Lấy Chồng Tây
-
Chương 3
Lý do duy nhất khiến Hạnh đồng ý cuộc hôn nhân chóng vóng này là mong muốn được đổi đời, mong muốn có một cuộc sống tốt hơn hiện tại. Và mong muốn có thể giúp đỡ gia đình mình một phần về kinh tế.
Lúc mới qua đây, đi đâu người ta cũng nói tiếng pháp, nên Hạnh gần như chẳng hiểu họ nói gì. Ngồi với bạn bè chồng thì ban đầu họ thông cảm nên nói tiếng Anh với Hạnh. Nhưng rồi khi vào câu chuyện thì họ lại quay qua nói tiếng Pháp, Hạnh chỉ có nước bó gối lơ đãng nhìn xung quanh. Mà ngay cả khi họ dùng tiếng Anh nói chuyện thì với vốn tiếng Anh ít ỏi của mình HẠnh cũng chẳng thể nào hiểu hết được. Nhiều khi họ phải nói đi nói lại vài lần, vừa nói vừa dùng hành động miêu tả Hạnh mới hiểu được.
Còn ở gia đình chồng thì ngoài chồng, người em trai út của chồng biết tiếng anh ra, thì mọi giao tiếp của Hạnh với mọi người chủ yếu bằng ngôn ngữ cơ thể. Cũng chính vì thế mà không ít lần cô bị mẹ chồng la mắng vì không hiểu ý bà. Cô không biết bà chửi cô những gì, nhưng nhìn thái độ và hành động của bà cô viết bà đang giận giữ lắm.
- ….
- Mẹ nói gì con không hiểu ạ
- ….
Vừa nòi bà vừa dùng hành động miêu tả thêm nhưng Hạnh vẫn chẳng thể nào hiểu nổi. Hạnh cứ đứng đó nhìn mẹ chồng rồi lắc đầu tỏ ý không hiểu. Lần này bà nói gì đó dài hơn, giọng điệu bắt đầu cũng cao hơn nên Hạnh đoán bà đã có đôi chút bực mình. Bà không chỉ dung tay mà còn dùng cả chân để miêu tả. Nhưng Hạnh vẫn đứng nguyên đó nhìn bà mà không hề nhúc nhích, vì cô nào đã hiểu bà nói gì đâu mà làm.
Bà thấy thế thì bắt đầu quát lớn:
- ….
Sau đó kéo mạnh cô xuống bếp, lôi từ trong tủ ra một ít đồ ăn ấn vào tay cô, hình như bà yêu cầu cô nấu món gì đó. Nhưng cụ thể là món gì thì cô không biết, bất lực cô đành lớn tiếng gọi chồng xuống giúp.
Chồng cô đang ngủ dở mắt nên khó chịu hỏi:
- Có chuyện gì mà mới sáng sớm đã làm phiền người khác rồi.
- Anh có thể chỉ giúp em mẹ muốn em nấu món gì được không?
Mẹ chồng cô đứng đó, khó chịu nói gì đó với chồng cô, sau đó anh quay qua nói:
- Hôm nay, cả nhà Piter, người con trai thứ 5 của mẹ chồng tôi, từ thành phố về chơi. Mẹ muốn cô nấu mon Cassoulet, nguyên liệu mẹ mua cả rồi, chỉ việc nấu thôi.
Cô gật đầu không đáp, món cassoulet là nấu thế nào nhỉ, cô đã được ăn 1 lần trong bữa tiệc chào đón cô và chồng trở về từ Việt Nam. Hương vị của nó không tệ, và cô đoán không nhầm thì chúng được nấu từ thịt lơn, thịt cừu, thịt ngỗng và cả đậu trắng. Tất cả những nguyên liệu ấy đêu có cả ở đây, nhưng nấu chúng như thế nào thì quả thật Hạnh không biết.
Ngước lên định hỏi cách chế biến thì đã thấy chồng đi ra ngoài sân, còn mẹ chồng cô đứng đó nói thêm một hồi rồi mới dời gót. Tất nhiên là hạnh vẫn chẳng hiểu bà đang nói gì, nhưng qua ngữ điệu thì cô đoán là đang chửi mình.
Hạnh đành tặc lưỡi sau đó lên mạng tự mày mò cách nấu, từ nhỏ đã yêu thích nấu nướng, nhưng với món này cô thật sự không dám chắc sẽ ngon. Vì mọi nguyên liệu ở trong bếp cô vẫn chưa rành. Cả đồ dùng ở đây nhiều cái cô còn chưa biết sử dụng. Có lần suýt chút nữa thì làm hỏng cái lò nướng, tất nhiên hôm đo Hạnh cũng bị ăn chửi. Mẹ chồng cô chửi thì không nói làm gì, ngay đến cả chồng cô biết cô chưa từng sử dụng qua những thứ này cũng chẳng thèm hướng dẫn cô. Chỉ lạnh lùng buông 1 câu:
- Có bấy nhiêu đấy mà cũng không làm nổi.
Có một điều lạ là Hạnh thường xuyên bị mọi người to tiếng chửi, nhưng cô lại chẳng hể tức tối, mà nhiều khi vẫn mỉm cười với họ khiến ai nấy đều khó hiểu. Họ không nghề nghĩ rằng vì Hạnh không hiểu tiêng Pháp, nên có chửi thế nào cô cũng chẳng hiểu. Mà không hiểu thì không tức giận là đương nhiên. Còn đôi lúc mỉm cười là vì nhìn họ đỏ mặt tía tai vì tức vì nói lớn, hạnh thấy thông cảm nên cười.
Những ngày tháng mới sống ở nơi xứ người hầu như đêm nào Hạnh cũng khóc, khóc vì cô đơn, vì nhớ nhà và khóc vì mệt.
Chồng Hạnh là con thứ 3 trong một gia đình có tới 7 anh chị em, Phía trên anh có 2 chị gái đều đã lấy chồng ở xa, một năm cũng chỉ về nhà được đôi ba lần. Phía dưới anh là còn có 4 người em, cô em gái kế anh cũng lấy chồng cách nhà 10km. Còn Em trai thứ 5 thì đã lấy vợ và sống riêng ở Thành phố, chỉ riêng cô em gái thứ 6 thì mới ly hôn trước đó không lâu và hiện đã chuyển về nhà sinh sống.
Khi chồng Hạnh chưa lấy Hạnh thì trong gia đình chỉ còn lại anh và cậu em trai út Nacer là chưa lập gia đình. Cậu em trai đó kém chồng cô 20 tuổi, tức là hơn Hạnh 2 tuổi. Một chàng thanh niên vừa tròn 20, cao ráo, vạm vỡ, và đầy sức sống. Trái ngược hoàn toàn với vẻ ngoài thấp bé cùng tính cách trầm lặng, ít nói và khô khan của chồng cô.
Đúng như những gì trước khi cưới bà Phụng nói với Hạnh, sang đây cô chỉ việc ở nhà nội chợ. Nghe thì cứ tưởng là sung sướng nhàn nhã, nhưng có làm rồi mới biết nó mệt đến cỡ nào. Một mình Hạnh phải quán xuyến tất cả mọi việc trong gia đình 6 người, bao gồm bố mẹ chồng cô, cô em Marie mới ly hôn chồng, cậu em trai út Nacer và vợ chồng cô. Chưa kể còn phải chăm lo cho đàn cừu và vườn trái cây phía sau nhà. Tất tháy những công việc ấy chiếm hết toàn bộ thời gian và sức lực của Hạnh.
Điều khiến Hạnh bất ngờ nhất đó là nhà chồng cô không hề giầu, quyền quý hay ở một thành phố nguy nga tráng lệ như trong tưởng tượng của cô. Mà ở thị trấn Roussillion, một thị trấn với ba màu sắc chủ đạo đó là Vàng – Đỏ - Cam. Cố khá ấn tượng với sự pha trộn màu sắc ở đây, và càng ấn tượng hơn khi biết ở đây các gia đình chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và làm rượu vang.
Cuộc sống ở nơi mà Hạnh vốn nghĩ là phồn hoa đô thị hoá ra lại chẳng khác là bao so với cuộc sống nơi vùng quê nghèo trước kia. Có chăng chỉ khác về phong tục tập quán, cách sống, và Hạnh đã trở thành vợ người ta.
Đêm tân hôn đến giờ vẫn còn là nỗi ám ảnh trong Hạnh, cô từng xem rất nhiều bộ phim, đọc rất nhiều cuốn tiểu thuyết, tất thảy đều nói đêm tân hôn là đêm ngọt ngào, lãng mạn và khó quên nhất với mỗi cặp vợ chồng.
Quả thật với Hạnh nó khó quên theo đúng nghĩa đen của nó, khi mà Hạnh chưa từng nếm trái cấm nên chưa biết bản thân phải làm những gì. Khi mà Hạnh còn đang hoang mang, ngơ ngác thì chồng cô nhanh chóng cởi phăng mọi thứ trên cơ thể cô. Không nụ hôn ngọt ngào kiểu pháp, không dạo đầu, mơn trớn, anh cứ thế mạnh bạo tiến vào cơ thể cô.
Lần đầu tiên của cô chỉ gói gọn trong sự đau đớn, tủi cực cả về thể xác lần tinh thần. Khi phía trên chồng cô cứ cố gắng tiến sâu vào cơ thể cô, thì phía dưới cô đang bật khóc vì đau đớn.
Nhưng anh ta cũng chẳng bận tâm, cứ thế hùng hục thoả mãn bản thân, xong xuôi thì nằm vật ra bên cạnh mà ngáy. Chẳng thèm nhìn Hạnh lấy một cái, nên cũng chẳng biết rằng gương mặt cô đã lấm lem nước mắt, còn đôi môi cô kia cô đã bị cắn đến bật máu vì cố gắng chịu đựng.
Ai bảo chàng trai Pháp sở hữu nụ hôn ngọt ngào ướt át thì làm ơn đứng trước mặt Hạnh xem nào. Cuộc đời Hạnh chưa từng nhận được nụ hôn nào từ chồng, ngoài nụ hôn lướt qua bờ môi trong đám cưới.
Sống ở một nơi xa lạ, tiếng không biết, chồng thì vô tâm, cô gần như trầm lặng cả ngày. Mỗi sáng cô dậy từ 5h sáng để kịp lo đồ ăn sáng cho cả nhà, sau đó qua qua dọn dẹp giặt rũ, rồi cho đàn cừu ăn, vệ sinh chuồng trại cho chúng. Tiếp đến là chăm sóc vườn trái cây rộng gần 1 mẫu sau nhà, rồi lại tất tả lo cơm trưa cơm tối.
Dù rất mệt nhưng tối nào kho xong việc HẠnh cũng cố dành ra 2 tiếng để học tiếng Pháp. Hạnh không thể nào cứ sống mãi cái cảnh như không khí trong nhà thế này được, mà muốn thay đổi thì phải biết tiếng. Khi đã giao tiếp được rồi mới hiểu mọi người nói gì, không khiến họ phải nói đi nói lại nhiều lần gây ức chế nữa. Đặc biệt là hạnh cũng có thể trao đổi, trò chuyện cùng họ để hiểu nhau hơn.
Và quan trọng nhất là cô sợ chồng, Hạnh muốn chờ anh ta ngủ say mới lén lên giường, chỉ có cách đó mới hạn chế được bị anh ta dày vò trong ân ái. Cũng may nhu cầu của chồng cô không quá cao, nếu không thật sự Hạnh không biết bản thân làm sao mà chịu đựng được.
Bình thường mỗi lần có chỗ nào khó hiểu cô hay hỏi chồng, nhưng hôm nay anh ấy lại lên thị trấn lấy giống cây về trồng, phải vài ngày nữa mới trở về nên Hạnh cứ ngồi cắn bút mãi.
Đúng lúc ấy thì Nacer đi qua nhìn thấy, cậu em trai út này thò đầu vào nói:
- Chị đang học bài hả?
- ờ ờ, dạ, đang ôn luyện tiếng Pháp, nhưng mà…
- Sao thế
- Có một số chỗ không hiểu lắm.
Nacer bước thẳng vào phòng đến bên chiếc bàn nhỏ nơi Hạnh đang ngồi học, nhìn qua một lượt sau đó giải thích cặn kẽ cho HẠnh. Phải công nhận cậu ta giải thích vô cùng dễ hiểu, lại nhẹ nhàng chứ không hề khắn kháu như chồng cô. Bởi thế những ngày sau bất kể có gì khó cô đều nhờ Nacer chỉ dẫn.
Ngay cả khi chồng cô về, cô vẫn hỏi Nacer, chồng cô thấy thế cũng không nói gì, thậm chí anh ta còn tỏ ra vui vẻ, vì không phải bực mình giải thích những điều mà với anh ta là quá đơn giản cho cô hiểu.
Khả năng tiếng Pháp của cô ngày một tốt lên, Hạnh có thể nói một vài câu đơn giản với mọi người trong gia đình. Và hiểu được hết những gì họ nói với cô, nhờ thế nên số lần cố bị la mắng cũng giảm xuống.
Nếu nói đêm tân hôn là thứ đáng sợ nhất trong cuộc đời lấy chồng tây của Hạnh, thì cái tết đầu tiên nơi xứ người cũng buồn chẳng kém.
Đầu tiên phải kể đến tết dương lịch, vì ở đây mọi người ăn tết theo dương lịch. Khi cả đất nước pháp hân hoan chào đón năm mới, thì một mình cô lạc lõng trong cái không khí tết tây. Từ trước tết 2 tuần cô đã cảm nhận rõ không khí tết tràn ngập khắp nơi. Hàng ngày cô phải cố gắng lắm mới hoàn thành trọn vẹn bữa cơm mà không rơi nước mắt.
Những món ăn ngày tết nơi đây cũng xa lạ với cô quá, ngay cả đến món thịt gà mà trước đây ở nhà cô vẫn mê cũng không hấp dẫ nổi cô nữa. là do tâm trạng của cô không tốt, hay do hương vị món gà tây thật sự khiến cô không quen.
Ngồi nhìn tất thảy mọi người vừa ăn vừa nhấm nháp ly rượu vang, rồi trò chuyện cười đùa mà sao cô thấy trống rống đến vậy. Món hàu sống cô không dám động đũa vì thấy ghê ghê, rồi cả món rượu vang kia nữa, cô làm sao dám uống, lỡ say rồi lại khóc vì nhớ nhà, hay nói linh tinh thì xấu hổ lắm.
Thành ra suốt cả bữa ăn cô chỉ ngồi gảy gảy vài hạt cơm rồi buông bát, ngoại trừ một vài lần mọi người nhắc cô phải ăn nhiều để mau mau có em bé ra thì chẳng ai để ý đến cô.
Có mấy lần cô định mở lời nói chuyện cũng mọi người, nhưng vốn tiếng pháp của cô còn kém, cộng với việc những câu chuyện mọi người bàn tán cô đều không hay biết. Vậy nên dù không muốn nhưng cô đành phải nuốt tất cả những lời ấy vào trong. Ngồi thần người nhớ nhà, nhớ chị phúc, còn nhớ tết năm ngoái mãi chiều 30 cô mới được nghỉ, rồi sáng mùng 2 đã phải đi làm. Hai chị em ngồi ở quầy lễ tân vằng khách mà cứ thậm thụt nói xấu ông bà chủ vì bắt đi làm sớm.
Cũng may bố mẹ cô hiểu cho công việc của con gái nên cũng không nói gì, nghĩ đến bố mẹ cô lại oà khóc. Giờ này họ chắc đang ngược xuôi trên con thuyền ra khơi cũng nên. Từ sau khi đám cưới của cô, dùng số tiền mừng cưới cộng với một ít của Andrew biếu thêm bố mẹ cô đã có thể mua một con thuyền nho nhỏ để tự chạy. Cũng nhờ thế mà kinh tế gia đình cô khá hơn trước rất nhiều.
Được xuất ngoại vốn là mơ ước của Hạnh, vậy mà giờ đây cô lại thấy hối hận với cái quyết định của bản thân mình nhiều đến thế.
Đồng hỗ đã điểm 12 giờ hơn, mà cô vẫn chẳng thể ngủ nổi vì nỗi nhớ nhà đang trào dâng dữ dội. Nằm quay qua quay lại một hồi cô quyết định lên mạng gõ dòng chữ ”tết 2017 tại tỉnh Thanh Hoá -Việt Nam”. Rồi ngắm nhìn hình ảnh quê hương, lần đầu tiên Hạnh thấy hoa đào đẹp đến thế, cũng là lần đầu tiên cô thấy biển Hải tiến quê cô lại thơ mộng đến vậy. Ba mẹ ơi, con nhớ nhà lắm, mới chỉ là tết tây thôi mà cô đã buồn tủi thế này, thì khi tết ta ùa về, lòng cô sẽ ra sao. Mọi thứ cứ thế nhoè dần trong mắt cô, sắc đào cũng trở nên loang lổ không rõ màu.
Cô cứ thế mệt mỏi chìm vào giấc ngủ lúc nào chẳng hay, cho đến khi cô nghe thấy tiếng nhạc của bài “ Happy new year” vang vọng khắp nơi mới giật mình thức giấc. Nhìn vội lên chiếc đồng hồ đã gần 7h sáng, cô cuống cuồng xuống nhà để chuẩn bị bữa sáng. Thế nhưng xuống đến nơi mọi người đang tụ họp đông đủ, cùng nhau ăn bữa sáng đầu tiên của năm mới. Chỉ một mình cô thừa thãi, lạc lõng đứng ở chân cầu thang.
Thấy cô Marie tươi cười nói:
- Chúc mừng năm mới chị dâu, ban này mẹ có kêu em lên gọi chị nhưng thấy chị ngủ ngon quá em không nỡ đánh thức. Chắc đêm qua chị lại nhớ nhà nên mất ngủ đúng không, chị mau lại đây ăn sáng cùng mọi người rồi con đi chúc tết nào.
- Uk, chị biết rồi.
Cô khẽ mỉm cười đáp, sau đó tiền về phía bang ăn lễ phép nói:
- Chúc mừng năm mới bố mẹ, chúc bố mẹ sang năm mới luôn khoẻ mạnh, vui tươi, chúc mọi người năm mới nhiều may mắn.
Bố chồng cô dừng đũa ngửng lên khẽ nói:
- Được rồi, không cần khách sáo đâu, ngồi xuống ăn đi con.
- Dạ.
Cô kéo nhanh chóng đi bê phần bánh mì và gan ngỗng của mình rồi kéo ghế ngồi xuống. Món gan ngỗng ở đây là niềm tự hào của ẩm thực Pháp, nhưng cô vẫn thấy chẳng thế nào sánh bằng món bánh cuốn quê mình.
Cố ăn hết phần thức ăn của bản thân, vì ở nhà chồng cô mọi người không được phép để dư thừa thức ăn, sau đó cùng marie và vợ của peter dọn dẹp mọi thứ.
Hạnh thật sự không muốn cùng mọi người đi chúc tết một chút nào, vì cô sợ mình sẽ lại chạnh lòng nhớ quê, nhưng cũng không tiện từ chối nên đành miễn cưỡng đi theo.
Cuối cùng mấy ngày tết cũng nặng nề trôi qua, mọi người lại quay về guồng quay cuộc sống cũ, còn Hạnh vẫn cẩn thận đếm từng ngày chờ đến tết âm lịch.
Lúc mới qua đây, đi đâu người ta cũng nói tiếng pháp, nên Hạnh gần như chẳng hiểu họ nói gì. Ngồi với bạn bè chồng thì ban đầu họ thông cảm nên nói tiếng Anh với Hạnh. Nhưng rồi khi vào câu chuyện thì họ lại quay qua nói tiếng Pháp, Hạnh chỉ có nước bó gối lơ đãng nhìn xung quanh. Mà ngay cả khi họ dùng tiếng Anh nói chuyện thì với vốn tiếng Anh ít ỏi của mình HẠnh cũng chẳng thể nào hiểu hết được. Nhiều khi họ phải nói đi nói lại vài lần, vừa nói vừa dùng hành động miêu tả Hạnh mới hiểu được.
Còn ở gia đình chồng thì ngoài chồng, người em trai út của chồng biết tiếng anh ra, thì mọi giao tiếp của Hạnh với mọi người chủ yếu bằng ngôn ngữ cơ thể. Cũng chính vì thế mà không ít lần cô bị mẹ chồng la mắng vì không hiểu ý bà. Cô không biết bà chửi cô những gì, nhưng nhìn thái độ và hành động của bà cô viết bà đang giận giữ lắm.
- ….
- Mẹ nói gì con không hiểu ạ
- ….
Vừa nòi bà vừa dùng hành động miêu tả thêm nhưng Hạnh vẫn chẳng thể nào hiểu nổi. Hạnh cứ đứng đó nhìn mẹ chồng rồi lắc đầu tỏ ý không hiểu. Lần này bà nói gì đó dài hơn, giọng điệu bắt đầu cũng cao hơn nên Hạnh đoán bà đã có đôi chút bực mình. Bà không chỉ dung tay mà còn dùng cả chân để miêu tả. Nhưng Hạnh vẫn đứng nguyên đó nhìn bà mà không hề nhúc nhích, vì cô nào đã hiểu bà nói gì đâu mà làm.
Bà thấy thế thì bắt đầu quát lớn:
- ….
Sau đó kéo mạnh cô xuống bếp, lôi từ trong tủ ra một ít đồ ăn ấn vào tay cô, hình như bà yêu cầu cô nấu món gì đó. Nhưng cụ thể là món gì thì cô không biết, bất lực cô đành lớn tiếng gọi chồng xuống giúp.
Chồng cô đang ngủ dở mắt nên khó chịu hỏi:
- Có chuyện gì mà mới sáng sớm đã làm phiền người khác rồi.
- Anh có thể chỉ giúp em mẹ muốn em nấu món gì được không?
Mẹ chồng cô đứng đó, khó chịu nói gì đó với chồng cô, sau đó anh quay qua nói:
- Hôm nay, cả nhà Piter, người con trai thứ 5 của mẹ chồng tôi, từ thành phố về chơi. Mẹ muốn cô nấu mon Cassoulet, nguyên liệu mẹ mua cả rồi, chỉ việc nấu thôi.
Cô gật đầu không đáp, món cassoulet là nấu thế nào nhỉ, cô đã được ăn 1 lần trong bữa tiệc chào đón cô và chồng trở về từ Việt Nam. Hương vị của nó không tệ, và cô đoán không nhầm thì chúng được nấu từ thịt lơn, thịt cừu, thịt ngỗng và cả đậu trắng. Tất cả những nguyên liệu ấy đêu có cả ở đây, nhưng nấu chúng như thế nào thì quả thật Hạnh không biết.
Ngước lên định hỏi cách chế biến thì đã thấy chồng đi ra ngoài sân, còn mẹ chồng cô đứng đó nói thêm một hồi rồi mới dời gót. Tất nhiên là hạnh vẫn chẳng hiểu bà đang nói gì, nhưng qua ngữ điệu thì cô đoán là đang chửi mình.
Hạnh đành tặc lưỡi sau đó lên mạng tự mày mò cách nấu, từ nhỏ đã yêu thích nấu nướng, nhưng với món này cô thật sự không dám chắc sẽ ngon. Vì mọi nguyên liệu ở trong bếp cô vẫn chưa rành. Cả đồ dùng ở đây nhiều cái cô còn chưa biết sử dụng. Có lần suýt chút nữa thì làm hỏng cái lò nướng, tất nhiên hôm đo Hạnh cũng bị ăn chửi. Mẹ chồng cô chửi thì không nói làm gì, ngay đến cả chồng cô biết cô chưa từng sử dụng qua những thứ này cũng chẳng thèm hướng dẫn cô. Chỉ lạnh lùng buông 1 câu:
- Có bấy nhiêu đấy mà cũng không làm nổi.
Có một điều lạ là Hạnh thường xuyên bị mọi người to tiếng chửi, nhưng cô lại chẳng hể tức tối, mà nhiều khi vẫn mỉm cười với họ khiến ai nấy đều khó hiểu. Họ không nghề nghĩ rằng vì Hạnh không hiểu tiêng Pháp, nên có chửi thế nào cô cũng chẳng hiểu. Mà không hiểu thì không tức giận là đương nhiên. Còn đôi lúc mỉm cười là vì nhìn họ đỏ mặt tía tai vì tức vì nói lớn, hạnh thấy thông cảm nên cười.
Những ngày tháng mới sống ở nơi xứ người hầu như đêm nào Hạnh cũng khóc, khóc vì cô đơn, vì nhớ nhà và khóc vì mệt.
Chồng Hạnh là con thứ 3 trong một gia đình có tới 7 anh chị em, Phía trên anh có 2 chị gái đều đã lấy chồng ở xa, một năm cũng chỉ về nhà được đôi ba lần. Phía dưới anh là còn có 4 người em, cô em gái kế anh cũng lấy chồng cách nhà 10km. Còn Em trai thứ 5 thì đã lấy vợ và sống riêng ở Thành phố, chỉ riêng cô em gái thứ 6 thì mới ly hôn trước đó không lâu và hiện đã chuyển về nhà sinh sống.
Khi chồng Hạnh chưa lấy Hạnh thì trong gia đình chỉ còn lại anh và cậu em trai út Nacer là chưa lập gia đình. Cậu em trai đó kém chồng cô 20 tuổi, tức là hơn Hạnh 2 tuổi. Một chàng thanh niên vừa tròn 20, cao ráo, vạm vỡ, và đầy sức sống. Trái ngược hoàn toàn với vẻ ngoài thấp bé cùng tính cách trầm lặng, ít nói và khô khan của chồng cô.
Đúng như những gì trước khi cưới bà Phụng nói với Hạnh, sang đây cô chỉ việc ở nhà nội chợ. Nghe thì cứ tưởng là sung sướng nhàn nhã, nhưng có làm rồi mới biết nó mệt đến cỡ nào. Một mình Hạnh phải quán xuyến tất cả mọi việc trong gia đình 6 người, bao gồm bố mẹ chồng cô, cô em Marie mới ly hôn chồng, cậu em trai út Nacer và vợ chồng cô. Chưa kể còn phải chăm lo cho đàn cừu và vườn trái cây phía sau nhà. Tất tháy những công việc ấy chiếm hết toàn bộ thời gian và sức lực của Hạnh.
Điều khiến Hạnh bất ngờ nhất đó là nhà chồng cô không hề giầu, quyền quý hay ở một thành phố nguy nga tráng lệ như trong tưởng tượng của cô. Mà ở thị trấn Roussillion, một thị trấn với ba màu sắc chủ đạo đó là Vàng – Đỏ - Cam. Cố khá ấn tượng với sự pha trộn màu sắc ở đây, và càng ấn tượng hơn khi biết ở đây các gia đình chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và làm rượu vang.
Cuộc sống ở nơi mà Hạnh vốn nghĩ là phồn hoa đô thị hoá ra lại chẳng khác là bao so với cuộc sống nơi vùng quê nghèo trước kia. Có chăng chỉ khác về phong tục tập quán, cách sống, và Hạnh đã trở thành vợ người ta.
Đêm tân hôn đến giờ vẫn còn là nỗi ám ảnh trong Hạnh, cô từng xem rất nhiều bộ phim, đọc rất nhiều cuốn tiểu thuyết, tất thảy đều nói đêm tân hôn là đêm ngọt ngào, lãng mạn và khó quên nhất với mỗi cặp vợ chồng.
Quả thật với Hạnh nó khó quên theo đúng nghĩa đen của nó, khi mà Hạnh chưa từng nếm trái cấm nên chưa biết bản thân phải làm những gì. Khi mà Hạnh còn đang hoang mang, ngơ ngác thì chồng cô nhanh chóng cởi phăng mọi thứ trên cơ thể cô. Không nụ hôn ngọt ngào kiểu pháp, không dạo đầu, mơn trớn, anh cứ thế mạnh bạo tiến vào cơ thể cô.
Lần đầu tiên của cô chỉ gói gọn trong sự đau đớn, tủi cực cả về thể xác lần tinh thần. Khi phía trên chồng cô cứ cố gắng tiến sâu vào cơ thể cô, thì phía dưới cô đang bật khóc vì đau đớn.
Nhưng anh ta cũng chẳng bận tâm, cứ thế hùng hục thoả mãn bản thân, xong xuôi thì nằm vật ra bên cạnh mà ngáy. Chẳng thèm nhìn Hạnh lấy một cái, nên cũng chẳng biết rằng gương mặt cô đã lấm lem nước mắt, còn đôi môi cô kia cô đã bị cắn đến bật máu vì cố gắng chịu đựng.
Ai bảo chàng trai Pháp sở hữu nụ hôn ngọt ngào ướt át thì làm ơn đứng trước mặt Hạnh xem nào. Cuộc đời Hạnh chưa từng nhận được nụ hôn nào từ chồng, ngoài nụ hôn lướt qua bờ môi trong đám cưới.
Sống ở một nơi xa lạ, tiếng không biết, chồng thì vô tâm, cô gần như trầm lặng cả ngày. Mỗi sáng cô dậy từ 5h sáng để kịp lo đồ ăn sáng cho cả nhà, sau đó qua qua dọn dẹp giặt rũ, rồi cho đàn cừu ăn, vệ sinh chuồng trại cho chúng. Tiếp đến là chăm sóc vườn trái cây rộng gần 1 mẫu sau nhà, rồi lại tất tả lo cơm trưa cơm tối.
Dù rất mệt nhưng tối nào kho xong việc HẠnh cũng cố dành ra 2 tiếng để học tiếng Pháp. Hạnh không thể nào cứ sống mãi cái cảnh như không khí trong nhà thế này được, mà muốn thay đổi thì phải biết tiếng. Khi đã giao tiếp được rồi mới hiểu mọi người nói gì, không khiến họ phải nói đi nói lại nhiều lần gây ức chế nữa. Đặc biệt là hạnh cũng có thể trao đổi, trò chuyện cùng họ để hiểu nhau hơn.
Và quan trọng nhất là cô sợ chồng, Hạnh muốn chờ anh ta ngủ say mới lén lên giường, chỉ có cách đó mới hạn chế được bị anh ta dày vò trong ân ái. Cũng may nhu cầu của chồng cô không quá cao, nếu không thật sự Hạnh không biết bản thân làm sao mà chịu đựng được.
Bình thường mỗi lần có chỗ nào khó hiểu cô hay hỏi chồng, nhưng hôm nay anh ấy lại lên thị trấn lấy giống cây về trồng, phải vài ngày nữa mới trở về nên Hạnh cứ ngồi cắn bút mãi.
Đúng lúc ấy thì Nacer đi qua nhìn thấy, cậu em trai út này thò đầu vào nói:
- Chị đang học bài hả?
- ờ ờ, dạ, đang ôn luyện tiếng Pháp, nhưng mà…
- Sao thế
- Có một số chỗ không hiểu lắm.
Nacer bước thẳng vào phòng đến bên chiếc bàn nhỏ nơi Hạnh đang ngồi học, nhìn qua một lượt sau đó giải thích cặn kẽ cho HẠnh. Phải công nhận cậu ta giải thích vô cùng dễ hiểu, lại nhẹ nhàng chứ không hề khắn kháu như chồng cô. Bởi thế những ngày sau bất kể có gì khó cô đều nhờ Nacer chỉ dẫn.
Ngay cả khi chồng cô về, cô vẫn hỏi Nacer, chồng cô thấy thế cũng không nói gì, thậm chí anh ta còn tỏ ra vui vẻ, vì không phải bực mình giải thích những điều mà với anh ta là quá đơn giản cho cô hiểu.
Khả năng tiếng Pháp của cô ngày một tốt lên, Hạnh có thể nói một vài câu đơn giản với mọi người trong gia đình. Và hiểu được hết những gì họ nói với cô, nhờ thế nên số lần cố bị la mắng cũng giảm xuống.
Nếu nói đêm tân hôn là thứ đáng sợ nhất trong cuộc đời lấy chồng tây của Hạnh, thì cái tết đầu tiên nơi xứ người cũng buồn chẳng kém.
Đầu tiên phải kể đến tết dương lịch, vì ở đây mọi người ăn tết theo dương lịch. Khi cả đất nước pháp hân hoan chào đón năm mới, thì một mình cô lạc lõng trong cái không khí tết tây. Từ trước tết 2 tuần cô đã cảm nhận rõ không khí tết tràn ngập khắp nơi. Hàng ngày cô phải cố gắng lắm mới hoàn thành trọn vẹn bữa cơm mà không rơi nước mắt.
Những món ăn ngày tết nơi đây cũng xa lạ với cô quá, ngay cả đến món thịt gà mà trước đây ở nhà cô vẫn mê cũng không hấp dẫ nổi cô nữa. là do tâm trạng của cô không tốt, hay do hương vị món gà tây thật sự khiến cô không quen.
Ngồi nhìn tất thảy mọi người vừa ăn vừa nhấm nháp ly rượu vang, rồi trò chuyện cười đùa mà sao cô thấy trống rống đến vậy. Món hàu sống cô không dám động đũa vì thấy ghê ghê, rồi cả món rượu vang kia nữa, cô làm sao dám uống, lỡ say rồi lại khóc vì nhớ nhà, hay nói linh tinh thì xấu hổ lắm.
Thành ra suốt cả bữa ăn cô chỉ ngồi gảy gảy vài hạt cơm rồi buông bát, ngoại trừ một vài lần mọi người nhắc cô phải ăn nhiều để mau mau có em bé ra thì chẳng ai để ý đến cô.
Có mấy lần cô định mở lời nói chuyện cũng mọi người, nhưng vốn tiếng pháp của cô còn kém, cộng với việc những câu chuyện mọi người bàn tán cô đều không hay biết. Vậy nên dù không muốn nhưng cô đành phải nuốt tất cả những lời ấy vào trong. Ngồi thần người nhớ nhà, nhớ chị phúc, còn nhớ tết năm ngoái mãi chiều 30 cô mới được nghỉ, rồi sáng mùng 2 đã phải đi làm. Hai chị em ngồi ở quầy lễ tân vằng khách mà cứ thậm thụt nói xấu ông bà chủ vì bắt đi làm sớm.
Cũng may bố mẹ cô hiểu cho công việc của con gái nên cũng không nói gì, nghĩ đến bố mẹ cô lại oà khóc. Giờ này họ chắc đang ngược xuôi trên con thuyền ra khơi cũng nên. Từ sau khi đám cưới của cô, dùng số tiền mừng cưới cộng với một ít của Andrew biếu thêm bố mẹ cô đã có thể mua một con thuyền nho nhỏ để tự chạy. Cũng nhờ thế mà kinh tế gia đình cô khá hơn trước rất nhiều.
Được xuất ngoại vốn là mơ ước của Hạnh, vậy mà giờ đây cô lại thấy hối hận với cái quyết định của bản thân mình nhiều đến thế.
Đồng hỗ đã điểm 12 giờ hơn, mà cô vẫn chẳng thể ngủ nổi vì nỗi nhớ nhà đang trào dâng dữ dội. Nằm quay qua quay lại một hồi cô quyết định lên mạng gõ dòng chữ ”tết 2017 tại tỉnh Thanh Hoá -Việt Nam”. Rồi ngắm nhìn hình ảnh quê hương, lần đầu tiên Hạnh thấy hoa đào đẹp đến thế, cũng là lần đầu tiên cô thấy biển Hải tiến quê cô lại thơ mộng đến vậy. Ba mẹ ơi, con nhớ nhà lắm, mới chỉ là tết tây thôi mà cô đã buồn tủi thế này, thì khi tết ta ùa về, lòng cô sẽ ra sao. Mọi thứ cứ thế nhoè dần trong mắt cô, sắc đào cũng trở nên loang lổ không rõ màu.
Cô cứ thế mệt mỏi chìm vào giấc ngủ lúc nào chẳng hay, cho đến khi cô nghe thấy tiếng nhạc của bài “ Happy new year” vang vọng khắp nơi mới giật mình thức giấc. Nhìn vội lên chiếc đồng hồ đã gần 7h sáng, cô cuống cuồng xuống nhà để chuẩn bị bữa sáng. Thế nhưng xuống đến nơi mọi người đang tụ họp đông đủ, cùng nhau ăn bữa sáng đầu tiên của năm mới. Chỉ một mình cô thừa thãi, lạc lõng đứng ở chân cầu thang.
Thấy cô Marie tươi cười nói:
- Chúc mừng năm mới chị dâu, ban này mẹ có kêu em lên gọi chị nhưng thấy chị ngủ ngon quá em không nỡ đánh thức. Chắc đêm qua chị lại nhớ nhà nên mất ngủ đúng không, chị mau lại đây ăn sáng cùng mọi người rồi con đi chúc tết nào.
- Uk, chị biết rồi.
Cô khẽ mỉm cười đáp, sau đó tiền về phía bang ăn lễ phép nói:
- Chúc mừng năm mới bố mẹ, chúc bố mẹ sang năm mới luôn khoẻ mạnh, vui tươi, chúc mọi người năm mới nhiều may mắn.
Bố chồng cô dừng đũa ngửng lên khẽ nói:
- Được rồi, không cần khách sáo đâu, ngồi xuống ăn đi con.
- Dạ.
Cô kéo nhanh chóng đi bê phần bánh mì và gan ngỗng của mình rồi kéo ghế ngồi xuống. Món gan ngỗng ở đây là niềm tự hào của ẩm thực Pháp, nhưng cô vẫn thấy chẳng thế nào sánh bằng món bánh cuốn quê mình.
Cố ăn hết phần thức ăn của bản thân, vì ở nhà chồng cô mọi người không được phép để dư thừa thức ăn, sau đó cùng marie và vợ của peter dọn dẹp mọi thứ.
Hạnh thật sự không muốn cùng mọi người đi chúc tết một chút nào, vì cô sợ mình sẽ lại chạnh lòng nhớ quê, nhưng cũng không tiện từ chối nên đành miễn cưỡng đi theo.
Cuối cùng mấy ngày tết cũng nặng nề trôi qua, mọi người lại quay về guồng quay cuộc sống cũ, còn Hạnh vẫn cẩn thận đếm từng ngày chờ đến tết âm lịch.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook