Dị Thế Đoạt Tình
-
Chương 20-4: Phiên ngoại 3
(Những chữ nghiêng là nội dung từ chương 14)
Trong thư phòng, điện hạ tay cầm sách, ngưng mắt nhìn cả chục con bồ câu xôn xao toán loạn trước mặt. Chúng vừa ập vào từ cửa sổ, chẳng khác gì một tiểu phi đội chim. Con nào cũng mang thư, bên ngoài thư có bao ghi số.
Hắn im lặng lấy thư trong bao lụa số một.
Đập vào mắt là những nét chữ bay bướm quen thuộc của hoàng đệ,
Hoàng huynh, vì đây là thư, diện tích viết có hạn nên thần đệ sẽ đi thẳng vào đề:
Hoàng huynh yêu dấu, khiếu chọn quà của huynh thật không ai sánh bằng, Lan Đặc cũng chỉ là đồ đần giỏi mỗi cái miệng, không làm ăn được gì khi áp dụng vào thực tế. Để tránh huynh làm mọi việc bung bét hơn nữa trước khi thần đệ đến nơi, thần đệ này đành phải tiết lộ một phần nội dung trong cuốn sách mình đang viết cho huynh.
Phương pháp lấy lòng:
Hoàng huynh, tiểu thỏ của huynh rõ ràng không phải người tham tài háo sắc, dâng những lễ vật quá giá trị, lại còn sẽ kèm phiền phức và trách nhiệm như Di chiếu phụ hoàng thì sẽ chỉ làm y e ngại sợ hãi thôi. Loại như y thật ra rất dễ dụ, y thích những điều bình thường, sẽ dễ dàng động tâm vì những điều nhỏ nhặt đơn giản nhưng biểu lộ được thành ý. Vì vậy, hoàng huynh của thần đệ, thần đệ này đề nghị huynh thử nấu ăn đi.
Hãy thử nấu một bữa ăn cho y. Thần đệ biết huynh tinh thông học thuật, võ nghệ vô song… đa tài đa năng, nhưng nấu ăn hoàn toàn thuộc phạm trù xa lạ với huynh, chẳng khác nào yêu cầu heo biết nói thỏ biết bay vậy. Vậy nên, huynh không cần nấu ngon. Cứ nấu theo cách huynh muốn, đừng yêu cầu đầu bếp giúp đỡ chỉ bảo, huynh cứ biết gì làm nấy. Thực ra huynh nấu càng dở thì càng được tên nhóc đó thông cảm, tin thần đệ đi, tiểu tử ấy thuộc dạng sẽ bỏ ăn thương tiếc cả ngày nếu sủng vật qua đời, nên sẽ dễ dàng đồng cảm với việc huynh đã nỗ lực nhưng vì khiếm khuyết cảm giác mới thành ra như thế.
Tiểu tử ấy nhìn vào nỗ lực và tâm ý nhiều hơn nhìn vào kết quả, nên để nhấn mạnh việc huynh đã nỗ lực thế nào, huynh hãy tìm cách để tên nhóc đó thấy huynh khốn đốn làm sao trong việc nhóm bếp rồi nấu ăn ( trông càng khốn khổ đáng thương càng tốt, mà căn bản huynh cũng chẳng cần ra vẻ, thần đệ biết huynh sẽ trông vô cùng vụng về rồi.) Nếu huynh không biết cách dụ tên nhóc đó chứng kiến thì cứ bảo với Lan Đặc, tên đó sẽ nghĩ ra cách khiến Thiên Hoa tới bếp một cách vô cùng tự nhiên.
Lưu ý nhé, khi nấu ăn cho y, tay phải bị thương, thương do bỏng mỡ, do lửa đốt, hoặc bị dao cắt…. Tóm lại là phải có những vết thương có thể có khi nấu ăn, đừng cố tạo mấy loại thương tích chẳng thể có khi đang yên lành đun bếp, thần đệ biết huynh biết phân loại vết thương, chắc sẽ không phạm sai lầm quá mức phi lý như chỉ nấu một bữa mà gẫy xương đâu? Tốt nhất là hãy băng bó vài chỗ, để yên vài chỗ để tiểu tử đó còn dễ nhận ra huynh bị thương và cảm thấy cảm động.
Trên đó là những dặn dò cơ bản: nấu ăn cho y, cứ nấu tự nhiên, phải bị thương, đấy, ba điều đó thôi. Chắc huynh sẽ làm tốt. Khi y ăn, hãy quan sát phản ứng của y: Nếu y cảm động vì hành động của huynh, huynh hãy mở bao thứ số 2; nếu y không cảm động, mở bao thư số 3.
Những dấu hiệu chứng tỏ y cảm động (nếu y có 2 trong những dấu hiệu đệ liệt kê, thì mở bao số 2, có ít hơn 2 thì mở thư số 3)
– cảm ơn huynh với vẻ rất chân thành
– có thể ăn hết đồ ăn huynh nấu
– khi ăn còn có thể khen ngon
– hay nhìn nhìn vết thương của huynh với vẻ áy náy
….
Hoàng huynh nhớ mỗi ngày đều phải viết thư báo cáo quá trình hành động cho thần đệ nha. (nói thật thì đệ cũng không trông đợi huynh tả được gì, đệ có thư chi tiết của Lan Đặc rồi, nhưng đệ vẫn muốn thu thập vấn đề từ góc nhìn của hoàng huynh)
“Ngon không?”
Y hỏi, mặt vẫn lạnh nhạt vô cảm, nhưng Thiên Hoa chú ý thấy những tia sáng lấp lánh trong đáy mắt, giọng hơi cao hơn bình thường… nói sao nhỉ, cảm giác y đang rất chờ mong.
Tử đồng tập trung nhìn Diệp Thiên Hoa, chú ý phân tích từng cử chỉ, xét đoán xem y có những dấu hiệu Phi Tuyết chỉ bảo không. Thật ra y không quan tâm Thiên Hoa khen hay không, y khen thì mở bao số 2, không khen thì mở bao số 3, Phi Tuyết đã viết rất rõ ràng.
Thiên Hoa cắn răng, tự nhủ ăn muối tốt cho cơ thể, nuốt xuống, tỏ ra hào hứng hết sức, “Ngon!”
Sâu trong lòng, Thiên Hoa chỉ muốn hỏi, “Ngươi cho mấy lọ muối vào một bát mì vậy?”
Nghe nhận xét của cậu, mắt y hơi khép lại, ngả người ra sau tựa vào ghế, không nói gì hết, nhưng trực giác cậu nói y đang hài lòng và vui vẻ.
Xem ra dù có là băng sơn thì cứ ở cạnh lâu sẽ biết băng sơn đang cảm thấy gì.
Mắt Nguyệt Ly hơi khép lại, ngả người ra sau tựa vào ghế khi chìm trong suy nghĩ. Thiên Hoa đã có 2 dấu hiệu, vậy là mở bao số 2. Dòng tư tưởng của Nguyệt Ly hoàn toàn trôi dạt về đống thư đánh số trong phòng…
***
Nguyệt Ly về mở bao thư số 2:
Chúc mừng hoàng huynh, đối tượng của huynh thật rất dễ ăn. Nếu y đã cảm động thì mọi việc sẽ rất đơn giản.
Huynh hãy nấu ăn tiếp cho y đi. Cứ nấu liên tục với tất cả ‘tấm lòng’, nấu đến khi nào tên đó thấy lương tâm áy náy (dạ dày không chịu nổi) đòi được nấu ăn cho huynh thì huynh hãy danh chính ngôn thuận vứt chức đầu bếp cho tên đó. Đó sẽ là ‘đáp lễ’ của y nên huynh hãy hảo hảo mà đón nhận nga. Mọi cá nhân đều thích được khen ngợi, được công nhận mình đã làm tốt, được khẳng định giá trị của mình, nên huynh phải nhớ, tuyệt đối không được chê đồ ăn tên đó nấu.
Là y nấu nên phải khen ngon, phải thể hiện việc vì tên đó rất quan trọng với huynh nên dù y nấu cái quái gì huynh cũng phải khen ngợi. Vì y biết huynh không cảm thấy vị, nên huynh càng khen y sẽ càng cảm thấy thương cảm quan tâm, càng cảm động trước việc người lạnh lùng như huynh đã cố gắng một cách vụng về để lấy lòng y thế nào.
…..
Bao thư số 4
Hoàng huynh yêu dấu, tiểu tử đó rất dễ động lòng nga. Thần đệ khuyên huynh hãy dùng cách truy nữ cơ bản, đó là triển lãm mặt tốt nhất trong huynh cho người ấy thấy, khiến người ấy si mê ngưỡng mộ huynh. Chắc huynh tự hỏi sao lại là cách truy nữ? Đây vì, nói thật nha hoàng huynh, với cá tính ngây ngô thích những thứ dễ thương dễ khóc nhát gan của Thiên Hoa, tuy y là nam nhân, vẫn có những chỗ khác biệt, nhưng tạm thời dùng cách truy nữ nhân với y đảm bảo không sai đâu.
Mặt tốt nhất của huynh chính là sở trường của huynh, là điều huynh làm tốt nhất ấy. Huynh rất đa tài đa năng, và khía cạnh huynh tốt nhất là cầm kĩ (thực ra Phi Tuyết định viết là võ kĩ, nhưng võ kĩ và cầm kĩ chỉ khác nhau một dấu phẩy trong ngôn ngữ của đại lục này, Phi Tuyết khi viết chữ kế tiếp đã vô tình phẩy mực qua chữ ‘võ kĩ’, khiến trong thư nó chuyển thành ‘cầm kĩ’)….
….
Nếu thấy y si ngốc nhìn huynh, mắt ngơ ngẩn nhìn huynh (tóm lại là thấy y mang vẻ mặt đờ đẫn mà đám háo sắc ngu ngốc hay trưng ra với huynh) thì huynh hãy dụng nụ cười tuyệt đại vô song, nhất tiếu khuynh thành mà thần đệ từng huấn luyện ấy. Trong khung cảnh lãng mạn, khi y vừa tâm động với tài năng siêu phàm của huynh, lại bị một nụ cười của mĩ nam siêu trần thoát tục trực tiếp bắn vào, đảm bảo là nhất tiễn xuyên tâm, mặt đỏ tim nhảy gấp…
Tên đó chưa biết tên thật của huynh đúng không? Vậy thì vào lúc đó, hãy vận dụng tất cả sự ôn nhu huynh có thể vận dụng, ra vẻ vô cùng quyến rũ mà dịu dàng nói ra tên mình, cho phép y được gọi cái tên chân chính của huynh.
Đại lục chúng ta quy định, tên thật của hoàng tộc, chỉ người hoàng tộc mới được gọi, khi người hoàng tộc cho phép ai gọi tên mình tức là xác nhận người đó là ‘đặc biệt’ với mình, bề dưới không được gọi trực tiếp tên của bề trên, như thần đệ không bao giờ gọi tên của hoàng huynh, luôn chỉ gọi danh xưng ‘hoàng huynh’ trong khi huynh cứ luôn gọi thẳng tên đệ là ‘Phi Tuyết’. Người duy nhất có tư cách gọi tên huynh là phụ mẫu, giờ họ đã ra đi, chẳng còn ai có thể kêu tên huynh được, nếu huynh cho phép y gọi tên huynh, y sẽ biết y đã trở thành duy nhất với huynh, là ‘đặc biệt’ của huynh. Chắc chắn y sẽ cảm động và quan hệ hai người sẽ tiến được một bước, y chưa có ái nhân, và những người đang một mình rất nhạy cảm với việc trở thành ‘đặc biệt’ với ai đó…
Nguyệt Ly cứ thế vác đàn đi cưa người, dù tài đánh đàn của Nguyệt Ly cao tuyệt về kĩ thuật nhưng lại có khuyết điểm to lù lù là không truyền được cảm xúc cho người nghe.
Nhận thư, Phi Tuyết tức muốn hộc máu, đáng ra là triển lãm chỗ ưu việt của bản thân, giờ hoàng huynh lại bầy chỗ xấu ra. Trong hoàn cảnh ấy, việc này không tạo được sự đồng cảm quan tâm mà trái lại bị coi là vô dụng ấy chứ!
Bao thư số 5….
Trong thư phòng, điện hạ tay cầm sách, ngưng mắt nhìn cả chục con bồ câu xôn xao toán loạn trước mặt. Chúng vừa ập vào từ cửa sổ, chẳng khác gì một tiểu phi đội chim. Con nào cũng mang thư, bên ngoài thư có bao ghi số.
Hắn im lặng lấy thư trong bao lụa số một.
Đập vào mắt là những nét chữ bay bướm quen thuộc của hoàng đệ,
Hoàng huynh, vì đây là thư, diện tích viết có hạn nên thần đệ sẽ đi thẳng vào đề:
Hoàng huynh yêu dấu, khiếu chọn quà của huynh thật không ai sánh bằng, Lan Đặc cũng chỉ là đồ đần giỏi mỗi cái miệng, không làm ăn được gì khi áp dụng vào thực tế. Để tránh huynh làm mọi việc bung bét hơn nữa trước khi thần đệ đến nơi, thần đệ này đành phải tiết lộ một phần nội dung trong cuốn sách mình đang viết cho huynh.
Phương pháp lấy lòng:
Hoàng huynh, tiểu thỏ của huynh rõ ràng không phải người tham tài háo sắc, dâng những lễ vật quá giá trị, lại còn sẽ kèm phiền phức và trách nhiệm như Di chiếu phụ hoàng thì sẽ chỉ làm y e ngại sợ hãi thôi. Loại như y thật ra rất dễ dụ, y thích những điều bình thường, sẽ dễ dàng động tâm vì những điều nhỏ nhặt đơn giản nhưng biểu lộ được thành ý. Vì vậy, hoàng huynh của thần đệ, thần đệ này đề nghị huynh thử nấu ăn đi.
Hãy thử nấu một bữa ăn cho y. Thần đệ biết huynh tinh thông học thuật, võ nghệ vô song… đa tài đa năng, nhưng nấu ăn hoàn toàn thuộc phạm trù xa lạ với huynh, chẳng khác nào yêu cầu heo biết nói thỏ biết bay vậy. Vậy nên, huynh không cần nấu ngon. Cứ nấu theo cách huynh muốn, đừng yêu cầu đầu bếp giúp đỡ chỉ bảo, huynh cứ biết gì làm nấy. Thực ra huynh nấu càng dở thì càng được tên nhóc đó thông cảm, tin thần đệ đi, tiểu tử ấy thuộc dạng sẽ bỏ ăn thương tiếc cả ngày nếu sủng vật qua đời, nên sẽ dễ dàng đồng cảm với việc huynh đã nỗ lực nhưng vì khiếm khuyết cảm giác mới thành ra như thế.
Tiểu tử ấy nhìn vào nỗ lực và tâm ý nhiều hơn nhìn vào kết quả, nên để nhấn mạnh việc huynh đã nỗ lực thế nào, huynh hãy tìm cách để tên nhóc đó thấy huynh khốn đốn làm sao trong việc nhóm bếp rồi nấu ăn ( trông càng khốn khổ đáng thương càng tốt, mà căn bản huynh cũng chẳng cần ra vẻ, thần đệ biết huynh sẽ trông vô cùng vụng về rồi.) Nếu huynh không biết cách dụ tên nhóc đó chứng kiến thì cứ bảo với Lan Đặc, tên đó sẽ nghĩ ra cách khiến Thiên Hoa tới bếp một cách vô cùng tự nhiên.
Lưu ý nhé, khi nấu ăn cho y, tay phải bị thương, thương do bỏng mỡ, do lửa đốt, hoặc bị dao cắt…. Tóm lại là phải có những vết thương có thể có khi nấu ăn, đừng cố tạo mấy loại thương tích chẳng thể có khi đang yên lành đun bếp, thần đệ biết huynh biết phân loại vết thương, chắc sẽ không phạm sai lầm quá mức phi lý như chỉ nấu một bữa mà gẫy xương đâu? Tốt nhất là hãy băng bó vài chỗ, để yên vài chỗ để tiểu tử đó còn dễ nhận ra huynh bị thương và cảm thấy cảm động.
Trên đó là những dặn dò cơ bản: nấu ăn cho y, cứ nấu tự nhiên, phải bị thương, đấy, ba điều đó thôi. Chắc huynh sẽ làm tốt. Khi y ăn, hãy quan sát phản ứng của y: Nếu y cảm động vì hành động của huynh, huynh hãy mở bao thứ số 2; nếu y không cảm động, mở bao thư số 3.
Những dấu hiệu chứng tỏ y cảm động (nếu y có 2 trong những dấu hiệu đệ liệt kê, thì mở bao số 2, có ít hơn 2 thì mở thư số 3)
– cảm ơn huynh với vẻ rất chân thành
– có thể ăn hết đồ ăn huynh nấu
– khi ăn còn có thể khen ngon
– hay nhìn nhìn vết thương của huynh với vẻ áy náy
….
Hoàng huynh nhớ mỗi ngày đều phải viết thư báo cáo quá trình hành động cho thần đệ nha. (nói thật thì đệ cũng không trông đợi huynh tả được gì, đệ có thư chi tiết của Lan Đặc rồi, nhưng đệ vẫn muốn thu thập vấn đề từ góc nhìn của hoàng huynh)
“Ngon không?”
Y hỏi, mặt vẫn lạnh nhạt vô cảm, nhưng Thiên Hoa chú ý thấy những tia sáng lấp lánh trong đáy mắt, giọng hơi cao hơn bình thường… nói sao nhỉ, cảm giác y đang rất chờ mong.
Tử đồng tập trung nhìn Diệp Thiên Hoa, chú ý phân tích từng cử chỉ, xét đoán xem y có những dấu hiệu Phi Tuyết chỉ bảo không. Thật ra y không quan tâm Thiên Hoa khen hay không, y khen thì mở bao số 2, không khen thì mở bao số 3, Phi Tuyết đã viết rất rõ ràng.
Thiên Hoa cắn răng, tự nhủ ăn muối tốt cho cơ thể, nuốt xuống, tỏ ra hào hứng hết sức, “Ngon!”
Sâu trong lòng, Thiên Hoa chỉ muốn hỏi, “Ngươi cho mấy lọ muối vào một bát mì vậy?”
Nghe nhận xét của cậu, mắt y hơi khép lại, ngả người ra sau tựa vào ghế, không nói gì hết, nhưng trực giác cậu nói y đang hài lòng và vui vẻ.
Xem ra dù có là băng sơn thì cứ ở cạnh lâu sẽ biết băng sơn đang cảm thấy gì.
Mắt Nguyệt Ly hơi khép lại, ngả người ra sau tựa vào ghế khi chìm trong suy nghĩ. Thiên Hoa đã có 2 dấu hiệu, vậy là mở bao số 2. Dòng tư tưởng của Nguyệt Ly hoàn toàn trôi dạt về đống thư đánh số trong phòng…
***
Nguyệt Ly về mở bao thư số 2:
Chúc mừng hoàng huynh, đối tượng của huynh thật rất dễ ăn. Nếu y đã cảm động thì mọi việc sẽ rất đơn giản.
Huynh hãy nấu ăn tiếp cho y đi. Cứ nấu liên tục với tất cả ‘tấm lòng’, nấu đến khi nào tên đó thấy lương tâm áy náy (dạ dày không chịu nổi) đòi được nấu ăn cho huynh thì huynh hãy danh chính ngôn thuận vứt chức đầu bếp cho tên đó. Đó sẽ là ‘đáp lễ’ của y nên huynh hãy hảo hảo mà đón nhận nga. Mọi cá nhân đều thích được khen ngợi, được công nhận mình đã làm tốt, được khẳng định giá trị của mình, nên huynh phải nhớ, tuyệt đối không được chê đồ ăn tên đó nấu.
Là y nấu nên phải khen ngon, phải thể hiện việc vì tên đó rất quan trọng với huynh nên dù y nấu cái quái gì huynh cũng phải khen ngợi. Vì y biết huynh không cảm thấy vị, nên huynh càng khen y sẽ càng cảm thấy thương cảm quan tâm, càng cảm động trước việc người lạnh lùng như huynh đã cố gắng một cách vụng về để lấy lòng y thế nào.
…..
Bao thư số 4
Hoàng huynh yêu dấu, tiểu tử đó rất dễ động lòng nga. Thần đệ khuyên huynh hãy dùng cách truy nữ cơ bản, đó là triển lãm mặt tốt nhất trong huynh cho người ấy thấy, khiến người ấy si mê ngưỡng mộ huynh. Chắc huynh tự hỏi sao lại là cách truy nữ? Đây vì, nói thật nha hoàng huynh, với cá tính ngây ngô thích những thứ dễ thương dễ khóc nhát gan của Thiên Hoa, tuy y là nam nhân, vẫn có những chỗ khác biệt, nhưng tạm thời dùng cách truy nữ nhân với y đảm bảo không sai đâu.
Mặt tốt nhất của huynh chính là sở trường của huynh, là điều huynh làm tốt nhất ấy. Huynh rất đa tài đa năng, và khía cạnh huynh tốt nhất là cầm kĩ (thực ra Phi Tuyết định viết là võ kĩ, nhưng võ kĩ và cầm kĩ chỉ khác nhau một dấu phẩy trong ngôn ngữ của đại lục này, Phi Tuyết khi viết chữ kế tiếp đã vô tình phẩy mực qua chữ ‘võ kĩ’, khiến trong thư nó chuyển thành ‘cầm kĩ’)….
….
Nếu thấy y si ngốc nhìn huynh, mắt ngơ ngẩn nhìn huynh (tóm lại là thấy y mang vẻ mặt đờ đẫn mà đám háo sắc ngu ngốc hay trưng ra với huynh) thì huynh hãy dụng nụ cười tuyệt đại vô song, nhất tiếu khuynh thành mà thần đệ từng huấn luyện ấy. Trong khung cảnh lãng mạn, khi y vừa tâm động với tài năng siêu phàm của huynh, lại bị một nụ cười của mĩ nam siêu trần thoát tục trực tiếp bắn vào, đảm bảo là nhất tiễn xuyên tâm, mặt đỏ tim nhảy gấp…
Tên đó chưa biết tên thật của huynh đúng không? Vậy thì vào lúc đó, hãy vận dụng tất cả sự ôn nhu huynh có thể vận dụng, ra vẻ vô cùng quyến rũ mà dịu dàng nói ra tên mình, cho phép y được gọi cái tên chân chính của huynh.
Đại lục chúng ta quy định, tên thật của hoàng tộc, chỉ người hoàng tộc mới được gọi, khi người hoàng tộc cho phép ai gọi tên mình tức là xác nhận người đó là ‘đặc biệt’ với mình, bề dưới không được gọi trực tiếp tên của bề trên, như thần đệ không bao giờ gọi tên của hoàng huynh, luôn chỉ gọi danh xưng ‘hoàng huynh’ trong khi huynh cứ luôn gọi thẳng tên đệ là ‘Phi Tuyết’. Người duy nhất có tư cách gọi tên huynh là phụ mẫu, giờ họ đã ra đi, chẳng còn ai có thể kêu tên huynh được, nếu huynh cho phép y gọi tên huynh, y sẽ biết y đã trở thành duy nhất với huynh, là ‘đặc biệt’ của huynh. Chắc chắn y sẽ cảm động và quan hệ hai người sẽ tiến được một bước, y chưa có ái nhân, và những người đang một mình rất nhạy cảm với việc trở thành ‘đặc biệt’ với ai đó…
Nguyệt Ly cứ thế vác đàn đi cưa người, dù tài đánh đàn của Nguyệt Ly cao tuyệt về kĩ thuật nhưng lại có khuyết điểm to lù lù là không truyền được cảm xúc cho người nghe.
Nhận thư, Phi Tuyết tức muốn hộc máu, đáng ra là triển lãm chỗ ưu việt của bản thân, giờ hoàng huynh lại bầy chỗ xấu ra. Trong hoàn cảnh ấy, việc này không tạo được sự đồng cảm quan tâm mà trái lại bị coi là vô dụng ấy chứ!
Bao thư số 5….
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook