Đường theo đuổi vợ còn dài
-
Chương 2:
Trước khi kết hôn, Nguyễn Tố đã đặc biệt tham gia một lớp học chăm sóc người thực vật. Lúc chuẩn bị ra ngoài đi chợ, cô tìm lọ nước muối sinh lý đã mua từ trước, muốn giúp Quý Minh Sùng làm vệ sinh răng miệng. Chăm sóc người thực vật vốn không phải là chuyện dễ dàng, ngược lại còn hao tổn không ít tâm tư, làm sao để bệnh nhân giống như người bình thường.
Truyện được dịch bởi Hoạ An An. Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của lustaveland. Bản sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Cô không tiện tắm rửa giúp Quý Minh Sùng, mẹ Quý cũng hiểu điều này, các ngày trong tuần đều là nhờ hàng xóm qua nhà giúp đỡ một tay. Hôm qua, đợi hàng xóm giúp Quý Minh Sùng lau người xong, cô mới bắt đầu “đánh răng” cho anh.
Mẹ Quý chăm sóc Quý Minh Sùng rất tốt, anh nằm bất động 5 năm trời, ngoại trừ sắc mặt có chút tái nhợt ra, thì mỗi khi ánh mặt trời chiếu rọi xuống người đàn ông, đều có cảm giác như anh chỉ đang chợp mắt trong giây lát.
Nguyễn Tố giúp Quý Minh Sùng làm vệ sinh răng miệng, không khỏi sững sờ trước sự tỉ mỉ của bản thân. Trước khi Quý Minh Sùng gặp chuyện, cô chưa từng gặp anh ngoài đời. Vì thế lúc này, không nhịn được mà hình dung xem, dáng vẻ trước kia của anh như thế nào.
Từ tình trạng răng của anh là nhìn ra, anh không thích hút thuốc lá, ngày thường cũng rất chú trọng đến việc vệ sinh khoang miệng.
Ánh mắt rời đi, cô kéo ống tay áo của anh lên, dùng khăn ấm lau sạch.
Tạp chí kinh tế lúc đó vẫn còn in chữ ký của anh, tuy chỉ vỏn vẹn ba ký tự, nhưng cô có thể thấy được, chữ viết tay của anh rất đẹp, sắc sảo và mạnh mẽ hệt như con người.
Ở trong nhà một lúc, Nguyễn Tố chuẩn bị đi ra ngoài. Hôm nay là ngày thứ hai kể từ khi kết hôn, nghĩ đến việc trong nhà có một người già một trẻ nhỏ, cô không thể không đảm đương bếp núc. Trong tủ lạnh thứ gì cũng không có, chỉ có thể ra siêu thị mua chút đồ.
Các bạn học của Nguyễn Tố đều nhận xét rằng, cô không chỉ là người yêu đời, mà còn lạc quan tích cực.
Vì không muốn làm bản thân trở nên u ám, cô đã thay một chiếc váy thật đẹp, búi mái tóc đen dài của mình lên cao, cuối cùng là trang điểm một lớp nhẹ. Nhìn dáng vẻ gọn gàng của mình trong gương, mới hài lòng nở một nụ cười.
“Mẹ, con ra ngoài mua chút đồ ăn đây ạ.” Lúc thay giày, Nguyễn Tố nói với mẹ Quý đang ngồi trên sofa.
Mẹ Quý ừ một tiếng, giây tiếp theo lại đứng lên, lấy trong ví ra tờ 100 tệ đưa cho cô, thần sắc và ngữ khí vẫn lãnh đạm như cũ, “Cầm lấy mua đồ đi, các khoản chi tiêu trong nhà đều không cần con đứng ra trả. Không có tiền có thể nói cho ta một tiếng, nhưng phải đưa hoá đơn cho ta xem. Bây giờ trong nhà có thêm con, phí tiêu dùng con cứ xem thế nào rồi báo. Không cần quá tiết kiệm, dù sao Mao Đậu còn nhỏ, con cũng còn trẻ. Chỉ cần đừng tiêu xài hoang phí là được. Gia đình chúng ta hiện nay, ta không nói con cũng biết, không được như xưa nữa.”
Nguyễn Tố đương nhiên không dám nhận, cô đâu phải là thiếu tiền, vội vàng xua tay, “Không cần, không cần đâu ạ. Mẹ, con có tiền.”
“Số tiền đó thuộc về con, thuộc về Nguyễn gia.” Mẹ Quý nói, “Bảo con cầm thì cứ cầm đi, người của Quý gia trước giờ không có thói lợi dụng người khác.”
Nguyễn Tố đành vâng lời nhận lấy.
Sắc mặt mẹ Quý dịu đi, “Ngoài ra, tiền sinh hoạt sau này ta sẽ để trong hộp bánh quy. Nếu dùng hết, ta sẽ để thêm vào. Như ta đã nói ngay từ đầu, chuyện cơm nước nếu con sẵn lòng thì làm, không sẵn lòng thì không miễn cưỡng. Tuy nhiên, ngoài những chi phí cơ bản hàng ngày, ta không có khoản tiền nào khác để cho con. Điểm này, con hãy nhớ rõ.”
Nguyễn Tố cười, “Con có tay có chân, cũng có công việc của mình, không cần mẹ cho tiền tiêu vặt đâu ạ.”
“Vậy thì tốt.” Mẹ Quý vốn dĩ muốn hỏi Nguyễn Tố đang làm công việc gì, nhưng lời ra đến miệng lại nuốt xuống.
Những điều mà bà biết về Nguyễn Tố không nhiều, chí ít là không bằng con dâu ban đầu của bà, Nguyễn Mạn.
Nguyễn Mạn không phải con gái ruột nhà họ Nguyễn, năm đó do phát sinh sự cố ngoài ý muốn nên mới gây ra hiểu lầm suốt một thời gian dài, và Nguyễn Tố mới là thiên kim danh chính ngôn thuận nhà họ Nguyễn. Bốn năm trước, khi chân tướng lộ ra, Nguyễn Tố đã học xong Đại học và đang sinh sống ở ngoại thành. Khi mới tới Nguyễn gia, quan hệ giữa cô và người nhà không mấy thân thiết. Ngược lại, người bị nhận nhầm là Nguyễn Mạn kia, mới giống người thân trong gia đình họ.
Sau khi Nguyễn Tố trở về, Nguyễn Mạn đã trả lại danh phận cho cô, thuận tiện huỷ hôn với nhà họ Quý.
Mẹ Quý vô cùng khó chịu, Nguyễn Mạn dù không phải là con ruột, nhưng cũng được nuôi dưỡng một cách cẩn thận. Bất luận về mặt học lực hay nhận thức, người bình thường như Nguyễn Tố đều không thể sánh bằng. Mới đầu khi hai nhà Quý Nguyễn đính ước, mẹ Quý không thích Nguyễn Mạn cho lắm. Sau đó, Nguyễn gia đổi sang một người còn không bằng Nguyễn Mạn, chỉ nghĩ thôi cũng khiến bà tức giận. Cho nên hiện tại nhìn thấy Nguyễn Tố, thái độ của bà không nóng không lạnh, vừa hờ hững lại xa lạ.
Thế nhưng, Nguyễn Tố sở hữu một thứ có thể bỏ xa Nguyễn Mạn, đó chính là gương mặt này.
Ngũ quan Nguyễn Tố thanh tú tựa tranh vẽ, thân hình mảnh mai tao nhã, ngay cả khi mặc một chiếc váy suông, cũng không ngừng nổi bật phát sáng. Đứng dưới ánh mặt trời, liền khiến người ta liên tưởng đến bốn từ: thướt tha yêu kiều.
Trông dáng vẻ này của cô, tâm tình mẹ Quý cũng ôn hoà phần nào.
Mao Đậu từ ngoài cửa bước vào, thấy Nguyễn Tố chuẩn bị đi ra ngoài, lập tức nói: “Thím ơi, thím đi siêu thị sao? Con cũng muốn đi.”
Mẹ Quý: “Bài tập làm xong chưa? Chữ đã luyện xong chưa?”
Mao Đậu ngân cổ đáp: “Xong từ lâu rồi ạ!”
Mẹ Quý không nói nữa, thầm nghĩ đứa cháu trai của mình đã chịu nhiều thiệt thòi, bằng không chỉ với việc đi siêu thị thôi sao lại vui vẻ đến thế.
Nguyễn Tố thấy mẹ chồng ngầm cho phép, nói với Mao Đậu: “Vậy chúng ta đi sớm về sớm. Mao Đậu, thím không rõ nơi này lắm, con dẫn đường được không?”
Mao Đậu nghe xong, liền đồng ý.
Bên cạnh tâm trạng tràn đầy năng lượng, cậu đồng thời cảm thấy có chút áp lực. Thím không thuộc đường khu này, tiếp theo đây đều phải dựa vào cậu rồi.
Dưới sự theo dõi của mẹ Quý, Nguyễn Tố dắt Mao Đậu xuống lầu, hai bóng người một lớn một nhỏ dần khuất xa.
Mặc dù tiểu khu này có hơi cũ kỹ, nhưng vị trí địa lý rất tốt. Ra khỏi cửa không xa là trạm xe bus và ga tàu điện ngầm, gần đó cũng có các siêu thị và trung tâm mua sắm lớn.
Cả đường đi, phần lớn đều là Mao Đậu lải nhải không ngừng. Có điều, trẻ con vốn là thế. Nguyễn Tố không cảm thấy phiền hà, ngược lại còn rất yêu thích. Những đứa trẻ như vậy, khiến cô cảm thấy sức sống tràn trề. Mao Đậu được mẹ Quý dạy dỗ rất bài bản, không kiêu ngạo, không tự cao tự đại, tính cách hoạt bát lại lễ phép. Mỗi lần nhìn Mao Đậu, Nguyễn Tố không còn nghĩ Quý phú nhân là mẹ chồng chua ngoa trong truyền thuyết nữa.
Truyện được dịch bởi Hoạ An An. Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của lustaveland. Bản sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Đi được một đoạn thì tới siêu thị, Nguyễn Tố đẩy xe hàng, Mao Đậu đi theo sát.
Nguyễn Tố hỏi: “Mao Đậu, con muốn ăn món gì?”
Mao Đậu trưng vẻ mặt khổ sở, “Trước kia con thích ăn tôm, nhưng giờ không thích nữa. Trước kia con thích ăn cánh gà, nhưng giờ cũng không còn thích nữa.”
“Tại sao?”
“Thím không biết ạ?” Mao Đậu hỏi ngược.
Trên mặt viết rõ bốn chữ: Con khổ quá mà.
Nguyễn Tố phản ứng lại, đột nhiên bật cười thành tiếng. Đại khái là do đồ ăn mẹ Quý làm không ngon khiến cậu bé ám ảnh rồi.
Tận sâu thâm tâm, cô có chút khâm phục người mẹ chồng này. Nếu đặt cô vào hoàn cảnh tương tự, trải qua một đời giống như bà, có lẽ sẽ không thể kiên cường đến thế.
“Thôi được rồi.” Nguyễn Tố cân nhắc, “Lát nữa mua chút tôm và cánh gà, còn bây giờ thím đố con một câu, trả lời đúng sẽ có phần thưởng.”
Mao Đậu hưng phấn, “Đố gì ạ!”
“Đố con, bà nội thích ăn món gì nhất?” Nguyễn Tố lại nói, “Bạn nhỏ hiếu thuận nhất định sẽ biết đáp án, đúng không?”
“Con đương nhiên biết, bà nội thích ăn cá!”
Nguyễn Tố cảm thấy đưa Mao Đậu theo là một quyết định vô cùng đúng đắn.
Mua xong cánh gà, hai người đi đến khu thực phẩm tươi sống để chọn tôm và một con cá sạo.
Bên trong siêu thị náo nhiệt, Mao Đậu vẫn đang suy nghĩ về phần thưởng của bản thân. Nguyễn Tố hỏi cậu muốn gì, cậu ngại ngùng hỏi lại, “Nhưng chắc là, thứ đó hơi đắt đó ạ...”
“Không sao.” Nguyễn Tố nói, “Là thím hứa với con mà.”
Mao Đậu do dự bẻ đầu ngón tay, “Con muốn ăn phô mai que, còn muốn một chiếc oto điều khiển từ xa… Có được không ạ?”
Nói đến vế sau, cậu bé ngẩng đầu uỷ khuất liếc cô một cái, “Thật ra, con không cần ô tô điều khiển từ xa. Chú hàng xóm nói, con có thể qua mượn để chơi. Cái đó, quá đắt rồi.”
Nguyễn Tố không nói lời nào, dẫn Mao Đậu đi chọn oto điều khiển từ xa.
Mao Đậu không dám chọn chiếc quá đắt, cậu đã biết nhận thức tất cả các con số, cũng biết cách xem xét giá cả. Vì thế, chọn chiếc rẻ nhất, giá 119 tệ.
Cậu bé vui mừng đến đỏ cả mặt, ôm chặt hộp đồ chơi không buông. Lúc nhân viên thu ngân muốn lấy qua để quét mã thanh toán, cậu miễn cưỡng thả lỏng tay, nhìn chằm chằm vào chiếc oto, không dám chớp mắt. Cảnh tượng này khiến Nguyễn Tố xót xa biết bao. Nếu nói Quý Minh Sùng là thiên chi kiêu tử, vậy thì Mao Đậu chính là sinh ra đã ngậm thìa vàng. Vậy mà hiện giờ, chỉ vì món đồ chơi giá rẻ này mà hạnh phúc tột độ, thật khiến cô muốn ôm vào lòng, xoa mái tóc xoăn của cậu rồi vỗ về.
Có điều cũng chỉ là nghĩ mà thôi, bởi Mao Đậu rất để tâm đến kiểu tóc của mình, căn bản không cho ai tuỳ tiện chạm vào.
Ra ngoài siêu thị, Mao Đậu kéo Nguyễn Tố sang một bên. Nhân lúc không ai để ý, cậu bé lấy ra sợi dây chuyền từ trong cổ áo, phần mặt dây chuyền là một chiếc nhẫn.
Mao Đậu nhìn cô, nói: “Đây là chiếc nhẫn ba tặng cho mẹ con, hình như là dùng để cầu hôn, bây giờ con đem nó tặng cho thím.”
Trên nhẫn đính những viên kim cương được cắt xén tinh xảo, khiến cho chiếc nhẫn vốn đã tinh tế càng thêm toả sáng.
Nguyễn Tố kinh ngạc hỏi, “Tặng cho thím?”
Vì sao lại tặng cho cô?
Mao Đậu gật đầu, “Hôm qua, con đều chứng kiến cả rồi.”
“Con chứng kiến cái gì?”
Mao Đậu hơi khó chịu, “Chính là họ Mạn đó.”
Cậu bé không thích Nguyễn Mạn, thường xưng hô như vậy.
Nguyễn Tố bỗng hiểu ra.
Lễ cưới hôm qua của cô, người nhà họ Nguyễn đều tới. Nguyễn Mạn cũng đưa vị hôn phu của cô ta đến tham gia. Cái gọi là hôn lễ này, chỉ là người thân và bạn bè cùng ngồi với nhau một bữa mà thôi.
Dẫu sao, chú rể không thể xuất hiện, mọi nghi lễ đều không cách nào cử hành, cô cũng không có nhẫn kim cương để đeo. Nguyễn Mạn nhìn ngón tay trống không của cô, còn cố tình bóng gió vài câu. Vừa để mỉa mai Quý gia nghèo đến nỗi không đủ tiền mua một chiếc nhẫn kim cương, vừa để nhân cơ hội chế giễu Nguyễn Tố.
Chẳng những thế, còn bày ra bộ dạng đau lòng của một người chị gái, muốn đem nhẫn của mình tặng cho em, Nguyễn Tố đương nhiên không nhận.
Mao Đậu chính là bắt gặp được cảnh tượng này.
Thấy Nguyễn Tố không lên tiếng, cậu bé mím môi, toan tháo sợi dây chuyền của mình ra, “Con không biết trong lễ cưới cần có nhẫn, nếu không đã đem nó đưa cho thím rồi. Thím ơi, con tặng thím.”
Thật ra, Mao Đậu đang nói dối.
Hôm qua, cậu bé vẫn chưa thích thím cho lắm nên mới không nỡ đưa nhẫn cho cô. Hôm nay, thím chẳng những làm bữa sáng ngon, còn mua cho cậu oto điều khiển từ xa và phô mai que. Cho nên, cậu đương nhiên cũng phải hào phóng một phen, phải không nào?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook