Khí Vận Quốc Gia
-
Chương 173
“Mô hình triều đình của các triều đại phương Bắc là mô hình Tam tỉnh lục bộ. Tam tỉnh gồm Thượng thư tỉnh, Trung thư tỉnh và Môn hạ tỉnh. Lục Bộ gồm: Lại bộ, hộ bộ, lễ bộ, binh bộ, hình bộ, công bộ. Đất nước ta hiện tại tuy có hai băn văn võ nhưng chưa chính thức theo mô hình trên.
Nay trẫm lập ra cơ quan lập pháp gọi là Quốc Vụ Viện có chức năng định ra pháp luật và quy tắc vận hành đất nước giống như Trung thư tỉnh của người Hán. Như vậy phải có cơ quan thứ hai để điều hành đất nước tuân theo pháp luật, cơ quan này trẫm gọi là cơ quan Hành pháp hay còn gọi là Chính phủ. Các ngươi có thể hiểu nó giống như cơ cấu Thượng thư tỉnh hay Lục Bộ do các triều đại phương Bắc định ra.
Tiếp nữa là cơ quan Tư pháp có chức năng, kiểm tra, giám sát, chế tài quan viên và dân chúng khi có người vi phạm pháp luật. Cơ quan này giống như Môn hạ tỉnh của các triều đại Hoa hạ”.
Bách quan lúc này gật đầu ý nói đã hiểu. Nói cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp như thế nào thì bọn họ không hiểu rõ nhưng nói cơ quan Tam tỉnh, Lục Bộ của các triều đại Phương Bắc thì bon hắn rất rõ ràng. Dù sao ngồi đây đều là quan viên bộ phận tinh hoa nhất của cả nước. Trong lòng ai cũng thuộc lòng kinh thư nho học và quen thuộc với thể chế triều đình.
Trung thư tỉnh, trưởng quan là Trung thư lệnh (tương đương chức vụ Chủ tịch quốc hội), phó quan là Trung thư thị lang (Phó chủ tịch quốc hội), chức quan chủ yếu có Trung thư xá nhân. Quyết định các đại sự cấp quốc gia, điều động quân đội; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các quan viên quan trọng; thay mặt hoàng đế viết chiếu chỉ, công việc này thường do Trung thư xá nhân đảm nhiệm.
Môn hạ tỉnh, trưởng quan là Thị trung (Viện trưởng Viện kiểm sát và Thẩm phán tòa án tối cao), phó quan là Hoàng môn thị lang (sau đổi thành Môn hạ thị lang) (Viện phó), chức quan chủ yếu có Cấp sự trung. Phụ trách kiểm tra phân loại tấu chương của triều thần; phúc thẩm các chiếu, sắc của Trung thư tỉnh; có văn bản nào bị cho là không thích đáng có thể gửi trả, công việc này chủ yếu do Cấp sự trung đảm nhiệm.
Thượng thư tỉnh, trưởng quan là Thượng thư lệnh (Tể tướng/Tướng quốc/Thủ tướng/Tổng thống), thực tế không bổ nhiệm, phó quan là Tả, Hữu phó xạ (Phó Tổng thống/Phó Thủ tướng). Dưới phó xạ có Tả, Hữu thừa (tức Bộ trưởng); Tả, Hữu ty lang trung (tức Thứ trưởng); Viên ngoại lang (tức Cục trưởng).
Thượng thư tỉnh xây dựng ở bên ngoài cung, điều hành lục bộ. Các sắc lệnh do Trung thư tỉnh, Môn hạ tỉnh phát ra đều do Thượng thư tỉnh gửi đi, từ các cơ quan trung ương tới các châu, huyện địa phương; hoặc căn cứ vào sắc lệnh mà lập ra chính lệnh, gửi tới các ban ngành liên quan. Chính lệnh của các cơ quan trung ương như tự, giam, ty gửi xuống địa phương cũng phải do Thượng thư tỉnh gửi.
Trưởng quan của các bộ là Thượng thư (chính tam phẩm), phó quan là Thị lang. Trưởng các ty là Lang trung, chia ra phụ trách quán triệt các chính lệnh, dưới mỗi bộ có bốn ty, tổng cộng 24 ty.
Lại bộ (tức Bộ Nội Vụ hay bộ phận Hành chính nhân sự ở các công ty): phụ trách bổ nhiệm, bãi nhiệm, khảo hạch, thăng chức, giáng chức, điều động quan lại cả nước. Bộ này chịu trách nhiệm tuyển bổ, thăng giáng và bẫi miễn các chức quan từ tam phẩm trở xuống. Về thể lệ tuyển bổ, thời gian tuyển bổ quan lại hằng năm đều có một lần bổ quan về các chức khuyết, sáu năm có một lần thuyên chuyển và tuyển bổ lớn. Thủ tục sát hạch thăng giáng: các quan lại ở bộ lại kết hợp với các quan ở ngự sử đài cùng xem xét, giám sát việc sát hạch và thăng giáng.
Hộ bộ (tức bộ Tài chính + bộ Tài nguyên + Cục quản lý dân cư của Bộ Công An tức phòng Kế toán + Kho ở các công ty): phụ trách trông coi ruộng đất, hộ tịch, thu thuế, thu chi tài chính. Công việc chính là quản lý quốc khố và các kho tàng dự trữ của triều đình. Phát hành tiền và quản lí việc lưu thông tiền giấy, tiền đúc. Thu các khoản tô thuế hàng năm. Phát lương bổng, cấp ruộng đất cho quan lại, binh lính và cấp tiền cho việc chi tiêu của triều đình. Quản lí các đồ cống nạp và đồ nhận cống nạp. Trong coi việc cân đối thu chi, của triều đình và tổng kết hàng năm dâng tấu lên vua. Quản lí hộ tịch và nhân khẩu.
Lễ bộ (tức Bộ Ngoại giao + Bộ giáo dục hay Bộ phận huấn luyện và truyền thông ở các công ty): phụ trách các nghi lễ quốc gia, hiếu hỉ cung đình, cúng tế, trường học, thi cử, tiếp đãi đại sứ nước ngoài. Công việc chính của bộ Lễ tổ chức các tế lễ theo đúng các thủ tục lễ nghi như: lễ đăng quang, lễ tang vua chúa, lễ mừng thọ, tiếp đón sứ thần nước ngoài, tế lễ hàng năm, tổ chức yến tiệc,...Lo việc ngoại giao với Trung Hoa và các nước lân bang. Giám sát việc giáo dục và thi cử trong toàn quốc, chọn người tài ra giúp triều đình.
Binh bộ (tức Bộ quốc phòng hay Phòng bảo vệ ở các công ty): phụ trách tuyển chọn võ tướng, huấn luyện quân đội, binh tịch, vũ khí quân đội, quân lệnh. Nhiệm vụ chính là tuyển quân, huấn luyện quân, tổ chức diễn tập hàng năm, tuyển chọn tướng soái, võ quan. Chuẩn bị khí giới, xe pháo, voi ngựa, thuyền, nhà trạm cho quân đội. Tổ chức biên chế quân đội ở các địa phương, giám sát thực hiện quân lệnh. Tổ chức canh phòng biên giới và đối phó với tình huống quân sự khẩn cấp
Hình bộ (Bộ công an + Tòa án + Thi hành án): phụ trách thi hành luật pháp, hình ngục. Chức năng chính là xét xử các vụ án nghiêm trọng; thi hành pháp luật và giám sát thi hành pháp luật; thực hiện truy nã tội phạm; quản lí ngục tù; góp ý với nhà vua về sửa các điều luật và hình phạt cho phù hợp.
Công bộ (tức Bộ Nông nghiệp + bộ xây dựng + bộ giao thông + bộ công nghiệp + bộ khoa học và công nghệ): phụ trách thủ thủy lợi, giao thông, thành lũy, thủ công nghiệp. Công việc chính là trông coi việc xây dựng thành lũy, đắp đê, xây dựng cầu cống đường sá, việc thổ mộc, tu sửa các công trình khi cần thiết, xây dựng lăng tẩm cho các vua chúa. Quản đốc thợ thuyền và công việc trong các công xưởng của nhà nước, xưởng làm vũ khí, xưởng đúc tiền, chế tạo đồ dùng của vua và quan lại. Đóng tàu thuyền cho thủy binh.
Đinh Liễn thấy bách quan đã hiểu ý tứ của hắn nên nói tiếp: “Các ngươi cũng biết trẫm vô cùng căm ghét việc nước ta bị Hán hóa suốt hơn ngàn năm. Vì thế, bắt đầu từ triều đình trở xuống đều phải thay đổi cho khác với nước họ để thoát khỏi sự lệ thuộc bấy lâu nay. Tên gọi các cơ quan cũng sẽ thay đổi.
Từ nay khai tử hai chữ “triều đình” mà thay bằng hai chữ “nhà nước”. Cơ quan lập pháp không gọi là “trung thư tỉnh” mà gọi là “Quốc Vụ Viện”. Cơ quan hành pháp không gọi là “Thượng thư tỉnh” mà gọi là “Chính phủ”, cơ quan tư pháp không gọi là “môn hạ tỉnh” mà gọi là Tòa án Tối cao.
Tên chức vụ của các quan viên cũng phải thay đổi hoàn toàn. Trưởng quan của Quốc Vụ Viện gọi là Chủ tịch Quốc Vụ Viện. Phía dưới là hai Phó Chủ Tịch Quốc Vụ Viện, các quan lại khác dưới quyền gọi là Nghị viên.
Đứng đầu Chính phủ sẽ gọi là Thủ tướng chính phủ. Dưới thủ tướng là hai phó Thủ tướng, phía dưới là các Bộ trưởng đứng đầu các bộ. Dưới Bộ trưởng là các Cục trưởng. Tùy theo nhu cầu thực tế của Nhà nước và chính phủ mà phế bỏ hoặc bổ sung thêm các bộ hoặc các cục.
Đứng đầu cơ quan Tòa án là hai Viện trưởng. Một là viện trưởng viện kiểm sát có chức năng như Môn hạ tỉnh tức kiểm tra và giám sát. Hai là Thẩm phán tối cao có chức năng xét xử người phạm tội.
Đứng đầu cơ quan thứ tư là cơ quan Chấp Pháp. Đây là một bộ đặc biệt, trẫm gọi là Bộ Quốc Phòng có chức năng và nhiệm vụ như Hình Bộ của Lục Bộ nhưng hiện nay trẫm tách ra trở thành một cơ quan ngang cấp với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trực thuộc lệnh của trẫm. Bộ quốc phòng có hai nhiệm vụ chính: phòng thủ quốc gia và chinh phạt khai cương khoách thổ. Nhiệm vụ trấn áp và bắt bớ tội phạm sẽ tách thành nhiệm vụ của Bộ Công An trực thuộc Chính phủ.
Bây giờ nói về vị trí Hoàng Đế tức là trẫm bây giờ. Thay vì như hiện nay các triều đình phương Bắc, Hoàng Đế sẽ quyết định tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ thì nay trẫm cho thành lập ba cơ quan mới gọi là Đảng Dân Tộc Quốc Gia, Hội Đồng Hoàng Gia và Tổng Bộ An Ninh Đặc Biệt đứng đầu đương nhiên là Hoàng Đế. Hội đồng Hoàng Gia có nhiệm vụ chính là thay trẫm tuyển chọn, xét duyệt, bồi dưỡng, đề cử Quốc Trữ hay Hoàng Đế tương lai. Các khanh cứ coi như là cơ quan đào tạo Thái Tử vậy.
Đảng dân tộc quốc gia có nhiệm vụ chung là thay trẫm lãnh đạo bốn cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và chấp pháp. Tất cả các quan chức từ cấp xã trở lên bắt buộc phải là thành viên của Đảng. Chưa phải là Đảng viên thì không có tư cách tham gia vào bộ máy nhà nước ở bất kỳ vị trí nào. Đây là điều kiện cần để bộ nhiệm hay xét duyệt thăng chức. Điều kiện đủ chính là tài năng, chiến công, quân công, công trạng trong quá trình làm việc. Cụ thể, chút nữa sẽ có người lên trình bày thay trẫm.
Tổng Bộ An Ninh Đặc Biệt là một cơ quan phụ trách an ninh của Hoàng Đế và Hoàng Gia. Tổng bộ này còn có chức năng trấn áp và tiêu diệt các nhân tố siêu nhiên gây hại đến Quốc Gia của chúng ta. Cơ cấu này gồm các cao thủ của Phật Gia, Đạo Gia và một số lực lượng siêu nhiên. Đương nhiên, nếu có những người phản loạn có âm mưu chính biến, lật đổ thì cũng thuộc các đối tượng bị chế tài”.
Bách quan phía dưới lắng nghe vô cùng chăm chú, không dám bỏ sót một câu chữ nào. Nội dung Hoàng Đế bệ hạ vừa thông báo vô cùng quan trọng, quyết định tương lai và vận mệnh của tất cả mọi người bao gồm cả dân tộc và quốc gia.
----------
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook