Khí Vận Quốc Gia
Chương 182

Giờ mão,

Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế,

Dân chúng tụ năm tụ bảy bà tám với nhau chờ đến giờ khai mạc sự kiện: “Mọi người nói Bệ hạ của chúng ta có phải là rất hiếu thuận hay không?”

“Đúng thế, tôi cho rằng đúng là như thế. Trước đây, có nhiều tin đồn bệ hạ và Tiên Đế có mâu thuẫn gay gắt lắm, lúc ấy tôi cũng tin là như vậy. Nhưng bây giờ, tôi nghĩ đó là tin đồn nhảm nhí nhằm bôi nhọ bệ hạ của chúng ta mà thôi. Từ khi Tiên Đế băng hà đến nay, bệ hạ đã làm bao nhiêu hành động hiếu nghĩa mà rất nhiều người khác không làm được”.

“Ừ, trăm nghe không bằng mắt thấy ông ạ. Tôi thấy bệ hạ ngày đêm tự tay đúc rất nhiều tượng Tiên Đế tỏ lòng thơm thảo để nhân dân khắp nơi rước về thờ cúng. Nghe đâu cũng hơn 300 bức tượng đã được các thôn làng rước rồi đó. Thường người vô tâm sẽ làm bộ làm tịch để diễn chứ ai hơi đâu mà ngồi đục đẽo tới mấy trăm bức tượng”.

“Chưa hết đâu, chính bệ hạ đã ra lệnh xây dựng khu lăng mộ trên núi Kỳ Lân thành một công viên văn hóa tưởng nhớ đến Tiên Đế. Nghe đâu sắp tới sau khi hoàn thành sẽ mở cửa cho chúng ta vào thăm viếng tự do nữa cơ. Tôi nghe bên Nhà Tống không có chuyện đó đâu”.

“Ừ, ông nói đúng đó. Bên phương Bắc, khu lăng mộ Đế Vương hay Hoàng gia đều cấm người bình thường lại gần chứ đừng nói ghé đến để thăm viếng. Họ sợ kẻ thù phá hủy hoặc trộm mộ nên thậm chí còn chôn rất nhiều mộ giả để đánh lừa nhân dân. Bệ hạ của chúng ta lòng dạ rộng rãi, hiểu được tấm lòng của dân chúng nên công khai lăng mộ, thậm chí cho dân chúng vào thăm viếng tự do”.

“Thật ra các ngươi còn chưa biết. Khu lăng mộ Tiên Đế đều do chính tay bệ hạ thiết kế và xây dựng. Khu lăng mộ ấy còn có Bảo tàng trưng bày các vật dụng mà Tiên Đế ngự dụng khi còn sống. Theo như lời bệ hạ nói, trưng bày như vậy để dân chúng được tham quan và hiểu biết về người lãnh tụ của dân tộc. Tiên Đế là của tất cả mọi người chứ không phải chỉ độc quyền của mỗi hoàng gia nên dân chúng có quyền được hiểu biết và tự do tưởng nhớ”.

“Tôi thấy điều đó hoàn toàn là đúng. Nghe đâu, quảng trường này cũng được Tân Đế xây dựng và đặt tên Tiên Đế là để tưởng nhớ đến Tiên Đế hàng ngày. Ngươi nhìn bức tượng ở giữa quảng trường kia không, thật uy vũ bất phàm”.

“Ừ, phải công nhận bức tượng thật sống động và giống y như thật. Làm sao lại có thể điêu khắc từ khối đá cứng như thế được nhỉ?”

“Nghe đâu bệ hạ đã phải mời thần linh Sơn Tinh về để trợ giúp việc điêu khắc đấy. Không biết thật giả nhưng tôi nghĩ tinh xảo như thế chỉ có thần mới làm được”.

“Thần linh cũng trợ giúp bệ hạ à? Điều này chứng tỏ bệ hạ là minh quân thì thần linh mới hiển linh đấy chứ.”

“Thế lần này ngươi có biết bệ hạ muốn tuyên bố điều gì vậy?”

“À, tôi có người anh bà con đằng nhà vợ lúc nhậu hôm kia có nói, Tân Đế vừa rồi Triều Hội có thánh chỉ đề ra rất nhiều cải cách quan trọng cho đất nước đấy. Cơ mà bây giờ không gọi là “triều đình” nữa mà gọi là Nhà nước thì phải”.

“Nhà nước à, tôi nghe dễ chịu hơn gọi là triều đình, cảm giác thân thương giống như của người Việt hơn là của người phương Bắc”.

“Đúng vậy, Tân Đế đổi tên nước ta rồi đấy, ngươi có biết không? Tên là gì ấy nhỉ?”

“Tên nước là Việt Minh, Việt trong chữ người Việt, Minh trong Liên Minh”

“Bậy nào, tao nghe nói nói Việt trong người Việt còn Minh trong sáng tỏ cơ mà, ở đâu ra Minh trong liên minh?”

“Thì sáng tỏ hay liên minh đều được mà, ta thấy rất hay, cái nào cũng có ý nghĩa”

“Sáng tỏ nghĩa là người Việt thông minh trí tuệ, còn nghĩa kia là Liên Minh các dân tộc Việt, ta thấy nghĩa nào đều đúng cả”.

“Xời ơi, mày phải dùng cho đúng chứ, mỗi chữ đều viết khác nhau mà, ngữ cảnh khác nhau thì chữ dùng cũng khác nhau đó chứ?”

“Thế thì mày không rõ rồi, theo như tao được biết bệ hạ sắp ban cho dân chúng một đặc ân vô cùng to lớn là bất cứ người dân nào từ cao như quan lớn, nhỏ như người ở đều được học chữ để xóa mù đấy. Mà nghe đâu trong chữ mới thì chữ “Minh” nghĩa có thể khác nhưng viết thì giống nhau”.

“Thật à, sao ta nghe nói chữ là chữ thánh hiền chỉ có những người cao quý mới được học? Còn tầng lớp thấp kém như chúng ta thì không được phép học tránh làm bẩn chữ của thánh nhân?”

“Thì đúng là chữ của thánh nhân thật. Ngay cả chữ mà bệ hạ ban cũng là chữ thánh nhân nhưng là của thánh nhân người Việt ban cho. Nghe trong cung thông tin rỉ ra ngoài thì trong lúc nằm ngủ mơ bệ hạ được Quốc phụ Lạc Long Quân ban chữ. Nhưng mà theo ta thì chữ đó là do bệ hạ sáng tạo ra thôi, chứ nếu là của tổ tiên ban cho thì đã ban từ lâu rồi, đâu đến mấy ngàn năm nay cả dân tộc ta đều mù chữ?”

“Ngươi nói cũng đúng đấy, nhưng tại sao bệ hạ lại nói chữ đó là do tổ tiên Lạc Long Quân ban cho?”

“Là do bệ hạ khiêm tốn đấy. Ngài ấy không muốn nhận vinh quang về mình. Bệ hạ muốn người dân luôn ghi nhớ về tổ tiên của mình nên mới đẩy đi công lao này”.

“Cứ cho là như thế đi, nhưng tại sao bệ hạ lại đi truyền bá cho toàn dân chúng? Để cho Hoàng gia sử dụng riêng không phải tốt hơn à?”

“Nghe đâu là do quan niệm của bệ hạ khác với đám hủ nhỏ. Hủ nho nói chữ của Thánh Hiền nên chỉ những người thượng đẳng mới được học để tránh làm vấy bẩn chữ của các ngài nhưng bệ hạ lại nghĩ khác.”

“Thật sao, nói nhanh đi, ta rất muốn nghe bệ hạ nói như thế nào?”

“Bệ hạ nói, Thánh Hiền sinh ra là để giáo hóa dân chúng, nếu dân chúng vẫn còn ngu muội thì chứng tỏ Thánh Hiền chưa làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Muốn dân chúng hết ngu muội phải dạy cho họ biết đọc và biết viết để mở mang dân trí. Chỉ khi nào toàn dân đều mở mang dân trí ấy mới là làm tròn trách nhiệm của bậc thánh nhân”.

“Xưa nay người Hán áp dụng chính sách lũng đoạn tri thức để thực hành chính sách ngu dân nhằm dễ bề cai trị. Họ không những đối xử với người của các dân tộc khác như thế mà với chính cả dân tộc mình cũng như vậy.

Bệ hạ thì lại nghĩ ngược lại, ngài cho rằng chữ không phải là của riêng ai, thánh nhân sáng tạo là cho tất cả mọi người thế nên mọi người đều được phép học, quyền lợi này là bình đẳng giữa người với người. Còn học được bao nhiêu, mở mang dân trí được như thế nào là tùy thuộc vào phúc duyên, tài trí và sự cố gắng của mỗi người.

Bệ hạ cũng nói, dân trí càng nâng cao thì sẽ sinh ra nhiều người tài hơn nữa. Đất nước có nhiều người tài thì đó là đất nước mạnh. Khi đất nước mạnh thì không kẻ thù nào có thể nô dịch được chúng ta. Bệ hạ muốn chấm dứt triệt để tình cảnh bị người Hán cai trị hơn ngàn năm trước. Thật là dụng tâm lương khổ”

“Nhờ có ngươi phân tích mà ta hiểu hơn về bệ hạ. Cách suy nghĩ của bệ hạ chẳng khác nào lời dạy của thánh nhân cả. Chỉ có những bậc thánh hiền mới có tấm lòng rộng mở bao la như vậy. Người phàm thường sống rất ích kỷ chỉ biết giấu đi cho riêng mình, còn thánh nhân lại là người vì chúng sinh mà phấn đấu”.

“Ngươi không biết đó thôi, từ lúc thiên địa dị tượng hoa sen cửu sắc cho đến thành long thét gào đã có lời đồn đoán thánh nhân xuất thế. Lúc trước không biết là ai nhưng bây giờ thì ta đã biết người đó chính là Đại Việt Minh Hoàng Đế. Dân Việt Minh ta thật may mắn khi có ngài trị vì. Chúng ta sống ở kiếp này quả thật may mắn ba đời bảy kiếp”.

“Như vậy, buổi lễ hôm nay là ngài ấy công bố chính sách này à?”

“Ừ, ta nghe đồn là như thế. Hình như còn chính sách khác nữa cơ. Cũng là quốc kế dân sinh. Mà dù là bất kỳ chính sách nào thì ta đều ủng hộ hết mình. Đây là cách duy nhất mà ta có thể nghĩ ra để ủng hộ và đền đáp công lao của Hoàng Đế”.

“Ta cũng thế, chỉ cần bệ hạ cần dùng đến cái thân này của ta, dò có bảo đi lính hay lao vào dầu sôi lửa bỏng ta cũng cam lòng. Người chết vì tri kỷ, nếu bệ hạ đã là thánh nhân đất Việt thì thân chúng ta phải bảo vệ cho ngài truyền đạo cho thế gian”.

---------

Mọi người hào hứng bàn tán xôn xao lại không chú ý đến một cô gái mặc váy màu đỏ dáng người rất xinh đẹp đứng bên cạnh, cứ như chỗ ấy là không khí vậy. Cô gái này đầu đội chiếc nón quai thao, mặt che phủ bởi chiếc khăn đỏ. Nàng chỉ lộ ra một đôi mắt bò cái rất đẹp với lông mi dài cong vút, giữa trán điểm một nốt son đỏ tại mi tâm.

Xung quanh nàng được vây bởi bốn người đàn ông mặc áo đen bảo vệ tạo ra một từ trường khiến người thường bên cạnh phải tránh ra nhưng lại không nhìn thấy ai ở đó. Nếu Tống Đế có mặt ở đây thì chắc chắn nhận ra, người này là Tổ trưởng của Phượng Tổ - kỳ nhân dị sĩ của Tống triều được sai phái đến Đại Cồ Việt để do thám tin tức.

Thân phận của nàng ngoài tổ trưởng của Phượng Tổ, còn là thiên kim tiểu thư của gia tộc Đông Phương sống ở Quý Châu phía nam Đại Tống. Một thân phận khác của nàng chính là con gái riêng của đương kim Tống Đế Triệu Quang Nghĩa.

Mẹ của nàng Đông Phương Giao Giao sau khi có tình cảm với Tống Đế hơn hai mươi năm trước đã có thai với nàng thì mới biết hắn là Vương Gia của Đại Tống và đã có gia đình. Với tính cách mạnh mẽ và hiện là thiên kim tiểu thư duy nhất của Đông Phương gia, Giao Giao đã không chịu theo Tống Đế về làm thiếp. Thế nên từ đó tình duyên hai người đứt đoạn.

----------

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương