Mất Tư Cách Làm Người
-
Chương 16: Dazai Osamu – Tài hoa bị vây trong cùng khốn
Trong lịch sử văn học Nhật Bản cho đến bây giờ chưa có một nhà văn nào có số phận bi thảm, phải tự sát đến năm lần như Dazai Osamu. Bi kịch của ông một phần do hoàn cảnh khách quan nhưng một phần do tính cách tạo thành định mệnh. Là một trong những nhân vật chủ chốt của trường phái vô lại, một nhóm nhà văn có khuynh hướng nổi loạn và tự hủy sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đời và văn nghiệp của Dazai minh chứng cho sự bế tắc thời hậu chiến và bi kịch cá nhân không thể giãi bày cuối cùng đi đến vứt bỏ cuộc đời (misute). Hầu hết những tác phẩm thành công của ông đều ít nhiều mang tính chất tự thuật với một văn phong hài hước, nhưng là một kiểu hài hước đen. Đặc biệt trong kiệt tác “thất lạc cõi người”, tính chất ghé thăm thuật ẩn chứa trong đó cùng với những phân tích tâm lý chiều sâu có thể nói là một chìa khóa then chốt cho ta tìm hiểu về văn nghiệp của một tác gia lẫy lừng và cũng đầy tai tiếng này.
Dazai Osamu và dòng văn học “Vô lại phái”:
“Vô lại phái” (Buraiha) là tên gọi một trường phái gồm 7,8 tám tác giả Nhật Bản tiêu biểu sau thế chiến thứ hai, sáng tác cùng một khuynh hướng phản kháng xã hội và nổi loạn đi đến tự hủy trong cách sống cũng như trong văn nghiệp. Những tác giả chính gồm có Sakaguchi Ango (1906-1955), Odasaku no suke (1913-1947), Dazai Osamu (1909-1948), Ishikawa Jun (1899-1987), Takami Jun (1907-1965), Tanaka Hidemitsu (1913-1949), Dan Kazuo (1912-1976).Phái này còn có tên khác là “Tân kịch tác phái” (Shingesakuha). Sỡ dĩ có tên gọi này là vì nhà văn Sakaguchi trong bài tiểu luận “Kịch tác giả văn học luận” hay trong bài truy điệu Odasaku no suke “Phản nghịch Osaka, cái chết của Odasaku no suke”, đã nhấn mạnh đến tính trọng yếu của tính kịch trong văn học và chủ trương phản lại văn học chính thống như văn học chữ Hán và thơ waka để cố gắng phục hồi lại tinh thần “kịch tính” thời Edo dựa trên tính hài hước, trào lộng và đại chúng. Tư tưởng “phục hồi tính kịch” này được thấy rõ trong nhiều tiểu luận của Dazai Osamu như “Như thị ngã văn” (Như tôi nghe thấy) đã phê phán mãnh liệt Shiga Naoya (1883-1971) (người nổi tiếng về lối viết đơn giản và đẹp đẽ trong tác phẩm và tùy bút) hay trong luận văn “Về hài kịch” của Sakaguchi. Tinh thần này còn được thể hiện xuyên suốt qua văn nghiệp của Dazai từ tác phẩm “Vãn niên” (1936) đến tác phẩm dang dở cuối cùng là “Goodbye” (Giã biệt) hay trong tuyển tập “Văn học của tính khả thể” của Odasaku no suke. Còn tên gọi “vô lại phái” có lẽ chịu ảnh hưởng từ hai tập tùy bút nổi tiếng của Sakaguchi là “Luận về trụy lạc” (Trụy lạc luận) xuất bản tháng 4 năm 1946 và “Luận về văn học suy đồi” in tháng 10 cùng năm.
Nhìn chung chủ đề chính trong các tác phẩm của những nhà văn này là phản kháng văn học truyền thống và những giá trị luân lý thời hậu chiến. Hầu hết các tác giả đều mang thái độ tự ngược đãi, tự hủy và suy đồi. Tiêu biểu là những tác phẩm “Người vợ Villon”, “Tà dương”, “Thất lạc cõi người” của Dazai Osamu, “Ngu ngốc” (Bạch tri), “Đi tìm tình yêu” của Sakaguchi Ango…
Chính vì thái độ sống tự hủy, ruồng rẫy bản thân và phản kháng lại xã hội nên hầu hết các nhà văn trong trường phái này có một số phận vô cùng bi đát. Trừ nhà văn Ishikawa Jun thì những nhà văn còn lại đều bệnh và tự sát khi tuổi đời còn rất trẻ. Odasaku no suke chết năm 34 tuổi vì xuất huyết phổi, Sakaguchi Ango chết năm 49 tuổi vì phình mạch máu não, Dan Kazuo chết năm 64 tuổi và Takami Jun chết năm 58 tuổi vì ung thư. Riêng Dazai Osamu thì tự sát đến lần thứ năm mới toại nguyện, chết năm 39 tuổi. Tanaka Hidemitsu, đàn em của Dazai, người xem Dazai như một người anh tinh thần đã sốc nặng trước cái chết bất ngờ của ông khiến tinh thần suy sụp, rồi nghiện rượu, lạm dụng thuốc, tâm thần bất ổn và cuối cùng tự sát ngay trước mộ Dazai chỉ một năm sau đó (1949) khi mới ba mươi sáu tuổi đầu. Tác phẩm mà Tanaka Hidemitsu kịp để lại có “Chồn hoang” (Dã hồ) và… “Vĩnh biệt” (Sayonara).
Cuộc đời và văn nghiệp của Dazai Osamu:
Dazai Osamu, tên thật là Tsushima Shuuji (Tân Đảo Tu Trị), sinh ngày 19 tháng 6 năm 1909 trong một gia đình đại địa chủ vùng Tsugaru, tỉnh Aomori, phía đông bắc Nhật Bản. Trong đại gia đình có mười một anh chị em, Dazai là người con thứ mười nhưng lại là người con trai thứ sáu. Lúc ông sinh ra thì anh cả và người anh thứ đã qua đời. Cha ông từng làm huyện ủy, nghị viên hạ Viện rồi Thượng Viện, là một danh sĩ được tôn kính trong vùng.
Năm 1916, Dazai nhập học tiểu học. Tháng 3 năm 1923, khi chuẩn bị nhập học trường trung học Aomori thì cha mất. Năm 17 tuổi đã cùng bạn bè phát hành tạp chí văn học, nuôi mộng trở thành nhà văn. Khi học khoa văn trường cao đẳng, cùng với việc say sưa đọc truyện của Akutagawa và Izumi Kyoka (1873-1939), Dazai bắt đầu tham gia hoạt động cộng sản.
Năm 1929, dưới ảnh hưởng của văn học vô sản, Dazai ra mắt tạp chí “Tế bào văn nghệ”, cùng với việc công bố những tác phẩm của mình dưới tên giả là Tsujishima Shuuji (Tử Đảo Chúng Nhị) và đôi khi dùng cả tên thật của mình. Tháng 12 năm đó, do khổ não về nguồn gốc xuất thân địa chủ của mình nên tự sát bằng thuốc ngủ nhưng được cứu sống.
Năm 1930, ông tốt nghiệp cao đẳng học hiệu với thành tích thứ 46 trên 76 người. Dù không biết tiếng Pháp nhưng vì ngưỡng mộ văn học Pháp nên ông đã chọn ban này khi nhập học trường Đại học đế quốc Tokyo. Do hoàn toàn không hiểu gì về bài giảng (chắc giảng bằng tiếng Pháp?) nên ông đã trốn học mà tham gia các hoạt động của chủ nghĩa cộng sản. Và cũng vì nuôi mộng làm nhà văn mà ông trở thành đệ tử của nhà văn Ibuse Matsuji. Bắt đầu từ giai đoạn này trở đi bắt đầu chính thức dùng bút danh Dazai Osamu (Thái Tể Trị) trong các tác phẩm của mình. Việc học hành đại học của ông không mấy tốt đẹp. Bị lưu ban đồng thời nợ tiền học phí. Tương truyền rằng trong kỳ thi tốt nghiệp vấn đáp, giáo viên đã nói đùa rằng chỉ cần nói ra được tên của một giảng viên trong trường thì sẽ cho tốt nghiệp nhưng vì Dazai hầu như không tham gia buổi học nào nên đến tên của một giáo viên còn không biết mà trả lời. Đã thế, giai đoạn này ông quen một nữ phục vụ quán cà phê tên Shimeko (1912-1930) và rủ nàng trầm mình tự sát ở biển Kamakura nhưng chỉ có nàng chết còn ông thì sống sót.
Năm 1933, ông bắt đầu viết những truyện ngắn như “xe lửa” (ressha) và “Ngư phục ký” đăng trên các tạp chí của nhóm văn học. Năm 1935, đăng truyện “Nghịch hành” trên tạp chí Văn nghệ. Đây là truyện đầu tiên ông gửi đăng ngoài tạp chí văn học nhóm và ngay lập tức lọt vào danh sách những truyện được đề cử giải thưởng văn học Akutagawa nhưng cuối cùng không được giải. Bị một thành viên ban giám khảo là nhà văn nổi tiếng Kawabata Yasunari phê bình là “tác giả phảng phất cái mùi của một cuộc sống hạ đẳng” Dazai đã phản kích lại trên tạp chí văn nghệ là “nuôi con chim nhỏ, đi xem ca múa thì cuộc sống cao sang à?” (ám chỉ truyện “Cầm thú” và “Vũ nữ xứ Izu” của Kawabata). Sau đó, do không được vào làm ở một tòa soạn báo, ông lại tự sát nhưng được cứu sống. Cùng năm này ông được quen biết với nhà văn Sato Haruo. Sato là một thành viên trong ban chấm giải Akutagawa và đã đánh giá Dazai Osamu rất cao. Đến lần thứ hai Dazai kỳ vọng Sato sẽ đánh trống khua chiêng cho tác phẩm của mình nhưng kết quả năm đó là “không có tác giả nào xứng đáng được trao giải”. Đến lần thứ ba, Dazai thậm chí còn viết một bức thư khẩn cầu gửi cho kẻ cừu thù của mình là nhà văn Kawabata nhưng vì thể lệ cuộc thi quy định là những tác giả đã có tác phẩm lọt vào vòng chung kết giải trong quá khứ thì sẽ không được xếp vào đối tượng tuyển chọn nên lần này ngay cả việc lọt vào danh sách chung khảo cũng không được nữa.
Năm 1936, Dazai chuyên tâm điều trị chứng nghiện thuốc an thần nhưng vẫn lo việc xuất bản tác phẩm “Vãn niên” (Bannen). Đến năm sau, Dazai lại cùng với vợ là Koyama tự sát bằng thuốc ngủ nhưng một lần nữa tại tự sát không thành.
Năm 1938, được nhà văn Ibuse Matsuji mời đến lưu tại một trà quán ở tỉnh Yamanashi ba tháng. Và qua sự giới thiệu của nhà văn Ibuse, Dazai đã kết hôn với một cô gái con nhà người quen của Ibuse là Ishihara (những truyện này Dazai đã tường thuật lại trong truyện ngắn “Một trăm cảnh núi Phú Sĩ”). Sau khi lập gia đình, tinh thần của Dazai đã an định lại và cho ra nhiều truyện ngắn xuất sắc như “Một trăm cảnh núi Phú Sĩ”, “Chạy đi Melosu”. Trong thời chiến tranh, Dazai cũng tiếp tục sáng tác đều đặn. Năm 1947, tiểu thuyết “Tà dương” (Shayo) miêu tả một gia đình quý tộc sa sút ra đời, thành công vang dội và Dazai trở thành một tác gia nổi tiếng đương thời. Quyển tiểu thuyết này nổi tiếng đến mức trong tiếng Nhật hiện nay có từ “Tà dương tộc” (Shayouzoku) để chỉ cảnh những gia đình thượng lưu bị sa sút vì một biến chuyển gấp gáp nào đó của xã hội.
Năm 1948, sau khi viết xong tác phẩm “Thất lạc cõi người” và “Anh đào”, Dazai cùng với người tình là Yamasaki Tomie (1917-1948) trầm mình tự sát tại hồ nước ngọt Tamagawa, để lại di cảo còn dang dở mang tên “Giã biệt”. Có nhiều giả thuyết về cái chết của Dazai. Một thuyết cho rằng đó là “tự sát tình yêu” (shinju). Một thuyết khác cho thấy trong di thư để lại, Dazai viết “tôi không thể viết tiểu thuyết được nữa” rồi vì sức khỏe suy sụp cộng với khổ não vì có một người con trai mang bệnh Down nên tự sát. Thi thể của cặp đôi này được tìm thấy vào đúng ngày sinh nhật của Dazai Osamu, ngày 19 tháng 6. Hơn nữa, có một điểm trùng hợp theo một nhà văn đồng hương với Dazai thì truyện “Anh đào” đầu tiên Dazai định đặt tên là “ngày giỗ hoa đào”. Mộ của Dazai hiện đặt tại chùa Thiền Lâm tự ở Tokyo thu hút rất nhiều người ái mộ đến viếng thăm.
Từ năm 1999, ngôi nhà của Dazai “Tà dương quán” ở quê nhà đã trở thành nhà lưu niệm Dazai. Cuộc đời của Dazai cũng được dựng thành phim năm 1992.
Cuộc đời của Dazai có thể tóm gọn trong hai từ là đau thương và vỡ mộng. Tác phẩm của ông mang tính phản kháng mà nhân văn, rất gần gũi với con người. Những tác phẩm của Dazai hầu hết lấy cảm hứng và đề tài từ chính những kinh nghiệm bản thân được viết bằng một văn phong hài hước u mặc. Một cách chân thành, Dazai khắc họa rất thành thực sự yếu đuối và tuyệt vọng rất con người, không lên gân giả tạo. Cho dù là trong những truyện rất ngắn đi nữa như “Trời sáng” hay “Biển” thì sự thành thật đáng quý ấy cũng làm ta rung động. Nhân vật chính trong truyện “Trời sáng” là một nhà văn ham chơi, thường không hoàn thành công việc nên mới tìm một chỗ kín đáo không ai biết để có thể tập trung viết lách. Nhưng đấy là căn phòng của một phụ nữ trẻ làm nhân viên ngân hàng khu Nihonbashi. Nàng ta đi làm từ sáng sớm đến chiều tối mới về nên nhà văn có thể thảnh thơi viết lách một mình đến khoảng 4, 5 giờ chiều thì quay trở về nhà. Nhưng có một đêm khuya say rượu không thể về nhà được nữa, nhà văn mới ngủ lại ở phòng cô gái. Nửa đêm thức dậy, muốn uống rượu nhưng lại sợ nguy hiểm cho Kikuchan (tên cô gái) thành nhà văn mới bảo cô gái thắp đèn cầy rồi uống một ly rượu dỗ giấc ngủ. Nhưng đèn sắp cháy hết, còn cơn say không tiêu tán mà còn đốt nóng toàn thân gấp rút khiến nhà văn thêm bạo dạn. Dục vọng thiêu đốt, nhà văn đành buông xuôi đầu hàng. Nhưng thật là may, ngay khi ngọn đèn sáp cháy hết thì trời vừa hửng sáng. Nhà văn vùng dậy mặc áo xống đi về nhà. Một câu truyện cực hay. Nhà văn và cô gái đều giữ được mình không phải nhờ giữ vững lập trường hay vững vàng quan niệm trinh tiết gì cả mà hoàn toàn nhờ may mắn là lúc đó trời vừa hửng sáng. Không thể chối bỏ là con người vốn yếu đuối, nhiều giây phút ngã lòng. Nếu như đèn cháy hết nhanh một chút, trời chậm sáng hơn một chút thì ai biết chuyện gì sẽ xảy ra. Người đọc với tác giả và cô gái đều vừa chợt nghĩ “thôi, xong rồi, buông xuôi thôi” thì vừa may trời sáng. Truyện kết nhẹ nhàng mà khiến người đọc thở phù nhẹ nhõm như thể mới bước đi trên dây qua một vực sâu vậy. Giả sử nếu mọi chuyện diễn ra theo kiểu buông xuôi thì không còn gì để nói. Giả sử như nhà văn và cô gái hiên ngang giữ vững lập trường cách mạng, kiên quyết đấu tranh với dục vọng đê hèn thì chỉ truyện còn lại một thứ minh họa đạo đức cứng nhắc mà thôi. Nhờ may mắn mà giữ được mình, thật con người và tội nghiệp. Và chính sự thành thật, thành thật đến mức bi đát này là một điểm son chói sáng trong tác phẩm của Dazai Osamu, khiến ông được độc giả yêu mến mãi đến tận sau này.
Trong truyện “Biển”, người cha nhớ lại một trong những kỷ niệm yêu quý nhất của mình đó là lần đầu tiên được nhìn thấy biển vào năm mười tuổi. Và Nhật Bản trong thời chiến, bị không tập phải đi sơ tán liên miên, không biết sống chết lúc nào nên người cha muốn cho con gái năm tuổi được nhìn thấy biển một lần trong đời. Cũng may trên đường sơ tán bằng xe lửa về quê đi ngang qua biển. Sự háo hức của anh bị dội một gáo nước lạnh khi đứa con gái thản nhiên mà cho đó chỉ là sông thôi, người mẹ cũng ngái ngủ mà rằng ừ con sông đấy nhỉ. Cuối cùng “lòng bực bội, chán ngán, tôi lặng ngắm biển trong hoàng hôn, một mình”. Cái sự vỡ mộng với tha nhân của Dazai luôn phảng phất ít nhiều trong các tác phẩm của ông. Không chỉ đối với người lớn mà cả trẻ em nhiều lần cũng làm Dazai sửng sốt. Ngoài truyện “Biển” này, trong “Thất lạc cõi người”, ta cũng thấy nhân vật chính Yozo tưởng cô bé Shigeko, con của người tình Shizuko là niềm an ủi giải khuây của mình vì cô bé rất yêu quí Yozo nhưng không ngờ cô bé cũng ước ao cha thật của mình quay trở về. Điều này làm Yozo choáng váng và hoảng sợ thêm về “tha nhân không thể hiểu”.
Điểm đặc biệt trong các sáng tác của Dazai Osamu, theo như nhà nghiên cứu Okuno Takeo (Áo Dã Kiện Nam) đã chỉ ra trong bài viết của mình “chất hài hước là đặc trưng lớn trong toàn thể sáng tác của Dazai. Trong bất kỳ tác phẩm nào, ta cũng thấy tiềm tại một lối xưng hô ngôi thứ hai như “này bạn”, “này quý vị”, “này em”. Điều này khiến cho độc giả cảm giác thân mật như thể Dazai đang nói chuyện trực tiếp với mình vậy”
Hơn nữa, tác phẩm của Dazai mang tính phổ quát rất cao. Nhà nghiên cứu Okuno Takeo viết “các tác giả khác như Tanizaki Junichiro, Kawabata Ysunari, Mishima Yukio mang đến cho độc giả một cảm giác của “phương trời xa xứ lạ”(exoticism) còn tác phẩm của Dazai khiến cho người đọc quên mất tác giả là người Nhật Bản, chỉ thấy nỗi cảm động như thể chuyện của mình đang được viết ra mà thôi”. Chính điều đó có lẽ làm cho tác phẩm của Dazai ngày càng thu hút độc giả. Những kiệt tác của ông như “Tà dương”, “Thất lạc cõi người” được tái bản nhiều lần, được dựng thành phim, thậm chí còn được chuyển thể thành truyện tranh.
Thất lạc cõi người:
“Thất lạc cõi người” là một kiệt tác bi thảm. Kiệt tác này lại được viết bằng văn phong hài hước, qua chính lời kể của nhân vật chính viết lại đời mình khiến cái khí hậu văn chương trong truyện càng thêm chua chát ảm đạm, cái hài hước đã biến thành một loại hài hước đen. Nguyên tác “nhân gian thất cách” có nghĩa là “mất tư cách làm người”, một kẻ từ nỗi hãi sợ con người đi đến tự hủy cuối cùng làm một kẻ bên lề xã hội, làm một phạm nhân, một cuồng nhân và cuối cùng là một phế nhân. Ngay câu đầu tác phẩm, để tổng kết cuộc đời mình, nhân vật Yozo đã viết “tôi đã sống một cuộc đời đầy hổ thẹn”. Cuộc đời đầy hổ thẹn đó đi qua những ngộ nhận trong việc tìm hiểu về thế gian và nhân gian. Nếu như Lý Mạc Sầu suốt đời ôm mối u tình với Lục Triển Nguyên đi lang thang mà hỏi “hỡi thế gian tình là vật chi, cõi đời sinh tử biệt ly, trời nam đất bắc?” (vấn thế gian tình thị hà vật, trực giáo sinh tử tương hứa, thiên nam địa bắc song phi khách…) thì Yozo cũng “hỏi thần linh, thế gian là vật chi?” (vấn thần linh, thế gian thị hà vật), và “tội lỗi là gì?”. Trên con đường tìm hiểu đó, điều đầu tiên mà anh ta làm là khoác một bộ mặt hề để chọc cười mọi người để quên đi nỗi sợ chính con người.
“Đó là hành động tìm kiếm tình yêu cuối cùng của tôi đối với con người. Dù sợ hãi con người đến cùng cực nhưng tôi dường như không thể nào dứt bỏ được con người. Vì vậy tôi gắng nối kết với con người bằng một sợi dây mong manh của chú hề. Bề ngoài thì cười liên miên bất tuyệt còn bên trong luôn toát mồ hôi vì thập phần nguy hiểm có thể nói đến mức thử ngàn lần mà không biết chắc có lần nào thành công hay không”.
Cái bi kịch của Yozo ngay từ khi còn nhỏ là thấy mình khác với nhân gian, không thể nào hiểu được suy nghĩ của người khác, thêm vào đó là không có khả năng lựa chọn, không có khả năng từ chối yêu cầu của nhân gian từ đó mà hình thành tâm lý hãi sợ nhân gian và thế gian đến cùng cực. Cái vai diễn hề mà anh ta tìm ra đó chính là một giải pháp tuyệt diệu và duy nhất để phòng vệ và sống còn.
“Tôi nghĩ rằng bất cứ điều gì cũng được nhưng chỉ cần làm cho người ta cười thì cho dù tôi có ở bên ngoài “cuộc sống” của tha nhân thì họ chắc cũng chẳng thèm để ý đến. Mà tốt nhất là không được làm vướng mắt họ, phải trở nên vô hình như gió như bầu trời vậy. Nhờ vai diễn hề, tôi chọc cười mọi người trong gia đình. Ngay cả đối với những người hầu cận, tôi cũng ráng sức mà diễn vì tôi cảm thấy họ đáng sợ và không thể hiểu được hơn cả những người trong gia đình tôi”
Dazai Osamu và dòng văn học “Vô lại phái”:
“Vô lại phái” (Buraiha) là tên gọi một trường phái gồm 7,8 tám tác giả Nhật Bản tiêu biểu sau thế chiến thứ hai, sáng tác cùng một khuynh hướng phản kháng xã hội và nổi loạn đi đến tự hủy trong cách sống cũng như trong văn nghiệp. Những tác giả chính gồm có Sakaguchi Ango (1906-1955), Odasaku no suke (1913-1947), Dazai Osamu (1909-1948), Ishikawa Jun (1899-1987), Takami Jun (1907-1965), Tanaka Hidemitsu (1913-1949), Dan Kazuo (1912-1976).Phái này còn có tên khác là “Tân kịch tác phái” (Shingesakuha). Sỡ dĩ có tên gọi này là vì nhà văn Sakaguchi trong bài tiểu luận “Kịch tác giả văn học luận” hay trong bài truy điệu Odasaku no suke “Phản nghịch Osaka, cái chết của Odasaku no suke”, đã nhấn mạnh đến tính trọng yếu của tính kịch trong văn học và chủ trương phản lại văn học chính thống như văn học chữ Hán và thơ waka để cố gắng phục hồi lại tinh thần “kịch tính” thời Edo dựa trên tính hài hước, trào lộng và đại chúng. Tư tưởng “phục hồi tính kịch” này được thấy rõ trong nhiều tiểu luận của Dazai Osamu như “Như thị ngã văn” (Như tôi nghe thấy) đã phê phán mãnh liệt Shiga Naoya (1883-1971) (người nổi tiếng về lối viết đơn giản và đẹp đẽ trong tác phẩm và tùy bút) hay trong luận văn “Về hài kịch” của Sakaguchi. Tinh thần này còn được thể hiện xuyên suốt qua văn nghiệp của Dazai từ tác phẩm “Vãn niên” (1936) đến tác phẩm dang dở cuối cùng là “Goodbye” (Giã biệt) hay trong tuyển tập “Văn học của tính khả thể” của Odasaku no suke. Còn tên gọi “vô lại phái” có lẽ chịu ảnh hưởng từ hai tập tùy bút nổi tiếng của Sakaguchi là “Luận về trụy lạc” (Trụy lạc luận) xuất bản tháng 4 năm 1946 và “Luận về văn học suy đồi” in tháng 10 cùng năm.
Nhìn chung chủ đề chính trong các tác phẩm của những nhà văn này là phản kháng văn học truyền thống và những giá trị luân lý thời hậu chiến. Hầu hết các tác giả đều mang thái độ tự ngược đãi, tự hủy và suy đồi. Tiêu biểu là những tác phẩm “Người vợ Villon”, “Tà dương”, “Thất lạc cõi người” của Dazai Osamu, “Ngu ngốc” (Bạch tri), “Đi tìm tình yêu” của Sakaguchi Ango…
Chính vì thái độ sống tự hủy, ruồng rẫy bản thân và phản kháng lại xã hội nên hầu hết các nhà văn trong trường phái này có một số phận vô cùng bi đát. Trừ nhà văn Ishikawa Jun thì những nhà văn còn lại đều bệnh và tự sát khi tuổi đời còn rất trẻ. Odasaku no suke chết năm 34 tuổi vì xuất huyết phổi, Sakaguchi Ango chết năm 49 tuổi vì phình mạch máu não, Dan Kazuo chết năm 64 tuổi và Takami Jun chết năm 58 tuổi vì ung thư. Riêng Dazai Osamu thì tự sát đến lần thứ năm mới toại nguyện, chết năm 39 tuổi. Tanaka Hidemitsu, đàn em của Dazai, người xem Dazai như một người anh tinh thần đã sốc nặng trước cái chết bất ngờ của ông khiến tinh thần suy sụp, rồi nghiện rượu, lạm dụng thuốc, tâm thần bất ổn và cuối cùng tự sát ngay trước mộ Dazai chỉ một năm sau đó (1949) khi mới ba mươi sáu tuổi đầu. Tác phẩm mà Tanaka Hidemitsu kịp để lại có “Chồn hoang” (Dã hồ) và… “Vĩnh biệt” (Sayonara).
Cuộc đời và văn nghiệp của Dazai Osamu:
Dazai Osamu, tên thật là Tsushima Shuuji (Tân Đảo Tu Trị), sinh ngày 19 tháng 6 năm 1909 trong một gia đình đại địa chủ vùng Tsugaru, tỉnh Aomori, phía đông bắc Nhật Bản. Trong đại gia đình có mười một anh chị em, Dazai là người con thứ mười nhưng lại là người con trai thứ sáu. Lúc ông sinh ra thì anh cả và người anh thứ đã qua đời. Cha ông từng làm huyện ủy, nghị viên hạ Viện rồi Thượng Viện, là một danh sĩ được tôn kính trong vùng.
Năm 1916, Dazai nhập học tiểu học. Tháng 3 năm 1923, khi chuẩn bị nhập học trường trung học Aomori thì cha mất. Năm 17 tuổi đã cùng bạn bè phát hành tạp chí văn học, nuôi mộng trở thành nhà văn. Khi học khoa văn trường cao đẳng, cùng với việc say sưa đọc truyện của Akutagawa và Izumi Kyoka (1873-1939), Dazai bắt đầu tham gia hoạt động cộng sản.
Năm 1929, dưới ảnh hưởng của văn học vô sản, Dazai ra mắt tạp chí “Tế bào văn nghệ”, cùng với việc công bố những tác phẩm của mình dưới tên giả là Tsujishima Shuuji (Tử Đảo Chúng Nhị) và đôi khi dùng cả tên thật của mình. Tháng 12 năm đó, do khổ não về nguồn gốc xuất thân địa chủ của mình nên tự sát bằng thuốc ngủ nhưng được cứu sống.
Năm 1930, ông tốt nghiệp cao đẳng học hiệu với thành tích thứ 46 trên 76 người. Dù không biết tiếng Pháp nhưng vì ngưỡng mộ văn học Pháp nên ông đã chọn ban này khi nhập học trường Đại học đế quốc Tokyo. Do hoàn toàn không hiểu gì về bài giảng (chắc giảng bằng tiếng Pháp?) nên ông đã trốn học mà tham gia các hoạt động của chủ nghĩa cộng sản. Và cũng vì nuôi mộng làm nhà văn mà ông trở thành đệ tử của nhà văn Ibuse Matsuji. Bắt đầu từ giai đoạn này trở đi bắt đầu chính thức dùng bút danh Dazai Osamu (Thái Tể Trị) trong các tác phẩm của mình. Việc học hành đại học của ông không mấy tốt đẹp. Bị lưu ban đồng thời nợ tiền học phí. Tương truyền rằng trong kỳ thi tốt nghiệp vấn đáp, giáo viên đã nói đùa rằng chỉ cần nói ra được tên của một giảng viên trong trường thì sẽ cho tốt nghiệp nhưng vì Dazai hầu như không tham gia buổi học nào nên đến tên của một giáo viên còn không biết mà trả lời. Đã thế, giai đoạn này ông quen một nữ phục vụ quán cà phê tên Shimeko (1912-1930) và rủ nàng trầm mình tự sát ở biển Kamakura nhưng chỉ có nàng chết còn ông thì sống sót.
Năm 1933, ông bắt đầu viết những truyện ngắn như “xe lửa” (ressha) và “Ngư phục ký” đăng trên các tạp chí của nhóm văn học. Năm 1935, đăng truyện “Nghịch hành” trên tạp chí Văn nghệ. Đây là truyện đầu tiên ông gửi đăng ngoài tạp chí văn học nhóm và ngay lập tức lọt vào danh sách những truyện được đề cử giải thưởng văn học Akutagawa nhưng cuối cùng không được giải. Bị một thành viên ban giám khảo là nhà văn nổi tiếng Kawabata Yasunari phê bình là “tác giả phảng phất cái mùi của một cuộc sống hạ đẳng” Dazai đã phản kích lại trên tạp chí văn nghệ là “nuôi con chim nhỏ, đi xem ca múa thì cuộc sống cao sang à?” (ám chỉ truyện “Cầm thú” và “Vũ nữ xứ Izu” của Kawabata). Sau đó, do không được vào làm ở một tòa soạn báo, ông lại tự sát nhưng được cứu sống. Cùng năm này ông được quen biết với nhà văn Sato Haruo. Sato là một thành viên trong ban chấm giải Akutagawa và đã đánh giá Dazai Osamu rất cao. Đến lần thứ hai Dazai kỳ vọng Sato sẽ đánh trống khua chiêng cho tác phẩm của mình nhưng kết quả năm đó là “không có tác giả nào xứng đáng được trao giải”. Đến lần thứ ba, Dazai thậm chí còn viết một bức thư khẩn cầu gửi cho kẻ cừu thù của mình là nhà văn Kawabata nhưng vì thể lệ cuộc thi quy định là những tác giả đã có tác phẩm lọt vào vòng chung kết giải trong quá khứ thì sẽ không được xếp vào đối tượng tuyển chọn nên lần này ngay cả việc lọt vào danh sách chung khảo cũng không được nữa.
Năm 1936, Dazai chuyên tâm điều trị chứng nghiện thuốc an thần nhưng vẫn lo việc xuất bản tác phẩm “Vãn niên” (Bannen). Đến năm sau, Dazai lại cùng với vợ là Koyama tự sát bằng thuốc ngủ nhưng một lần nữa tại tự sát không thành.
Năm 1938, được nhà văn Ibuse Matsuji mời đến lưu tại một trà quán ở tỉnh Yamanashi ba tháng. Và qua sự giới thiệu của nhà văn Ibuse, Dazai đã kết hôn với một cô gái con nhà người quen của Ibuse là Ishihara (những truyện này Dazai đã tường thuật lại trong truyện ngắn “Một trăm cảnh núi Phú Sĩ”). Sau khi lập gia đình, tinh thần của Dazai đã an định lại và cho ra nhiều truyện ngắn xuất sắc như “Một trăm cảnh núi Phú Sĩ”, “Chạy đi Melosu”. Trong thời chiến tranh, Dazai cũng tiếp tục sáng tác đều đặn. Năm 1947, tiểu thuyết “Tà dương” (Shayo) miêu tả một gia đình quý tộc sa sút ra đời, thành công vang dội và Dazai trở thành một tác gia nổi tiếng đương thời. Quyển tiểu thuyết này nổi tiếng đến mức trong tiếng Nhật hiện nay có từ “Tà dương tộc” (Shayouzoku) để chỉ cảnh những gia đình thượng lưu bị sa sút vì một biến chuyển gấp gáp nào đó của xã hội.
Năm 1948, sau khi viết xong tác phẩm “Thất lạc cõi người” và “Anh đào”, Dazai cùng với người tình là Yamasaki Tomie (1917-1948) trầm mình tự sát tại hồ nước ngọt Tamagawa, để lại di cảo còn dang dở mang tên “Giã biệt”. Có nhiều giả thuyết về cái chết của Dazai. Một thuyết cho rằng đó là “tự sát tình yêu” (shinju). Một thuyết khác cho thấy trong di thư để lại, Dazai viết “tôi không thể viết tiểu thuyết được nữa” rồi vì sức khỏe suy sụp cộng với khổ não vì có một người con trai mang bệnh Down nên tự sát. Thi thể của cặp đôi này được tìm thấy vào đúng ngày sinh nhật của Dazai Osamu, ngày 19 tháng 6. Hơn nữa, có một điểm trùng hợp theo một nhà văn đồng hương với Dazai thì truyện “Anh đào” đầu tiên Dazai định đặt tên là “ngày giỗ hoa đào”. Mộ của Dazai hiện đặt tại chùa Thiền Lâm tự ở Tokyo thu hút rất nhiều người ái mộ đến viếng thăm.
Từ năm 1999, ngôi nhà của Dazai “Tà dương quán” ở quê nhà đã trở thành nhà lưu niệm Dazai. Cuộc đời của Dazai cũng được dựng thành phim năm 1992.
Cuộc đời của Dazai có thể tóm gọn trong hai từ là đau thương và vỡ mộng. Tác phẩm của ông mang tính phản kháng mà nhân văn, rất gần gũi với con người. Những tác phẩm của Dazai hầu hết lấy cảm hứng và đề tài từ chính những kinh nghiệm bản thân được viết bằng một văn phong hài hước u mặc. Một cách chân thành, Dazai khắc họa rất thành thực sự yếu đuối và tuyệt vọng rất con người, không lên gân giả tạo. Cho dù là trong những truyện rất ngắn đi nữa như “Trời sáng” hay “Biển” thì sự thành thật đáng quý ấy cũng làm ta rung động. Nhân vật chính trong truyện “Trời sáng” là một nhà văn ham chơi, thường không hoàn thành công việc nên mới tìm một chỗ kín đáo không ai biết để có thể tập trung viết lách. Nhưng đấy là căn phòng của một phụ nữ trẻ làm nhân viên ngân hàng khu Nihonbashi. Nàng ta đi làm từ sáng sớm đến chiều tối mới về nên nhà văn có thể thảnh thơi viết lách một mình đến khoảng 4, 5 giờ chiều thì quay trở về nhà. Nhưng có một đêm khuya say rượu không thể về nhà được nữa, nhà văn mới ngủ lại ở phòng cô gái. Nửa đêm thức dậy, muốn uống rượu nhưng lại sợ nguy hiểm cho Kikuchan (tên cô gái) thành nhà văn mới bảo cô gái thắp đèn cầy rồi uống một ly rượu dỗ giấc ngủ. Nhưng đèn sắp cháy hết, còn cơn say không tiêu tán mà còn đốt nóng toàn thân gấp rút khiến nhà văn thêm bạo dạn. Dục vọng thiêu đốt, nhà văn đành buông xuôi đầu hàng. Nhưng thật là may, ngay khi ngọn đèn sáp cháy hết thì trời vừa hửng sáng. Nhà văn vùng dậy mặc áo xống đi về nhà. Một câu truyện cực hay. Nhà văn và cô gái đều giữ được mình không phải nhờ giữ vững lập trường hay vững vàng quan niệm trinh tiết gì cả mà hoàn toàn nhờ may mắn là lúc đó trời vừa hửng sáng. Không thể chối bỏ là con người vốn yếu đuối, nhiều giây phút ngã lòng. Nếu như đèn cháy hết nhanh một chút, trời chậm sáng hơn một chút thì ai biết chuyện gì sẽ xảy ra. Người đọc với tác giả và cô gái đều vừa chợt nghĩ “thôi, xong rồi, buông xuôi thôi” thì vừa may trời sáng. Truyện kết nhẹ nhàng mà khiến người đọc thở phù nhẹ nhõm như thể mới bước đi trên dây qua một vực sâu vậy. Giả sử nếu mọi chuyện diễn ra theo kiểu buông xuôi thì không còn gì để nói. Giả sử như nhà văn và cô gái hiên ngang giữ vững lập trường cách mạng, kiên quyết đấu tranh với dục vọng đê hèn thì chỉ truyện còn lại một thứ minh họa đạo đức cứng nhắc mà thôi. Nhờ may mắn mà giữ được mình, thật con người và tội nghiệp. Và chính sự thành thật, thành thật đến mức bi đát này là một điểm son chói sáng trong tác phẩm của Dazai Osamu, khiến ông được độc giả yêu mến mãi đến tận sau này.
Trong truyện “Biển”, người cha nhớ lại một trong những kỷ niệm yêu quý nhất của mình đó là lần đầu tiên được nhìn thấy biển vào năm mười tuổi. Và Nhật Bản trong thời chiến, bị không tập phải đi sơ tán liên miên, không biết sống chết lúc nào nên người cha muốn cho con gái năm tuổi được nhìn thấy biển một lần trong đời. Cũng may trên đường sơ tán bằng xe lửa về quê đi ngang qua biển. Sự háo hức của anh bị dội một gáo nước lạnh khi đứa con gái thản nhiên mà cho đó chỉ là sông thôi, người mẹ cũng ngái ngủ mà rằng ừ con sông đấy nhỉ. Cuối cùng “lòng bực bội, chán ngán, tôi lặng ngắm biển trong hoàng hôn, một mình”. Cái sự vỡ mộng với tha nhân của Dazai luôn phảng phất ít nhiều trong các tác phẩm của ông. Không chỉ đối với người lớn mà cả trẻ em nhiều lần cũng làm Dazai sửng sốt. Ngoài truyện “Biển” này, trong “Thất lạc cõi người”, ta cũng thấy nhân vật chính Yozo tưởng cô bé Shigeko, con của người tình Shizuko là niềm an ủi giải khuây của mình vì cô bé rất yêu quí Yozo nhưng không ngờ cô bé cũng ước ao cha thật của mình quay trở về. Điều này làm Yozo choáng váng và hoảng sợ thêm về “tha nhân không thể hiểu”.
Điểm đặc biệt trong các sáng tác của Dazai Osamu, theo như nhà nghiên cứu Okuno Takeo (Áo Dã Kiện Nam) đã chỉ ra trong bài viết của mình “chất hài hước là đặc trưng lớn trong toàn thể sáng tác của Dazai. Trong bất kỳ tác phẩm nào, ta cũng thấy tiềm tại một lối xưng hô ngôi thứ hai như “này bạn”, “này quý vị”, “này em”. Điều này khiến cho độc giả cảm giác thân mật như thể Dazai đang nói chuyện trực tiếp với mình vậy”
Hơn nữa, tác phẩm của Dazai mang tính phổ quát rất cao. Nhà nghiên cứu Okuno Takeo viết “các tác giả khác như Tanizaki Junichiro, Kawabata Ysunari, Mishima Yukio mang đến cho độc giả một cảm giác của “phương trời xa xứ lạ”(exoticism) còn tác phẩm của Dazai khiến cho người đọc quên mất tác giả là người Nhật Bản, chỉ thấy nỗi cảm động như thể chuyện của mình đang được viết ra mà thôi”. Chính điều đó có lẽ làm cho tác phẩm của Dazai ngày càng thu hút độc giả. Những kiệt tác của ông như “Tà dương”, “Thất lạc cõi người” được tái bản nhiều lần, được dựng thành phim, thậm chí còn được chuyển thể thành truyện tranh.
Thất lạc cõi người:
“Thất lạc cõi người” là một kiệt tác bi thảm. Kiệt tác này lại được viết bằng văn phong hài hước, qua chính lời kể của nhân vật chính viết lại đời mình khiến cái khí hậu văn chương trong truyện càng thêm chua chát ảm đạm, cái hài hước đã biến thành một loại hài hước đen. Nguyên tác “nhân gian thất cách” có nghĩa là “mất tư cách làm người”, một kẻ từ nỗi hãi sợ con người đi đến tự hủy cuối cùng làm một kẻ bên lề xã hội, làm một phạm nhân, một cuồng nhân và cuối cùng là một phế nhân. Ngay câu đầu tác phẩm, để tổng kết cuộc đời mình, nhân vật Yozo đã viết “tôi đã sống một cuộc đời đầy hổ thẹn”. Cuộc đời đầy hổ thẹn đó đi qua những ngộ nhận trong việc tìm hiểu về thế gian và nhân gian. Nếu như Lý Mạc Sầu suốt đời ôm mối u tình với Lục Triển Nguyên đi lang thang mà hỏi “hỡi thế gian tình là vật chi, cõi đời sinh tử biệt ly, trời nam đất bắc?” (vấn thế gian tình thị hà vật, trực giáo sinh tử tương hứa, thiên nam địa bắc song phi khách…) thì Yozo cũng “hỏi thần linh, thế gian là vật chi?” (vấn thần linh, thế gian thị hà vật), và “tội lỗi là gì?”. Trên con đường tìm hiểu đó, điều đầu tiên mà anh ta làm là khoác một bộ mặt hề để chọc cười mọi người để quên đi nỗi sợ chính con người.
“Đó là hành động tìm kiếm tình yêu cuối cùng của tôi đối với con người. Dù sợ hãi con người đến cùng cực nhưng tôi dường như không thể nào dứt bỏ được con người. Vì vậy tôi gắng nối kết với con người bằng một sợi dây mong manh của chú hề. Bề ngoài thì cười liên miên bất tuyệt còn bên trong luôn toát mồ hôi vì thập phần nguy hiểm có thể nói đến mức thử ngàn lần mà không biết chắc có lần nào thành công hay không”.
Cái bi kịch của Yozo ngay từ khi còn nhỏ là thấy mình khác với nhân gian, không thể nào hiểu được suy nghĩ của người khác, thêm vào đó là không có khả năng lựa chọn, không có khả năng từ chối yêu cầu của nhân gian từ đó mà hình thành tâm lý hãi sợ nhân gian và thế gian đến cùng cực. Cái vai diễn hề mà anh ta tìm ra đó chính là một giải pháp tuyệt diệu và duy nhất để phòng vệ và sống còn.
“Tôi nghĩ rằng bất cứ điều gì cũng được nhưng chỉ cần làm cho người ta cười thì cho dù tôi có ở bên ngoài “cuộc sống” của tha nhân thì họ chắc cũng chẳng thèm để ý đến. Mà tốt nhất là không được làm vướng mắt họ, phải trở nên vô hình như gió như bầu trời vậy. Nhờ vai diễn hề, tôi chọc cười mọi người trong gia đình. Ngay cả đối với những người hầu cận, tôi cũng ráng sức mà diễn vì tôi cảm thấy họ đáng sợ và không thể hiểu được hơn cả những người trong gia đình tôi”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook