Khí Vận Quốc Gia
-
Chương 165
Khi bách quan tỉnh lại thì đã đi đến cuối hành lang văn hóa, Ngân công công lại dẫn mọi người vào một căn phòng lớn trưng bày hiện vật. Căn phòng này có tên là Bảo Tàng Thời Đại. Căn phòng rộng mấy trăm trượng vuông được thiết kế thành một con đường uốn khúc như thân rồng cưỡi mây. Hai bên con đường được trưng bày các bức tượng điêu khắc mô phỏng lịch sử người Việt từ cổ chí kim.
Ý tưởng này của Đinh Liễn xuất phát từ những lần đi du lịch ở kiếp trước vào các căn phòng Sáp là nơi trưng bày các bức tượng của các danh nhân văn hóa. Các căn phòng tham quan địa ngục 18 tầng hay vườn Khủng Long. Bảo Tàng Thời Đại là một con đường chứa các bức tượng điêu khắc bằng đá quý. Tất cả các nhân vật thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, sử thi đều được tái hiện lại qua các không gian riêng.
Ví dụ chuyện trầu cau là không gian có một đá to bên bờ suối, một cây cau mọc thẳng tắp cạnh bên và một cây trầu leo lên quấn quýt. Không quan câu chuyện bánh trưng bánh giày thì có chàng Lang Liêu đang hì hụi gói bánh bên cạnh một cái nồi đồng to đang được đun sôi, có mấy người phụ nữ thi nhau giã cơm nếp làm bánh dày. Không gian câu chuyện Thánh Gióng thì có một đứa bé ăn hoài không no, một vết chân của người khổng lồ và một tướng quân cao lớn trong bộ áo giáp sắt tay trái cầm roi, tay phải nhổ ba gốc tre. Và còn rất nhiều câu chuyện khác.
Nếu như bức tranh ở hành lang văn hóa đánh mạnh vào tinh thần với một thế giới rộng lớn, đầy đủ, bao la thì với hình thức Bảo Tàng Thời Đại lại mang đến một loại hình văn hóa khác. Các câu chuyện được chọn lọc kỹ càng, thể hiện bằng các tình huống với không gian cụ thể, có thể sờ được bằng tay, nắn nắn, bóp bóp tạo nên một cảm xúc chân thật vô cùng.
Bách quan được chứng kiến tổ tiên của mình phải đau khổ giãy dụa cầu sinh giữa thiên nhiên khắc nghiệt, giữa lòng người hiểm ác, giữa chông gai trắc trở. Để có hạt cơm trắng ngần phải đánh đổi bàng mồ hôi nước mắt. Đế có được hòa bình thịnh thế phải đánh đổi bằng xương trắng máu hồng. Để con cháu vui vẻ an yên thì tổ tiên phải vất vả cực nhọc. Thế hệ trước ngã xuống làm bàn đạp cho thế hệ sau đứng lên. Toàn bộ con đường thời đại trải đầy hoa tươi cùng những mũi gai nhọn hoắt.
Bảo Tàng bằng hình thức con đường là Đinh Liễn muốn gửi gắm nhiều thông điệp cho bách quan và các thế hệ sau này. Con đường của dân tộc cũng chính là con đường của nhân sinh và sự trải nghiệm. Con đường thời đại chính là Đạo của người Việt từ thuở khai thiên. Con đường không chỉ có bằng phẳng mà còn có gập ghềnh trắc trở. Tổ tiên đã đi qua và con cháu phải tiếp tục bước tới không được lười biếng, và tự mãn.
Đinh Liễn thầm cảm ơn đoạn nhân sinh đi làm bảo hiểm kiếp trước vì nhờ nó mà hắn có điều kiện đi nhiều nơi, hiểu biết nhiều tri thức, học hỏi được nhiều phương pháp, cách làm mới mẻ, độc đáo của các dân tộc trên thế giới. Nhờ đó mà kiếp này, hắn có nhiều ý tưởng để áp dụng hiện thực hóa ước mơ xây dựng một quốc gia hùng cường thịnh trị.
Các cụ xưa kia đã có câu nói: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” hay “Ra đi gặp được bạn hiền, như là ăn quả đào tiên trên trời” hay “ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn” là để chỉ sự quan trọng của việc đi ra ngoài khám phá thế giới, mở mang tầm mắt, học hỏi điều hay. Nếu chỉ mãi ở nhà quanh quanh quẩn quẩn với những thứ quen thuộc thì làm sao có thể gia tăng hiểu biết nhờ sự trải nghiệm nhân sinh.
Nhân sinh đặc sắc chính là ở chỗ trải nghiệm nhiều hay ít. Mà muốn trải nghiệm nhiều thì ngươi phải dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Cũng giống như trong mùa Đông lạnh lẽo, ngươi đang ủ trong chăn ấm áp, người không muốn bước ra bởi ngươi sợ hãi cái rét ngoài kia. Nhưng nếu không dũng cảm xốc cái chăn ấm, ngươi sẽ mất đi cơ hội kiếm tiền hoặc cơ hội phát triển sự nghiệp. Cây chịu đựng được gió táp mưa sa mới sừng sững như cây tùng cây bách, người ăn nhiều đau khổ, thường xuyên bị xã hội ngược đãi mới mau chóng trưởng thành. Tất cả đều có giá trị của riêng mình.
Có một câu chuyện như thế này: Ngày xưa có một người nghệ nhân tạc tượng muốn đi tìm một tảng đá hoàn mỹ để tạc tượng Phật cho người dân của một ngôi làng nọ. Ông ta đi vào rừng và may mắn nhìn thấy một tảng đá sáng bóng, trông rất đẹp. Chính vì thế, người nghệ nhân đã rất hài lòng và mang tảng đá này về.
Thế nhưng, đang đi trên đường, người nghệ nhân lại nhìn thấy một tảng đá nữa cũng đẹp không kém nên đem luôn về nhà. Vậy là giờ đây, ông ta đã có hai tảng đá với chất lượng tốt có thể phục vụ cho mục đích của mình.
Về tới nơi, người nghệ nhân đã đem đồ nghề ra và bắt đầu công việc với tảng đá thứ nhất. Song, vừa mới định cầm cái đục lên thì bỗng tảng đá phát ra tiếng người: “Xin đừng đục đẽo tôi, thế tôi sẽ đau lắm, tôi không chịu được đâu, tôi sẽ vỡ ra mất. Tôi xin ông đấy”.
Nghe thấy vậy, người nghệ nhân vừa kinh ngạc lại vừa cảm thấy thương cảm cho tảng đá nên đem cất nó vào một góc, rồi lấy tảng đá thứ hai ra để tiếp tục công việc. Hòn đá này không hề phát ra tiếng cầu xin nào, nên ông có thể yên tâm làm việc. Sau một khoảng thời gian, cuối cùng ông cũng có thể biến nó trở thành một bức tượng Phật tinh xảo, đẹp đến lay động lòng người.
Hôm sau, những người dân ở ngôi làng nọ đến để đem tượng Phật về. Trước khi về, họ nói họ cần thêm một tảng đá nữa. Người nghệ nhân thấy vậy liền cho họ luôn cái tảng đá thứ nhất mà ông tìm được.
Sau khi đem bức tượng Phật về, những người dân ở ngôi làng nọ đã lau chùi cho nó sáng bóng lên rồi kính cẩn đặt nó ở vị trí trang trọng nhất trong chùa. Hàng ngày, những người đi lễ đều đến đây đặt hoa thơm trước bức tượng Phật rồi lễ phép cúi mình vái lạy Ngài.
Trong khi đó, tảng đá cũng được đặt cạnh đó, nhưng chỉ để làm cái đệm cho những người lên chùa đập vỡ dừa để uống giải khát mà thôi. Ngày nào nó cũng phải chịu sự tra tấn đầy đau đớn.
Một hôm, hết chịu nổi, tảng đá đã òa lên khóc vì tủi thân. Thấy vậy, tượng Phật cất tiếng hỏi: “Làm sao anh lại khóc?”.
“Anh thật may mắn. Ngày nào người ta cũng dâng hoa thơm lên anh rồi xì xụp vái lạy, trong khi tôi, ngày nào cũng bị đánh đập không thương tiếc. Chẳng ai quan tâm đến tôi cả. Thật là đau lòng”, tảng đá thổn thức.
Lúc này, bức tượng Phật mới từ tốn đáp: “Vào cái hôm người nghệ nhân định đục đẽo anh đó, nếu anh không ngăn ông ấy lại, thì bây giờ, anh sẽ ngồi ở vị trí của tôi. Thế nhưng, anh lại muốn chọn con đường dễ dàng, anh không muốn chịu khổ, không muốn tôi luyện cho bản thân trở nên có giá trị, vậy bây giờ, anh chỉ có thể đối diện với kết cục này mà thôi”.
Người đời có câu “Cá ngược dòng là cá sống, người vượt nghịch cảnh là người thành công”. Chúng ta sinh ra làm kiếp con người, khổ kia tuy “đắng” nhưng lại là thuyền đưa. Những khổ đau, những tháng ngày nếm trải, suy cho cùng chỉ là bước đệm cho ta tiến lên mà thôi. Chỉ cần kiên trì vượt qua, chỉ cần nỗ lực gắng bước, cuối con đường nơi ấy mùa xuân…
Chính vì thế, nếu bây giờ ngươi đang cảm thấy mình quá vất vả, quá mệt mỏi, quá chơi vơi có lẽ ngươi đang cách thành công không xa lắm. Hãy kiên trì với con đường mình đã chọn và coi những gian khổ mình gặp phải là chất xúc tác đưa ngươi đến cái đích cuối cùng.
Đời người chịu khổ muộn chút cũng không bằng chịu khổ sớm một chút. Cuộc sống rất mỏi mệt, bây giờ không mệt thì sau này lại càng mệt, bây giờ không khổ thì sau này sẽ càng khổ nhiều hơn.
Vạn vật tương sinh tương khắc, không lên thì không xuống, không thấp thì không cao, không đắng thì không ngọt. Chỉ khi đã nếm trải đắng cay, mới biết thế nào là ngọt ngào hạnh phúc; chỉ khi đã trải qua gió táp mưa sa, mới biết trân quý những tháng ngày bình yên không bão tố.
Kỳ thực trong cuộc sống thực tế của mỗi chúng ta cũng đều như vậy. Người muốn thành công, muốn được điều mà người khác không thể được, ắt cũng phải chịu cái gian khổ mà người khác không thể chịu, phải nhẫn cái mà người khác không thể nhẫn.
Gian khó, trở ngại, vấp ngã đó là điều mà mỗi một người thành công đều phải trải qua. Kiên trì nỗ lực, thiện lương đối đãi mọi việc đó là điều mà chúng ta đều cần phải có.
Khi chúng ta còn trẻ, còn có sức khoẻ, hãy mạnh dạn bước ra ngoài. Hãy bước chân đi, để hiểu thế nào là sóng gió. Nhẫn nại thêm một chút, độ lượng hơn một chút, biết nhìn xa trông rộng, hạnh phúc nhất định sẽ đến, cũng chính là bạn đã thành tựu chính mình.
Phía cuối của con đường Thời Đại là một ảo cảnh gợi lên trong lòng mọi người tất cả những hồi ức đã trải qua trong quá khứ. Trong ấy không thiếu những lần buồn tủi, cô đơn. Không thiếu những đau đớn thất bại. Không thiếu những khó khăn nhọc nhằn. Một bài hát cất lên trong lòng mọi người để tẩy lễ linh hồn:
Cùng trèo lên đỉnh núi cao vời vợi
Ðể ta khắc tên mình trên đời
Dù ta biết gian nan đang chờ đón
Và trái tim vẫn âm thầm
Ta bước đi hướng tới muôn vì sao
Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng
Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai
Ðường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió
Lời hứa ghi trong tim mình
Vẫn bước đi hiên ngang đầu ngẩng cao
Và con tim ta đã ước nguyện cùng nhau vai kề vai
Niềm vinh quang ta chia sẻ cùng nhau
Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi
Và chúng ta là người chiến thắng
Và ta biết dẫu lắm thác ghềnh cheo leo trên đường xa
Vượt gian nan ta vươn tới những đỉnh cao
Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi
Và chúng ta là người chiến thắng
Ðường đến những ngày vinh quang không còn xa
Dù khó khăn vẫn còn
Và Mặt Trời rực sáng trên cao vời
Ban sức sống huy hoàng khắp muôn nơi
Cài vinh quang lên vai những người chiến thắng
Khoảnh khắc ghi trong tim hồng
Bao khó khăn ta cũng sẽ vượt qua
Và con tim ta đã ước nguyện cùng nhau vai kề vai
Niềm vinh quang ta chia sẻ cùng nhau
Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi
Và chúng ta là người chiến thắng
Và ta biết dẫu lắm thác ghềnh cheo leo trên đường xa
Vượt gian nan ta vươn tới những đỉnh cao
Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi
Và chúng ta là người chiến thắng
Ðường đến những ngày vinh quang không còn xa
Dù khó khăn vẫn còn.
-----------
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook