Lấy Chồng Tây
-
Chương 4
Thế rồi tết tây qua đi và tết ta lại ùa đến, mẹ cô từng nói, tết là để ông bà, con cháu sum vầy. Ngày tết cố truyền cũng chính là ngày trở về cội nguồn, về với quê cha đất tổ của người Việt.
Vậy mà giờ này cô vẫn còn ở đây, một mình cô đơn nằm khóc, cô chẳng thể nào quên được cái ánh mắt háo hức của mấy đứa em mỗi độ tết về, được mẹ mua cho áo mới. Rồi hình ảnh cha cô đang miệt mài ngồi gói bánh chưng, phía bên cạnh là cô đang cẩn thận cắt từng chiếc lá.
Còn bây giờ cả ngày cô chỉ quanh quẩn bên căn nhà nhỏ, hết nấu cơm lại dọn dẹp, vừa làm vừa tự hỏi, giờ này ở quê mọi người đang làm gì. Năm nay ai giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa cũng như lau dọn bàn thờ.
Bây giờ cô mới thấm thía cái câu chị Phúc vẫn hay nói:” con gái mà gả chồng xa trước là mất giỗ, sau là mất con”.
Cái cảm giác sống ở một nơi xa lạ, không có không khí tết đáng sợ vô cùng. Cô nhớ mùi pháo, nhớ hoa đào, nhớ bánh chưng, nhớ cả nồi nước mùi nghi nghút khói mẹ thường nấu cho cả nhà rửa mặt mỗi sớm mùng một. Cô thèm lắm được trò chuyện cùng ai đó bằng tiếng Việt, nhưng mà ở nơi đây điều đó là xa xỉ.
Giá như chồng cô hiều được cho lòng của cô lúc này thì cô cũng đỡ tủi thân, đằng này anh ta còn chẳng thèm cùng cô gọi điện về quê chúc tết bố mẹ. Cô đành phải nói dối rằng:
- Bên này người ta không ăn tết âm lịch, nên anh ấy bận đi làm không có nhà mẹ ạ.
- Không sao con ạ, mẹ hiểu mà, chỉ cần thấy con khoẻ mạnh vui vẻ như thế này là mẹ mừng rồi.
Thế rồi Hạnh lại rơm rớm nước mắt nói:
- Mẹ, con nhớ nhà lắm, giá mà con đừng vội lấy chồng thì tốt biết bao.
- Con bé này nói gì kỳ vậy, trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng là đương nhiên. Năm mới mà cứ nói chuyện không đâu, bây giờ công nghệ hiện đại, gọi video nói chuyện cả ngày với nhau chứ có như thời xưa đâu.
Hạnh biết mẹ sợ cô tủi thân nên mắng át đi như thế, chứ thật lòng mẹ cũng đang buồn lắm. Chỉ cần nhìn vào ánh mắt của mẹ là Hạnh hiểu, nhưng cô không hỏi lại, vì cô sợ sẽ làm mẹ phiền lòng. Hạnh sợ những nỗi buồn vô tận của mình làm ảnh hưởng đến không khí tết của gia đình, nên cô lại cố gắng mỉm cười, vừa là để bố mẹ an lòng, vừa là để trấn an bản thân.
Người duy nhất cô có thể trải lòng lúc này là chị Phúc, khi Hạnh kể về hoàn cảnh hiện tại của bản thân, cô cứ ngỡ chị sẽ lại mắng cô xối xả. Nhưng không, chị chỉ thờ dài sau đó nói:
- Thôi em ạ, lấy chồng ở đâu cũng vậy, cái tết đầu tiên vẫn luôn là cái tết buồn tủi nhất. Dần dần em sẽ quen với mọi thứ, rồi sẽ thấy ổn hơn
Tất nhiên ngoài cố gắng thích nghi ra thì Hạnh cũng đâu có lựa chọn nào khác lúc này kia chứ. Cuộc sống này là do Hạnh lựa chọn mà, sướng hay khổ cũng phải chấp nhận, đâu thể oán trách được ai.
- ---*----*----
Nửa năm kể từ khi Hạnh theo chồng sang Pháp thì cô có thai, người đầu tiên cô báo tin không phải chồng, mà là cậu em trai út của chồng. Không phải Hạnh có gì mờ em với em trai chồng, mà chỉ là khi cầm que thử thai chạy ra khỏi phòng, tính xuống dưới nhà báo tin cho mẹ chồng thì va phải em chồng ở lối đi.
- Chị đi đâu mà vội vàng thế, nhìn chị hình như đang có chuyện gì vui phải không?
- Tôi, tôi có thai rồi Nacer ạ.
- Có thai, thật chứ?
Hạnh nở một nụ cười tươi rói gật đầu thay cho câu trả lời, Nacer nhận được câu trả lời thì cũng cười vang chúc mừng Hạnh:
- Chúc mừng chị, chắc chắn anh Andrew sẽ rất vui khi biết tin này.
Nhắc mới nhớ, cô còn phải đi khoe với mẹ chồng, và chồng ở dưới nhà nữa, thấy vậy cô cảm ơn Nacer sau đó dảo bước đi trước.
Dạo gần đây cô đã nói được tiếng Pháp khá tốt, nên mẹ chồng cô cũng bớt la mắng cô hẳn. Cô cũng thường xuyên hỏi thăm, quan tâm bà chân thành nên mối quan hệ của cô với bà tốt lên rất nhiều.
Thấy bà ở dưới sân cô run run hỏi:
- Mẹ, chồng con đâu ạ.
- Andrew hả, nó mới ra ngoài rồi.
Cô buồn so nhìn ra cổng, mẹ chồng cô thấy thế thì hỏi:
- Con tìm nó có chuyện gì sao?
- À, con, con, mẹ nhìn này.
Hạnh sung sướng đưa chiếc que thử thai 2 vạch ra trước mặt mẹ chồng. Bà Fanny, mẹ chồng cô, nhìn chăm chú sau đó thái độ vui vẻ lên mười phần hỏi:
- Con có bầu hả?
- Dạ.
Cùng lúc này bố chồng cô cũng đi ngang qua, ông nghe thấy cô nói có bầu thì quay qua nhìn cô vui vẻ nói:
- CHúc mừng con dâu.
Cô vui vẻ cảm ơn bố chồng, còn bà Fanny bỏ qua lời nói của chồng, nắm tay Hạnh hồ hởi nói:
- Hôm nay nhà ta nên nấu món gì chúc mừng bây giờ nhỉ, Hạnh con thích ăn gì.
- Món nào cũng được mẹ ạ.
- Được rồi, được rồi, con ngồi đây, để ta đi chợ, nhất định phải làm một cái gì đó nho nhỏ để ăn mừng.
Cô hạnh phúc nhìn theo cái dáng vẻ khẩn trưởng của bà mà mỉm cười, đây là lần đầu tiên bà hỏi cô muốn ăn gì nên Hạnh thấy cảm động nhiều lắm.
Cô em gái Marie, con gái thứ 6 trong gia đình, khi biết tin cũng vui vẻ chúc mừng Hạnh. Cô ấy còn không quên dành cho Hạnh những lời khuyên bổ ích. Marie cũng có một cậu con trai năm nay lên 6, nhưng về kinh tế nhà chồng Marie mạnh hơn, nên thằng bé ở với bố. Hạnh cứ thế chăm chú nghe từng lời từng lời một, cô cố gắng ghi nhớ tất cả chúng. Vì tất cả những lời khuyên ấy cô đều thấy rất bổ ích.
Chồng cô là người cuối cùng biết tin trong gia đình, và cũng là người duy nhất không nói lời chúc mừng với cô. Giống như việc có bầu là việc đương nhiên, anh ta không hề vui mừng hay tỏ vẻ ngạc nhiên như cô vẫn tưởng tượng
Hạnh bị đơ mất mấy giây khi chứng kiến thái độ dửng dưng của chồng. Cô biết chồng mình là một người đàn ông khô khan. Nhưng chưa từng nghĩ anh ta ngay cả việc được làm cha cũng thờ ơ như thế. Hạnh tự hỏi liệu có khi nào anh ta bị vô cảm hay không?
Người đàn ông ôm bó hoa, quỳ gối hát mừng sinh nhật cô đâu rồi, người nói những lời hoa mỹ trong vài lần hẹn họ ít ỏi trước kia đâu? Nhìn kiều gì Hạnh cũng thấy anh ta không hề giống trước đây một chút xíu nào.
Hay vì Hạnh và người đàn ông này đến với nhau không phải vì tình yêu, nên cái tâm của anh ta không đặt ở chỗ cô. Dẫu có vì gì đi nữa, thì cô cũng thấy tủi thân nhiều lắm.
Cô nghĩ giá như anh ta chỉ cần hỏi han cô một câu thôi, chắc cô cũng có cái cớ mà an ủi bản thân, đằng này anh ta chỉ hờ hững buông lời:
- Ừ, anh biết rồi.
Biết rồi nghĩa là sao, là chỉ để đó thôi sao, thế anh ta không biết rằng cô cần phải đến bệnh viện sản để thăm khám và kiểm tra thai hay sao? Hoặc giả như anh ta bận hay ngại không muốn tới những chỗ như thế thì cũng nên bảo cô, hay là nhờ ai đó trong nhà chứ.
Càng ngày Hạnh càng cảm thấy không sao hiểu nổi chồng mình, anh ta đã ngoài 40, người ta vẫn bảo những người luống tuổi mới có con, họ yêu con chiều con nhiều lắm. Mà sao ở chồng mình, đến 1 tia vui mừng Hạnh cũng chẳng nhìn ra, thì lấy đâu mà yêu với chẳng chiều?
Thất thểu trở về phòng, nằm gác tay lên trán suy nghĩ, bất giác cô mới nhớ lại những lời nói của chị Phúc khi xưa. Nếu người ta mà hoàn hảo, thì đâu phải cần đến môi giới. Nếu tốt đẹp thì càng không phải đến một nơi xa xôi như Việt Nam để mà lấy vợ.
Chỉ tiếc là khi cô hiểu ra những điều ấy thì muộn quá rồi, thất vọng đấy, nhưng cũng chỉ biết khóc một mình.
Phía đệm bên cạnh khẽ lún xuống, không cần nhìn Hạnh cũng đoán là chồng mình. Cô đắn đo hồi lâu rồi hỏi bâng quơ:
- Từ chỗ mình đến bệnh viện có xa không anh.
- Xa, bệnh viện trên thị trấn, phải đi hơn chục cây số mới tới.
- Thế cũng xa quá, em lại chẳng biết đường.
Andrew lặng thinh không nói thêm điều gì, giận cô mới lớn tiếng hỏi:
- Anh không nghĩ là cần đưa em đi kiểm tra sức khoẻ thai nhi hay sao?
- Ờ ờ, để bữa nào rảnh thì đưa đi.
Cô tủi thân ngồi phắt dậy rơm rớm nước mắt hỏi lại:
- Bừa nào là bao giờ, tại sao anh lại vô tâm đến vậy, tôi đang mang thai con của anh, thế mà đến nửa lời hỏi thăm anh cũng không có. Anh thử nhìn Nacer xem, sao sống cùng một nhà mà anh không được 1 nửa của người ta như thế hả?
- Nacer, Nacer thích thì sang mà bảo nó đưa đi khám, cái gì cũng phải từ từ người ta còn sắp xếp thời gian, công việc chứ, đùng 1 cái đi luôn làn sao được.
- Anh nói thế mà nghe được à?
Andrew xoay lưng lại phía cô gằn giọng đáp:
- Đủ rồi, anh đang rất mệt, em đừng cằn nhằn nữa, ngủ đi cho con nó còn ngủ.
Hạnh nhếch mép cười khẩy, hoá ra anh ta cũng còn biết đến sự tồn tại của con cơ đấy. Cô lại cứ nghĩ anh ta quên luôn cái việc cô đang mang thai, thật chẳng còn từ nào để mà miêu tả cái con người của anh ta thêm nữa.
Nếu không phải ngày hôm sau Hạnh khéo léo nhờ mẹ chồng nhắc anh ta đưa cô đi khám, thì chẳng biết đến bao giờ anh ta mới chịu đưa cô đi. Nhìn những bà bầu bên cạnh có chồng quan tâm hỏi han mà cô tủi thân vô cùng.
Ngay cả việc đưa cô đi khám anh ta cũng miễn cưỡng, tới nơi cũng để cô ngồi một mình, còn bản thân thì sang quán nước gần đó ngồi đợi. Cám cánh cho cái cuộc đời cô, nhưng vì con cô lại ép bản thân phải vui vẻ, không được suy nghĩ kẻo lại ảnh hưởng đến con.
Thời gian cứ thế trầm lặng trôi đi, cô cũng mang thai sang tháng thứ 2, và cũng là giai đoạn nghén ngẩm kinh khủng nhất. Tất cả các món ăn còn nóng cô đều không thể ăn được, chưa kể đến việc cô không thể ngửi nổi mùi dầu mỡ và thịt sống.
Cũng có đôi lần mẹ chồng và Marie giúp cô nấu nướng, nhưng sau đó phần vì ngại, phần vì công việc của họ bận rộn, nên Hạnh luôn cố gắng hoàn thành bữa ăn trước khi họ về nhà. Mỗi lần vào bếp cô phải đeo tới mấy lớp khẩu trang mà vẫn còn nôn khan vài cái.
Trong nhà ai cũng nhìn thấy việc Hạnh bị những cơn nghén hành hạ thế nào, mẹ chồng và marie thì chỉ cho cô một vài cách giúp giảm cơn nghén. Can Nacer lâu lâu lại mua cho cô một ít ô mai, vị chua của chúng cũng giúp cô tiết chế được cơn nghén đôi chút.
Chỉ riêng mình chồng cô là không mảy may nửa lời, không phải anh ta không biết,mà cô cho rằng anh ta biết nhưng làm ngơ.
Cũng may là bố mẹ chồng cô không quá khắt khe những bà mẹ chồng cô được nghe kể ở Việt Nam. Nếu không chắc cô phát bệnh trầm cảm ở cái nơi đất khách quê người này mất thôi.
Một lần Hạnh đang nôn thốc nôn tháo trong nhà vệ sinh, đúng lúc chồng cô cũng cần dùng nhà vệ sinh. Chờ một lát chưa thấy cô ra, anh ta ngó đầu vào cằn nhằn:
- Ngủ luôn trong đấy hay sao mà lâu vậy?
- Anh chịu khó dùng nhà vệ sinh trên tầng giúp em được không?
- Đúng là chả được cái nước non gì cả, bực mình.
Tiếng dép của chồng cô cứ thế xa dần rồi tắt hẳn nơi cuối cầu thang, còn Hạnh thì đang đứng như chết lặng, vì buồn, vì sốc.
Hạnh biết tính chồng mình nên chưa từng dám mơ anh ta sẽ ân cần hỏi han, hay mỗi lần cô nôn sẽ giúp cô vuốt lưng rồi động viên cô như những ông chồng khác. Nhưng Hạnh cũng không thể tượng tượng nổi, bản thân cô đang khổ sở về những cơn ốm nghén, anh ta đã không hỏi thăm thì thôi, lại còn buông lời khó chịu với cô.
Thế mà người ta cứ bảo chồng già vợ trẻ sẽ được chiều lắm, chiều chẳng thấy đâu, chỉ thấy tối ngày nghe anh ta cằn nhằn. Bây giờ thì cô cũng hiểu tại sao anh ta lại chẳng thể lấy vợ ở đây, mà phải đến tận nước Việt Nam xa xôi của cô nhờ môi giới. Với cái bản tính này, chăc chắn chả ai dại mà đi lấy anh ta cho khổ một đời.
Chỉ có cô ngốc, ham giàu sang phú quý nên mới đâm đầu vào. Bây giờ có hối hận cũng muộn. Giấy tờ tuỳ thân của cô anh ta giữ cả, tiền thì chẳng có, đường xá cũng chẳng biết, người thân lại càng không. Có muốn đi, cũng chẳng biết bản thân phải đi đâu.
Càng chán chồng, Hạnh lại càng thêm ngưỡng mộ em chồng, người đâu mà vừa đẹp trai, tài giỏi lại sống tình cảm. HẠnh chỉ là chị dâu thôi mà mỗi lần đi đâu xa về Nacer cũng đều có quà.
Vài lần chứng kiến cô đang nôn khan trong nhà vệ sinh, nacer cẩn thận pha giúp cô một cốc nước chanh, chờ cô bước ra ân cần hỏi:
- Chị khó chịu lắm hả, liệu có cần phải đi khám không, chứ em thấy chị mệt mỏi lắm ấy.
- Không cần đâu chú, bà bầu nào cũng phải trải qua thời gian thế này mà, chừng nào qua 3 tháng sẽ ổn thôi.
- Em là đàn ông nên không hiểu mấy chuyện này lắm, có gì chị cứ hỏi mẹ với chị Marie nhé.
- Tôi biết rồi, cảm ơn chú.
Nacer mỉm cười vẫy tay chào Hạnh rồi đi làm, ra đến cửa chợt quay người lại hỏi:
- Quên nữa, hôm nay em có lên thành phố ký hợp đồng với đối tác, chị có thèm ăn gì không em mua giúp.
- Thôi chắc không cần đâu.
- Trên đó có cả đồ ăn Việt Nam đấy.
Nghe Nacer nhắc đến 2 chữ Việt Nam lòng hạnh lại bồi hồi, chẳng phải cô vẫn ao ước được ăn món gì đó dân giã của quê hương hay sao. Bây giờ có cơ hội cô lại chẳng biết nhờ mua món nào. Mua tất cả thì chắc cô chẳng đủ tiền, còn mua1 món thì thật khó để cô chọn lựa quá. Sau cùng cô quyết định:
- Vậy chú giúp tôi một ít bột tẻ và mộc nhĩ nha, tôi sẽ làm món bánh răng bừa, đặc sản ở quê tôi để chiêu đãi cả nhà. Chờ chút tôi đi lấy tiền.
- Khỏi đi chị, chị bỏ công, em bỏ của, ok, bye chị dâu, em sẽ cố gắng mua được những thứ chị cần.
Nhìn cái dáng người cao lớn của Nacer đi khuất mà cô lại thầm so sánh với chồng mình. Cùng sinh ra trong một nhà, cùng lớn lên trong một môi trường giống nhau, mà sao lại khác nhau đến thế. Giống như thể 2 người 2 thế giới chứ không phải anh em ruột thịt.
Với chị dâu như Hạnh mà Nacer còn tốt như thế, thì nếu có người yêu hoặc vợ, thì còn quan tâm, ngọt ngào đến đâu. Con người Nacer sao mà giống với hình mẫu người yêu lý tưởng trước đây của cô đến thế. Một anh chàng ngoại quốc, đẹp trai, tài giỏi lại ngọt ngào, lãng mạn. Nếu cô chưa có chồng nhất định…
Vậy mà giờ này cô vẫn còn ở đây, một mình cô đơn nằm khóc, cô chẳng thể nào quên được cái ánh mắt háo hức của mấy đứa em mỗi độ tết về, được mẹ mua cho áo mới. Rồi hình ảnh cha cô đang miệt mài ngồi gói bánh chưng, phía bên cạnh là cô đang cẩn thận cắt từng chiếc lá.
Còn bây giờ cả ngày cô chỉ quanh quẩn bên căn nhà nhỏ, hết nấu cơm lại dọn dẹp, vừa làm vừa tự hỏi, giờ này ở quê mọi người đang làm gì. Năm nay ai giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa cũng như lau dọn bàn thờ.
Bây giờ cô mới thấm thía cái câu chị Phúc vẫn hay nói:” con gái mà gả chồng xa trước là mất giỗ, sau là mất con”.
Cái cảm giác sống ở một nơi xa lạ, không có không khí tết đáng sợ vô cùng. Cô nhớ mùi pháo, nhớ hoa đào, nhớ bánh chưng, nhớ cả nồi nước mùi nghi nghút khói mẹ thường nấu cho cả nhà rửa mặt mỗi sớm mùng một. Cô thèm lắm được trò chuyện cùng ai đó bằng tiếng Việt, nhưng mà ở nơi đây điều đó là xa xỉ.
Giá như chồng cô hiều được cho lòng của cô lúc này thì cô cũng đỡ tủi thân, đằng này anh ta còn chẳng thèm cùng cô gọi điện về quê chúc tết bố mẹ. Cô đành phải nói dối rằng:
- Bên này người ta không ăn tết âm lịch, nên anh ấy bận đi làm không có nhà mẹ ạ.
- Không sao con ạ, mẹ hiểu mà, chỉ cần thấy con khoẻ mạnh vui vẻ như thế này là mẹ mừng rồi.
Thế rồi Hạnh lại rơm rớm nước mắt nói:
- Mẹ, con nhớ nhà lắm, giá mà con đừng vội lấy chồng thì tốt biết bao.
- Con bé này nói gì kỳ vậy, trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng là đương nhiên. Năm mới mà cứ nói chuyện không đâu, bây giờ công nghệ hiện đại, gọi video nói chuyện cả ngày với nhau chứ có như thời xưa đâu.
Hạnh biết mẹ sợ cô tủi thân nên mắng át đi như thế, chứ thật lòng mẹ cũng đang buồn lắm. Chỉ cần nhìn vào ánh mắt của mẹ là Hạnh hiểu, nhưng cô không hỏi lại, vì cô sợ sẽ làm mẹ phiền lòng. Hạnh sợ những nỗi buồn vô tận của mình làm ảnh hưởng đến không khí tết của gia đình, nên cô lại cố gắng mỉm cười, vừa là để bố mẹ an lòng, vừa là để trấn an bản thân.
Người duy nhất cô có thể trải lòng lúc này là chị Phúc, khi Hạnh kể về hoàn cảnh hiện tại của bản thân, cô cứ ngỡ chị sẽ lại mắng cô xối xả. Nhưng không, chị chỉ thờ dài sau đó nói:
- Thôi em ạ, lấy chồng ở đâu cũng vậy, cái tết đầu tiên vẫn luôn là cái tết buồn tủi nhất. Dần dần em sẽ quen với mọi thứ, rồi sẽ thấy ổn hơn
Tất nhiên ngoài cố gắng thích nghi ra thì Hạnh cũng đâu có lựa chọn nào khác lúc này kia chứ. Cuộc sống này là do Hạnh lựa chọn mà, sướng hay khổ cũng phải chấp nhận, đâu thể oán trách được ai.
- ---*----*----
Nửa năm kể từ khi Hạnh theo chồng sang Pháp thì cô có thai, người đầu tiên cô báo tin không phải chồng, mà là cậu em trai út của chồng. Không phải Hạnh có gì mờ em với em trai chồng, mà chỉ là khi cầm que thử thai chạy ra khỏi phòng, tính xuống dưới nhà báo tin cho mẹ chồng thì va phải em chồng ở lối đi.
- Chị đi đâu mà vội vàng thế, nhìn chị hình như đang có chuyện gì vui phải không?
- Tôi, tôi có thai rồi Nacer ạ.
- Có thai, thật chứ?
Hạnh nở một nụ cười tươi rói gật đầu thay cho câu trả lời, Nacer nhận được câu trả lời thì cũng cười vang chúc mừng Hạnh:
- Chúc mừng chị, chắc chắn anh Andrew sẽ rất vui khi biết tin này.
Nhắc mới nhớ, cô còn phải đi khoe với mẹ chồng, và chồng ở dưới nhà nữa, thấy vậy cô cảm ơn Nacer sau đó dảo bước đi trước.
Dạo gần đây cô đã nói được tiếng Pháp khá tốt, nên mẹ chồng cô cũng bớt la mắng cô hẳn. Cô cũng thường xuyên hỏi thăm, quan tâm bà chân thành nên mối quan hệ của cô với bà tốt lên rất nhiều.
Thấy bà ở dưới sân cô run run hỏi:
- Mẹ, chồng con đâu ạ.
- Andrew hả, nó mới ra ngoài rồi.
Cô buồn so nhìn ra cổng, mẹ chồng cô thấy thế thì hỏi:
- Con tìm nó có chuyện gì sao?
- À, con, con, mẹ nhìn này.
Hạnh sung sướng đưa chiếc que thử thai 2 vạch ra trước mặt mẹ chồng. Bà Fanny, mẹ chồng cô, nhìn chăm chú sau đó thái độ vui vẻ lên mười phần hỏi:
- Con có bầu hả?
- Dạ.
Cùng lúc này bố chồng cô cũng đi ngang qua, ông nghe thấy cô nói có bầu thì quay qua nhìn cô vui vẻ nói:
- CHúc mừng con dâu.
Cô vui vẻ cảm ơn bố chồng, còn bà Fanny bỏ qua lời nói của chồng, nắm tay Hạnh hồ hởi nói:
- Hôm nay nhà ta nên nấu món gì chúc mừng bây giờ nhỉ, Hạnh con thích ăn gì.
- Món nào cũng được mẹ ạ.
- Được rồi, được rồi, con ngồi đây, để ta đi chợ, nhất định phải làm một cái gì đó nho nhỏ để ăn mừng.
Cô hạnh phúc nhìn theo cái dáng vẻ khẩn trưởng của bà mà mỉm cười, đây là lần đầu tiên bà hỏi cô muốn ăn gì nên Hạnh thấy cảm động nhiều lắm.
Cô em gái Marie, con gái thứ 6 trong gia đình, khi biết tin cũng vui vẻ chúc mừng Hạnh. Cô ấy còn không quên dành cho Hạnh những lời khuyên bổ ích. Marie cũng có một cậu con trai năm nay lên 6, nhưng về kinh tế nhà chồng Marie mạnh hơn, nên thằng bé ở với bố. Hạnh cứ thế chăm chú nghe từng lời từng lời một, cô cố gắng ghi nhớ tất cả chúng. Vì tất cả những lời khuyên ấy cô đều thấy rất bổ ích.
Chồng cô là người cuối cùng biết tin trong gia đình, và cũng là người duy nhất không nói lời chúc mừng với cô. Giống như việc có bầu là việc đương nhiên, anh ta không hề vui mừng hay tỏ vẻ ngạc nhiên như cô vẫn tưởng tượng
Hạnh bị đơ mất mấy giây khi chứng kiến thái độ dửng dưng của chồng. Cô biết chồng mình là một người đàn ông khô khan. Nhưng chưa từng nghĩ anh ta ngay cả việc được làm cha cũng thờ ơ như thế. Hạnh tự hỏi liệu có khi nào anh ta bị vô cảm hay không?
Người đàn ông ôm bó hoa, quỳ gối hát mừng sinh nhật cô đâu rồi, người nói những lời hoa mỹ trong vài lần hẹn họ ít ỏi trước kia đâu? Nhìn kiều gì Hạnh cũng thấy anh ta không hề giống trước đây một chút xíu nào.
Hay vì Hạnh và người đàn ông này đến với nhau không phải vì tình yêu, nên cái tâm của anh ta không đặt ở chỗ cô. Dẫu có vì gì đi nữa, thì cô cũng thấy tủi thân nhiều lắm.
Cô nghĩ giá như anh ta chỉ cần hỏi han cô một câu thôi, chắc cô cũng có cái cớ mà an ủi bản thân, đằng này anh ta chỉ hờ hững buông lời:
- Ừ, anh biết rồi.
Biết rồi nghĩa là sao, là chỉ để đó thôi sao, thế anh ta không biết rằng cô cần phải đến bệnh viện sản để thăm khám và kiểm tra thai hay sao? Hoặc giả như anh ta bận hay ngại không muốn tới những chỗ như thế thì cũng nên bảo cô, hay là nhờ ai đó trong nhà chứ.
Càng ngày Hạnh càng cảm thấy không sao hiểu nổi chồng mình, anh ta đã ngoài 40, người ta vẫn bảo những người luống tuổi mới có con, họ yêu con chiều con nhiều lắm. Mà sao ở chồng mình, đến 1 tia vui mừng Hạnh cũng chẳng nhìn ra, thì lấy đâu mà yêu với chẳng chiều?
Thất thểu trở về phòng, nằm gác tay lên trán suy nghĩ, bất giác cô mới nhớ lại những lời nói của chị Phúc khi xưa. Nếu người ta mà hoàn hảo, thì đâu phải cần đến môi giới. Nếu tốt đẹp thì càng không phải đến một nơi xa xôi như Việt Nam để mà lấy vợ.
Chỉ tiếc là khi cô hiểu ra những điều ấy thì muộn quá rồi, thất vọng đấy, nhưng cũng chỉ biết khóc một mình.
Phía đệm bên cạnh khẽ lún xuống, không cần nhìn Hạnh cũng đoán là chồng mình. Cô đắn đo hồi lâu rồi hỏi bâng quơ:
- Từ chỗ mình đến bệnh viện có xa không anh.
- Xa, bệnh viện trên thị trấn, phải đi hơn chục cây số mới tới.
- Thế cũng xa quá, em lại chẳng biết đường.
Andrew lặng thinh không nói thêm điều gì, giận cô mới lớn tiếng hỏi:
- Anh không nghĩ là cần đưa em đi kiểm tra sức khoẻ thai nhi hay sao?
- Ờ ờ, để bữa nào rảnh thì đưa đi.
Cô tủi thân ngồi phắt dậy rơm rớm nước mắt hỏi lại:
- Bừa nào là bao giờ, tại sao anh lại vô tâm đến vậy, tôi đang mang thai con của anh, thế mà đến nửa lời hỏi thăm anh cũng không có. Anh thử nhìn Nacer xem, sao sống cùng một nhà mà anh không được 1 nửa của người ta như thế hả?
- Nacer, Nacer thích thì sang mà bảo nó đưa đi khám, cái gì cũng phải từ từ người ta còn sắp xếp thời gian, công việc chứ, đùng 1 cái đi luôn làn sao được.
- Anh nói thế mà nghe được à?
Andrew xoay lưng lại phía cô gằn giọng đáp:
- Đủ rồi, anh đang rất mệt, em đừng cằn nhằn nữa, ngủ đi cho con nó còn ngủ.
Hạnh nhếch mép cười khẩy, hoá ra anh ta cũng còn biết đến sự tồn tại của con cơ đấy. Cô lại cứ nghĩ anh ta quên luôn cái việc cô đang mang thai, thật chẳng còn từ nào để mà miêu tả cái con người của anh ta thêm nữa.
Nếu không phải ngày hôm sau Hạnh khéo léo nhờ mẹ chồng nhắc anh ta đưa cô đi khám, thì chẳng biết đến bao giờ anh ta mới chịu đưa cô đi. Nhìn những bà bầu bên cạnh có chồng quan tâm hỏi han mà cô tủi thân vô cùng.
Ngay cả việc đưa cô đi khám anh ta cũng miễn cưỡng, tới nơi cũng để cô ngồi một mình, còn bản thân thì sang quán nước gần đó ngồi đợi. Cám cánh cho cái cuộc đời cô, nhưng vì con cô lại ép bản thân phải vui vẻ, không được suy nghĩ kẻo lại ảnh hưởng đến con.
Thời gian cứ thế trầm lặng trôi đi, cô cũng mang thai sang tháng thứ 2, và cũng là giai đoạn nghén ngẩm kinh khủng nhất. Tất cả các món ăn còn nóng cô đều không thể ăn được, chưa kể đến việc cô không thể ngửi nổi mùi dầu mỡ và thịt sống.
Cũng có đôi lần mẹ chồng và Marie giúp cô nấu nướng, nhưng sau đó phần vì ngại, phần vì công việc của họ bận rộn, nên Hạnh luôn cố gắng hoàn thành bữa ăn trước khi họ về nhà. Mỗi lần vào bếp cô phải đeo tới mấy lớp khẩu trang mà vẫn còn nôn khan vài cái.
Trong nhà ai cũng nhìn thấy việc Hạnh bị những cơn nghén hành hạ thế nào, mẹ chồng và marie thì chỉ cho cô một vài cách giúp giảm cơn nghén. Can Nacer lâu lâu lại mua cho cô một ít ô mai, vị chua của chúng cũng giúp cô tiết chế được cơn nghén đôi chút.
Chỉ riêng mình chồng cô là không mảy may nửa lời, không phải anh ta không biết,mà cô cho rằng anh ta biết nhưng làm ngơ.
Cũng may là bố mẹ chồng cô không quá khắt khe những bà mẹ chồng cô được nghe kể ở Việt Nam. Nếu không chắc cô phát bệnh trầm cảm ở cái nơi đất khách quê người này mất thôi.
Một lần Hạnh đang nôn thốc nôn tháo trong nhà vệ sinh, đúng lúc chồng cô cũng cần dùng nhà vệ sinh. Chờ một lát chưa thấy cô ra, anh ta ngó đầu vào cằn nhằn:
- Ngủ luôn trong đấy hay sao mà lâu vậy?
- Anh chịu khó dùng nhà vệ sinh trên tầng giúp em được không?
- Đúng là chả được cái nước non gì cả, bực mình.
Tiếng dép của chồng cô cứ thế xa dần rồi tắt hẳn nơi cuối cầu thang, còn Hạnh thì đang đứng như chết lặng, vì buồn, vì sốc.
Hạnh biết tính chồng mình nên chưa từng dám mơ anh ta sẽ ân cần hỏi han, hay mỗi lần cô nôn sẽ giúp cô vuốt lưng rồi động viên cô như những ông chồng khác. Nhưng Hạnh cũng không thể tượng tượng nổi, bản thân cô đang khổ sở về những cơn ốm nghén, anh ta đã không hỏi thăm thì thôi, lại còn buông lời khó chịu với cô.
Thế mà người ta cứ bảo chồng già vợ trẻ sẽ được chiều lắm, chiều chẳng thấy đâu, chỉ thấy tối ngày nghe anh ta cằn nhằn. Bây giờ thì cô cũng hiểu tại sao anh ta lại chẳng thể lấy vợ ở đây, mà phải đến tận nước Việt Nam xa xôi của cô nhờ môi giới. Với cái bản tính này, chăc chắn chả ai dại mà đi lấy anh ta cho khổ một đời.
Chỉ có cô ngốc, ham giàu sang phú quý nên mới đâm đầu vào. Bây giờ có hối hận cũng muộn. Giấy tờ tuỳ thân của cô anh ta giữ cả, tiền thì chẳng có, đường xá cũng chẳng biết, người thân lại càng không. Có muốn đi, cũng chẳng biết bản thân phải đi đâu.
Càng chán chồng, Hạnh lại càng thêm ngưỡng mộ em chồng, người đâu mà vừa đẹp trai, tài giỏi lại sống tình cảm. HẠnh chỉ là chị dâu thôi mà mỗi lần đi đâu xa về Nacer cũng đều có quà.
Vài lần chứng kiến cô đang nôn khan trong nhà vệ sinh, nacer cẩn thận pha giúp cô một cốc nước chanh, chờ cô bước ra ân cần hỏi:
- Chị khó chịu lắm hả, liệu có cần phải đi khám không, chứ em thấy chị mệt mỏi lắm ấy.
- Không cần đâu chú, bà bầu nào cũng phải trải qua thời gian thế này mà, chừng nào qua 3 tháng sẽ ổn thôi.
- Em là đàn ông nên không hiểu mấy chuyện này lắm, có gì chị cứ hỏi mẹ với chị Marie nhé.
- Tôi biết rồi, cảm ơn chú.
Nacer mỉm cười vẫy tay chào Hạnh rồi đi làm, ra đến cửa chợt quay người lại hỏi:
- Quên nữa, hôm nay em có lên thành phố ký hợp đồng với đối tác, chị có thèm ăn gì không em mua giúp.
- Thôi chắc không cần đâu.
- Trên đó có cả đồ ăn Việt Nam đấy.
Nghe Nacer nhắc đến 2 chữ Việt Nam lòng hạnh lại bồi hồi, chẳng phải cô vẫn ao ước được ăn món gì đó dân giã của quê hương hay sao. Bây giờ có cơ hội cô lại chẳng biết nhờ mua món nào. Mua tất cả thì chắc cô chẳng đủ tiền, còn mua1 món thì thật khó để cô chọn lựa quá. Sau cùng cô quyết định:
- Vậy chú giúp tôi một ít bột tẻ và mộc nhĩ nha, tôi sẽ làm món bánh răng bừa, đặc sản ở quê tôi để chiêu đãi cả nhà. Chờ chút tôi đi lấy tiền.
- Khỏi đi chị, chị bỏ công, em bỏ của, ok, bye chị dâu, em sẽ cố gắng mua được những thứ chị cần.
Nhìn cái dáng người cao lớn của Nacer đi khuất mà cô lại thầm so sánh với chồng mình. Cùng sinh ra trong một nhà, cùng lớn lên trong một môi trường giống nhau, mà sao lại khác nhau đến thế. Giống như thể 2 người 2 thế giới chứ không phải anh em ruột thịt.
Với chị dâu như Hạnh mà Nacer còn tốt như thế, thì nếu có người yêu hoặc vợ, thì còn quan tâm, ngọt ngào đến đâu. Con người Nacer sao mà giống với hình mẫu người yêu lý tưởng trước đây của cô đến thế. Một anh chàng ngoại quốc, đẹp trai, tài giỏi lại ngọt ngào, lãng mạn. Nếu cô chưa có chồng nhất định…
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook