tôi đó cũng là một niềm vui thầm lặng. Hay có thể nói là tôi cảm thấy dễ chịu với điều đó. Thật đáng sợ biết bao cái gọi là hợp pháp trong thế giới này, nó chứa đựng một nỗi dự cảm của một thứ gì như là một sức mạnh khủng khiếp mà không tài nào hiểu được. Tôi không thể ngồi trong một căn phòng máy lạnh không có cửa sổ như thế được. Chẳng thà nhảy ra ngoài, bơi lặn trong cái biển phi hợp pháp kia rồi chết chìm tôi còn cảm thấy vui hơn”.
Đoạn đường tình ái với Tsuneko, một người đàn bà có chồng, làm ở một quán bar khu Ginza bắt đầu với một món nợ ân tình và kết thúc bằng một thảm kịch. Tsuneko là người đàn bà đầu tiên làm cho Yozo cảm thấy một chút gì tình yêu tươi sáng trong cuộc đời. Có lẽ hai người như hai chiếc lá vô tình bị cuốn gần đến nhau trong dòng nghiệt ngã mù lòa:
“Dù cho Tsuneko không nói tiếng “em cô đơn” thì sự cô độc đáng sợ vô ngôn của nàng dường như tỏa ra một dòng khí lưu khắp thân hình nàng và khi ghì sát hình hài ấy, thân hình tôi cũng được dòng khí lưu bao bọc rồi tan chảy cùng với nỗi u uất của tôi. Hai thân hình thoát ra khỏi nỗi bất an sỡ hãi như hai chiếc lá khô im lặng nằm trên tảng đá dưới đáy nước sâu”
Khi cùng với Tsuneko quyết định tự sát đôi (shinju), trầm mình ở biển Kamakura, Yozo bước đầu tiên muốn thoát khỏi sổ đoạn trường, tìm về quê hương đã mất. Nhưng chuyến đi này chỉ có một mình Tsuneko đến đích, còn Yozo phải lay lắt vì nghiệp chướng còn dài:
“Tâm tình một nẻo quê chung
Người về Cố Quận, muôn trùng ta đi”
Tsuneko đã về Cố Quận, còn Yozo thì vục đầu xuống bùn. Biến chuyển này đã làm thay đổi toàn bộ cuộc đời Yozo. Anh bị bắt điều tra vì tội “hỗ trợ tự sát”, trở thành phạm nhân, khoảng cách giữa anh và cuộc đời càng trở nên xa ngút mắt.
Người đàn thứ hai của Yozo, đàng hoàng, có học thức, làm việc ở một nhà xuất bản, đã góa chồng và có một đứa con gái nhỏ Shigeko. Tuy làm thân phận của một gã chồng hờ nhưng nếu như Yozo biết an phận trong niềm hạnh phúc nhỏ bé này thì có lẽ cuộc đời anh đã khác. Cánh cửa hạnh phúc mở ra ngay trước mắt Yozo khi một đêm say lảo đảo về nhà nghe mẹ con Shizuko nói chuyện. Anh cầu khẩn thần linh ban cho mình hạnh phúc mà không biết hạnh phúc đang chờ đợi sau cánh cửa khép hờ. “Sau mỗi bức tường là một cánh cửa”. Yozo lảo đảo đi ra, bỏ mất cơ hội cuối cùng có được hạnh phúc.
Sau khi nương náu một thời gian trong quán bar khu Kyobashi, Yozo tình cờ quen được Yoshiko, một người trong trắng như băng thanh ngọc khiết. Chỉ có một điều nguy hiểm. Nàng quá cả tin. Nhưng chuyến phiêu lưu cuối cùng của Yozo khởi sự. Chàng tìm về một cái đẹp, niềm cảm hứng vẹn nguyên mà muôn đời thi sĩ ca tụng.
“Cái vẻ đẹp trinh trắng kia tôi nghĩ chỉ là cảm giác huyễn hoặc của những thi nhân ngu ngốc, nào ngờ lại hiện diện nơi đây, giữa trần gian này. Cưới nhau xong rồi, vào mùa xuân hai đứa đạp xe đi đến thác nước ngắm hoa lá rơi với dòng nước chảy. Có nghĩa là tôi đã quyết ý “một lần phân tranh thắng bại”, không do dự gì cướp lấy đóa hoa kia”.
Yozo quyết tâm bước vào cuộc chiến sau một lần phân tranh thắng bại. Với tâm nguyện cứ có một lần vui sướng lớn lao rồi về sau buồn khổ thế nào cũng được, Yozo quyết định kết hôn. Và cái mỹ đức duy nhất của vợ chàng, cái làm cho chàng tự hào, đã khiến cho chàng phải trả giá đắt.
“Vì thế hai chúng tôi kết hôn, và niềm vui tuy không lớn lao nhưng nỗi rầu buồn sau đó thì vượt quá mức tưởng tượng của tôi, đến mức có nói là “thê thảm” vẫn còn chưa đủ. Đối với tôi, cái thế gian này thật đáng sợ đến mức không thể nào tưởng nổi. Nó nhất quyết không phải là nơi mà mọi chuyện có thể quyết định dễ dàng chỉ bằng “một lần phân tranh thắng bại”như thế”.
Thực ra, Yoshiko không có tội vào cái đêm hôm đó. Nàng chỉ quá tin người mới bị người ta làm nhục. Nhưng đối với Yozo mà nói, cái mà mình tôn thờ lại bị làm mồi ngon cho kẻ lạ, cái thác nước tinh khiết dưới tàn cây xanh chỉ sau một đêm biến thành màu đỏ quạch, cái niềm tin của Yoshiko với con người bị vỡ nát từ đó về sau đã là một vết thương chí mạng.
Từ đêm đó, tóc tôi bắt đầu ngả màu bạc, tôi dần mất hết sự tự tin, nghi ngờ toàn thể con người, những hy vọng vào cuộc đời, cũng như niềm vui và sự thông cảm tiêu tan hết cả. Thực sự mà nói trong cuộc đời tôi, đây là một sự kiện mang tầm quyết định. Tôi đã bị đâm một nhát chí mạng ngay giữa ấn đường, và vết thương này từ đó về sau, mỗi lần gặp tha nhân đều không ngừng đau thương rỏ máu.
Chàng nghiện rượu rồi một đêm buồn, uống hết gói thuốc ngủ DIAL tự sát. Trời vẫn không buông tha.
Tôi nghe nói mình đã chết ba ngày ba đêm. Nghe nói bác sĩ xem đó là một tai nạn và trì hoãn việc báo cảnh sát cho tôi. Nghe nói câu đầu tiên mà tôi thì thầm sau khi tỉnh thức là “mình đã về nhà”. Cái gọi là nhà không biết là chỉ nơi nào nữa nhưng sau khi nói câu đó, nghe nói tôi đã khóc như mưa.
Cái tiếng khóc thổn thức đó cũng là nỗi niềm của Hoàng tử bé, của Trúc Phương, của những con người bị đọa đày thống khổ trong cuộc lữ miên trường. Thân phận ly khách, kẻ tha phương bất đắc dĩ, kẻ miễn cưỡng cư ngụ trần gian, mong chờ ngày về cố quận.
“Soi bóng đời bằng gương vỡ nát.
Nghe xót xa ngùi lên tròng mắt
Đoạn buồn xưa ta đã đi qua
Ngày vui tới ta vẫn chờ…”
Ngày vui chính là ngày lìa bỏ trần gian, cái ngày mà Hoàng Tử bé để cho con rắn độc cắn mình để có thể nhẹ nhàng về hành tinh nhỏ xíu của cậu, cái ngày mà Trúc Phương lìa đời trong căn nhà rách ở Sài Gòn lúc mới năm mươi sáu tuổi gia tài chỉ còn lại đúng một đôi dép, cái ngày mà Yozo tưởng dùng những liều thuốc ngủ DIAL để nhẹ nhàng đưa mình thoát khỏi hệ lụy và nỗi sợ của nhân gian. Biết đến bao giờ mới lành được tấm gương vỡ nát? Những tác phẩm lớn hầu hết đều đụng chạm đến một chủ đề nguyên thủy của con người là sự Thiếu Vắng Quê Hương và Sự Đi Tìm Trong Hoài Nhớ.
Đoạn trường đi chưa hết nên đời còn lắm phong ba. Yozo vẫn tiếp tục sống và ho ra máu. Đi đến tiệm mua thuốc thì gặp một cô chủ quán tàn phế, từ đó biết đến morphine. Nghiện morphine, để có tiền mua thuốc lại vẽ tranh xuân tình mà bán lén lút, còn quyến rũ và quan hệ với người đàn bà bất hạnh này. Cuối cùng như ngập ngụa trong vũng lầy sâu, không thể nào thoát ra được, đành tìm đến cái chết. Ý định chưa kịp thực hiện thì ông cá bơn và Horiki tìm đến dỗ dành ngon ngọt đưa vào viện tâm thần, tự nhiên hóa thành người điên. Chỉ đến khi người chờ chết, anh cả mới lên đón đưa về một làng quê ven biển cho ở một ngôi nhà tranh rách nát với một mụ già tóc tai đỏ quạch tên Tetsu. Trong vòng ba năm, Yozo lúc vui lúc buồn, lúc gầy đi lúc mập ra, lúc bị bà Tetsu đè ra mà hiếp, lúc lại cãi nhau với bà ta như vợ chồng. Và cuối cùng, đành phải chấp nhận cuộc đời mình như một phế nhân. Cái chân lý cuối cùng mà anh ta tìm thấy trong suốt cõi đọa đày muôn năm chỉ đơn giản là “tất cả đều sẽ trôi qua”. Và đời mình rồi cũng qua thành ra cứ để mặc không vui không buồn, cứ thế mà sống và “lâu rồi đời mình cũng qua” (Vũ Thành An).
Không thể nói Yozo không gắng sức lội ngược dòng định mệnh. Ba cuộc phiêu lưu của chàng với ba người đàn bà là nỗ lực đào thoát. Với Tsuneko là hành trình tìm về cố quận, với Shizuko là tìm kiếm hạnh phúc bình thường nhân gian (nhưng tiếc thay chàng chối bỏ nơi ngưỡng cửa), với Yoshiko là tìm về một thứ trắng trong nương náu tinh thần. Ba nỗ lực này thất bại thảm hại. Chàng nghiện rượu, nghiện thuốc ngủ, bị đưa vào trại tâm thần. Từ một phạm nhân thành cuồng nhân rồi phế nhân. Đó là con đường tất yếu xảy đến cho một tâm tình u uẩn mà nhạy cảm như chàng. Như madam đã nói một lời sau chót “dù cho uống rượu, Yochan vẫn là một người tốt, một thiên thần” để chiêu niệm cho một cuộc đời lận đận trắc trở phản chiếu hình bóng của chính Dazai Osamu.
Tuy “thất lạc cõi người” là một tiểu thuyết ngắn nhưng cách xây dựng nhân vật và nội dung tác phẩm thật gây xúc động lòng người. Giọng văn hài hước, đôi khi có chút khoa trương khiến ta nhiều lần phá ra cười xong lại bùi ngùi cảm động. Có thể nói cùng viết về con người nổi loạn, tuổi trẻ hủy thân thì tác phẩm này là kinh điển nếu so với những tác phẩm văn học hiện đại khác. Murakami Ryu trong tác phẩm “69” chỉ đơn thuần miêu tả một thời tươi đẹp và nổi loạn của tuổi trẻ những năm 60 nhưng đơn thuần chỉ là kỷ niệm. Còn Dazai trong “Thất lạc cõi người” đã đưa hết những tích chứa của đời mình về khắc khoải nhân sinh, về day dứt siêu hình của con người trên cõi thế. Những trăn trở của nhân vật đi sâu đến nỗi không chỉ nhân vật muốn tự sát mà chính chúng ta cơ hồ cũng như ngạt thở mà rằng “người mà đến thế thì thôi, đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi” (Nguyễn Du). Riêng về cách xây dựng tác phẩm thì việc Dazai để cho nhân vật chính kể lại đời mình qua ba quyển sổ ghi chép có thể đã ảnh hưởng đến một nhà văn Nhật hiện đại khác là Abe Kobo. Trong tác phẩm “Gương mặt kẻ khác” (Tanin nokao), Abe cũng để cho người vợ của một kỹ sư hóa học bị cháy gương mặt tìm đến một căn phòng đọc những quyển sổ ghi chép của chồng mình, tìm hiểu những suy nghĩ và cảm xúc của anh ta sau thời gian mang chiếc mặt nạ giả t
“Thất lạc cõi người” đã được dựng thành phim, được vẽ thành truyện tranh và bản thân cuộc đời Dazai cũng được lên màn ảnh. Truyện tranh “Thất lạc cõi người” xuất bản lần đầu vào tháng 8 năm 2007, đến tháng 7 năm 2009 đã được tái bản đến lần thứ mười hai, với số sách bán được trên hai triệu bốn ngàn bản. Riêng tác phẩm khổ bỏ túi “Nhân gian thất cách” đã được tái bản lần thứ một trăm bảy mươi tư kể từ ngày xuất bản vào năm 1948.
Ám nhiên tiêu hồn:
Trong “Thần điêu hiệp lữ”, Kim Dung đã xây dựng được một cặp đôi kỳ tuyệt là Dương Quá và Tiểu Long Nữ. Sư phụ của Tiểu Long Nữ là Lâm Triêu Anh vì hận tình với Vương Trùng Dương, tổ sư Toàn Chân Giáo mà cam tâm sống trong Cổ mộ, tinh tuyển hai nữ đệ tử đẹp thiên kiều bá mỵ là Lý Mạc Sầu tàn độc như hổ và Tiểu Long Nữ lạnh lùng như băng. Lý Mạc Sầu theo gương sư phụ, hận tình với Lục Triển Nguyên mà biến thành nữ ma đầu cuối cùng chết cháy ở Tuyệt Tình Cốc. Tiểu Long Nữ một đời băng thanh ngọc khiết, yêu thương đệ tử là Dương Quá, chỉ muốn hai người vĩnh viễn sống trong Cổ Mộ, không bước chân ra chốn hiểm ác giang hồ. Nhưng “tàu xa dần rồi, thôi tiếc thương chi khi người ra đi vì đời” (Trúc Phương), “nhân tại giang hồ thân bất do kỷ”, cặp đôi chia rẽ rồi trùng phùng rồi chia rẽ và trùng phùng thành một đôi “song kiếm hợp bích”, thần thoại võ lâm. Tiểu Long Nữ thì bị Doãn Chí Bình làm nhục, Dương Quá thì bị Quách Phù, con của Quách Tĩnh và Hoàng Dung chặt đứt cánh tay trái. Gian hiểm trùng trùng, ân oán chập chồng, căn tình sâu kết vĩnh viễn cưu mang. Trong mười sáu năm trời xa cách và đi tìm Tiểu Long Nữ, Dương Quá nhờ cơ duyên gặp được truyền nhân của Độc Cô Cầu Bại là một con chim điêu và luyện công đến mức đăng phong tạo cực. Kết tinh cả nỗi u uất của mình, Dương Quá đã sáng tạo ra một môn võ công là “Ám nhiên tiêu hồn”. Tên gọi của chưởng pháp này Kim Dung lấy ý từ một câu thơ của Giang Yêm “ám nhiên tiêu hồn giả, duy biệt nhi dĩ hỉ” (Cái làm tiêu tán hồn người chỉ có nỗi ly biệt mà thôi). “Ám nhiên tiêu hồn” gồm các biến chiêu u uất với tên gọi kỳ dị như “Đà nê đới thủy”, “Cùng đường mạt lộ”, “Vô trung sinh hữu”…chỉ phát hết uy lực khi bản thân lâm vào hiểm cảnh. Chưởng pháp này cuối cùng đã cứu mạng Dương Quá trong cuộc chiến với Kim Luân Pháp Vương tại thành Tương Dương.
Mượn tên gọi này để thay lời kết cho bài viết này về mối tương quan giữa tài hoa và khổ lụy của người nghệ sĩ. Cái mang đến cho anh vinh quang cũng là cái mang đến cho anh sự đọa đày. Tất cả những tác phẩm lớn đều được chắp cánh bay lên từ cuộc đời bùn lầy ngập ngụa của tác giả. Nhiều khi sự trả giá lớn bằng cả cuộc đời.
Dù muốn hay không, ta cũng phải nhận thấy rằng cuộc đời phóng đãng và bi thảm của Dazai mỉa mai thay lại đem đến sự thành công của những tác phẩm mang tính tự truyện. Cũng như Dương Quá nếu không có mười sáu năm đau khổ, một thân một mình đi tìm ý trung nhân Tiểu Long Nữ thì làm sao có thể sáng tạo ra pho võ công “ám nhiên tiêu hồn”? Nếu hai người cứ vui vẻ sống bên nhau trong Cổ Mộ thì đâu còn là đời kiếp này nữa? Nếu cặp đôi song kiếm hợp bích này đi đâu cũng có nhau thì lấy đâu mà ám nhiên, tiêu hồn? Như Akutagawa có lần đã ví việc viết văn như một con rắn tự cắn lấy chính cái đuôi của mình, chắc chắn sẽ đến ngày tự hủy. Văn chương mang đến vinh quang thì cũng mang đến niềm thống khổ. Nếu Dazai không có một tâm tình u uẩn và một cuộc sống phóng đãng như thế sẽ không bao giờ viết được một kiệt tác như “Thất lạc cõi người”. Tác phẩm u uất như một căn phòng kín cửa. Có thể nói tầm vóc của một tác gia tương xứng với nỗi khổ đau mà anh ta phải chịu đựng. Và cưu mang.
Sau khi hoàn chỉnh “Thất lạc cõi người”, Dazai tự sát, để lại một tác phẩm dang dở là “Giã biệt”. Đời văn của Dazai chính thức chỉ có mười lăm năm. Nhưng chỉ cần một “Tà dương” hay “Nhân gian thất cách” là đủ làm cho văn đàn phải chấn động, thiên hạ phải ám nhiên tiêu hồn. Độc giả, nếu bóc tách ra được lớp văn phong hài hước của tác phẩm mà nỗ lực suy tư nghiêm chỉnh sẽ bị ám ảnh trong một thời gian dài. Đối với một tác phẩm kinh điển, vĩ đại, thời gian không tồn tại. Hãy cứ cầm lên và đọc, lúc nào nó cũng như mới nguyên, và vĩnh cửu cho đến khi toàn thể con người tuyệt diệt.
Nói chung cách suy nghĩ của Yozo là hoàn toàn cách biệt với nhân gian. Bản thân nhân vật biết rõ điều này hơn ai hết. Và rồi qua những hành động của con người trong đời sống thường ngày, Yozo thấy rõ sự bất tín của con người trong mọi hoàn cảnh lớn nhỏ. Điều này làm cho hố thẳm cách ngăn cậu và tha nhân càng sâu rộng, và sợi dây độc nhất nối kết là vai diễn hề ngày một mong manh hơn,
Tất nhiên một con người với bản chất như vậy hoàn toàn không thể nào hòa nhập vào đời sống tập thể được. Yozo khăn gói quả mướp lên Tokyo, nhập học trường cao đẳng chỉ để thấy rằng “Tôi không tài nào hòa nhập với đời sống tập thể được. Hơn nữa cứ nghe mấy lời “nhiệt tình tuổi trẻ” với “niềm tự hào tuổi trẻ” là tôi đều rùng mình ớn lạnh toàn thân. Tôi chẳng thể tắm mình trong cái “tinh thần đại học” ấy được. Cả trường học và ký túc xá đều như một đống rác với những dục vọng méo mó mà cái vai diễn hề gần như toàn bích của tôi trở nên vô dụng”.
Chẳng hứng thú gì với việc học hành, Yozo trốn đi học vẽ ở một trường tư thục khác, quen biết Horiki, một kẻ lợi dụng tàn nhẫn. Từ hắn mà Yozo biết thế nào là rượu bia, thuốc lá, đàn bà hoạt động khuynh tả và cuộc đời Yozo càng đắng cay chua chát với ba hình bóng đàn bà đi qua đời anh ta Tsuneko, Shizuko và Yoshiko (không kể làm chồng hờ của madam quán Kyobashi một thời gian) tượng trưng cho ba cuộc phiêu lưu tuyệt vọng giữa biển lớn thế gian loài người.
Đối với Yozo, đàn bà chỉ để lãng quên:
“Chẳng bao lâu sau, tôi hiểu được rằng rượu bia, thuốc lá, đàn bà là những phương pháp rất tốt để có thể lãng quên nỗi sợ hãi con người trong một thoáng chốc. Thậm chí tôi còn nghĩ rằng để thực hiện được điều này, nếu như bán hết cả những gì mình có thì tôi cũng không một chút hối hận gì”
Tham gia hoạt động chính trị cũng chỉ vì bị quyến rũ bởi cái mùi bất hợp pháp:
“Bất hợp pháp. Đối với tôi đó cũng là một niềm vui thầm lặng. Hay có thể nói là tôi cảm thấy dễ chịu với điều đó. Thật đáng sợ biết bao cái gọi là hợp pháp trong thế giới này, nó chứa đựng một nỗi dự cảm của một thứ gì như là một sức mạnh khủng khiếp mà không tài nào hiểu được. Tôi không thể ngồi trong một căn phòng máy lạnh không có cửa sổ như thế được. Chẳng thà nhảy ra ngoài, bơi lặn trong cái biển phi hợp pháp kia rồi chết chìm tôi còn cảm thấy vui hơn”.
Đoạn đường tình ái với Tsuneko, một người đàn bà có chồng, làm ở một quán bar khu Ginza bắt đầu với một món nợ ân tình và kết thúc bằng một thảm kịch. Tsuneko là người đàn bà đầu tiên làm cho Yozo cảm thấy một chút gì tình yêu tươi sáng trong cuộc đời. Có lẽ hai người như hai chiếc lá vô tình bị cuốn gần đến nhau trong dòng nghiệt ngã mù lòa:
“Dù cho Tsuneko không nói tiếng “em cô đơn” thì sự cô độc đáng sợ vô ngôn của nàng dường như tỏa ra một dòng khí lưu khắp thân hình nàng và khi ghì sát hình hài ấy, thân hình tôi cũng được dòng khí lưu bao bọc rồi tan chảy cùng với nỗi u uất của tôi. Hai thân hình thoát ra khỏi nỗi bất an sỡ hãi như hai chiếc lá khô im lặng nằm trên tảng đá dưới đáy nước sâu”
Khi cùng với Tsuneko quyết định tự sát đôi (shinju), trầm mình ở biển Kamakura, Yozo bước đầu tiên muốn thoát khỏi sổ đoạn trường, tìm về quê hương đã mất. Nhưng chuyến đi này chỉ có một mình Tsuneko đến đích, còn Yozo phải lay lắt vì nghiệp chướng còn dài:
“Tâm tình một nẻo quê chung
Người về Cố Quận, muôn trùng ta đi”
Tsuneko đã về Cố Quận, còn Yozo thì vục đầu xuống bùn. Biến chuyển này đã làm thay đổi toàn bộ cuộc đời Yozo. Anh bị bắt điều tra vì tội “hỗ trợ tự sát”, trở thành phạm nhân, khoảng cách giữa anh và cuộc đời càng trở nên xa ngút mắt.
Người đàn thứ hai của Yozo, đàng hoàng, có học thức, làm việc ở một nhà xuất bản, đã góa chồng và có một đứa con gái nhỏ Shigeko. Tuy làm thân phận của một gã chồng hờ nhưng nếu như Yozo biết an phận trong niềm hạnh phúc nhỏ bé này thì có lẽ cuộc đời anh đã khác. Cánh cửa hạnh phúc mở ra ngay trước mắt Yozo khi một đêm say lảo đảo về nhà nghe mẹ con Shizuko nói chuyện. Anh cầu khẩn thần linh ban cho mình hạnh phúc mà không biết hạnh phúc đang chờ đợi sau cánh cửa khép hờ. “Sau mỗi bức tường là một cánh cửa”. Yozo lảo đảo đi ra, bỏ mất cơ hội cuối cùng có được hạnh phúc.
Sau khi nương náu một thời gian trong quán bar khu Kyobashi, Yozo tình cờ quen được Yoshiko, một người trong trắng như băng thanh ngọc khiết. Chỉ có một điều nguy hiểm. Nàng quá cả tin. Nhưng chuyến phiêu lưu cuối cùng của Yozo khởi sự. Chàng tìm về một cái đẹp, niềm cảm hứng vẹn nguyên mà muôn đời thi sĩ ca tụng.
“Cái vẻ đẹp trinh trắng kia tôi nghĩ chỉ là cảm giác huyễn hoặc của những thi nhân ngu ngốc, nào ngờ lại hiện diện nơi đây, giữa trần gian này. Cưới nhau xong rồi, vào mùa xuân hai đứa đạp xe đi đến thác nước ngắm hoa lá rơi với dòng nước chảy. Có nghĩa là tôi đã quyết ý “một lần phân tranh thắng bại”, không do dự gì cướp lấy đóa hoa kia”.
Yozo quyết tâm bước vào cuộc chiến sau một lần phân tranh thắng bại. Với tâm nguyện cứ có một lần vui sướng lớn lao rồi về sau buồn khổ thế nào cũng được, Yozo quyết định kết hôn. Và cái mỹ đức duy nhất của vợ chàng, cái làm cho chàng tự hào, đã khiến cho chàng phải trả giá đắt.
“Vì thế hai chúng tôi kết hôn, và niềm vui tuy không lớn lao nhưng nỗi rầu buồn sau đó thì vượt quá mức tưởng tượng của tôi, đến mức có nói là “thê thảm” vẫn còn chưa đủ. Đối với tôi, cái thế gian này thật đáng sợ đến mức không thể nào tưởng nổi. Nó nhất quyết không phải là nơi mà mọi chuyện có thể quyết định dễ dàng chỉ bằng “một lần phân tranh thắng bại”như thế”.
Thực ra, Yoshiko không có tội vào cái đêm hôm đó. Nàng chỉ quá tin người mới bị người ta làm nhục. Nhưng đối với Yozo mà nói, cái mà mình tôn thờ lại bị làm mồi ngon cho kẻ lạ, cái thác nước tinh khiết dưới tàn cây xanh chỉ sau một đêm biến thành màu đỏ quạch, cái niềm tin của Yoshiko với con người bị vỡ nát từ đó về sau đã là một vết thương chí mạng.
Từ đêm đó, tóc tôi bắt đầu ngả màu bạc, tôi dần mất hết sự tự tin, nghi ngờ toàn thể con người, những hy vọng vào cuộc đời, cũng như niềm vui và sự thông cảm tiêu tan hết cả. Thực sự mà nói trong cuộc đời tôi, đây là một sự kiện mang tầm quyết định. Tôi đã bị đâm một nhát chí mạng ngay giữa ấn đường, và vết thương này từ đó về sau, mỗi lần gặp tha nhân đều không ngừng đau thương rỏ máu.
Chàng nghiện rượu rồi một đêm buồn, uống hết gói thuốc ngủ DIAL tự sát. Trời vẫn không buông tha.
Tôi nghe nói mình đã chết ba ngày ba đêm. Nghe nói bác sĩ xem đó là một tai nạn và trì hoãn việc báo cảnh sát cho tôi. Nghe nói câu đầu tiên mà tôi thì thầm sau khi tỉnh thức là “mình đã về nhà”. Cái gọi là nhà không biết là chỉ nơi nào nữa nhưng sau khi nói câu đó, nghe nói tôi đã khóc như mưa.
Cái tiếng khóc thổn thức đó cũng là nỗi niềm của Hoàng tử bé, của Trúc Phương, của những con người bị đọa đày thống khổ trong cuộc lữ miên trường. Thân phận ly khách, kẻ tha phương bất đắc dĩ, kẻ miễn cưỡng cư ngụ trần gian, mong chờ ngày về cố quận.
“Soi bóng đời bằng gương vỡ nát.
Nghe xót xa ngùi lên tròng mắt
Đoạn buồn xưa ta đã đi qua
Ngày vui tới ta vẫn chờ…”
Ngày vui chính là ngày lìa bỏ trần gian, cái ngày mà Hoàng Tử bé để cho con rắn độc cắn mình để có thể nhẹ nhàng về hành tinh nhỏ xíu của cậu, cái ngày mà Trúc Phương lìa đời trong căn nhà rách ở Sài Gòn lúc mới năm mươi sáu tuổi gia tài chỉ còn lại đúng một đôi dép, cái ngày mà Yozo tưởng dùng những liều thuốc ngủ DIAL để nhẹ nhàng đưa mình thoát khỏi hệ lụy và nỗi sợ của nhân gian. Biết đến bao giờ mới lành được tấm gương vỡ nát? Những tác phẩm lớn hầu hết đều đụng chạm đến một chủ đề nguyên thủy của con người là sự Thiếu Vắng Quê Hương và Sự Đi Tìm Trong Hoài Nhớ.
Đoạn trường đi chưa hết nên đời còn lắm phong ba. Yozo vẫn tiếp tục sống và ho ra máu. Đi đến tiệm mua thuốc thì gặp một cô chủ quán tàn phế, từ đó biết đến morphine. Nghiện morphine, để có tiền mua thuốc lại vẽ tranh xuân tình mà bán lén lút, còn quyến rũ và quan hệ với người đàn bà bất hạnh này. Cuối cùng như ngập ngụa trong vũng lầy sâu, không thể nào thoát ra được, đành tìm đến cái chết. Ý định chưa kịp thực hiện thì ông cá bơn và Horiki tìm đến dỗ dành ngon ngọt đưa vào viện tâm thần, tự nhiên hóa thành người điên. Chỉ đến khi người chờ chết, anh cả mới lên đón đưa về một làng quê ven biển cho ở một ngôi nhà tranh rách nát với một mụ già tóc tai đỏ quạch tên Tetsu. Trong vòng ba năm, Yozo lúc vui lúc buồn, lúc gầy đi lúc mập ra, lúc bị bà Tetsu đè ra mà hiếp, lúc lại cãi nhau với bà ta như vợ chồng. Và cuối cùng, đành phải chấp nhận cuộc đời mình như một phế nhân. Cái chân lý cuối cùng mà anh ta tìm thấy trong suốt cõi đọa đày muôn năm chỉ đơn giản là “tất cả đều sẽ trôi qua”. Và đời mình rồi cũng qua thành ra cứ để mặc không vui không buồn, cứ thế mà sống và “lâu rồi đời mình cũng qua” (Vũ Thành An).
Không thể nói Yozo không gắng sức lội ngược dòng định mệnh. Ba cuộc phiêu lưu của chàng với ba người đàn bà là nỗ lực đào thoát. Với Tsuneko là hành trình tìm về cố quận, với Shizuko là tìm kiếm hạnh phúc bình thường nhân gian (nhưng tiếc thay chàng chối bỏ nơi ngưỡng cửa), với Yoshiko là tìm về một thứ trắng trong nương náu tinh thần. Ba nỗ lực này thất bại thảm hại. Chàng nghiện rượu, nghiện thuốc ngủ, bị đưa vào trại tâm thần. Từ một phạm nhân thành cuồng nhân rồi phế nhân. Đó là con đường tất yếu xảy đến cho một tâm tình u uẩn mà nhạy cảm như chàng. Như madam đã nói một lời sau chót “dù cho uống rượu, Yochan vẫn là một người tốt, một thiên thần” để chiêu niệm cho một cuộc đời lận đận trắc trở phản chiếu hình bóng của chính Dazai Osamu.
Tuy “thất lạc cõi người” là một tiểu thuyết ngắn nhưng cách xây dựng nhân vật và nội dung tác phẩm thật gây xúc động lòng người. Giọng văn hài hước, đôi khi có chút khoa trương khiến ta nhiều lần phá ra cười xong lại bùi ngùi cảm động. Có thể nói cùng viết về con người nổi loạn, tuổi trẻ hủy thân thì tác phẩm này là kinh điển nếu so với những tác phẩm văn học hiện đại khác. Murakami Ryu trong tác phẩm “69” chỉ đơn thuần miêu tả một thời tươi đẹp và nổi loạn của tuổi trẻ những năm 60 nhưng đơn thuần chỉ là kỷ niệm. Còn Dazai trong “Thất lạc cõi người” đã đưa hết những tích chứa của đời mình về khắc khoải nhân sinh, về day dứt siêu hình của con người trên cõi thế. Những trăn trở của nhân vật đi sâu đến nỗi không chỉ nhân vật muốn tự sát mà chính chúng ta cơ hồ cũng như ngạt thở mà rằng “người mà đến thế thì thôi, đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi” (Nguyễn Du). Riêng về cách xây dựng tác phẩm thì việc Dazai để cho nhân vật chính kể lại đời mình qua ba quyển sổ ghi chép có thể đã ảnh hưởng đến một nhà văn Nhật hiện đại khác là Abe Kobo. Trong tác phẩm “Gương mặt kẻ khác” (Tanin nokao), Abe cũng để cho người vợ của một kỹ sư hóa học bị cháy gương mặt tìm đến một căn phòng đọc những quyển sổ ghi chép của chồng mình, tìm hiểu những suy nghĩ và cảm xúc của anh ta sau thời gian mang chiếc mặt nạ giả t
“Thất lạc cõi người” đã được dựng thành phim, được vẽ thành truyện tranh và bản thân cuộc đời Dazai cũng được lên màn ảnh. Truyện tranh “Thất lạc cõi người” xuất bản lần đầu vào tháng 8 năm 2007, đến tháng 7 năm 2009 đã được tái bản đến lần thứ mười hai, với số sách bán được trên hai triệu bốn ngàn bản. Riêng tác phẩm khổ bỏ túi “Nhân gian thất cách” đã được tái bản lần thứ một trăm bảy mươi tư kể từ ngày xuất bản vào năm 1948.
Ám nhiên tiêu hồn:
Trong “Thần điêu hiệp lữ”, Kim Dung đã xây dựng được một cặp đôi kỳ tuyệt là Dương Quá và Tiểu Long Nữ. Sư phụ của Tiểu Long Nữ là Lâm Triêu Anh vì hận tình với Vương Trùng Dương, tổ sư Toàn Chân Giáo mà cam tâm sống trong Cổ mộ, tinh tuyển hai nữ đệ tử đẹp thiên kiều bá mỵ là Lý Mạc Sầu tàn độc như hổ và Tiểu Long Nữ lạnh lùng như băng. Lý Mạc Sầu theo gương sư phụ, hận tình với Lục Triển Nguyên mà biến thành nữ ma đầu cuối cùng chết cháy ở Tuyệt Tình Cốc. Tiểu Long Nữ một đời băng thanh ngọc khiết, yêu thương đệ tử là Dương Quá, chỉ muốn hai người vĩnh viễn sống trong Cổ Mộ, không bước chân ra chốn hiểm ác giang hồ. Nhưng “tàu xa dần rồi, thôi tiếc thương chi khi người ra đi vì đời” (Trúc Phương), “nhân tại giang hồ thân bất do kỷ”, cặp đôi chia rẽ rồi trùng phùng rồi chia rẽ và trùng phùng thành một đôi “song kiếm hợp bích”, thần thoại võ lâm. Tiểu Long Nữ thì bị Doãn Chí Bình làm nhục, Dương Quá thì bị Quách Phù, con của Quách Tĩnh và Hoàng Dung chặt đứt cánh tay trái. Gian hiểm trùng trùng, ân oán chập chồng, căn tình sâu kết vĩnh viễn cưu mang. Trong mười sáu năm trời xa cách và đi tìm Tiểu Long Nữ, Dương Quá nhờ cơ duyên gặp được truyền nhân của Độc Cô Cầu Bại là một con chim điêu và luyện công đến mức đăng phong tạo cực. Kết tinh cả nỗi u uất của mình, Dương Quá đã sáng tạo ra một môn võ công là “Ám nhiên tiêu hồn”. Tên gọi của chưởng pháp này Kim Dung lấy ý từ một câu thơ của Giang Yêm “ám nhiên tiêu hồn giả, duy biệt nhi dĩ hỉ” (Cái làm tiêu tán hồn người chỉ có nỗi ly biệt mà thôi). “Ám nhiên tiêu hồn” gồm các biến chiêu u uất với tên gọi kỳ dị như “Đà nê đới thủy”, “Cùng đường mạt lộ”, “Vô trung sinh hữu”…chỉ phát hết uy lực khi bản thân lâm vào hiểm cảnh. Chưởng pháp này cuối cùng đã cứu mạng Dương Quá trong cuộc chiến với Kim Luân Pháp Vương tại thành Tương Dương.
Mượn tên gọi này để thay lời kết cho bài viết này về mối tương quan giữa tài hoa và khổ lụy của người nghệ sĩ. Cái mang đến cho anh vinh quang cũng là cái mang đến cho anh sự đọa đày. Tất cả những tác phẩm lớn đều được chắp cánh bay lên từ cuộc đời bùn lầy ngập ngụa của tác giả. Nhiều khi sự trả giá lớn bằng cả cuộc đời.
Dù muốn hay không, ta cũng phải nhận thấy rằng cuộc đời phóng đãng và bi thảm của Dazai mỉa mai thay lại đem đến sự thành công của những tác phẩm mang tính tự truyện. Cũng như Dương Quá nếu không có mười sáu năm đau khổ, một thân một mình đi tìm ý trung nhân Tiểu Long Nữ thì làm sao có thể sáng tạo ra pho võ công “ám nhiên tiêu hồn”? Nếu hai người cứ vui vẻ sống bên nhau trong Cổ Mộ thì đâu còn là đời kiếp này nữa? Nếu cặp đôi song kiếm hợp bích này đi đâu cũng có nhau thì lấy đâu mà ám nhiên, tiêu hồn? Như Akutagawa có lần đã ví việc viết văn như một con rắn tự cắn lấy chính cái đuôi của mình, chắc chắn sẽ đến ngày tự hủy. Văn chương mang đến vinh quang thì cũng mang đến niềm thống khổ. Nếu Dazai không có một tâm tình u uẩn và một cuộc sống phóng đãng như thế sẽ không bao giờ viết được một kiệt tác như “Thất lạc cõi người”. Tác phẩm u uất như một căn phòng kín cửa. Có thể nói tầm vóc của một tác gia tương xứng với nỗi khổ đau mà anh ta phải chịu đựng. Và cưu mang.
Sau khi hoàn chỉnh “Thất lạc cõi người”, Dazai tự sát, để lại một tác phẩm dang dở là “Giã biệt”. Đời văn của Dazai chính thức chỉ có mười lăm năm. Nhưng chỉ cần một “Tà dương” hay “Nhân gian thất cách” là đủ làm cho văn đàn phải chấn động, thiên hạ phải ám nhiên tiêu hồn. Độc giả, nếu bóc tách ra được lớp văn phong hài hước của tác phẩm mà nỗ lực suy tư nghiêm chỉnh sẽ bị ám ảnh trong một thời gian dài. Đối với một tác phẩm kinh điển, vĩ đại, thời gian không tồn tại. Hãy cứ cầm lên và đọc, lúc nào nó cũng như mới nguyên, và vĩnh cửu cho đến khi toàn thể con người tuyệt diệt.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook