Khí Vận Quốc Gia
Chương 190

Ấn Độ giáo và Phật Giáo truyền vào đất Champa đều có nguồn gốc từ Ấn Độ, tuy rằng Ấn Độ giáo ra đời trước nhưng lại được truyền vào sau. Thời vua Asoka tức 300 năm TCN, sau khi thống nhất được toàn cõi Ấn Độ được 4 năm đã quy y cửa Phật và chính thức trở thành đệ tử tại gia.

Ngay sau đó, bằng thế lực của mình Phật Môn đã trở thành quốc giáo và được nhà nước bảo trợ truyền bá đi khắp bốn phương. Nơi gần nhất như châu Âu và châu Phi, nơi xa theo đường biển đi về phía Đông Nam đến các nước Đông Nam Á và điểm đến cuối cùng là nước Bách Việt.

200 năm sau, các Bà la môn theo chân các nhà sư trước kia truyền bá đạo Hin đu vào tới tận Champa nhưng vì Phật Giáo đã quá mạnh mẽ nên họ chỉ là nhóm tín ngưỡng thiểu số ở đây. Sau này, nhờ vào sự cấu kết và nâng đỡ của vua Bemithue và đại tư tế Kipasik, đạo Hin đu chính thức đăng ngôi quốc giáo thay cho Phật Môn. Cuộc chiến diệt Phật bắt đầu.

Trong ngôi đền Hin đu, Đại Tư tế Kipasik đang truyền giảng rất hăng say về sự tích của các vị thần linh và vua Bemithue cũng đang nghe như si như dại thì bất ngờ bị đánh vỡ bởi tiếng ồn ào phía bên ngoài.

Khi nhà vua nhíu mày tỏ vẻ bực mình thì có một lính canh chạy vào báo cáo. Hóa ra, một đoàn nhà sư đã ngăn cản thống soái Ramunat bắt lính phục vụ cuộc chiến tranh phi nghĩa. Các nhà sư yêu cầu thả những nô lệ đã bị bắt và phục hồi thân phận dân thường cho họ. Với danh nghĩa chúng sinh bình đẳng, các nhà sư dùng phương thức bất bạo động để nhằm cảm hóa triều đình vua Bemithue buông bỏ đồ đao, lập địa thành Phật.

Vua Bemithue nghe nói như vậy thì nổi trận lôi đình đi ra ngoài xem xét. Đại tư tế và các Bà la môn cũng theo chân bước ra cùng. Bên ngoài quảng trường trước Hoàng Cung, không khí đã rất căng thẳng. Hai bên quân triều đình và các tầng lớp dân chúng cùng các nhà sư đang giằng co qua lại. Có gần trăm nhà sư đang ngồi phía trước, tay cầm bình bát, tay cầm tràng hạt, mắt nhắm lim rim, miệng đọc kinh Phật.

Đứng đầu phía trước nhất là trụ trì Nuwgalam của tu viện Đồng Dương, tu viện Phật Môn lớn nhất kinh thành. Bốn năm trước đây khi Phật Môn còn là quốc giáo của nước Champa, địa vị của trụ trì Nuwgalam cũng tương đương như đại tư tế Kimusak bây giờ. Thế nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ khi Bemithue làm chính biến giết sạch Vua cha và các đệ tử Hoàng tộc, Phật Môn cũng vì thế mà bị thất sủng rơi xuống thần đàn.

Bốn năm nay rất nhiều chùa chiền bị phá bỏ để xây đền tháp, các nhà sư buộc phải cải giáo hoặc hoàn tục. Các cuộc nổi dậy đấu tranh của những thế lực cũ ít nhiều cũng có yếu tố Phật Môn bên trong vì vậy mà vua Bemithue hiện tại rất ghét các nhà sư. Thiền viện Đồng Dương vì còn rất nhiều cao tăng tu hành nên tạm thời chưa dám đụng đến. Nay họ đã chính thức ra mặt chống đối khiến cho Bemithue rất căm giận.

“Đại sư Nuwgalam, ngài không lo tu hành để mau chóng mà thành Phật, lại ra đây cản trở công việc của triều đình thế tục, cớ sao lại như vậy?” Bemithue hỏi thẳng, giọng mỉa mai.

Trụ trì Nuwgalam nghe thấy vua Bemithue hỏi như vậy liền tạm dừng tụng kinh, mở mắt nhìn lên. Xung quanh vua lúc này là thống soái Ramunat, các nội ngoại quan và nhóm Bà la môn Kipasik. Ngài ấy bình tĩnh đáp:

“Kính thưa bệ hạ Bemithue, bốn năm nay ngài đã tạo quá nhiều sát nghiệp. Xin ngài hãy vì chúng sinh mà buông hạ đồ đao, giải phóng cho bách tính trở về nhà an cư lạc nghiệp. Chớ vì sự tham lam, ích kỷ, dục vọng của bản thân mà gây thêm nghiệp lớn. Chúng sinh sống giữa thiên địa vốn bình đẳng với nhau, ngài cần gì phải làm cho họ khổ đau phân ra cao thấp?

Tôi thay mặt các tín đồ Phật Môn khẩn cầu ngài dừng lại thanh kiếm chiến tranh xâm lược, thả các con dân đã bắt để họ về với gia đình của mình. Quay đầu lại đi hỡi vua Bemithue”.

“Ha ha ha. Ngài Nuwgalam ơi ngài Nuwgalam, ngài tu hành đến ngần này tuổi tại sao chưa thành Phật ngài có biết hay không? Bởi vì ngài u mê chưa tỉnh, bởi vì ngài ngây thơ quá mức đó. Trên đời này làm gì có sự tồn tại của hai chữ bình đẳng? Nếu có hai chữ ấy thì làm gì có Vương, có quan, có thứ dân, có nô lệ. Nếu có hai chữ bình đẳng thì làm gì có giàu nghèo, sang hèn, hạnh phúc và đau khổ. Nếu có hai chữ bình đẳng thì làm gì có chuyện con hổ ăn con dê, con dê lại ăn cỏ, con người ăn tất cả.

Trên đời này chỉ có luật thiên nhiên, luật rừng núi, luật mạnh được yếu thua, luật kẻ trên thống trị kẻ dưới. Đó chính là pháp tắc chân thật nhất, pháp tắc đúng đắn nhất, hiểu chưa đại sư Nuwgalam? Khặc khặc”. Bemithue cười lớn trào phúng

“Đúng vậy, Nuwgalam, đại sư cũng phải hiểu rằng Thần cũng có địa vị cao thấp, Phật cũng phân ra trên dưới, vạn vật đều có chuỗi thức ăn của mình. Lấy đâu ra bình đẳng, lấy đâu ra người người bình đẳng?” Đại tư tế Kipasik cũng góp tiếng châm chọc.

Trụ trì Nuwgalam không trả lời, không để ý đến những lời châm chọc của hai người mà khép dần mắt lại tiếp tục niệm kinh. Điều này khiến cho vua Bemithue và đại tư tế Kipasik nghẹn họng trân trối. Bọn họ muốn dùng lời nói đả kích Phật Môn để phá Phật tâm của các nhà sư từ đó mà làm suy yếu thế lực nhưng thái độ của Đại sư không chấp, không để ý, không cãi lại khiến cho hai người có cảm giác đánh vào tấm nệm bông gòn.

Nhìn như hai người bọn họ thắng lợi nhưng thực chất lại là đang thua. Người ta không thèm để ý đến ngươi vậy ngươi phải làm sao? Ngươi ta không tranh chấp với ngươi chẳng nhẽ ngươi chạy lên cắn người ta? Người ta không phản kháng lại sự khiêu khích của ngươi, chẳng lẽ ngươi còn mặt dày đi tranh luận? Không khí lúng ta, lúng túng rất là vi diệu.

Thống soái Ramunat thấy có vẻ gì đó không đúng nên ồm ồm chỉ cây thương vào đại sư Nuwgalam và dân chúng: “Ta chẳng cần biết thế giới này có bình đẳng hay không bình đẳng, ta cũng chẳng biết thế giới này có thần hay vô thần. Ta chỉ biết ta được bệ hạ giao cho nhiệm vụ và ta nhất định phải hoàn thành trách nhiệm.

Các ngươi, kẻ nào ngăn cản ta tức làm khó dễ ta, khó dễ ta nghĩa làm cho ta mất mặt trước bệ hạ, làm ta mất mặt trước bệ hạ là phá hỏng nồi cơm của ta. Như vậy kẻ đó là kẻ thù của ta, mà đã là kẻ thù của Ramunat này thì chỉ người tử ta vong. Thế nên, khôn hồn thùi mau mau giải tán, nếu không ta không ngại phải đồ thành”

Dân chúng đứng đằng sau các vị cao tăng nghe thống soái Ramunat quát nạt liền sợ hãi lui xuống phía sau. Họ vừa lui vừa nhìn về phía các nhà sư. Các nhà sư thì bỏ ngoài tai những lời đe dọa của hắn, việc ta ta cứ làm, đang tụng kinh thì cứ tụng kinh. Ramunat lâm vào cảnh khó xử. Hắn tức điên lên.

Trước mặt bệ hạ, lời nói của hắn bị coi nhẹ. Hắn cảm thấy mình như con khỉ đang làm trò hề cho thiên hạ. Thế này thì sau này hắn còn uy quyền gì mà thống soái ba quân. Ai còn sợ hãi hắn nữa. Bất chợt, hắn nghĩ về thân phận thật sự của hắn bốn năm trước kia. Hắn đích thị chỉ là một tên nô lệ hèn mọn bị người chủ chửi rủa đày đọa không bằng cầm thú.

Mặc dù bây giờ hắn đã leo lên vị trí quyền quý nhưng những ký ức ấy vẫn không phai mờ trong tâm trí hắn. Ban ngày hắn uy phong nhưng đêm về thì sợ hãi hoang mang chẳng ngủ an lành. Ban ngày hắn cố gắng thể hiện sự hung bạo và máu lạnh như một kẻ đồ tể nhưng sâu trong nội tâm thì tự ti xấu hổ vô cùng.

Nhìn thấy ánh mắt sợ hãi của mọi người nhìn hắn, hắn mới cảm giác an tâm. Còn ánh mắt coi rẻ khinh thường thì sẽ khiến hắn đau đớn vô cùng. Vì thế tính cách của hắn càng ngày càng méo mó, càng ngày càng hãm sâu vào sự đau khổ vô biên.

Thấy hơn trăm vị sư không thèm để ý đến mình, coi lời nói của bản thân mình như gió thoảng mây bay hắn bắt đầu nổi giận. Ramunat hét lên một tiếng như sư tử gầm, tay cầm cây thương đâm mạnh về phía đại sư Nuwgalam. Hắn muốn giết chết kẻ đầu têu này cho hả giận. Hắn muốn cho cả thế gian này hiểu rằng hắn tồn tại.

“Coong” Một tiếng va chạm thanh thúy nổi lên. Quanh người đại sư Nuwgalam hiện lên một cái chuông ánh sáng vàng chói chặn lại đòn dánh của Ramunat. Phản chấn mạnh đến nỗi cả cây thương bằng sắt gãy làm ba, thân hình Ramunat bay ngược ra đằng sau máu phun lên trời. Sau đó thân hình hình hắn ngã ngảu xuống nền đất.

Mọi việc diễn ra quá nhanh đến nỗi không có ai kịp phản ứng. Vua Bemithue vốn nghe tiếng Ramunat gầm lên phá tan không khí lúng túng đã cả mừng. Nhưng không ngờ tên này lại có gan động thủ. Hắn không biết ngay cả chính Bemithue cũng không dám động thủ suốt bốn năm nay ư? Nếu hắn có thể làm được điều ấy thì cũng không đến nỗi để yên cho tu viện Đồng Dương tồn tại đến bây giờ.

Đồng Dương vốn là thánh địa của Phật Môn Champa. Ở đây cao thủ rất nhiều. Không phải lực lượng thế tục có thể đả phá. Vì vậy mà Bemithue phải chọn cách động thủ từ từ, chọn các chùa chiền ở xa để mà phá hủy trước. Nếu không thể phá bỏ Phật Tâm của họ cũng có thể đuổi họ ra khỏi nước Champa. Mất đi sự hậu thuẫn và ảnh hưởng của Phật Môn, hắn có thể dẹp yên nội loạn, bình định cả nước.

Sau đó, hắn sẽ chinh phạt Khơ me để chiếm lĩnh đồng bằng màu mỡ và rộng lớn phía Nam. Khí hậu phía Nam chỉ có hai mùa mưa nắng rất thích hợp để cư ngụ và phát triển. Có được địa bàn này, hắn có thể mở rộng quốc thổ ra bốn phía xung quanh. Sự nghiệp của hắn cũng hướng về phía đỉnh cao của nhân sinh. Đây là giấc mơ, cũng là khát vọng bấy lâu nay.

------------

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương