Khí Vận Quốc Gia
Chương 171

Điện Thái Hòa,

Kinh thành chính là nơi tập trung tầng lớp quyền quý, giàu có của cả một quốc gia. Cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, tài chính, thương mại của cả nước. Triều Hội chính là nơi tụ tập những thành phần tinh hoa của cả dân tộc. Nơi đây đại biểu cho tầng lớp thống trị của một quốc gia.

“Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục Triều Hội. Sau đây trẫm có một số tuyên bố, bách quan có thể coi đây là thánh chỉ. Còn trẫm gọi nó là Hiến pháp. Hiến pháp chính là Hoàng Quyền, cấp cao nhất của pháp luât. Chư vị có thể góp ý, bổ sung cho toàn diện trước khi công bố ra bàn dân thiên hạ. Đó là trẫm muốn thực hiện một siêu kế hoạch có tên là Quốc Gia Khởi Nghiệp”. Đinh Liễn tuyên bố hùng hồn

Bách quan khuôn mặt mộng bức, dấu chấm hỏi đầy đầu. Từ ngữ quá lạ lẫm bọn họ chưa từng nghe bao giờ.

Đinh Liễn thấy mọi người còn chưa rõ ý tứ thì giải thích: “Khởi có nghĩa là bắt đầu. Nghiệp có nghĩa là sự nghiệp. Khởi nghiệp ý nghĩa là bắt đầu xây dựng sự nghiệp. Quốc Gia Khởi nghiệp có nghĩa là kiến tạo sự nghiệp ở tầm quốc gia. Các vị cũng biết, xưa nay đàn ông có ba việc lớn cần làm trong một đời người đó là lập nghiệp, dựng nhà và thành gia lập thất.

Trong đó lập nghiệp là việc đầu tiên cũng là quan trọng nhất trong một đời người. Lập nghiệp là căn cơ, là căn bản, là nền móng cho mỗi cá nhân tự tin hơn để thực hiện hai việc tiếp theo. Nếu không có sự nghiệp, không có nguồn thu ổn định thì lấy tiền đâu mà xây nhà, cưới vợ?

Đất nước của chúng ta cũng vậy, nó mới khai sinh không bao lâu, từ khi Tiên Đế lập quốc đến nay mới chỉ có 12 năm. Đất nước ta còn rất nhỏ bé và yếu ớt. Dân ta chưa giàu, nước ta chưa mạnh. Dân ta còn ít, tiếng tăm chưa vang xa. Cho nên đất nước cũng cần phải khởi nghiệp như người.

Nếu người người khởi nghiệp, nhà nhà khởi nghiệp thì dân sẽ giàu, nước sẽ mạnh, xã hội mới phồn vinh thịnh vượng. Khi cuộc sống của người dân no ấm dư dả có của ăn của để thì họ mới an vui, đất nước mới mạnh mẽ, hùng cường. Kế hoạch này là một kế hoạch lớn, áp dụng từ triều đình cho đến từng dân chúng. Ai ai cũng phải tham gia vì chính mình và cũng vì đất nước.

Mỗi người khởi nghiệp thành công như góp một viên gạch xây dựng quốc gia. Khi mọi người đều khởi nghiệp thành công cũng là lúc đất nước chúng ta khởi nghiệp thành công. Thời điểm đó, cả dân tộc ta người người sẽ như rồng, tiểu quốc sẽ trở thành đại quốc, đại quốc sẽ thành cường quốc, cường quốc sẽ thành Đế Quốc, Đế Quốc sẽ thành siêu cường Đế Quốc, thậm chí vấn đỉnh thiên hạ chí tôn”.

Bách quan, ồn ào kích động vô cùng bởi miếng bánh vé siêu to khổng lồ của Hoàng Đế bệ hạ. Dù chưa biết kế hoạch cụ thể sẽ triển khai ra sao nhưng nghe Việt Hoàng miêu tả, họ thấy thật phấn khích mong chờ.

“Vậy, Quốc Gia Khởi Nghiệp là như thế nào? Đó chính là mô hình khởi nghiệp phóng to của mỗi cá nhân làm nhiều lần. Vậy cá nhân khỏi nghiệp thì như thế nào? Cần điều kiện gì? Đấu tiên, mỗi cá nhân khởi nghiệp cần chọn cho mình một lĩnh vực để tham gia. Thường lĩnh vực đó là lĩnh vực họ giỏi hoặc có nhiều lợi thế. Trẫm lấy ví dụ, nếu ngươi giỏi võ công thì ngươi có thể chọn làm một binh sĩ làm lĩnh vực để tham gia hoặc có những lĩnh vực khác cũng có thể như lập võ quán, xây dựng môn phái giang hồ, thành lập các tiêu cục tư nhân hay các môn phái lính đánh thuê.

Nếu ngươi giỏi văn chương thì ngươi có thể gia nhập hàng ngũ quan lại để lập nghiệp hoặc ngươi có thể mở một xưởng in sách, mở lớp học tư nhân, khai trương các cửa hàng viết tranh chữ…Nếu ngươi khéo tay chân thì có thể xây dựng các xưởng sản xuất như xưởng gạch, xưởng điêu khắc, xưởng đúc đồng, xưởng dệt…

Tóm lại, ngươi cần phải chọn một lĩnh vực để tham gia xây dựng sự nghiệp. Khi ngươi có thể làm chủ một phương thì chính là lúc ngươi khởi nghiệp thành công. Các bách quan đang ngồi đây chính là mẫu người đã khởi nghiệp thành công.

Quốc gia cũng thế, chúng ta phải xem quốc gia của chúng ta có thế mạnh về cái gì, thuận lợi và khó khăn ra sao, thiên nhiên ưu ái thế nào để định hướng nhân dân và triều đình tập trung vào đó để phát triển. Trẫm thấy rằng đất nước ta đã có đủ địa hình, địa vật, con người để phát triển toàn diện từ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy Hải sản. Chúng ta có hệ thống sông ngòi dày đặc và bờ biển kéo dài nên phát triển kinh tế biển cũng rất tốt.

Cho nên chúng ta có thể phát triển rất nhiều hướng đi. Nhưng chúng ta không đủ nguồn lực để phát triển tất cả vì vậy nhiệm vụ của triều đình là phải phân ra giai đoạn đầu tư và nâng đỡ. Thí dụ, ban đầu sẽ khuyến khích nông nghiệp để dân ta không bị đói ăn tức ăn đủ no. Sau khi giải quyết cái bụng đói thì chúng ta bắt đầu lo cho dân chúng nâng cao đời sống vật chất như có đủ quần áo mặc, có đủ đồ dùng để sinh hoạt, có cái nhà vững chắc để che năng che mưa và chống bão lũ, lúc ầy chính là khuyến khích các loại nghề thủ công xuất hiện.

Tiếp nữa, khi dân chúng đã đủ ăn, đủ mặc và sinh hoạt vật chất thì chúng ta tiếp tục lo tới đời sống tinh thần của nhân dân như dạy cho dân biết ăn no rồi thì ăn ngon như thế nào, mặc đủ rồi thì mặc đẹp ra sao, học chữ để nâng cao tầm mắt và trí tuệ, thưởng thức văn hóa như thư pháp, ngắm tranh, nghe nhạc, du lịch…đây là giai đoạn thứ ba phát triển tinh anh dân tộc.

Giai đoạn thứ tư là giai đoạn phát xạ ánh sáng văn minh của dân tộc ta đến thế giới bên ngoài. Ngoài cách dùng chiến tranh để xâm lược thì còn rất nhiều cách để xâm lấn như phát triển buôn bán giữa quốc gia và quốc gia để vơ vét tài nguyên vàng bạc của họ, biến chúng ta từ nước đang bị vơ vét tài nguyên như hiện nay thành nước đi vơ vét tài nguyên của kẻ khác. Biến vàng bạc từ túi của họ sang túi chúng ta, đổi ngọc ngà châu báu trong kho của họ chuyển về trong kho của các ngươi. Biến dân chúng của họ thành thần dân của Đại Cồ Việt, biến tín ngưỡng của họ thần phục tín ngưỡng của thần linh nước Nam.

Khi đó, trẫm cho phép tư nhân thành lập các đội buôn xuyên quốc gia, cho tư nhân thuê chiến thuyền và hải quân đi theo bảo vệ. Thậm chí dùng quân đội để uy hiếp, trấn áp và cửa thị trường các quốc gia khác. Các gia tộc và các đội buôn lúc ấy sẽ tung hoành trên khắp thế giới, thậm chí thành lập các thuộc địa của mình trên danh nghĩa vẫn thuộc về Đại Cồ Việt thì sẽ luôn nhận được sự đảm bảo của nhà nước.

Các ngươi nghĩ đi, thời điểm đó gia tộc của các ngươi có lãnh địa rộng lớn như một quốc gia, tầm ảnh hưởng áp đảo trên cả các tiểu quốc nhỏ bé. Trẫm sẽ làm tốt vai trò như một đại bản doanh để các ngươi an tâm đi khai thác thuộc địa khắp nơi trên thế giới”.

Chư vị bách quan phía dưới hội trường hai mắt đã đỏ ngầu, hai nắm tay siết chặt vào nhau, ngọn lửa dã tâm hừng hực bùng cháy. Đinh Liễn rất khéo khi thổi bùng khát khao ý muốn khai cương khoách thổ đất đai của chúng thần. Bởi hắn biết, nếu quốc gia không tiến hóa từ tiểu quốc lên đại quốc, cường quốc, siêu cường quốc thì sẽ bị các quốc gia khác xâm lấn và ăn thịt. Hắn được phép chọn lựa làm kẻ mạnh hoặc kẻ yếu, chọn làm thợ săn hoặc con mồi, chọn làm đại ca hoặc tiểu đệ.

Cho dù có đứng ở vị trí trung lập thì cũng phải có đủ sức mạnh mới có thể làm người phán xử. Xưa nay trên trời có Thiên Đế, dưới đất có Thiên Tử, âm phủ có Diêm Vương mới đủ tư cách phân xử phải trái, đúng sai của người khác. Họ mới có tư cách để đứng trung lập giữa đất trời. Không có thực lực mạnh mẽ hậu thuẫn, hai chữ quốc gia trung lập chỉ là trò cười cho thiên hạ.

Hắn nhớ kiếp trước, sở dĩ dân các nước Bắc Âu có thể trung lập bởi Thụy Sĩ giữ Vàng cho cả thế giới, Phần Lan, Thụy Điển có hệ thống hầm ngầm núi đá có thể chống cự lại bom nguyên tử dải thảm. Đất nước Đông Lào sở dĩ có thể múa hát giữa các đại quốc là bởi truyền thống “không ngán ai bao giờ”.

Chỉ từ năm 1945 – 1991, Đông Lào đã liên tục so găng với 4/5 thành viên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc gồm: Pháp, Anh, Trung Hoa Dân Quốc, Mỹ. Một nước Phát xít là Nhật Bản; một nước Cộng Sản là Trung Hoa; hai tiểu quốc là Campuchia và Thái Lan. Thời điểm ngặt nghèo nhất là một mình cân luôn Mỹ cùng liên quân tám nước như Úc, Thái, Phi, Hàn, VNCH, Newziland, Mỹ với hơn 1,3 triệu quân. (*)

-------------

(*) Liên quân Mỹ trong chiến tranh Đông Dương lần 2 bao gồm:

Quân đội Hòa Kỳ bao gồm: 550.000 lính với tất cả các loại binh chủng và vũ khí trừu bom nguyên tử

Quân đội VNCH bao gồm 70.000 lính với tất cả các binh chủng và vũ khí do Mỹ tài trợ

Quân đội Hàn Quốc: đến Việt Nam tháng 9/1964, rút khỏi Việt Nam ngày 29/3/1973, gồm 2 sư đoàn và 1 lữ đoàn, tổng cộng hơn 50.000 quân, trực tiếp tham gia chiến đấu.

Quân đội Thái Lan: đến Việt Nam tháng 7/1966, rút khỏi Việt Nam tháng 2/1972, gồm 1 sư đoàn và 1 trung đoàn, tổng cộng hơn 13.000 quân, trực tiếp tham gia chiến đấu.

Quân đội Úc: đến Việt Nam tháng 9/1964, rút khỏi Việt Nam tháng 12/1972, gồm 1 trung đoàn bộ binh, 1 tàu khu trục, 1 phi đội máy bay, tổng cộng hơn 3.000 quân, trực tiếp tham gia chiến đấu.

Quân đội New Zealand: đến Việt Nam tháng 7/1965, rút khỏi Việt Nam tháng 12/1972, gồm 2 đại đội bộ binh, 1 đại đội pháo binh, tổng cộng 600 quân, trực tiếp tham gia chiến đấu.

Quân đội Philippines: đến Việt Nam tháng 4/1965, rút khỏi Việt Nam ngày 29/3/1973, gồm 1 tiểu đoàn công binh, 2 đại đội cố vấn tâm lý chiến, tổng cộng hơn 2.000 quân, không trực tiếp tham gia chiến đấu.

--------

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương