Khí Vận Quốc Gia
Chương 161

Nhìn thấy bách quan tháo bỏ khúc mắc và ngăn cách để đồng tâm hiệp lực Hoàng Đế Đinh Liễn rất vui mừng. Hắn coi như đã đạt được mục đích của mình. Mục đích là tạo ra nguy cơ bên ngoài để kiểm soát mâu thuẫn bên trong, tạo ra vấn đề cần giải quyết để đoàn kết nội bộ dân tộc. Quốc gia vốn đã yếu ớt mà người bên trong lại còn mâu thuẫn lục đục, đây không phải là muốn diệt quốc hay sao.

Hắn đương nhiên biết thời kỳ Đinh – Tiền Lê – Lý là thời kỳ hỗn loạn tưng bừng, thù trong giặc ngoài diễn ra dày đặc, có những năm diễn ra mấy lần nổi loạn. Thế nên các quốc gia bên cạnh như Đại Tống, Champa, Khơ Me, Đại Lý thường kéo quân đến cướp bóc xâm phạm bờ cõi. Mãi đến thời nhà Trần, nội bộ Đại Việt mới đoàn kết nhất trí, vì vậy mới có thể đánh bại quân Nguyên Mông đến tận ba lần. Đây là chiến công mà không có dân tộc nào trên thế giới có thể làm được.

Chiến tích ấy đã đưa danh tướng Trần Hưng Đạo Đại Vương vào bảng danh sách Top 10 những vị tướng vĩ đại nhất từ cổ chí kim. Nếu không có sự đoàn kết nhất trí của cả dân tộc thì dù có trăm, có ngàn người như Trần Quốc Tuấn cũng phải thua, vì đoàn kết nên chỉ cần một người cũng thể tạo lên những kỳ tích lẫy lừng như vậy. Nhà Tống rộng lớn hùng mạnh nhất thế giới sở dĩ bị đánh bại và bị tiêu diệt nguyên nhân lớn nhất chính là do nội bộ lục đục mâu thuẫn không ngừng.

Trên đời này không có nguy cơ nào lớn hơn nguy cơ mất nước, diệt tộc. Còn nguy cơ thì còn cảnh giác, còn mục tiêu chung thì còn đoàn kết. Mất đi nguy cơ, mất đi mục tiêu chung là sẽ quay ra đấu tranh nội bộ. Đây là thiên tính của loài người cũng là quy tắc của thiên đạo định ra nhằm ngăn chặn sự phát triển quá mức của một giống loài làm mất cân bằng hệ sinh thái trong tự nhiên. Vì thế, hắn hắn phải tạo ra một nguy cơ đủ lớn, đủ lâu dài. Hắn phải cài đặt trong tiềm thức tất cả mọi người về nguy cơ diệt tộc khiến cho hành vi mâu thuẫn nội bộ luôn bị kiềm chế trong ngưỡng an toàn.

Bước thứ nhất chế tạo nguy cơ đã đạt hiệu quả. Tiếp theo là bước thứ hai cài đặt tầm nhìn, lý tưởng và mục tiêu chung. Đinh Liễn giơ hai tay lên ra hiệu. Mọi người lập tức yên tĩnh ngồi xuống. “Chư vị bách quan có biết thế giới này rộng lớn bao nhiêu hay không? Có biết hình dạng chân thật thế giới mà chúng ta đang sống?”

Phía dưới bách quan ồn ào bàn luận. Bọn họ mặc dù không biết thế giới này rộng lớn bao nhiêu nhiêu nhưng chắc chắn là rất to lớn. Thỉnh thoảng vẫn có các đoàn tàu thương nhân từ vùng biển phía Nam và phía Tây đến Đại Cồ Việt buôn bán. Thông qua những người thương nhân này bách quan biết bọn họ đến từ những nơi rất xa xôi. Dân gian vẫn có “anh em bốn bể là nhà” cho nên có lẽ xung quanh đại lục to lớn có bốn bể chăng. Đinh Liễn vẫy tay ra hiệu mọi người yên lặng rồi nói tiếp.

“Từ xưa đến nay đã có nhiều giả thuyết về thế giới và vũ trụ. Trước đây thời Đông Chu có thuyết Cái Thiên còn có tên là Trời tròn, đất vuông. Trời như mái vòm úp xuống mặt đất hình vuông. Mặt đất phẳng như bàn cờ, bầu trời có treo Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao.

Đến thời Đông Hán có thuyết Hồn Thiên ví vòm trời như một quả trứng gà nhưng hình tròn, ở giữa là lòng đỏ tượng trưng Trái đất. Vòm trời có “khí” ở trong và chân trời có nước, Trái đất nổi trên mặt nước. Trên trời có ba “ đại thần” là Mặt trời, Mặt trăng và tinh tú, còn đại lục phía dưới có ba “hình thái” là thổ, thủy và khí. Thần và hình đều có thể quan sát thấy được. Mặt trời như trên một bánh xe quay không ngừng. Khoảng không gian ở ngoài vòm trời không giới hạn (vô cực, vô cùng), được gọi là “Vũ trụ”.

Lại có thuyết Tuyên Dạ cho rằng vòm trời vốn trống rỗng (vô chất) xa lắc và rộng mênh mông (vô cực). Mặt trời, Mặt trăng và vì sao là nơi đọng tích (tích khí) bay lên không trung. Bảy tinh tú (Thất diệu) tức là Mặt trời, Mặt trăng và năm hành tinh trong vòm trời không dính vào vòm trời nhưng chuyển động tự do, đi đi lại lại. Năm hành tinh này là năm hành tinh nhìn thấy được bằng mắt trần, tức là Thủy Tinh, Kim Tinh, Hỏa Tinh, Mộc Tinh và Thổ Tinh. Sao Bắc Đẩu bao giờ cũng đứng yên một chỗ.

Bên phương Tây lại có thuyết Địa Tâm và Nhật Tâm để giải thích vũ trụ quan. Thuyết Địa Tâm cho rằng mặt đất hình cầu và là trung tâm của vũ trụ. Tất cả mặt trời, mặt trăng, ngôi sao đều quay xung quanh nó.

Thuyết Nhật Tâm lại cho rằng Mặt trời mới là trung tâm của vũ trụ, mặt đất hình cầu xoay quanh mặt trời. Mặt trăng và các vì sao cũng quay xung quanh nó”.

Những học thuyết giải thích về thế giới và vũ trụ kể trên được gọi là Thế giới quan hay Vũ trụ quan. Đây là một phần cơ bản để hình thành nên các học thuyết tư tưởng và tôn giáo. Nó giúp giải quyết một trong tam đại vấn đề mà nhân sinh muốn biết, đó là “Ta đến từ đâu?”. Vũ trụ quan sẽ là định hướng để giải thích tiếp hai đại vấn đề tiếp theo là: “Ta là ai và ta sẽ đi về đâu?” Giải quyết được ba vấn đề này thì có học thuyết hoàn chỉnh. Người giải quyết được ba vấn đề sẽ được gọi là Giáo chủ hoặc lão Tổ”.

Bách quan ngơ ngác lắng nghe. Những tri thức này họ cũng đã nghe thấy nhưng không rõ ràng mạch lạc như Đinh Liễn kể. Còn thuyết Địa Tâm hay Nhật Tâm thì chưa bao giờ họ nghe qua. Tại sao Đinh Liễn lại biết đến? Và rốt cục mặt đất nơi mọi người đang sống là hình dạng như thế nào? Bách quan thật sự rất hiếu kỳ và muốn nghe Hoàng Đế tiếp tục giải thích.

“Trong lúc trẫm hôn mê, quốc phụ Lạc Long Quân có đưa linh hồn trẫm lên trời. Đến lúc này trẫm mới rõ ràng sự thật về hình dạng thế giới và vũ trụ. Thế giới chúng ta đang sinh sống quả thật là có hình cầu, một hình cầu khổng lồ, vĩ đại . Mặt Trời, Mặt Trăng hay các vì sao cũng là hình cầu còn to lớn và vĩ đại hơn thế giới của chúng ta gấp trăm ngàn lần”.

Nói tới đây, Đinh Liễn ra hiệu cho tiểu thái giám mang công cụ lên khán đài. Đó là một cái khung bằng gỗ , phía trên có đặt một cái bảng gỗ hình chữ nhật. Trên bảng gỗ có kẹp một tập giấy lớn. Đinh Liễn cầm bút lông ra chấm mực mực rồi bắt đầu vẽ minh họa.

“Thế giới vốn là một quả cầu lớn treo ở giữa hư không, đây là một quả đất khổng lồ nên chúng ta tạm gọi tên nó là quả đất hay trái đất. Trái Đất bao gồm hai phần lớn là phần thực thể và phần không khí. Phần thực thể là phần đại lục và phần đại dương trong đó đất liền chiếm 30% diện tích, đại dương chiếm 70% diện tích.

Nhìn từ trên cao xuống, phần đất liền như là mảng lục địa nổi trên đại dương rộng lớn. Không như mọi người nghĩ trước đây rằng thế giới của chúng ta có một đại lục ở trung tâm và bốn phía Đông Tây Nam Bắc là bốn Bể mà thực tế trái đất này có tới 6 đại lục địa và 4 Đại Dương. Sáu đại lục bao gồm Châu Á là châu lục chúng ta đang sống, thế giới của người da vàng, tóc đen. Phía Đông của Châu Á cách một đại dương là Châu lục thứ hai gọi là Châu Mỹ - thê giới của người Da đỏ.

Phía Nam Châu Á là các quần đảo nhiều như sao trời sẽ đến một Châu Lục nhỏ gọi là Châu Úc – thế giới của thảo nguyên và chuột túi. Nơi đây rất ít người ở, nếu sau này chúng ta không thể ở đây thì có thể thiên di đến đó cũng tốt. Nếu đi tiếp về phía Nam thì chúng ta sẽ đến một đại lục cực Nam trái đất, trẫm gọi là Châu Nam Cực.

Nơi đây băng tuyết bao phủ quanh năm và không có người ở. Nghe quốc phụ Lạc Long Quân nói, trước đây châu lục này vốn không có băng thiên tuyết địa mà bốn mùa hoa nở cảnh sắc như chốn thần tiên. Sau đó không biết vì lý do gì mà có một vị thần đã đánh bay Châu Lục đó trôi về cực Nam của thế giới. Từ đó, không người có thể lui tới”.

Bách quan nghe Đinh Liễn kể tới đây thì hít một hơi khí lạnh. Trời ạ. Vị thần nào lại có thể đánh bay cả một Châu Lục trôi đi? Thân hình ông ta khổng lồ đến mức nào, thần lực mạnh mẽ đến bao nhiêu. Hình dung ra cảnh tượng một vị thần khổng lồ cầm gậy đánh bay một Châu Lục, mọi người đều cảm thấy ê răng, rùng rợn. Thế giới này quá nguy hiểm rồi.

Đinh liễn tiếp tục giờ dạy địa lý thế giới của mình với bách quan: “Phía tây Châu Á là hai Châu Lục khác. Chỗ này gọi là Châu Phi thế giới của người Da đen, tóc quăn. Nghe đâu các vị thần đáp xuống thế giới của chúng ta lần đầu tiên ở đây. Và chỗ này cũng được coi là nơi các vị thần tạo nhân. Truyền thuyết này chỉ là nghe nói chứ chưa từng được chứng thực. Bên cạnh nó là Châu Âu – thế giới của người Tây Vực da trắng, mắt xanh, tóc vàng, mũi lõ.

Xen kẽ các Châu Lục là bốn Đại Dương vĩ đại. Cạnh chúng ta và Châu Mỹ là Thái Bình Dương. Giữa bốn Châu Á – Phi – Úc – Nam Cực là Ấn Độ Dương. Giữa Châu Mỹ và Châu Âu - Châu Phi là Đại Tây Dương. Phía Cực Bắc của thế giới không có đại lục nào cả. Nơi đây là một vùng Đại Dương lạnh giá, người ta gọi chúng là Bắc Băng Dương.

Như vậy, trẫm đã đại khai nhãn giới cho các ngươi biết bộ mặt thật của thế giới này. Tất nhiên, nếu ai không tin có thể tổ chức đoàn thám hiểm để chứng thực. Điều này rất tốt và ích lợi. Tóm lại, thế giới chúng ta đang sống có 6 Châu Lục, 4 Đại Dương, 5 chủng tộc loài người: da vàng, da đỏ, da đen, da trắng và da xanh”.

--------

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương