Khí Vận Quốc Gia
-
Chương 230
Quân chủng Voi chiến đi ngang qua khán đài, tiếng bước chân hành quân của chúng nặng nề như núi chuyển đập vào tim mọi người đang ngồi xem. Người ngoài nghề thì chỉ thấy hưng phấn tột cùng còn người trong nghề thì hoảng sợ đến vỡ mật.
Những thám tử ngồi lẫn trong đám người lén lút ghi ghi chép chép nhưng tay chân thì run rẩy không ngừng. Trong lịch sử võ trang có không ít lần xuất hiện những binh chủng hạng nặng như Trọng Bộ Binh, Trọng Kỵ Binh và cả Trọng Tượng Binh.
Chúng đều mang nỗi khiếp sợ cho bất cứ kẻ thù nào khi đối mặt.
Thế nhưng nghe đến là một chuyện, chứng kiến tận mắt là một chuyện cho nên mới có câu trăm nghe không bằng mắt thấy. Với đoàn voi chiến hùng mạnh như thế này e rằng bất cứ đội quân quốc gia nào cũng không dám trực tiếp đối đầu.
Bởi vì:
Đây là binh chủng không thể chiến thắng!
-------
“Binh chủng tiếp theo tiến vào quảng trường là một binh chủng đặc biệt vừa mới thành lập không lâu do Thủy Tinh Thần và Thiên Tử Quân bắt tay nhau chế tạo. Binh chủng Cá sấu.
Xin mời Việt Hoàng cùng bách tính chiêm ngưỡng!” Thống lĩnh Đinh Phúc Trí hô to hưng phấn
Một đoàn 50 con cá sấu xếp hàng hai bước vào con hào nước dọc theo đường line quảng trường. Đến giờ này mọi người mới hiểu tại sao lại có con hào đầy nước nơi đây.
Hào nước này sâu tới 10m, phía trên thả rất nhiều bèo tây hay còn gọi là lục bình. Chúng trôi nổi thành từng cum với đủ loại kích cỡ trên mặt nước. Đây là công trình mô phỏng địa hình sông ngòi ở đất nước ta.
Miền Bắc Việt Minh có rất nhiều hệ thống sông ngòi như hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Đà, hệ thống sông Lục Đầu, hệ thống sông Thái Bình…
Mỗi hệ thống sông sẽ tách ra thành nhiều con sông nhỏ hơn chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Các con sông nhỏ lại chia tiếp thành nhiều nhánh sông nhỏ hơn tạo thành mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
Trên các tuyến sông ấy lại hình thành nên rất nhiều ao hồ, đầm lầy lớn nhỏ. Chúng vừa có tác dụng chứa nước cho mùa khô và nơi thoát nước cho mùa mưa lũ.
Đây cũng là máy điều hòa thời tiết và nhiệt độ cho vùng đồng bằng sông Hồng màu mỡ. Hệ sinh thái sông ngòi và đầm lầy cũng vì thế mà phát triển vô cùng đa dạng với hàng trăm nghìn loài động thực vật.
Nơi đây cũng trở thành bãi săn bắn của những tộc đàn hung thú khổng lồ và hung dữ, trong số đó tộc Cá Sấu được coi là bá chủ chuỗi thức ăn.
Người Việt xưa kia gặp rất nhiều khó khăn khi sinh tồn bên cạnh địa bàn của loài hung thu này. Bởi chúng có ý thức về lãnh thổ mạnh mẽ. Chuyện người bị cá sấu tấn công được coi như cơm bữa.
Để sinh tồn, ông cha ta đã được Thủy Tổ Lạc Long Quân bày cách xăm lên thân mình hình các loài cá sấu, giao long.
Mục đích là để những loài này nhầm tưởng chúng ta là đồng loại của chúng. Khi đó chúng ta xuống nước sẽ được an toàn.
Chiến lược này ẩn chứa một đạo lý sinh tồn vô cùng tuyệt vời. Nếu ta mạnh thì ta tất sát ngươi. Nếu ta yếu không đánh lại ngươi thì sẽ gia nhập vào phe của ngươi.
Như vậy, ngươi sống thì ta sống, ngươi thắng cũng như ta thắng. Sống bên cạnh những thế lực lớn hơn phải khéo léo ứng đối. Vừa mềm dẻo lại vừa cứng rắn.
Đó là lý do tại sao câu cửa miệng của người Việt luôn đề cao kỹ năng “biết ăn ở/ biết sống/chết do không biết ăn ở/ nó ăn ở như thế thì ai mà ưng/ ăn ở như mày thì chó nó chịu được”.
Nhiều người nhầm tưởng giữa ý của câu “biết ăn ở” và “biết giao tiếp”. Thực tế biết giao tiếp chỉ là một phần trong biết ăn ở. Biết ăn ở bao gồm biết ăn và biết ở.
Biết ăn thể hiện khả năng chinh phục thiên nhiên nhưng biết ở lại thể hiện khả năng hòa mình vào thiên nhiên.
Biết ăn thể hiện pháp tắc của Nhân Đạo. Biết ở thể hiện pháp tắc của Thiên Đạo. Biết ăn ở tức là thiên nhân hợp nhất, người và trời là một.
Thiên đạo còn gọi là đạo trời đất có tính cách lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu, lấy sự cân bằng làm nền tảng cho sự tồn tại.
Nhân đạo còn gọi là đạo của người có tính cách lấy chỗ thiếu tích lũy cho chỗ thừa, lấy cái tham lam làm nền tảng cho nên người giàu sẽ càng giàu thêm, người nghèo sẽ càng nghèo thêm.
Lẽ tự nhiên, Thiên Đạo và Nhân Đạo đã ở thế mâu thuẫn, xung đột và đối đầu như nước với lửa.
Xét theo đạo lý trên thì người giàu đi làm từ thiện chính là hợp với đạo Trời. Người nghèo đi làm từ thiện chính là trái đạo Người.
Cách sống tốt nhất là khi nghèo hãy thực hành nhân đạo để giàu có, khi giàu có hãy thực hành thiên đạo để tồn tại.
Người Việt xưa nay văn minh và vĩ đại bởi vì người Việt biết nhu biết cương, biết cứng biết mềm, biết ăn biết ở.
Người Việt đã áp dụng song song cả thiên đạo và nhân đạo vào trong tư duy, hành vi, thói quen, thái độ mà không bị mâu thuẫn xung đột với nhau.
Có rất nhiều bằng chứng chỉ rõ điều đó khi quan sát người Việt ăn ở. Ví như:
Khi ăn uống người Việt áp dụng cân bằng giữa thịt cá và rau xanh, đồ khô và đồ ướt, ngũ vị tương xung tương khắc thế nên hiếm khi nhìn thấy người Việt bị béo phì.
Khi xử lý xung đột, người Việt thường cố gắng tìm tới điểm cân bằng giữa lý và tình. Khi phán xét luôn cân bằng cả hai nên pháp luật của người Việt không lý tính như phương Tây, không khắc nghiệt như Phương Bắc.
Khi giao tiếp người Việt luôn biết cách cân bằng các mối quan hệ và linh hoạt trong từng hoàn cảnh. Thế mới có câu “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “anh Cả, anh Hai, cả hai anh đều là anh cả”, “ngoại giao cây tre”…
Cho nên biết giao tiếp chỉ được gọi là kỹ năng sống trong nhân đạo nhưng biết ăn ở lại là “đạo lý sống” giữa người và trời.
Người Việt thật vĩ đại lắm thay
----------
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook