Cô giáo nghĩ ngợi, gật đầu đồng ý.

Rồi cô lại vuốt đuôi tóc mỏng sau gáy Ái Quân, “Tưởng Ái Quân, học sinh tiểu học xã hội mới không được để cái này, về nhà bảo mẹ cắt đi nhé.”
Ái Quân nói: “Vâng.”
Sau khi cô giáo rời đi, Giải Phóng bảo: “Ái Quân, để tôi cắt cho cậu nhé.

Tôi muốn mang tóc của cậu đi làm bút lông, làm hai cái luôn, tôi một cái cậu một cái.”
Ái Quân sảng khoái đồng ý.
Giải Phóng mượn kéo của cô giáo, cắt roẹt một cái rồi kẹp nhúm tóc vào sách Ngữ văn.

Về sau nó cũng quên khuấy mất chuyện này, không mang tóc đi làm bút lông thật.

Nhưng mẹ Giải Phóng là người chu đáo, tất cả sách vở con từng dùng đều cất gọn gàng.

Cho tới khi Giải Phóng vô tình phát hiện ra nắm tóc này, hắn đã là cậu trai mười bảy tuổi rồi.
Hắn chẳng ngờ rằng nắm tóc này của Ái Quân, hắn giữ lại một lần, là quá nửa cuộc đời.
5.
Học sinh trường này cơ bản đều là con em cán bộ, đột nhiên xuất hiện một Tưởng Ái Quân, giống như con gà quê trong đám phượng hoàng nhỏ kiêu hãnh vậy.

Một đám trẻ hư thường lấy Ái Quân làm mục tiêu, trong đó có một thằng nhóc lớp bốn tên Từ Viện Triều chính là thủ lĩnh của tụi này.

Nó vừa lùn vừa mập, nhưng lại rất khỏe, bố nó là tham mưu trưởng quân khu.
Ngày đầu tiên gặp Ái Quân, nó đã hất cằm nói với đám trẻ xung quanh: “Đó có phải là con gián đất lẻn vào trường chúng ta không?”
Lập tức có đứa trẻ ở bên cất tiếng chói tai phụ họa: “Chứ gì nữa, nghe nói nó họ Tưởng đó!”
Từ Viện Triều quay đầu nhỏ giọng bàn bạc gì đó với đám trẻ, tiếp đó, tụi nó cùng nhau hét lớn: “Một, hai, ba, đánh thằng Tưởng! Một, hai, ba, đánh thằng Tưởng!”
Giải Phóng lập tức nhảy xổ ra muốn xông lên, bị Ái Quân giữ giặt lại rồi kéo hắn chạy ra khỏi trường.
Hôm sau, Giải Phóng thấy trên góc trán Ái Quân bị sứt da, bên trên còn bôi nước thuốc đỏ.

Giải Phóng hỏi đã có chuyện gì, Ái Quân né tránh không trả lời.
Giải Phóng vò tóc cậu, đanh giọng hỏi: “Có nói không?”
Ái Quân bảo: “Bị đá đập.”
Giải Phóng tức giận, “Chúng nó lấy đá ném cậu?”
Ái Quân nói: “Đừng đi đánh nhau với tụi nó.”
Giải Phóng đáp lời: “Sao lại không đánh? Tôi đây là kiến thợ Giải Phóng cơ mà!”
Hôm đó lúc tan học, Giải Phóng chặn đám Từ Viện Triều trong một con hẻm nhỏ ngoài trường học.

Đám trẻ kia cười lớn: “Thằng Tưởng đến rồi, mang theo cứu binh đến rồi.”
Giải Phóng vươn eo đáp: “Tụi mày nói lại lần nữa thử xem.”
Từ Viện Triều nói: “Tao sợ quá đi, chúng tao không nói nữa, chúng tao hát được không? Chuẩn bị, bắt đầu!”
Tụi nó bắt đầu gào lên với giọng điệu kỳ quặc: “Đập thằng Tưởng nào, đập thằng Tưởng nào, thật là thích, thật là thích, anh em ta đập thằng Tưởng nào, anh em ta đập thằng Tưởng nào, thật là vui, thật là vui!”
Giải Phóng đột nhiên lao tới như một con báo nhỏ, một phát hất Từ Viện Triều đổ ra đất rồi ngồi trên bụng nó, nắm đấm nhỏ dọng từ cú vào mặt nó, vừa nhanh vừa mạnh.

Đám trẻ ở bên bị thế trận của nó dọa sợ, một lúc sau mới định thần lại, vội vàng lao lên giúp.
Ái Quân thấy tụi nó đều vây lấy Giải Phóng đấm đá thì cũng lao vào.
Vóc người nó nhỏ con linh hoạt, chen vào giữa chân tụi kia rồi bổ nhào lên người Giải Phóng, thay Giải Phóng chịu đấm.
Mấy đứa trẻ hỗn chiến loạn thành một đống, Giải Phóng cũng chịu không ít cú đấm đá, nhưng lại thành công chế ngự Từ Viện Triều.
Từ Viện Triều bị đánh đến hết chống trả nổi, bắt đầu khóc lớn chẳng màng mặt mũi.
Đám trẻ mới tan học vây kín xung quanh, vui thích nhảy nhót reo hò, hệt như đám khỉ vỡ tổ.
Giải Phóng quát: “Mau xin tha! Xin tha mau lên!”
Từ Viện Triều vừa khóc vừa nói: “Không…không đấy!” Nắm đấm của Giải Phóng lại hạ xuống mũi nó.

Máu mũi phun ra.
Đám trẻ nhìn thấy máu thì hơi hãi rồi, Giải Phóng lại lớn tiếng hỏi: “Phục chưa?”
Từ Viện Triều nói: “Phục…phục rồi.” Nói xong lại khóc to.
Đám trẻ thấy thủ lĩnh của mình bị thằng nhóc lớp một đánh bò ra đất còn phải xin tha, đều đơ cả người.
Giải Phóng đứng dậy, thuận thế đá một cái vào mông Từ Viện Triều đang nhảy sang một bên.
Mặt Giải Phóng cũng đổ máu, một bên mắt sưng lên, kẽ răng cũng rỉ máu.
Nó nhổ một ngụm máu ra, bảo: “Nghe đây, tao là Từ Giải Phóng, đây là bạn tao Tưởng Ái Quân, người được tao bảo vệ! Không đứa nào được phép bắt nạt cậu ấy!”
Ái Quân cũng mặt mũi bầm tím, được Giải Phóng vòng tay qua vai.

Giải Phóng giật ống tay áo lau vết máu trên mũi cho nó.

Ái Quân bật cười, trong đôi mắt nòng nọc tràn ngập mãn nguyện và vui sướng, sáng lấp lánh như những vì sao.
Giải Phóng mắt trông, vui thích dùng trán cụng đầu với nó.
Ngày hôm sau, Ái Quân nhận ra dấu tay lờ mờ trên má Giải Phóng.
Ái Quân xoa xoa dấu tay, hỏi: “Bố cậu đánh à?”
Giải Phóng chẳng thèm để ý bảo: “Chỉ một bạt tai thôi ấy mà.”
Ái Quân dùng ngón tay ước tính trên mặt Giải Phóng: “Tay bố cậu to thật đấy.

Chắc chắn là đau lắm.” Nói đoạn, nó vừa mím môi thổi vào má Giải Phóng vừa bảo: “Hết đau, hết đau nhé.”
Giải Phóng ngoác miệng cười: “Đúng là hết đau thật, thiêng quá! Ái Quân, mẹ cậu có đánh cậu không?”
Ái Quân cười tít mắt lắc đầu: “Không.”

Ái Quân mất bố từ nhỏ, mẹ thương cậu nhất trên đời, đừng nói là đánh, đến nặng lời cũng không ấy chứ.
Giải Phóng nói: “Mẹ cậu tốt thật!”
Ái Quân bảo: “Thế cậu làm con trai của mẹ tôi đi.”
Giải Phóng đáp: “Vậy thì tôi là anh cậu rồi, mau gọi anh nào!”
“Anh!” Ái Quân ngọt ngào gọi.
“Gọi thêm tiếng nữa nào!”
“Anh!”
Giải Phóng kéo tay Ái Quân chạy như bay, trong miệng phát ra những tiếng kêu vui vẻ vô nghĩa.
Ái Quân loạng choạng chạy theo, hét lên: “Anh ơi, anh chạy chậm thôi.”
Sau khi tan học, Giải Phóng bảo: “Ái Quân này, tối nay đợi anh ở đầu hẻm nhé, anh dẫn em đi xem phim.”
“Được ạ!” Ái Quân hỏi: “Phim gì vậy?”
Giải Phóng ghé qua nói nhỏ: “Phim có người nước ngoài.”
“Úi chà, chà chà chà…”
Giải Phóng lại cười: “Chà cái gì mà chà, đồ ngốc.”
Những năm hồi đó, người dân chỉ có thể xem phim của Liên Xô, tuy nhiên trong quân khu vẫn thường có chiếu một số bộ phim chỉ lưu hành nội bộ.

Bình thường trẻ con sẽ không được vào, nhưng Giải Phóng nhanh nhẹn như con khỉ nhỏ, lại trơn tuột như con cá trạch nên buổi tối, nó thừa lúc các binh sĩ gác cổng không để ý mà dẫn Ái Quân lẻn vào.

Nó khéo léo xoay người trong bóng tối rồi núp vào hàng cuối cùng, quỳ trên ghế ngồi, chỉ ló ra hai cái đầu nho nhỏ từ sau lưng ghế.
Tia sáng từ lỗ nhỏ của phòng chiếu rọi qua đám tóc mềm trên đỉnh đầu tụi nó, hai đứa trẻ nín thở nhìn chằm chằm tấm màn không chớp mắt.

Một màn vui buồn hợp tan trên màn chiếu kia, thật ra tình tiết chúng chẳng hiểu lắm đâu, bộ phim thậm chí còn chưa được dịch, mà do một chuyên gia trong quân khu dùng loa thuyết minh đơn giản tại chỗ cho mọi người.
Về sau, trên màn bạc xuất hiện một cặp người mới mặc lễ phục, chuyên gia giải thích: “Đó là người nước ngoài đang tổ chức hôn lễ, người mặc áo bào đen kia là cha xứ.

Tiếp đó, họ sẽ trao nhẫn cho nhau.

Ngoài ra còn nói: Yes, I do.

Có nghĩa là tôi bằng lòng.”
Hai người kia lắm lấy tay nhau, đeo nhẫn lên cho đối phương.
Ái Quân nhỏ giọng nói: “Anh, cái nhẫn có giống cái đê (*) không?”
Cái đê

Giải Phóng cũng thấp giọng bảo: “Đồ ngốc, sao mà giống nhau được.


Cái đê là đeo lúc làm việc, còn nhẫn là đeo lên thì đẹp.”
“Sao kết hôn lại phải đeo nhẫn?”
“Thế mà cũng không hiểu, vậy tức là họ muốn ở bên nhau cả đời, họ còn nói ‘ai đu’ kìa.” (*)
Chú thích
“Nghĩa là sao cơ?”
“Là cách người nước ngoài họ nói đồng ý.”
“À, em hiểu rồi.”
6.
Chưa được hai hôm sau khi xem bộ phim ấy, lúc tan học Giải Phóng thần bí nói có thứ này muốn cho Ái Quân xem rồi dẫn nó về nhà mình,
Đây là lần đầu tiên Ái Quân đến nhà Giải Phóng.
Nhà Giải Phóng là một căn nhà đơn nhỏ hai tầng trong khu nhà ở quân đội, nằm trên sườn đồi thoai thoải.

Ái Quân vui vẻ nhảy trên từng bậc thang, ngước mắt lên nhìn những tán lá xanh mướt được ánh mặt trời chiếu sáng lấp lánh, nói: “Nhà anh ở chỗ cao thế này, mùa hè có mưa to đến mấy cũng không bị ngập.”
Giải Phóng hỏi: “Nhà em mùa hè bị ngập à?”
“Ngập chứ, lúc mưa to là cả con hẻm đều ngập nước luôn, có khi nước ngập tới đây nè.” Nó giơ tay chỉ chỉ vào bắp chân.
Giải Phóng nói: “Vậy mùa hè sau mà còn ngập nữa thì em cứ đến ở nhà anh.”
“Không đâu.”
“Sao lại không?”
“Lúc ngập ấy, em với mẹ sẽ dùng cái gầu té nước ra ngoài, vui lắm luôn.

Bình thường mẹ chẳng cho em nghịch nước đâu.”
“Vậy được, lần tới ngập nước nữa thì anh đến nhà nghịch nước với em.”
“Nhất trí!”
Đẩy cổng nhà Giải Phóng ra, bên trong là một khoảng sân nho nhỏ, ngay cửa là một giàn nho, tuy chưa đến mùa kết trái nhưng lá nho xanh mơn mởn rất đáng yêu, còn thân leo thì lại thô to.
Giải Phóng bảo: “Mùa hè đến ăn nho nhé!”
Ái Quân nhìn quanh, ở đây còn có một cây táo tàu và một cây hồng nữa.
Giải Phóng nói: “Quả của cây hồng kia ngọt cực, bên kia vốn còn có một bụi hồng nữa cơ, mẹ anh trồng đó.

Nhưng bố anh bảo trông giống tư sản quá nên phá đi trồng rau.”
Giải Phóng kéo Ái Quân qua đó, vươn tay nhổ một mớ rau xanh nõn nà trên mảnh đất nho nhỏ ấy rồi dùng cọng cỏ buộc túm lại,
“Lát nữa cho em mang về.”
“Em không lấy đâu.”
Giải Phóng nhướn mày, trợn tròn đôi mắt vốn đã to, “Rau là anh đây với bố trồng, em dám chê à?”
Nói xong nhéo má Ái Quân một cách thân mật: “Có lấy không?”
Ái Quân hít khí, mơ hồ đáp: “Lấy, em lấy.”
Bộ dạng Ái Quân như chú chuột nhỏ bị bắt nạt.
Giải Phóng thả tay, bật cười.
Đang cười cười, Giải Phóng bỗng nhiên vỗ trán một cái: “Quên mất một chuyện quan trọng.

Có thứ tốt này muốn cho em xem.”

“Thứ gì đó?”
“Đi nào.”
Giải Phóng dẫn Ái Quân vào nhà.
Trong gian chính có bày bàn trà cùng bộ sofa giản dị, ở góc phòng là một cầu thang.
Giải Phóng kéo Ái Quân vào một căn phòng ở chỗ quẹo cầu thang.
Căn phòng rất rộng, bên trong có một cái giường đất đặc trưng của phương Bắc, bên trên được trải nệm êm, ở góc giường có những cái hộp được xếp chồng lên nhau, bên giường là một cái tủ gỗ đỏ nhỏ.
“Đây là phòng của bà nội anh.

Em xem này.”
Giải Phóng mở tủ quần áo, thò tay vào mò trong đống quần áo hỗn tạp hồi lâu rồi moi ra một cái túi vải nhỏ màu xanh.
Màu vải xanh đã phai thành màu trắng, xem chừng đã cũ rồi.
Mở túi vải, Giải Phóng lấy ra một thứ rồi đưa tới trước mặt Ái Quân: “Nhìn này!”
Trong tay Giải Phóng là một vật của bà, sáng lấp lánh, Ái Quân kinh ngạc thốt lên: “Nhẫn ư?”
Giải Phóng đắc ý nheo mắt hừ mũi, giống như một chú ngựa non tràn đầy tinh thần.
Hai đứa trẻ không hẹn mà cùng nhớ tới cảnh trong bộ phim mới xem gần đây.
“Qua đây nào Ái Quân.” Giải Phóng nói: “Em nói đi, em có bằng lòng ở cùng anh một đời không?”
“Tất nhiên là em bằng lòng rồi!”
Giải Phóng kéo tay Ái Quân qua, đeo chiếc nhẫn vàng lên ngón tay cậu.
Ngón giữa, ngón trỏ, ngón áp út, ngón út – thử qua hết nhưng đều to quá.
Cuối cùng thì miễn cưỡng nhét được vào ngón cái.
Giải Phóng vỗ tay, đột nhiên lại nhớ ra một chuyện khác.
“Em còn phải nói: ‘Ai đu’.”
“Ai đu.” Ái Quân nói chẳng hề do dự.
“Anh cũng ai đu.” Giải Phóng nói chắc như đinh đóng cột.
Ánh chiều ta rọi vào khiến căn phòng nhuốm một màu cam ấm áp ngọt ngào, tựa như mật ong trong veo chảy khắp cả căn phòng.
Hai cậu bé đan tay vào nhau, chúng nào có hiểu ý nghĩa của chiếc nhẫn, nhưng cũng chẳng ảnh hưởng đến quyết tâm ở bên nhau cả đời của chúng.
Một đời là bao lâu, chặng đường dài thế nào, khó khăn nhiều ra sao thì chúng chẳng biết nhưng lời hẹn ước trong veo này đã khắc ghi vào tim, sáng ngời đẹp đẽ, rồi một ngày sẽ còn cả đau đớn nữa.
Hôm đó, Ái Quân ở lại nhà Giải Phóng ăn cơm.

Công việc của bố mẹ Giải Phóng khá bận, hay không sắp xếp được về nhà ăn cơm nên trong nhà thường chỉ có hai bà cháu Giải Phóng.
Bà nội là một bà cụ dáng cao và đậm, ăn to nói lớn, mái tóc đã hoa râm nhưng vẫn rất dày, bà búi thành một búi lớn sau đầu.

Bà thấy Ái Quân thì rất thích, bàn tay to thô ráp sờ sờ khuôn mặt nhỏ của Ái Quân, bảo nó rất khiến người ta thương yêu.
Bà nội làm món viên bột xào (*), thêm mớ rau xanh hái ngoài vườn, quả là tươi roi rói, hai đứa trẻ ăn ngon lành.
Viên bột xào

Giải Phóng nhanh chóng xử xong một bát rồi giơ bát không ra trước mặt bà nội: “Cho cháu bát nữa!”
Ái Quân thấy vậy cũng hai ba miếng và hết thức ăn rồi đưa bát ra.
Nước rau dính hết cả lên cằm, Giải Phóng duỗi tay áo ra lau cho nó.
Bà nội đột nhiên thấy thứ sáng lấp lánh trên ngón cái của Ái Quân, nói lớn: “Tổ tông của bà ơi, các cháu lấy cái gì ra nghịch thế này?”.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương