Khí Vận Quốc Gia
Chương 164

Thời gian lúc này cũng đã là giờ Tỵ hai khắc (11h30), các đại thần lục tục đi ra khỏi Phòng Hội Nghị. Ngân công công đóng vai trò hướng dẫn bách quan đến nhà hàng Hoa Viên Hoàng Gia. Trên đường đi qua hành lang dài của điện, Ngân công công giới thiệu với mọi người một bức tranh khổng lồ dài cả trăm trượng. Bức tranh này là sự kết hợp của nghệ thuật vẽ tranh với nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật phù điêu 3D.

Hơn nữa, Đinh Liễn dùng năng lượng Khí Vận Quốc Gia trộn lẫn với bột ngọc trai của Thận thần dưới trướng Thủy Tinh tạo nên ảo cảnh tâm linh 4D. Bất cứ ai nhìn vào bức tranh thì tâm thần cũng sẽ bị kéo vào ảo cảnh khiến họ như được chứng kiến câu chuyện một cách chân thật, trực quan, đầy đủ nhất.

Sau khi tỉnh lại, hình ảnh đó sẽ ghi dấu trong não người xem không thể xóa nhòa cả đời. Mọi người sẽ có cảm hứng để sáng tác ra các câu chuyện thần thoại, truyền thuyết xoay quanh chất liệu ấy. Đây là cách mà Đinh Liễn dùng để truyền bá thần thoại, văn hóa, lịch sử của người Việt đến các thế hệ con cháu sau này.

Tất cả các nhân vật và cảnh quan đều được vẽ nổi bằng đá quý với đủ loại màu sắc khác nhau. Chất liệu là đá nguyên khối nên cực kỳ bền bỉ với thời gian. Nếu không bị con người hay thiên tai phá hủy thì chúng có thể tồn tại đến cả vài triệu năm. Tác giả của nó không ngoài ai khác là Đại Việt Minh Hoàng Đế Đinh Liễn bởi chỉ có hắn mới hội tụ đầy đủ từ ý tưởng, hình ảnh, siêu năng lực đứa con của Thổ.

Bức tranh này cao khoảng ba trượng, miêu tả bộ tộc Bách Việt từ thời Hồng Hoang. Nội dung của chúng Đinh Liễn lấy từ các thần thoại và truyền thuyết của người Việt. Nội dung liên tục không gián đoạn tạo thành chỉnh thể một dòng sông thời không vận mệnh với 7 nhóm chủ đề:

Đầu tiên là nhóm chủ đề về nguồn gốc của vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên như: Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt Trăng, Thần Mặt trời, Thần Sao, Thần Mưa, Thần Gió, Thần Biển Cả...

Tiếp đến là các bức tranh miêu ta về nguồn gốc các loài động thực vật trong tự nhiên: như thần Lúa, thần Đậu, thần Hoa, thần Tre, thần Bầu, thần Sen, thần Đa, thần Đề… 12 con giáp tí, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, các loại Linh thú như long, lân, quy, phụng, các loại hung thú như giao long, cá sấu, thuồng luồng…

Sau khi có Vũ trụ và tự nhiên thì nhóm bức tranh về loài người xuất hiện để giải thích về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Thần Nông, Mười hai bà mụ, Nữ Oa-Tứ Tượng, lịch sử đấu tranh giữa tộc Miêu Thần Nông và tộc Hoa Hạ Hoàng Đế, trận chiến giữa Hoàng Đế và Xi vưu, cuộc thiên di chạy trốn tán loạn của các tộc dân nước Xích Thần, truyền thuyết về nàng Vụ Tiên, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân - Âu Cơ...

Nhóm tranh tiếp theo là nhóm tranh miêu tả sự tích về 18 triều đại Hùng Vương và 108 vị vua Hùng trong đó nổi bật nhất là danh sách 100 người con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ, danh sách 108 vua Hùng Vương từng tồn tại (*) ...

Chủ đề kế tiếp thì mô tả về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh - Thủy Tinh, Nữ thần nghề mộc, Thạch Sanh, Thánh Gióng... Lúc vẽ đến đoạn này cụ Thủy Tinh nhăn nhăn nhó nhó còn cụ Sơn Tinh thì hớn ha hớn hở. Hai người này như một cặp oan gia, thân nhau như ruột thịt lại suốt ngày đấu võ mồm.

Nhóm chủ đề tiếp theo các thần thoại biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười như: Cóc kiện Trời, Chử Đồng Tử... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu, Sao Hôm Sao Mai...

Nhóm chủ đề cuối cùng là các câu chuyện lịch sử về các anh hùng dân tộc từ thời An Dương Vương đến nay. Đó là câu chuyện của Hai Bà Trưng, hai anh em Bà Triệu, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Triệu Quang Phục, ba đời nhà Họ Khúc gây nền độc lập, Ngô Quyền Vương đại phá quân Nam hán, cùng thời loạn 12 sứ quân và các anh hùng thời Đinh Bộ Lĩnh. Sự tích của họ gắn liền với các chiến công, các trận đánh, các tác phẩm, các hành vi nhân nghĩa, yêu nước thương dân.

Tất cả đều được khắc họa một cách chân thực và sinh động. Những danh nhân thời Đinh còn sống như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú cũng được khắc họa trong tranh khiến cho bọn họ ngỡ ngàng, ngơ ngác. Thật không ngờ Đinh Liễn lại vinh danh họ bằng cách này, khiến nội tâm ai nấy họ cảm động không thôi. Cứ nghĩ đến việc đời đời con cháu khi tham quan và chiêm ngưỡng bức tranh này sẽ nhớ tới và ca tụng công đức của bọn họ, làm cho lòng hư vinh tận sâu trong linh hồn được thăng hoa sung sướng.

Các nhân vật phản diện có tội với nhân dân, với đất nước, với dân tộc như Mị Châu, Lý Phật Tử, Lê Hoàn, Dương Văn Nga, Kiều Công Tiễn…cũng được Đinh Liễn cho vào bức tranh với vai trò làm nền cho các nhân vật lịch sử. Chính vì thế quan điểm của Đinh Liễn cũng trở nên hai chiều và khách quan hơn. Có công được vinh danh, có tội ắt chịu phạt. Điều này Đinh Liễn muốn nhắc nhở các vị công thần hiện đang còn sống hãy “biết điều chớ có phản bội” nếu không muốn bị bêu danh muôn đời.

Đây chính là thâm ý hiểm sâu của Đinh Liễn, vừa khen ngợi nhưng lại kèm theo lời cảnh cáo với quần thần. Có đôi khi không cần phải đánh đánh giết giết mà vẫn có thể đạt được hiệu quả mong muốn chỉ cần tìm ra phương pháp thích hợp. Thời này người ta trọng danh dự và thanh danh nên chỉ cần có chút vết nhơ là đã muốn cầm dao tự vẫn. Nhìn thấu được đặc trưng văn hóa này nên Đinh Liễn đã khéo léo lợi dụng nó để chế tài những kẻ lòng dạ phản phúc.

Ngoài chủ thể bức tranh là con người thì rất nhiều cây cỏ hoa lá quen thuộc với không gian văn hóa và tâm thức của người Việt như lũy tre làng, cây đa, giếng nước, sân đình; giàn bầu bí, giàn trầu không, hàng cau xanh ngọc, đồng lúa vàng ươm, cây khế trĩu quả, cây đào nở hoa, đầm sen khoe sắc.

Xa xa đàn trâu đang gặm cỏ, đàn cò trắng đang bay, đàn vịt chơi giữa hồ, gia tộc nhà ếch liên hoan, bộ tộc cá chép đớp trăng. Những bức tranh Đông Hồ thẫm đẫm triết lý âm dương và tinh thần dân tộc là một phần không thể thiếu. Thông qua những hình ảnh bình dị làng quê, Đinh Liễn muốn gửi gắm tình yêu thương quê hương đất nước, nhắc nhở thế hệ sau phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa.

Trong bức tranh cũng thể hiện đầy đủ cảnh tượng sinh hoạt hàng ngày của người Việt như ăn cơm, uống nước, hội làng, chơi xuân. Những ngày lễ tết từ đầu năm đến cuối năm, những ngày vui như cưới xin và nhưng ngày buồn như ma chay. Các thần khí quen thuộc với người Việt như đôi đũa, chày cối giã gạo, trống đồng, nhạc cụ cũng được Đinh Liễn mô tả. Có thể nói tất cả những gì tinh túy nhất của người Việt đều có mặt đầy đủ. Thế hệ sau khi nhìn vào sẽ cảm nhận được chân thực nhất lịch sử và văn hóa của tổ tiên, quá đó thêm yêu quý và tự hào về nòi giống.

Một lúc sau, tất cả mọi người đều đã tỉnh lại từ trong ảo cảnh cổ xưa. Có người xúc động lệ rơi đầy mặt, có người tâm trạng mênh mang, có người vui cười hớn hở, có người buồn thương vô cớ. Tùy theo chấp niệm, tùy theo sự truy cầu mà trong lòng mỗi người thể hiện một vẻ mặt khác nhau. Bức tranh phù điêu đã trở thành một cuốn sử thi đồ sộ của người Việt, một báu vật vô giá ngàn đời.

-----------

(*) Danh sách 100 người con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ

Lân Lang làm vua

- 49 người con theo cha Lạc Long Quân là:

Xích Lang, Quỳnh Lang, Mật Lang, Thái Lang, Vĩ Lang, Huân Lang, Yên Lang, Tiên Lang, Diên Lang, Tích Lang, Tập Lang, Ngọ Lang, Cấp Lang, Tiếu Lang, Hộ Lang, Thục Lang, Khuyến Lang, Chiêm Lang, Vân Lang, Khương Lang, La Lang, Tuần Lang, Tân Lang, Quyền Lang, Đường Lang, Kiều Lang, Dũng Lang, Ác Lang, Tảo Lang, Liệt Lang, Ưu Lang, Nhiễu Lang, Lý Lang, Châm Lang, Tường Lang, Chóc Lang, Sáp Lang, Cốc Lang, Nhật Lang, Sái Lang, Chiêu Lang, Hoạt Lang, Điển Lang, Thành Lang, Thuận Lang, Tâm Lang, Thái Lang, Triệu Lang, Iích Lang.

- 50 người con trai theo mẹ Âu Cơ là:

Hương Lang, Kiểm Lang, Thần Lang, Văn Lang, Vũ Lang, Linh Lang, Hắc Lang, Thịnh Lang, Quân Lang, Kiêm Lang, Tế Lang, Mã Lang, Chiến Lang, Khang Lang, Chinh Lang, Đào Lang, Nguyên Lang, Phiên Lang, Xuyến Lang, Yến Lang, Thiếp Lang, Bảo Lang, Chừng Lang, Tài Lang, Triệu Lang, Cố Lang, Lưu Lang, Lô Lang, Quế Lang, Diêm Lang, Huyền Lang, Nhị Lang, Tào Lang, Ngyuệt Lang, Sâm Lang, Lâm Lang, Triều Lang, Quán Lang, Cánh Lang, Ôốc Lang, Lôi Lang, Châu Lang, Việt Lang, Vệ Lang, Mãn Lang, Long Lang, Trình Lang, Tòng Lang, Tuấn Lang, Thanh Lang.

--------

Danh sách 18 đời Vua Hùng thì có nhiều giả thuyết. Có thuyết cho rằng Kinh Dương Vương tức Lộc Tục là Hùng Vương thứ nhất; có thuyết nói rằng Lạc Long Quân mới là vị vua Hùng đầu tiên. Ở đây, tác theo giả thuyết lấy con trai của Lạc Long Quân là Lân Lang làm vị Hùng Vương thứ nhất cho hợp với truyền thuyết. Mội người cũng không cần phải tranh luận về vấn đề này.

Theo truyền thuyết xưa thì nước Việt Nam có tới 18 đời Vua Hùng. Vậy 18 vị Vua Hùng có thật không? Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) thì nhà nước Văn Lang kéo dài 2622 năm. Như vậy, thời gian trị vì kéo dài hơn 2000 năm mà chỉ có 18 đời vua thì quá vô lý, bởi vì các Vua Hùng không thể sống lâu được như vậy.

Theo bản Ngọc phả Hùng Vương được soạn năm 980 dưới triều Vua Lê Đại Hành, tên 18 vị Vua Hùng không phải 18 đời Vua Hùng mà là 18 nhành/ngành với tổng cộng 180 đời vua. Tân đính Lĩnh Nam chích quái thời Hậu Lê cũng viết là 18 ngành Vua Hùng chứ không phải 18 vị vua.

Từ đó đến nay, các nhà sử học vẫn nghiêng về kết luận là con số 18 không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 chi (nhánh/ngành). Mỗi ngành gồm nhiều đời Vua Hùng mang chung vương hiệu và khi hết một ngành sẽ đặt vương hiệu mới.

--------

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương