Hãn Phu
-
Chương 215
Hơn bốn trăm dũng sĩ trong sứ đoàn Hồ quốc bị giết, Kha Thấm Vương bị bắt, hai mươi thủ hạ tiến cung với Kha Thấm Vương bị giết. Trước sự khiêu khích của Hồ Cáp Nhĩ quốc, hành động của Vĩnh Minh Đế khiến tứ quốc cảm thấy bị uy hiếp. Tuy nhiên, sau khi Trung Dũng hầu chính quân Thiệu Vân An tuyên bố "Sát Hồ Thưởng Lệnh", phần kinh sợ đó chỉ là kinh sợ, chưa đủ khiến người ta sợ hãi tới mức điên cuồng.
Khi âm thanh từ hoàng cung vang vọng lên tới bầu trời, ba mươi thị vệ đeo mặt nạ ném những đồ vật không biết tên vào sứ đoàn quán, khói bốc lên từ đồ vật này khiến người ngửi vào lập tức choáng váng. Hơn bốn trăm chiến sĩ người Hồ mạnh nhất, những người mà quân đội Yến quốc và bá tánh nghe thấy đều biến sắc, bị chém chết trong lúc hôn mê, bốn trăm thủ đầu bị treo lơ lửng trên cổng kinh thành.
Cơn tức giận của Vĩnh Minh Đế khiến mọi người không ngờ tới, nhưng sự điên cuồng của Thiệu Vân An càng khiến Trung Dũng hầu phủ được liệt vào danh sách "tuyệt đối không thể khiêu khích." Bất chấp Vĩnh Minh Đế và quân hậu khuyên nhủ, Thiệu Vân An cam nguyện rút lại "Sát Hồ Thưởng Lệnh", nhưng Sát Hồ Thưởng Lệnh vẫn bị lan truyền ra khỏi hoàng cung, Vĩnh Minh Đế không thể không ban chiếu chỉ tuyên bố lệnh này không có hiệu lực.
Người dân thời này chưa từng trải qua thảm họa tương tự như "Ngũ quốc loạn Hồ" (hay còn gọi là thời kỳ thập lục quốc) gần như tạo ra nạn diệt chủng, kể cả bạo quân cũng không tạo ra sắc lệnh rùng rợn như vậy. Tuy nhiên, sát lệnh này của Thiệu Vân An đã cho các đế vương đời sau của Yến quốc một bài học tham khảo. Vị đế vương thứ ba sau thời kỳ Vĩnh Minh Đế tuyên bố thống nhất Trung Hoa Đại Lục, chính thức ban hành Sát Hồ Thưởng Lệnh. Lúc đó, các quốc gia người Hồ vốn tan rã hoàn toàn bước vào trang lịch sử vĩnh cửu.
Trong ngục giam Đại lý tự được canh gác cẩn thận, một đội nhân mã mang theo thủ dụ hoàng đế chạy tới, thay thế toàn bộ lính canh gác. Sau đó, một vị "nam nhân" vóc dáng nhỏ nhắn tiến vào bên trong ngục giam. Người bị giam trong ngục giờ đổi thành Kha Thấm Vương. Lúc này, Kha Thấm Vương đã sớm mất đi sự ương ngạnh, chỉ còn lại nỗi sợ hãi.
Cửa ngục mở ra, Kha Thấm Vương hét lớn lui về co vào góc tường. "Nam nhân" nhỏ bé bước vào, kéo mũ trùm đầu xuống, trên khuôn mặt hoảng loạn của Kha Thấm Vương thoáng chốc kinh ngạc.
Từng bước từng bước, cực kỳ bình tĩnh đến trước mặt Kha Thấm Vương. Tưởng Mạt Hi cúi đầu nhìn Kha Thấm Vương tóc tai bù xù người nhuốm đầy máu, cặp mắt thâm thúy lạnh như băng, hoàn toàn không phù hợp với tuổi tác.
Bàn tay vẫn thuộc về hài tử duỗi ra, nắm lấy tóc Kha Thấm Vương, Tưởng Mạt Hi khom người. "Nói."
Rõ ràng chỉ là một hài tử, nhưng Kha Thấm Vương run hết cả người, một bàn tay khác giấu trong áo choàng xuất hiện, chậm rãi giơ lên, tiếp theo mãnh liệt rơi xuống.
"A...!"
"Nói."
Hoàng cung, Đông Lâm điện, mười mấy đại thần run bần bật quỳ trên mặt đất, các đại thần còn đại đứng ở hai bên. Toàn bộ quan viên tham gia cung yến đều có mặt ở đây, chỉ có Trung Dũng hầu Vương Thạch Tỉnh, Phiêu kỵ tướng quân Đại Chiến Kiêu là vắng mặt. Vĩnh Minh Đế an tĩnh uống trà, quân hậu trở lại Cảnh U cung nghỉ ngơi. Các đại thần đang quỳ bên dưới đều là những người ủng hộ việc liên hôn.
Vĩnh Minh Đế không nói lời nào, cái gì cũng không hỏi. Ông lão, Đại lão tướng quân và La Vinh Vương bảo trì trầm mặc. Không khí trong đại điện như biến thành mùa đông giá rét, lạnh tới mức khiến người ta không rét và run.
Ngoài đại điện truyền tới tiếng bước chân vội vàng, một thị vệ che mặt đi tới. Lần đầu tiên nhìn thấy thị vệ đeo mặt nạ, ngoại trừ Đại lão tướng quân thần sắc còn bình thường, tất cả mọi người đều kinh ngạc, ngay cả Đại Chiến Kiêu cũng liếc mắt nhìn gia gia một cái. (sao nói Chiến Kiêu vắng mặt??????)
Thị vệ che mặt bước nhanh tới hoàng án, quỳ xuống, hai tay dâng lên một cái hộp, Quách Tốn lập tức tiến lên đưa cho hoàng thượng. Vĩnh Minh Đế vươn tay, thị vệ che mặt đứng dậy lui ra.
Vĩnh Minh Đế mở hộp, bên trong có một phong thư và một mảnh giấy. Vĩnh Minh Đế lấy mảnh giấy, mở ra đọc, sau đó thần sắc khó lường đặt qua một bên, lại lấy thư bên trong ra đọc. Đợi hắn đọc hết phong thư, tiếng động lớn lập tức vang vọng.
Ngày hôm nay đã định trước là ngày không bình thường, là ngày tràn ngập huyết tinh. Cổng cung đóng chặt, không ai truyền được tin tức. Ngay lúc cửa cung rộng mở, hơn một ngàn cấm vệ quân cưỡi ngựa lao ra khỏi hoàng cung. An quốc hầu phủ, Binh Bộ, Lại Bộ, Lễ Bộ, Hộ Bộ, Nội các, Ngự Sử Đài, Đại Lý Tự, gần như toàn bộ cơ cấu chính trị Yến quốc, từ trên xuống dưới, hàng chục phủ đệ quan viên bị cấm vệ quân bao vây khám xét. Trong lục phủ chỉ có Hình Bộ và Công Bộ may mắn tránh thoát.
Trong cung điện, phụ tử An quốc hầu và các quan viên bị khám xét toàn bộ giam vào Đại lý tự. Vĩnh Minh Đế rất tức giận, sát kiếm của hoàng đế lại lần nữa giơ lên cao. An quốc hầu thông đồng với kẻ địch bán nước, ở trong mật thất giấu trong thư phòng đã tìm thấy một số phong thư qua lại với Đại Hãn Hồ quốc chưa bị tiêu hủy, trùng khớp với những phong thư được tìm thấy trên người Kha Thấm Vương và sứ đoàn quán Hồ quốc. Từ sau khi Vĩnh Minh Đế đăng cơ, An quốc hầu đã bí mật liên hệ với Đại Hãn Hồ quốc, lúc đó vẫn còn là hoàng tử. Lần này Kha Thấm Vương tiến nhập kinh thành, bên ngoài mang danh là nghị hòa, nhưng kỳ thật là lợi dụng cơ hội nghị hòa để chia rẽ quan hệ giữa Vĩnh Minh Đế và Trung Dũng hầu, tranh thủ gia tăng hiềm khích giữa Đại gia và Vĩnh Minh Đế. Năm trăm chiến sĩ Hồ quốc còn gánh vác trách nhiệm ám sát. Mục tiêu ám sát chính là quân hậu. Nhưng có ám sát thành công quân hậu hay không không quan trọng, miễn là có thể ép thai nhi trong bụng quân hậu sinh non. Còn Quách Tử Mục mà nói, thuần túy chỉ là Kha Thấm Vương bị t*ng trùng chạy lên não.
Từ khi An quốc công bị giáng chức thành An quốc hầu, trong lòng ông biết rằng Võ gia đã tới hồi kết, một là không làm gì, còn nếu đã làm thì phải làm cho đến cùng. Ông mượn tay Hồ Cáp Nhĩ quốc để tranh thủ đường lui cho chính mình. Các quan viên trong tay An quốc công có lẽ không biết rõ giao dịch của ông với Hồ quốc, nhưng đều nhận được mệnh lệnh, dùng hết mọi thủ đoạn đẩy việc liên hôn giữa cửu vương tử Hồ quốc với Nghi Lan quận chúa. Chỉ là họ không bao giờ ngờ rằng, Thiệu Vân An lại chơi bài một cách vô lý và điên cuồng khủng khiếp đến vậy, cũng tuyệt đối không ngờ rằng, Vĩnh Minh Đế còn nhiều át chủ bài hơn họ tưởng.
Kha Thấm Vương biết nội tình, y đã khai hết mọi thứ. An quốc hầu sống hay chết không còn là điều y cân nhắc, y chỉ xem liệu có còn cơ hội sống hay không. Y hiện giờ chỉ mong chờ Đại Hãn nghĩ cách chuộc y ra ngoài. Kha Thấm Vương vẫn chưa chết, bất quá cũng bị dọa gần chết chỉ còn một hơi. Vĩnh Minh Đế không giết y, thậm chí còn phái ngự y trị thương cho y. Hắn sẽ không lấy mạng Kha Thấm Vương, chỉ chờ Hồ Cáp Nhĩ quốc nguyện ý dùng bao nhiêu bạc đổi lấy Kha Thấm Vương.
Tại Trung Dũng hầu phủ, Quách Tử Mục không hồi vương phủ, cùng Thiệu Vân An và Vương Thạch Tỉnh trở lại đây. Vương Thạch Tỉnh không lưu lại trong cung, cũng không quan tâm tới việc hoàng thượng sẽ quyết định thế nào. Trung Dũng hầu không tham gia chính sự, nhưng nếu có người tính khi dễ lên đầu hắn, còn phải ước lượng xem có đủ trọng lượng hay không. Điều Vương Thạch Tỉnh quan tâm nhiều nhất hiện giờ là Thiệu Vân An cùng hài tử trong bụng hắn.
Quách Tử Mục làm một vài món ăn mà Thiệu Vân An, Vương Thanh và Ni tử yêu thích. Sau khi bữa cung yến "hỗn loạn" kia kết thúc, Tưởng Mạt Hi ngay tức khắc "biến mất."
Tròng mắt Ni tử vẫn đỏ hoe, mặt sưng lên vì khóc. Về đến nhà, Ni tử ôm cha nhỏ khóc rống không cần cố kỵ. Vương Thanh cũng khóc, nhưng chỉ có nước mắt không thành tiếng, nhóc rất phẫn nộ. Đợi tới khi tin tức từ bên ngoài truyền tới phủ, ngọn lửa tức giận trong lòng Thiệu Vân An mới biến mất, Ni tử nín khóc, Vương Thanh mỉm cười.
Sau bữa ăn, ba người lớn bắt đầu nói chuyện. Quách Tử Mục từ lúc rời khỏi cung đã tháo mặt nạ, tâm tình hiện giờ của y rất tốt. Quách Tử Mục tò mò hỏi. "Vân An, ngươi thực sự làm vậy sao?"
Thiệu Vân An gật đầu. "Đương nhiên, ngươi cho rằng ta sợ bọn họ?"
Quách Tử Mục kinh hô. "Ta tưởng ngươi chỉ đang hù dọa bọn họ mà thôi."
Thiệu Vân An hừ lạnh. "Đáng tiếc hoàng thượng không cho phép. Dám đánh chủ ý lên đầu ta, quả thực là chán sống rồi. Bất quá xem động tĩnh bên ngoài, việc liên hôn tám chín phần có liên hệ tới Võ gia."
Quách Tử Mục xoa xoa cánh tay. Y biết Vân An lợi hại, nhưng không ngờ hắn hung hãn như vậy, bất quá y cũng không có chút thiện cảm nào với đám người man rợ kia. Vương Thạch Tỉnh ở bên cạnh không nói lời nào, trong lòng cũng cảm thấy có chút đáng tiếc, e rằng toàn bộ Đại Yến này, chỉ có Vương Thạch Tỉnh là ủng hộ Sát Hồ Thưởng Lệnh.
"Hầu gia." Vương Thư Bình tiến vào. "Người trong cung tới, mời ngài tiến cung."
Vương Thạch Tỉnh đứng lên, Thiệu Vân An lập tức nói. "Mang theo Hổ ca đi, bên ngoài quá loạn."
Vương Thạch Tỉnh đáp. "Không biết khi nào về, đừng chờ ta." Hắn quay sang nói với Quách Tử Mục. "Vân An hôm nay động khí, người ở lại tâm sự với đệ ấy."
"Ngươi yên tâm."
Vương Thạch Tỉnh rời đi, Hổ ca theo sau. Hổ ca cùng Đại Kim Tiểu Kim hiện giờ hoàn toàn xứng với hai chữ thần thú.
Ra khỏi hầu phủ, Vương Thạch Tỉnh nhìn về hướng An quốc hầu phủ, trên đường phố vắng tanh không bóng người, hầu hết đều là cấm vệ quân. Vương Thạch Tỉnh lên xe ngựa của hầu phủ, trong lòng thở dài, không phải vì thương tiếc cho An quốc hầu phủ, mà là nghĩ tới Tưởng Mạt Hi.
Vào đầu tháng 9 năm Vĩnh Minh thứ năm, phụ tử An quốc hầu bị phát hiện là kẻ thông đồng với địch bán nước, bị phán chặt đầu, chu di cửu tộc. Thông đồng bán quốc là trọng tội, cho dù Thiệu Vân An không tán thành người vô tội bị liên đới, nhưng hắn và Vương Thạch Tỉnh đối với việc này chỉ có thể giữ im lặng. Nơi này là triều đại phong kiến đế vương, có một số việc bọn họ có thể thay đổi, có một số việc nên tuân theo. Trong vụ án này, gần một trăm quan viên lớn nhỏ trong triều bị trừng trị, từ kinh thành cho tới địa phương. Võ gia được phong làm quốc công từ thời đầu khai triều, là thế gia có danh hiệu lâu đời, cho dù Võ gia xuống dốc, nhưng lạc đà gầy còn quý hơn ngựa. Nếu Võ gia phạm phải tội khác, Vĩnh Minh Đế còn chưa tới mức làm liên lụy tới nhiều người như vậy. Nhưng ông cố tình phạm vào tội thông đồng với địch bán nước, đây chính là điều tối kỵ đối với bất kỳ đế vương ở triều đại nào.
Pháp trường hành quyết kinh thành bị máu tươi nhuộm đỏ, rửa sạch rồi lại nhuộm đỏ. Mỗi ngày đều có người bị bỏ tù, bị lưu đày, bị xử tử. Đây là "trăm ngày thịnh nộ" nổi tiếng trong lịch sử vương quốc Đại Yến. Cuộc thanh trừng lớn này kéo dài cả trăm ngày. Kể từ khi đăng cơ, Vĩnh Minh Đế luôn cố gắng ẩn nhẫn, nhưng giờ này vì bị quan viên kiềm chế, bức bách mà lại lần nữa giơ cao sát kiếm đế vương, không chỉ toàn bộ Đại Yến, mà cả Đại Tư quốc, Tiên Lộc quốc và bộ lạc Đại Sơn cũng kinh sợ. Hoàng đế Đại Yến quốc không giận thì thôi, đã nổi giận thì như lôi đình. Từ lúc này trở về sau, địa vị Trung Dũng hầu Vương Thạch Tỉnh và chính quân Thiệu Vân An không ai có thể lay động. Tất cả mọi người ai cũng cho rằng, thời kỳ Trung Dũng hầu tay nắm quyền to, hô phong hoán vũ đã tới, nhưng không ai ngờ rằng, Trung Dũng hầu trừ bỏ đúng giờ vào triều, ngoài ra không nhúng tay vào bất kỳ việc trọng đại nào thuộc triều đình, không kết giao với quan viên nào khác, chỉ có quan hệ thân thiết với Đại tướng quân phủ, Ông phủ, Sầm phủ, và Vương phủ, sau này còn có thêm Lễ bộ thị lang Khang Thụy hồi triều. So với quyền lực, dường như Trung Dũng hầu phủ yêu tiền hơn. Sinh ý của Trung Dũng hầu phủ càng ngày càng lớn, dường như có xu thế trở thành Hằng viễn hầu phủ thứ hai (phú gia đệ nhất).
Trong thời gian "trăm ngày thịnh nộ," khoa khảo Yến quốc vẫn đúng hạn tiến hành. Quách Tử Du không phụ sự mong đợi của mọi người mà trúng cử, chỉ chờ mùa xuân sang năm. Đầu tháng mười, lão chính quân và lão phu nhân vẫn luôn ở Trung Dũng thôn trở về kinh thành. Đi cùng với bọn họ còn có hai nhà Triệu Nguyên Khánh và Triệu Nguyên Đức. Bởi vì sự tình của Kha Thấm Vương, lão chính quân và lão phu nhân hoãn thời gian hồi kinh, tránh xa bão gió kinh thành.
Sau trăm ngày thịnh nộ, Vĩnh Minh Đế hạ chỉ cho Túc Cẩn An, nhi tử của Lỗ quốc công phụ trách Binh Bộ, Mộ Dung thế tử phụ trách Đại lý tự, Sầm Quyết Uyên làm giám sát Quốc Tử Giám, cấp tứ phẩm. Những ai ra mặt ở Khanh Nguyện ngày đó, phàm là con cháu thế gia đều được phong chức không lớn không nhỏ. Những người khác cũng nhận được phần thưởng. Vĩnh Minh Đế tặng cho Ô Chân công chúa một lọ phong mật dữu tử trà cùng một cân trà xanh xuất xứ từ Trung Dũng hầu phủ. Ô Chân công chúa không trở lại bộ lạc Đại Sơn, mà phái người cưỡi ngựa giao tới tay phụ vương, còn nàng thì ở lại Trung Dũng hầu phủ.
Khi âm thanh từ hoàng cung vang vọng lên tới bầu trời, ba mươi thị vệ đeo mặt nạ ném những đồ vật không biết tên vào sứ đoàn quán, khói bốc lên từ đồ vật này khiến người ngửi vào lập tức choáng váng. Hơn bốn trăm chiến sĩ người Hồ mạnh nhất, những người mà quân đội Yến quốc và bá tánh nghe thấy đều biến sắc, bị chém chết trong lúc hôn mê, bốn trăm thủ đầu bị treo lơ lửng trên cổng kinh thành.
Cơn tức giận của Vĩnh Minh Đế khiến mọi người không ngờ tới, nhưng sự điên cuồng của Thiệu Vân An càng khiến Trung Dũng hầu phủ được liệt vào danh sách "tuyệt đối không thể khiêu khích." Bất chấp Vĩnh Minh Đế và quân hậu khuyên nhủ, Thiệu Vân An cam nguyện rút lại "Sát Hồ Thưởng Lệnh", nhưng Sát Hồ Thưởng Lệnh vẫn bị lan truyền ra khỏi hoàng cung, Vĩnh Minh Đế không thể không ban chiếu chỉ tuyên bố lệnh này không có hiệu lực.
Người dân thời này chưa từng trải qua thảm họa tương tự như "Ngũ quốc loạn Hồ" (hay còn gọi là thời kỳ thập lục quốc) gần như tạo ra nạn diệt chủng, kể cả bạo quân cũng không tạo ra sắc lệnh rùng rợn như vậy. Tuy nhiên, sát lệnh này của Thiệu Vân An đã cho các đế vương đời sau của Yến quốc một bài học tham khảo. Vị đế vương thứ ba sau thời kỳ Vĩnh Minh Đế tuyên bố thống nhất Trung Hoa Đại Lục, chính thức ban hành Sát Hồ Thưởng Lệnh. Lúc đó, các quốc gia người Hồ vốn tan rã hoàn toàn bước vào trang lịch sử vĩnh cửu.
Trong ngục giam Đại lý tự được canh gác cẩn thận, một đội nhân mã mang theo thủ dụ hoàng đế chạy tới, thay thế toàn bộ lính canh gác. Sau đó, một vị "nam nhân" vóc dáng nhỏ nhắn tiến vào bên trong ngục giam. Người bị giam trong ngục giờ đổi thành Kha Thấm Vương. Lúc này, Kha Thấm Vương đã sớm mất đi sự ương ngạnh, chỉ còn lại nỗi sợ hãi.
Cửa ngục mở ra, Kha Thấm Vương hét lớn lui về co vào góc tường. "Nam nhân" nhỏ bé bước vào, kéo mũ trùm đầu xuống, trên khuôn mặt hoảng loạn của Kha Thấm Vương thoáng chốc kinh ngạc.
Từng bước từng bước, cực kỳ bình tĩnh đến trước mặt Kha Thấm Vương. Tưởng Mạt Hi cúi đầu nhìn Kha Thấm Vương tóc tai bù xù người nhuốm đầy máu, cặp mắt thâm thúy lạnh như băng, hoàn toàn không phù hợp với tuổi tác.
Bàn tay vẫn thuộc về hài tử duỗi ra, nắm lấy tóc Kha Thấm Vương, Tưởng Mạt Hi khom người. "Nói."
Rõ ràng chỉ là một hài tử, nhưng Kha Thấm Vương run hết cả người, một bàn tay khác giấu trong áo choàng xuất hiện, chậm rãi giơ lên, tiếp theo mãnh liệt rơi xuống.
"A...!"
"Nói."
Hoàng cung, Đông Lâm điện, mười mấy đại thần run bần bật quỳ trên mặt đất, các đại thần còn đại đứng ở hai bên. Toàn bộ quan viên tham gia cung yến đều có mặt ở đây, chỉ có Trung Dũng hầu Vương Thạch Tỉnh, Phiêu kỵ tướng quân Đại Chiến Kiêu là vắng mặt. Vĩnh Minh Đế an tĩnh uống trà, quân hậu trở lại Cảnh U cung nghỉ ngơi. Các đại thần đang quỳ bên dưới đều là những người ủng hộ việc liên hôn.
Vĩnh Minh Đế không nói lời nào, cái gì cũng không hỏi. Ông lão, Đại lão tướng quân và La Vinh Vương bảo trì trầm mặc. Không khí trong đại điện như biến thành mùa đông giá rét, lạnh tới mức khiến người ta không rét và run.
Ngoài đại điện truyền tới tiếng bước chân vội vàng, một thị vệ che mặt đi tới. Lần đầu tiên nhìn thấy thị vệ đeo mặt nạ, ngoại trừ Đại lão tướng quân thần sắc còn bình thường, tất cả mọi người đều kinh ngạc, ngay cả Đại Chiến Kiêu cũng liếc mắt nhìn gia gia một cái. (sao nói Chiến Kiêu vắng mặt??????)
Thị vệ che mặt bước nhanh tới hoàng án, quỳ xuống, hai tay dâng lên một cái hộp, Quách Tốn lập tức tiến lên đưa cho hoàng thượng. Vĩnh Minh Đế vươn tay, thị vệ che mặt đứng dậy lui ra.
Vĩnh Minh Đế mở hộp, bên trong có một phong thư và một mảnh giấy. Vĩnh Minh Đế lấy mảnh giấy, mở ra đọc, sau đó thần sắc khó lường đặt qua một bên, lại lấy thư bên trong ra đọc. Đợi hắn đọc hết phong thư, tiếng động lớn lập tức vang vọng.
Ngày hôm nay đã định trước là ngày không bình thường, là ngày tràn ngập huyết tinh. Cổng cung đóng chặt, không ai truyền được tin tức. Ngay lúc cửa cung rộng mở, hơn một ngàn cấm vệ quân cưỡi ngựa lao ra khỏi hoàng cung. An quốc hầu phủ, Binh Bộ, Lại Bộ, Lễ Bộ, Hộ Bộ, Nội các, Ngự Sử Đài, Đại Lý Tự, gần như toàn bộ cơ cấu chính trị Yến quốc, từ trên xuống dưới, hàng chục phủ đệ quan viên bị cấm vệ quân bao vây khám xét. Trong lục phủ chỉ có Hình Bộ và Công Bộ may mắn tránh thoát.
Trong cung điện, phụ tử An quốc hầu và các quan viên bị khám xét toàn bộ giam vào Đại lý tự. Vĩnh Minh Đế rất tức giận, sát kiếm của hoàng đế lại lần nữa giơ lên cao. An quốc hầu thông đồng với kẻ địch bán nước, ở trong mật thất giấu trong thư phòng đã tìm thấy một số phong thư qua lại với Đại Hãn Hồ quốc chưa bị tiêu hủy, trùng khớp với những phong thư được tìm thấy trên người Kha Thấm Vương và sứ đoàn quán Hồ quốc. Từ sau khi Vĩnh Minh Đế đăng cơ, An quốc hầu đã bí mật liên hệ với Đại Hãn Hồ quốc, lúc đó vẫn còn là hoàng tử. Lần này Kha Thấm Vương tiến nhập kinh thành, bên ngoài mang danh là nghị hòa, nhưng kỳ thật là lợi dụng cơ hội nghị hòa để chia rẽ quan hệ giữa Vĩnh Minh Đế và Trung Dũng hầu, tranh thủ gia tăng hiềm khích giữa Đại gia và Vĩnh Minh Đế. Năm trăm chiến sĩ Hồ quốc còn gánh vác trách nhiệm ám sát. Mục tiêu ám sát chính là quân hậu. Nhưng có ám sát thành công quân hậu hay không không quan trọng, miễn là có thể ép thai nhi trong bụng quân hậu sinh non. Còn Quách Tử Mục mà nói, thuần túy chỉ là Kha Thấm Vương bị t*ng trùng chạy lên não.
Từ khi An quốc công bị giáng chức thành An quốc hầu, trong lòng ông biết rằng Võ gia đã tới hồi kết, một là không làm gì, còn nếu đã làm thì phải làm cho đến cùng. Ông mượn tay Hồ Cáp Nhĩ quốc để tranh thủ đường lui cho chính mình. Các quan viên trong tay An quốc công có lẽ không biết rõ giao dịch của ông với Hồ quốc, nhưng đều nhận được mệnh lệnh, dùng hết mọi thủ đoạn đẩy việc liên hôn giữa cửu vương tử Hồ quốc với Nghi Lan quận chúa. Chỉ là họ không bao giờ ngờ rằng, Thiệu Vân An lại chơi bài một cách vô lý và điên cuồng khủng khiếp đến vậy, cũng tuyệt đối không ngờ rằng, Vĩnh Minh Đế còn nhiều át chủ bài hơn họ tưởng.
Kha Thấm Vương biết nội tình, y đã khai hết mọi thứ. An quốc hầu sống hay chết không còn là điều y cân nhắc, y chỉ xem liệu có còn cơ hội sống hay không. Y hiện giờ chỉ mong chờ Đại Hãn nghĩ cách chuộc y ra ngoài. Kha Thấm Vương vẫn chưa chết, bất quá cũng bị dọa gần chết chỉ còn một hơi. Vĩnh Minh Đế không giết y, thậm chí còn phái ngự y trị thương cho y. Hắn sẽ không lấy mạng Kha Thấm Vương, chỉ chờ Hồ Cáp Nhĩ quốc nguyện ý dùng bao nhiêu bạc đổi lấy Kha Thấm Vương.
Tại Trung Dũng hầu phủ, Quách Tử Mục không hồi vương phủ, cùng Thiệu Vân An và Vương Thạch Tỉnh trở lại đây. Vương Thạch Tỉnh không lưu lại trong cung, cũng không quan tâm tới việc hoàng thượng sẽ quyết định thế nào. Trung Dũng hầu không tham gia chính sự, nhưng nếu có người tính khi dễ lên đầu hắn, còn phải ước lượng xem có đủ trọng lượng hay không. Điều Vương Thạch Tỉnh quan tâm nhiều nhất hiện giờ là Thiệu Vân An cùng hài tử trong bụng hắn.
Quách Tử Mục làm một vài món ăn mà Thiệu Vân An, Vương Thanh và Ni tử yêu thích. Sau khi bữa cung yến "hỗn loạn" kia kết thúc, Tưởng Mạt Hi ngay tức khắc "biến mất."
Tròng mắt Ni tử vẫn đỏ hoe, mặt sưng lên vì khóc. Về đến nhà, Ni tử ôm cha nhỏ khóc rống không cần cố kỵ. Vương Thanh cũng khóc, nhưng chỉ có nước mắt không thành tiếng, nhóc rất phẫn nộ. Đợi tới khi tin tức từ bên ngoài truyền tới phủ, ngọn lửa tức giận trong lòng Thiệu Vân An mới biến mất, Ni tử nín khóc, Vương Thanh mỉm cười.
Sau bữa ăn, ba người lớn bắt đầu nói chuyện. Quách Tử Mục từ lúc rời khỏi cung đã tháo mặt nạ, tâm tình hiện giờ của y rất tốt. Quách Tử Mục tò mò hỏi. "Vân An, ngươi thực sự làm vậy sao?"
Thiệu Vân An gật đầu. "Đương nhiên, ngươi cho rằng ta sợ bọn họ?"
Quách Tử Mục kinh hô. "Ta tưởng ngươi chỉ đang hù dọa bọn họ mà thôi."
Thiệu Vân An hừ lạnh. "Đáng tiếc hoàng thượng không cho phép. Dám đánh chủ ý lên đầu ta, quả thực là chán sống rồi. Bất quá xem động tĩnh bên ngoài, việc liên hôn tám chín phần có liên hệ tới Võ gia."
Quách Tử Mục xoa xoa cánh tay. Y biết Vân An lợi hại, nhưng không ngờ hắn hung hãn như vậy, bất quá y cũng không có chút thiện cảm nào với đám người man rợ kia. Vương Thạch Tỉnh ở bên cạnh không nói lời nào, trong lòng cũng cảm thấy có chút đáng tiếc, e rằng toàn bộ Đại Yến này, chỉ có Vương Thạch Tỉnh là ủng hộ Sát Hồ Thưởng Lệnh.
"Hầu gia." Vương Thư Bình tiến vào. "Người trong cung tới, mời ngài tiến cung."
Vương Thạch Tỉnh đứng lên, Thiệu Vân An lập tức nói. "Mang theo Hổ ca đi, bên ngoài quá loạn."
Vương Thạch Tỉnh đáp. "Không biết khi nào về, đừng chờ ta." Hắn quay sang nói với Quách Tử Mục. "Vân An hôm nay động khí, người ở lại tâm sự với đệ ấy."
"Ngươi yên tâm."
Vương Thạch Tỉnh rời đi, Hổ ca theo sau. Hổ ca cùng Đại Kim Tiểu Kim hiện giờ hoàn toàn xứng với hai chữ thần thú.
Ra khỏi hầu phủ, Vương Thạch Tỉnh nhìn về hướng An quốc hầu phủ, trên đường phố vắng tanh không bóng người, hầu hết đều là cấm vệ quân. Vương Thạch Tỉnh lên xe ngựa của hầu phủ, trong lòng thở dài, không phải vì thương tiếc cho An quốc hầu phủ, mà là nghĩ tới Tưởng Mạt Hi.
Vào đầu tháng 9 năm Vĩnh Minh thứ năm, phụ tử An quốc hầu bị phát hiện là kẻ thông đồng với địch bán nước, bị phán chặt đầu, chu di cửu tộc. Thông đồng bán quốc là trọng tội, cho dù Thiệu Vân An không tán thành người vô tội bị liên đới, nhưng hắn và Vương Thạch Tỉnh đối với việc này chỉ có thể giữ im lặng. Nơi này là triều đại phong kiến đế vương, có một số việc bọn họ có thể thay đổi, có một số việc nên tuân theo. Trong vụ án này, gần một trăm quan viên lớn nhỏ trong triều bị trừng trị, từ kinh thành cho tới địa phương. Võ gia được phong làm quốc công từ thời đầu khai triều, là thế gia có danh hiệu lâu đời, cho dù Võ gia xuống dốc, nhưng lạc đà gầy còn quý hơn ngựa. Nếu Võ gia phạm phải tội khác, Vĩnh Minh Đế còn chưa tới mức làm liên lụy tới nhiều người như vậy. Nhưng ông cố tình phạm vào tội thông đồng với địch bán nước, đây chính là điều tối kỵ đối với bất kỳ đế vương ở triều đại nào.
Pháp trường hành quyết kinh thành bị máu tươi nhuộm đỏ, rửa sạch rồi lại nhuộm đỏ. Mỗi ngày đều có người bị bỏ tù, bị lưu đày, bị xử tử. Đây là "trăm ngày thịnh nộ" nổi tiếng trong lịch sử vương quốc Đại Yến. Cuộc thanh trừng lớn này kéo dài cả trăm ngày. Kể từ khi đăng cơ, Vĩnh Minh Đế luôn cố gắng ẩn nhẫn, nhưng giờ này vì bị quan viên kiềm chế, bức bách mà lại lần nữa giơ cao sát kiếm đế vương, không chỉ toàn bộ Đại Yến, mà cả Đại Tư quốc, Tiên Lộc quốc và bộ lạc Đại Sơn cũng kinh sợ. Hoàng đế Đại Yến quốc không giận thì thôi, đã nổi giận thì như lôi đình. Từ lúc này trở về sau, địa vị Trung Dũng hầu Vương Thạch Tỉnh và chính quân Thiệu Vân An không ai có thể lay động. Tất cả mọi người ai cũng cho rằng, thời kỳ Trung Dũng hầu tay nắm quyền to, hô phong hoán vũ đã tới, nhưng không ai ngờ rằng, Trung Dũng hầu trừ bỏ đúng giờ vào triều, ngoài ra không nhúng tay vào bất kỳ việc trọng đại nào thuộc triều đình, không kết giao với quan viên nào khác, chỉ có quan hệ thân thiết với Đại tướng quân phủ, Ông phủ, Sầm phủ, và Vương phủ, sau này còn có thêm Lễ bộ thị lang Khang Thụy hồi triều. So với quyền lực, dường như Trung Dũng hầu phủ yêu tiền hơn. Sinh ý của Trung Dũng hầu phủ càng ngày càng lớn, dường như có xu thế trở thành Hằng viễn hầu phủ thứ hai (phú gia đệ nhất).
Trong thời gian "trăm ngày thịnh nộ," khoa khảo Yến quốc vẫn đúng hạn tiến hành. Quách Tử Du không phụ sự mong đợi của mọi người mà trúng cử, chỉ chờ mùa xuân sang năm. Đầu tháng mười, lão chính quân và lão phu nhân vẫn luôn ở Trung Dũng thôn trở về kinh thành. Đi cùng với bọn họ còn có hai nhà Triệu Nguyên Khánh và Triệu Nguyên Đức. Bởi vì sự tình của Kha Thấm Vương, lão chính quân và lão phu nhân hoãn thời gian hồi kinh, tránh xa bão gió kinh thành.
Sau trăm ngày thịnh nộ, Vĩnh Minh Đế hạ chỉ cho Túc Cẩn An, nhi tử của Lỗ quốc công phụ trách Binh Bộ, Mộ Dung thế tử phụ trách Đại lý tự, Sầm Quyết Uyên làm giám sát Quốc Tử Giám, cấp tứ phẩm. Những ai ra mặt ở Khanh Nguyện ngày đó, phàm là con cháu thế gia đều được phong chức không lớn không nhỏ. Những người khác cũng nhận được phần thưởng. Vĩnh Minh Đế tặng cho Ô Chân công chúa một lọ phong mật dữu tử trà cùng một cân trà xanh xuất xứ từ Trung Dũng hầu phủ. Ô Chân công chúa không trở lại bộ lạc Đại Sơn, mà phái người cưỡi ngựa giao tới tay phụ vương, còn nàng thì ở lại Trung Dũng hầu phủ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook