Lật Mở Thiên Thư
-
Quyển 1 - Chương 4-2: Kẻ đánh tráo “Thiên thư”
Sau khi chở tôi và Mông Nhân về đến nhà, lão Phó đòi vào nhà ngồi một lúc. Vào rồi, anh ta bảo hai chúng tôi ngày mai cùng đi xem triển lãm. Vị chuyên gia khảo cổ trước đây hỗ trợ lão Phó dò tìm, nói rằng Viện bảo tàng thành phố C mở triển lãm, tuy các hiện vật trưng bày chưa chắc đã giúp gì cho lão Phó nhưng anh ta sẽ có dịp tiếp xúc với rất nhiều chuyên gia về lĩnh vực này, lão Phó rất có thể sẽ tìm ra manh mối nào đó.
Tôi và Mông Nhân không nhận lời, vì ban ngày phải đi làm; mặt khác, chúng tôi không thạo những thứ đó, e sẽ chẳng hỗ trợ được gì cho anh ta. Lão Phó nói, vậy thì anh ta đành rủ Mễ Đâu đi cùng vậy.
Trưa hôm sau, lúc đang ăn, lão Phó gọi điện nói rằng, chiều nay nếu chúng tôi rỗi thì sẽ hội ý ít phút, vì chuyện về cuốn sách đã có chút tiến triển. Nhưng nghe giọng anh ta rất không thoải mái, hình như chẳng phải là tin tốt lành gì. Tôi trả lời, chiều nay vẫn phải đi làm, nếu cần thì anh ta cứ đến thẳng công ty chúng tôi. Lão Phó nhất trí, và nói rằng chúng tôi phải ở công ty đừng đi đâu cả, khoảng 2-3 giờ chiều anh ta sẽ đến.
Lúc xấp xỉ 3 giờ chiều, lão Phó đến chỗ chúng tôi, và rất tự giác chui vào gian hút thuốc. Tôi và Mông Nhân vừa bước vào chưa kịp ngồi xuống thì anh ta đã ném phịch cuốn sách xuống bàn. Xem chừng không ổn rồi đây, vì xưa nay anh chàng này rất nâng niu cuốn sách báu vật, sao hôm nay hắn lại rồ dại thế này? Mông Nhân vội cầm cuốn sách lên, khẽ vỗ vai lão Phó: “Có chuyện gì mà cậu nóng nảy khiếp thế?”
Lão Phó vừa rít thuốc lá vừa chỉ tay vào cuốn sách, nói: “Hôm nay tôi đã đến đó, nhà khảo cổ đã quen, đưa tôi đến gặp mấy vị chuyên gia, họ lần lượt giám định rồi cho tôi biết một tin vui lớn...”
“Tin vui gì?” Tôi hỏi. Lão Phó khịt mũi, rồi nói: “Năm vị chuyên gia xem xét một hồi, rồi đưa ra kết luận: đây là sách giả, các nội dung ghi chép bên trong cũng không đáng giá một xu; nếu đưa ra thị trường, người không sành sẽ trả giá vài trăm đồng, người sành thì sẽ mua theo cân như kiểu đồng nát!”
Tôi và Mông Nhân ngớ ra, Mông Nhân nói luôn: “Trước đây cậu nói rằng sách này rất đáng tiền kia mà?”
Lão Phó nghiêng đầu sang một bên: “Bị người ta lừa! Nó chỉ là cuốn sách vứt đi!” Anh ta rít mạnh một hơi thuốc rồi đứng dậy chỉ tay vào cuốn sách: “Cậu có biết, thực ra trong này viết những của nợ gì không?”
Tôi và Mông Nhân đều lắc đầu. Lão Phó nói tiếp: “Một vị chuyên gia nói rằng, đem nó dịch ra ngôn ngữ hiện đại, nó tựa như một cách luyện ‘Cửu âm bạch cốt trảo[1]’ tốc thành trong 5 ngày!”
[1] Tên một thế võ công hiểm độc, miêu tả trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung.
Tôi lập tức phì cười, vì nó chỉ là trò hề vớ vẩn nhưng lão Phó bấy lâu nay vẫn nâng niu rất mực, và còn hy vọng rằng nếu mình bị phá sản thì sẽ nhờ vào cuốn sách đáng giá tiền triệu để dựng lại cơ đồ! Lão Phó nói: “Nếu sớm biết thế này thì tôi bán quách cho thằng cha phán rằng nó đáng bạc triệu cho xong!”
Mông Nhân không nói gì, chỉ mở cuốn sách lật đi lật lại nhìn hồi lâu, rồi anh ta khẽ lẩm bẩm gì đó, lát sau lại ngẩng đầu lên hỏi lão Phó: “Cậu à, có lẽ không đúng, nếu là đồ giả, thì vào thời đại cụ nội của cậu sinh sống, kỹ nghệ làm đồ giả đã rất phát đạt hay sao?”
Lão Phó nói: “Tôi cũng đã nêu ra cái ý này, nhưng vị chuyên gia nói rằng thời xưa đã có người làm giả những bức tranh nổi tiếng, chỉ những chuyên gia lành nghề mới có thể phát hiện ra, huống chi làm giả một cuốn sách vớ vẩn!”
Mông Nhân lại giở đi giở lại cuốn sách rất lâu, rồi anh bỗng đứng bật dậy, nói: “Không! Lão Phó à, sách này không phải cuốn sách trước đây của cậu.”
Tôi vội hỏi: “Tại sao?” Lão Phó cũng xúm đến. Mông Nhân bèn chỉ vào trang cuối cùng, nói: “Lần trước tôi xem cuốn sách của cậu, tôi đang uống cà phê, rồi lỡ để rớt một giọt vào trang này; lúc đó tôi sợ cậu càu nhàu nên không dám nói với cậu. Còn bây giờ thì trang này không còn vệt cà phê nữa, chất giấy này tuy cũng vàng vàng nhưng trông rất không tự nhiên, cậu không cảm thấy như vậy ư?”
Tôi định cầm cuốn sách xem nhưng lão Phó đã nhanh tay giằng lại, rồi nhìn một lúc lâu. "Đúng thật! Tại sao nó lại không giống trước đây nhỉ?”
Mông Nhân nói: “Tôi đoán rằng... nó đã bị người ta đánh tráo rồi.”
Lão Phó nói: “Không thể! Vì, hồi nọ, sau khi tôi đưa cho hai cậu xem, tôi luôn giữ rịt nó, sau đó đưa vào ngân hàng gửi. Lẽ nào lại...”
Mông Nhân cười nhạt: “Cậu luôn giữ rịt nó ư? Hôm nay cậu cầm sách đem đi đâu? Cái đầu cậu là đầu đất chắc?”
Lão Phó nói: “Không thể! Vì họ đều là hàng chuyên gia, chuyên gia đầu ngành có đủ nhãn mác nghe mà giật cả mình, đâu có thể... Không! Không thể! Tôi cảm thấy rất ít có khả năng này.”
Mông Nhân đập tay lên bàn: “Cậu tuyệt đối không nên tin chuyên gia chuyên vào gì hết, ngoại trừ việc họ không thể đưa ra lời giải thích nào! Tôi cho rằng, trước hết ta nên xem xét bắt đầu từ nhân vật đề nghị cậu đi xem triển lãm. Bởi vì, muốn làm giả cuốn sách này thì buộc phải tốn rất nhiều thời gian, sau đó mới có thể gợi ý cậu đi xem triển lãm, tiếp theo là... đánh tráo, thì quá đơn giản.”
Nghe Mông Nhân phân tích như thế, tôi thấy cũng có lý. Sự việc nên nghĩ theo hướng này, nếu không có kẻ sớm có ý đồ chiếm đoạt cuốn sách thì hầu như không có ai làm giả cuốn sách từ trước, và luôn mang theo người, khi gặp cơ hội nhìn thấy lão Phó cầm cuốn sách thật thì ra tay đánh tráo.
Ba chúng tôi bàn bạc rồi quyết định đến gặp thẳng chuyên gia khảo cổ là “người anh em” của lão Phó. Lão Phó nói người ấy tên là Vương Cường, hồi ở đại học thì học khóa trên lão Phó, anh ta học khoa Ngữ văn nhưng rất thích nghiên cứu lịch sử. Theo lão Phó, thì Vương Cường hồi đó tựa như một pho sử “sống” đối với anh. Về sau, một thầy giáo gợi ý Vương Cường nên chuyển sang học khoa Lịch sử nhưng không thể chuyển khoa, chuyện đó dường như biến thành một thứ tâm bệnh của Vương Cường, sau khi tốt nghiệp đại học, Vương Cường nhờ cậy người quen hỗ trợ, vào làm việc ở Sở văn hóa thành phố C, suất ngày vùi đầu vào kho sách và chuyên nghiên cứu về lịch sử cổ đại.
Lão Phó phôn cho Vương Cường trước, nói là gần đây đã làm phiền anh nhiều, muốn mời anh đi dùng cơm. Điện thoại xong, lão Phó nói với hai chúng tôi: “Không ổn rồi! Tôi nghe giọng hắn có vẻ căng thẳng, chắc chắn hắn có vấn đề! Nếu hắn chuồn mất thì sao? Chúng ta nên đến nhà hắn ngăn chặn trước, nếu không xong thì phải báo cảnh sát.”
Tôi và Mông Nhân tán thành, và bảo lão Phó cứ phóng xe đến đó trước, hai chúng tôi sẽ làm thủ tục xin nghỉ một buổi làm rồi chạy đến ngay.
Khi tôi và Mông Nhân đi đến nhà Vương Cường thì nhận ra nhà thằng cha ấy ở trong khu chung cư Dầu khí. Chúng tôi xuống xe tắc-xi rồi đi vào, nhưng lại bị phòng bảo vệ ngăn lại, phải gọi điện cho lão Phó. Lão Phó nói mình đang gõ cửa nhà Vương Cường, nghe bên trong nhà có tiếng động, đoán rằng “đối tượng” vẫn còn trong nhà, và bảo chúng tôi lập tức vào ngay, có thêm nhân lực, thì dù phải đánh nhau cũng không thể bị lép vế.
Tôi và Mông Nhân nói với bảo vệ rằng muốn vào nhà Vương Cường, nhưng bảo vệ vẫn không cho vào, nói rằng khu này không thể tùy tiện ra vào, ngay các nhân viên chở nước sạch đến, cũng phải làm Thẻ ra vào và xuất trình, thì chúng tôi cũng phải làm Thẻ ra vào thì mới được vào. Mông Nhân nghe xong rất điên tiết, tôi phải can ngăn, rồi nói ngọt với anh bảo vệ: “Khu nhà dầu khí của các anh, tức là chuyên bán xăng dầu chứ gì? Thực ra tôi và các anh là cùng một hệ thống, tôi cũng là dân xăng dầu, anh cho chúng tôi vào, được không?”
Anh ta lừ mắt: “Anh ở hệ thống nào?”
Tôi toe toét cười, nói: “Tôi ở Kim Long Ngư...”
Nhưng anh bảo vệ vẫn quyết không cho chúng tôi vào, bí quá, chúng tôi đành làm một tờ Thẻ ra vào tạm thời, mỗi người đặt 20 tệ, chúng tôi phải để lại cả chứng minh thư nữa. Anh ta nói khi ra, sẽ trả Thẻ và nhận lại tiền.
Sau khi lên gác, chúng tôi thấy nhà Vương Cường mở cửa, không thấy ai đứng ngoài, nên đoán rằng lão Phó đã vào nhà, nhưng bên trong im ắng không một âm thanh. Hai chúng tôi bước vào, thì thấy dưới sàn có một người đang nằm, nằm sấp; còn lão Phó thì đang đứng nghệt ra nhìn người ấy. Chúng tôi bước lại gần, thấy mồm người ấy sùi bọt trắng. Mông Nhân ngồi xuống đặt tay vào mũi người ấy, sắc mặt anh bỗng tái nhợt, rồi nói với tôi: “Người này hình như chết rồi!”. Tôi và Mông Nhân nhìn chằm chằm lão Phó, gọi mấy câu anh ta mới tỉnh ra, rồi nói rằng khi bước vào nhà thì đã nhìn thấy cảnh tượng này. Tôi hỏi ai mở cửa cho cậu? Thì lão Phó nói, lúc đó anh đang rất bực mình, bèn đạp cửa vào một cách dễ dàng, thì ra cửa không hề khóa; bước vào đã thấy Vương Cường nằm trên sàn, lão Phó cực kỳ ngạc nhiên.
Tôi chạy ra đóng cửa lại, sau đó hỏi Mông Nhân và lão Phó xem nên làm gì bây giờ, mạng người là rất hệ trọng. Lão Phó vừa định châm thuốc hút, thì Mông Nhân chạy đến giật lấy cái bật lửa. “Chúng ta chưa biết gã Vương Cường chết ra sao, có vẻ như gã bị ngộ độc, nhưng không rõ là bị giết hay tự sát. Nhà này đã để lại nhiều vết tích của cậu, sẽ rất bất lợi cho chúng ta.”
Lúc này tôi thấy mồm miệng khó chịu, chỉ muốn hút thuốc, bụng thì cồn cào rất khó tả. Nghĩ ngợi một lúc, tôi nói: “Phải báo cảnh sát! Dù sao chúng ta cũng không phải là hung thủ, nếu chúng ta bỏ đi thì vẫn sẽ bị cảnh sát truy tìm. Lúc đó dù nói gì thì cũng rất khó.”
Mông Nhâu gật đầu: “Đúng! Có khối người nhìn thấy chúng ta vào đây. Chúng ta phải báo cảnh sát.” Nói rồi, anh mở di động gọi cho cảnh sát. Tôi đờ đẫn ngồi không dám động đậy, sợ sẽ khiến cho hiện trường sai lệch. Lão Phó còn căng thẳng hơn tôi gấp bội, trán anh ta đầm đìa mồ hôi. Mông Nhân thì ngồi ở đi-văng nhìn chằm chằm vào xác Vương Cường, lát sau anh ngồi xuống cầm di động gẩy nhẹ vào bàn tay Vương Cường. Lão Phó gắt lên: “Lúc này mà cậu vẫn còn đùa được? Người chết, có gì hay ho mà đùa?”
Mông Nhân không ngoảnh đầu lại, nói: “Các cậu nhìn đi, có phải tay anh ta đang có thứ gì đó không?”
Chúng tôi nhìn về phía bàn tay Mông Nhân, đúng lúc này nghe thấy tiếng còi hú của xe cảnh sát. Đúng là cảnh sát đã đến. Mông Nhân kéo dài ống tay áo của mình trùm lên mấy ngón tay, sau đó tẽ ngón tay Vương Cường ra, cầm mẩu giấy trong bàn tay Vương Cường lên. Anh lại cảm thấy không ổn, bèn gấp mẩu giấy đó lại rồi nhét vào ví của mình. Tôi nhận ra, lúc Mông Nhân mở mẩu giấy đó ra thì sắc mặt anh tỏ ra rất kinh ngạc. Tôi chưa kịp hỏi anh thì đã nghe thấy tiếng gõ cửa. Cảnh sát đến. Tôi chạy ra mở cửa. Hai cảnh sát bước vào.
Họ hỏi: “Ai đã báo cảnh sát?”
Mông Nhân đứng lên: “Tôi!”
Ngay lập tức họ lập tức nhìn thấy một người nằm trên sàn, họ bèn gọi to vào máy bộ đàm...
Tôi và Mông Nhân không nhận lời, vì ban ngày phải đi làm; mặt khác, chúng tôi không thạo những thứ đó, e sẽ chẳng hỗ trợ được gì cho anh ta. Lão Phó nói, vậy thì anh ta đành rủ Mễ Đâu đi cùng vậy.
Trưa hôm sau, lúc đang ăn, lão Phó gọi điện nói rằng, chiều nay nếu chúng tôi rỗi thì sẽ hội ý ít phút, vì chuyện về cuốn sách đã có chút tiến triển. Nhưng nghe giọng anh ta rất không thoải mái, hình như chẳng phải là tin tốt lành gì. Tôi trả lời, chiều nay vẫn phải đi làm, nếu cần thì anh ta cứ đến thẳng công ty chúng tôi. Lão Phó nhất trí, và nói rằng chúng tôi phải ở công ty đừng đi đâu cả, khoảng 2-3 giờ chiều anh ta sẽ đến.
Lúc xấp xỉ 3 giờ chiều, lão Phó đến chỗ chúng tôi, và rất tự giác chui vào gian hút thuốc. Tôi và Mông Nhân vừa bước vào chưa kịp ngồi xuống thì anh ta đã ném phịch cuốn sách xuống bàn. Xem chừng không ổn rồi đây, vì xưa nay anh chàng này rất nâng niu cuốn sách báu vật, sao hôm nay hắn lại rồ dại thế này? Mông Nhân vội cầm cuốn sách lên, khẽ vỗ vai lão Phó: “Có chuyện gì mà cậu nóng nảy khiếp thế?”
Lão Phó vừa rít thuốc lá vừa chỉ tay vào cuốn sách, nói: “Hôm nay tôi đã đến đó, nhà khảo cổ đã quen, đưa tôi đến gặp mấy vị chuyên gia, họ lần lượt giám định rồi cho tôi biết một tin vui lớn...”
“Tin vui gì?” Tôi hỏi. Lão Phó khịt mũi, rồi nói: “Năm vị chuyên gia xem xét một hồi, rồi đưa ra kết luận: đây là sách giả, các nội dung ghi chép bên trong cũng không đáng giá một xu; nếu đưa ra thị trường, người không sành sẽ trả giá vài trăm đồng, người sành thì sẽ mua theo cân như kiểu đồng nát!”
Tôi và Mông Nhân ngớ ra, Mông Nhân nói luôn: “Trước đây cậu nói rằng sách này rất đáng tiền kia mà?”
Lão Phó nghiêng đầu sang một bên: “Bị người ta lừa! Nó chỉ là cuốn sách vứt đi!” Anh ta rít mạnh một hơi thuốc rồi đứng dậy chỉ tay vào cuốn sách: “Cậu có biết, thực ra trong này viết những của nợ gì không?”
Tôi và Mông Nhân đều lắc đầu. Lão Phó nói tiếp: “Một vị chuyên gia nói rằng, đem nó dịch ra ngôn ngữ hiện đại, nó tựa như một cách luyện ‘Cửu âm bạch cốt trảo[1]’ tốc thành trong 5 ngày!”
[1] Tên một thế võ công hiểm độc, miêu tả trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung.
Tôi lập tức phì cười, vì nó chỉ là trò hề vớ vẩn nhưng lão Phó bấy lâu nay vẫn nâng niu rất mực, và còn hy vọng rằng nếu mình bị phá sản thì sẽ nhờ vào cuốn sách đáng giá tiền triệu để dựng lại cơ đồ! Lão Phó nói: “Nếu sớm biết thế này thì tôi bán quách cho thằng cha phán rằng nó đáng bạc triệu cho xong!”
Mông Nhân không nói gì, chỉ mở cuốn sách lật đi lật lại nhìn hồi lâu, rồi anh ta khẽ lẩm bẩm gì đó, lát sau lại ngẩng đầu lên hỏi lão Phó: “Cậu à, có lẽ không đúng, nếu là đồ giả, thì vào thời đại cụ nội của cậu sinh sống, kỹ nghệ làm đồ giả đã rất phát đạt hay sao?”
Lão Phó nói: “Tôi cũng đã nêu ra cái ý này, nhưng vị chuyên gia nói rằng thời xưa đã có người làm giả những bức tranh nổi tiếng, chỉ những chuyên gia lành nghề mới có thể phát hiện ra, huống chi làm giả một cuốn sách vớ vẩn!”
Mông Nhân lại giở đi giở lại cuốn sách rất lâu, rồi anh bỗng đứng bật dậy, nói: “Không! Lão Phó à, sách này không phải cuốn sách trước đây của cậu.”
Tôi vội hỏi: “Tại sao?” Lão Phó cũng xúm đến. Mông Nhân bèn chỉ vào trang cuối cùng, nói: “Lần trước tôi xem cuốn sách của cậu, tôi đang uống cà phê, rồi lỡ để rớt một giọt vào trang này; lúc đó tôi sợ cậu càu nhàu nên không dám nói với cậu. Còn bây giờ thì trang này không còn vệt cà phê nữa, chất giấy này tuy cũng vàng vàng nhưng trông rất không tự nhiên, cậu không cảm thấy như vậy ư?”
Tôi định cầm cuốn sách xem nhưng lão Phó đã nhanh tay giằng lại, rồi nhìn một lúc lâu. "Đúng thật! Tại sao nó lại không giống trước đây nhỉ?”
Mông Nhân nói: “Tôi đoán rằng... nó đã bị người ta đánh tráo rồi.”
Lão Phó nói: “Không thể! Vì, hồi nọ, sau khi tôi đưa cho hai cậu xem, tôi luôn giữ rịt nó, sau đó đưa vào ngân hàng gửi. Lẽ nào lại...”
Mông Nhân cười nhạt: “Cậu luôn giữ rịt nó ư? Hôm nay cậu cầm sách đem đi đâu? Cái đầu cậu là đầu đất chắc?”
Lão Phó nói: “Không thể! Vì họ đều là hàng chuyên gia, chuyên gia đầu ngành có đủ nhãn mác nghe mà giật cả mình, đâu có thể... Không! Không thể! Tôi cảm thấy rất ít có khả năng này.”
Mông Nhân đập tay lên bàn: “Cậu tuyệt đối không nên tin chuyên gia chuyên vào gì hết, ngoại trừ việc họ không thể đưa ra lời giải thích nào! Tôi cho rằng, trước hết ta nên xem xét bắt đầu từ nhân vật đề nghị cậu đi xem triển lãm. Bởi vì, muốn làm giả cuốn sách này thì buộc phải tốn rất nhiều thời gian, sau đó mới có thể gợi ý cậu đi xem triển lãm, tiếp theo là... đánh tráo, thì quá đơn giản.”
Nghe Mông Nhân phân tích như thế, tôi thấy cũng có lý. Sự việc nên nghĩ theo hướng này, nếu không có kẻ sớm có ý đồ chiếm đoạt cuốn sách thì hầu như không có ai làm giả cuốn sách từ trước, và luôn mang theo người, khi gặp cơ hội nhìn thấy lão Phó cầm cuốn sách thật thì ra tay đánh tráo.
Ba chúng tôi bàn bạc rồi quyết định đến gặp thẳng chuyên gia khảo cổ là “người anh em” của lão Phó. Lão Phó nói người ấy tên là Vương Cường, hồi ở đại học thì học khóa trên lão Phó, anh ta học khoa Ngữ văn nhưng rất thích nghiên cứu lịch sử. Theo lão Phó, thì Vương Cường hồi đó tựa như một pho sử “sống” đối với anh. Về sau, một thầy giáo gợi ý Vương Cường nên chuyển sang học khoa Lịch sử nhưng không thể chuyển khoa, chuyện đó dường như biến thành một thứ tâm bệnh của Vương Cường, sau khi tốt nghiệp đại học, Vương Cường nhờ cậy người quen hỗ trợ, vào làm việc ở Sở văn hóa thành phố C, suất ngày vùi đầu vào kho sách và chuyên nghiên cứu về lịch sử cổ đại.
Lão Phó phôn cho Vương Cường trước, nói là gần đây đã làm phiền anh nhiều, muốn mời anh đi dùng cơm. Điện thoại xong, lão Phó nói với hai chúng tôi: “Không ổn rồi! Tôi nghe giọng hắn có vẻ căng thẳng, chắc chắn hắn có vấn đề! Nếu hắn chuồn mất thì sao? Chúng ta nên đến nhà hắn ngăn chặn trước, nếu không xong thì phải báo cảnh sát.”
Tôi và Mông Nhân tán thành, và bảo lão Phó cứ phóng xe đến đó trước, hai chúng tôi sẽ làm thủ tục xin nghỉ một buổi làm rồi chạy đến ngay.
Khi tôi và Mông Nhân đi đến nhà Vương Cường thì nhận ra nhà thằng cha ấy ở trong khu chung cư Dầu khí. Chúng tôi xuống xe tắc-xi rồi đi vào, nhưng lại bị phòng bảo vệ ngăn lại, phải gọi điện cho lão Phó. Lão Phó nói mình đang gõ cửa nhà Vương Cường, nghe bên trong nhà có tiếng động, đoán rằng “đối tượng” vẫn còn trong nhà, và bảo chúng tôi lập tức vào ngay, có thêm nhân lực, thì dù phải đánh nhau cũng không thể bị lép vế.
Tôi và Mông Nhân nói với bảo vệ rằng muốn vào nhà Vương Cường, nhưng bảo vệ vẫn không cho vào, nói rằng khu này không thể tùy tiện ra vào, ngay các nhân viên chở nước sạch đến, cũng phải làm Thẻ ra vào và xuất trình, thì chúng tôi cũng phải làm Thẻ ra vào thì mới được vào. Mông Nhân nghe xong rất điên tiết, tôi phải can ngăn, rồi nói ngọt với anh bảo vệ: “Khu nhà dầu khí của các anh, tức là chuyên bán xăng dầu chứ gì? Thực ra tôi và các anh là cùng một hệ thống, tôi cũng là dân xăng dầu, anh cho chúng tôi vào, được không?”
Anh ta lừ mắt: “Anh ở hệ thống nào?”
Tôi toe toét cười, nói: “Tôi ở Kim Long Ngư...”
Nhưng anh bảo vệ vẫn quyết không cho chúng tôi vào, bí quá, chúng tôi đành làm một tờ Thẻ ra vào tạm thời, mỗi người đặt 20 tệ, chúng tôi phải để lại cả chứng minh thư nữa. Anh ta nói khi ra, sẽ trả Thẻ và nhận lại tiền.
Sau khi lên gác, chúng tôi thấy nhà Vương Cường mở cửa, không thấy ai đứng ngoài, nên đoán rằng lão Phó đã vào nhà, nhưng bên trong im ắng không một âm thanh. Hai chúng tôi bước vào, thì thấy dưới sàn có một người đang nằm, nằm sấp; còn lão Phó thì đang đứng nghệt ra nhìn người ấy. Chúng tôi bước lại gần, thấy mồm người ấy sùi bọt trắng. Mông Nhân ngồi xuống đặt tay vào mũi người ấy, sắc mặt anh bỗng tái nhợt, rồi nói với tôi: “Người này hình như chết rồi!”. Tôi và Mông Nhân nhìn chằm chằm lão Phó, gọi mấy câu anh ta mới tỉnh ra, rồi nói rằng khi bước vào nhà thì đã nhìn thấy cảnh tượng này. Tôi hỏi ai mở cửa cho cậu? Thì lão Phó nói, lúc đó anh đang rất bực mình, bèn đạp cửa vào một cách dễ dàng, thì ra cửa không hề khóa; bước vào đã thấy Vương Cường nằm trên sàn, lão Phó cực kỳ ngạc nhiên.
Tôi chạy ra đóng cửa lại, sau đó hỏi Mông Nhân và lão Phó xem nên làm gì bây giờ, mạng người là rất hệ trọng. Lão Phó vừa định châm thuốc hút, thì Mông Nhân chạy đến giật lấy cái bật lửa. “Chúng ta chưa biết gã Vương Cường chết ra sao, có vẻ như gã bị ngộ độc, nhưng không rõ là bị giết hay tự sát. Nhà này đã để lại nhiều vết tích của cậu, sẽ rất bất lợi cho chúng ta.”
Lúc này tôi thấy mồm miệng khó chịu, chỉ muốn hút thuốc, bụng thì cồn cào rất khó tả. Nghĩ ngợi một lúc, tôi nói: “Phải báo cảnh sát! Dù sao chúng ta cũng không phải là hung thủ, nếu chúng ta bỏ đi thì vẫn sẽ bị cảnh sát truy tìm. Lúc đó dù nói gì thì cũng rất khó.”
Mông Nhâu gật đầu: “Đúng! Có khối người nhìn thấy chúng ta vào đây. Chúng ta phải báo cảnh sát.” Nói rồi, anh mở di động gọi cho cảnh sát. Tôi đờ đẫn ngồi không dám động đậy, sợ sẽ khiến cho hiện trường sai lệch. Lão Phó còn căng thẳng hơn tôi gấp bội, trán anh ta đầm đìa mồ hôi. Mông Nhân thì ngồi ở đi-văng nhìn chằm chằm vào xác Vương Cường, lát sau anh ngồi xuống cầm di động gẩy nhẹ vào bàn tay Vương Cường. Lão Phó gắt lên: “Lúc này mà cậu vẫn còn đùa được? Người chết, có gì hay ho mà đùa?”
Mông Nhân không ngoảnh đầu lại, nói: “Các cậu nhìn đi, có phải tay anh ta đang có thứ gì đó không?”
Chúng tôi nhìn về phía bàn tay Mông Nhân, đúng lúc này nghe thấy tiếng còi hú của xe cảnh sát. Đúng là cảnh sát đã đến. Mông Nhân kéo dài ống tay áo của mình trùm lên mấy ngón tay, sau đó tẽ ngón tay Vương Cường ra, cầm mẩu giấy trong bàn tay Vương Cường lên. Anh lại cảm thấy không ổn, bèn gấp mẩu giấy đó lại rồi nhét vào ví của mình. Tôi nhận ra, lúc Mông Nhân mở mẩu giấy đó ra thì sắc mặt anh tỏ ra rất kinh ngạc. Tôi chưa kịp hỏi anh thì đã nghe thấy tiếng gõ cửa. Cảnh sát đến. Tôi chạy ra mở cửa. Hai cảnh sát bước vào.
Họ hỏi: “Ai đã báo cảnh sát?”
Mông Nhân đứng lên: “Tôi!”
Ngay lập tức họ lập tức nhìn thấy một người nằm trên sàn, họ bèn gọi to vào máy bộ đàm...
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook