Khí Vận Quốc Gia
Chương 229

Đại thống lĩnh Đinh Phúc Trí tiếp tục điều hành buổi duyệt binh:

“Tiếp tới đây là tiểu đoàn Tượng Binh sẽ diễu hành qua khán đài. Voi là loài ăn cỏ có thể hình siêu to khổng lồ. Tính tình của chúng lại vô cùng hiền lành dễ chịu. Từ xa xưa ông cha ta đã thuần hóa loài voi để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa thời bình và chiến đấu khi có chiến tranh.

Ngàn năm trước, Hai Bà Trưng đã cưỡi vong xông trận dẹp tan 60 thành trì của nhà Hán chỉ trong có vài tháng.

Sau đó, nữ vương Triệu Thị Trinh cũng dùng voi để xong pha trận mạc đánh đuổi ngoại xâm.

Ngày nay, dưới sự lãnh đạo anh minh thần võ của Việt Hoàng bệ hạ và sự ủng hộ mạnh mẽ của chư vị Sơn Thần, quân đội Việt Minh chúng ta có hẳn một lữ đoàn Tượng Binh hùng mạnh.

Tiến vào trong khán đài diễu hành là 36 cặp voi trưởng thành đã được huấn luyện thành thạo và sẵn sàng lao ra chiến trường. Số lượng tượng binh cũng sẽ gia tăng nhiều hơn nữa để đáp ứng cho việc phòng thủ ở biên giới phía Bắc, phía Tây và phía Nam.

Xin mời bệ hạ cùng mọi người chiêm ngưỡng”

Mọi người “ooh” lên ngạc nhiên,

Một đoàn 36 voi chiến xếp thành 2 hàng ngang, lưng đeo giá lớn bằng gỗ chắc chắn từ từ tiến vào.

Thân voi cao tới 4m, chiều dài cả ngà là 6m trông vô cùng to lớn, nặng nề, đồ sộ. Toàn cơ thể được phủ kín giáp da từ đầu đến đuôi, riêng mắt có thêm cặp thủy tinh lồi đeo bảo vệ, đây là ý tưởng và tác phẩm của Đinh Liễn bởi mắt chính là điểm yếu của loài voi.

Bốn chân voi to như cột đình được quấn giáp da đan với gai sắt, mục đích là để bảo vệ trước khả năng chân bị đao sắc bén chặt gãy. Dưới chân voi có đeo 4 đôi ủng sắt cố định nhằm bảo vệ bàn chân đồng thời cũng là để gia tăng lực sát thương khi voi đá đối thủ.

Hai tai voi to như cái quạt bồ, lỗ tai chúng bị các quản tượng bịt kín để tránh cho các âm thanh loạn xạ trên chiến trường làm nó hoảng sợ chạy lung tung.

Bụng voi cũng được quấn giáp da chặt chẽ để bảo vệ vùng bụng. Hai ngà voi được bịt nhọn bởi tấm bạc lá và mũi sắt. Đầu mũi sắt mài nhọn và dài ra thêm gần 1 m nhìn như hai thanh kiếm Nhật sẵn sàng chọc thủng người ngựa của đối phương.

Chỗ cổ voi thiết kế một chỗ ngồi giống như cái yên ngựa để người quản tượng có thể ngồi điều khiển. Sau lưng là một cái giá gỗ lớn hình lập Phương có mái che. Mái che dùng để che nắng che mưa và cũng là để che cơn mưa tên của quân địch bắn tới.

Trên giá có chỗ ngồi cho 6 binh sĩ, bên hông hai người phụ trách, trước và sau một người phụ trách. Tay trái binh sĩ cầm khiên che chắn, tay phải binh sĩ cầm giáo dài Tây Phương.

Giáo này dài tới 5m từ trên lưng voi đâm xuống kẻ thù phía dưới. Tối đa cùng lúc có 7 binh sĩ với 7 cây giáo cùng tấn công xung quanh. Khi dùng giáo nhất định là khi hỗn chiến, binh sĩ hai bên xáp lá cà chém giết với nhau.

Khi ấy đại đa phần mọi người sẽ chú ý phía trước, hai bên và phía sau lưng, phía trên sẽ khó lòng mà phòng thủ được. Lúc này các Tương binh sẽ lợi dụng điểm cao mà đâm xuống, lực sẽ mạnh hơn khi đâm ngang và gây sát thương khủng khiếp.

Để lợi dụng triệt để lợi thế trên cao, các tượng binh được trang bị Nỏ liên châu một phát bắn 9 mũi tên để bắn dải thảm tầm xa.

Trung bình mỗi lần bắn nỏ cả đoàn tượng binh sẽ bắn ra 63 mũi tên. 36 thớt tượng binh sẽ phát ra 324 mũi tên. Nếu là 100 thớt Tượng binh, con số tiễn trải thảm sẽ lên tới 999 mũi.

Cảnh tượng đó phô thiên cái địa như mưa, sẽ gây kinh hoàng cho đối thủ nhất là khi họ dùng chiến thuật biển người.

Tuy nhiên, nỏ liên châu có một điểm yếu là thời gian giữa hai lần bắn khá dài. Vì thế thông thường số lượng trải thảm cũng chỉ từ 2 đến 3 lượt là quân xung phong của địch đã áp sát.

Một chiến thuật thường dùng là chia đội tượng binh thành hai hoặc ba lớp sóng. Lớp đầu bắn xong thì lớp thứ hai tiến lên bắn, lớp hai bắn xong thì lớp thứ ba tiến lên bắn bồi.

Khoảng thời gian này đủ để lớp thứ nhất lắp xong 9 mũi tên vào nỏ và bắn tiếp. Như vậy, hỏa lực áp chế mới kéo dài liên miên bất tận lên quân địch.

Khi cần bắn tỉa để áp dụng chiến thuật trảm tướng thì tượng binh có thể rút cung tên ra để ngắm chuẩn. Với lợi thế điểm cao, tầm nhìn xa, xạ thủ trên lưng voi chẳng khác nào sát thần đòi mạng.

Khi quân địch áp sát quân ta, tượng binh sẽ chạy đầu lấy đà húc vào phương trận đối phương. Lợi dụng sự đồ sộ, nặng nề của tượng binh, lực va chạm chắc chắn rất mạnh. Hai ngà voi sẽ đâm thẳng vào người ngựa của kẻ thù.

Sức mạnh ấy có thể khiến cả ngựa lẫn người bị xiên như thịt nướng bất chấp có mặc áo giáp hay không.

Vòi voi cũng sẽ tranh thủ quăng quật, quấn quanh và đập lung tung. Chân voi như hai cột đình vừa đá vừa giẫm, chân sau còn có thể đá hậu. Tin tưởng rằng sẽ chẳng có người ngựa nào chịu nổi một cú giẫm đạp như thế.

Tóm lại, tượng binh chính là binh chủng hạng nặng, là thần chiến tranh. Chỉ cần bảo vệ voi chiến đủ tốt, tượng binh chính là bá chủ chiến trường.

Để khắc chế tượng binh, cách tốt nhất là dẫn chúng tới các địa hình nhấp nhô rừng núi hoặc đầm lầy. Nếu đào bẫy là hố to và sâu thì coi như tượng binh bị phế. Đây cũng là điều mà các tượng binh cần đề phòng, trên đường đi tất phải có thám báo dò xét trước.

--------

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương