Chuyện Đời Của Gia Gia
-
Chương 18
Lúc tôi mới kết bạn với họ, cũng là đơn giản mà thân. Người bạn tôi quen đầu tiên là Duy, là cái người mà tôi có nhắc lúc trước, bạn thân của siêu quậy trong trường. Tôi nhớ hôm đó là ngày mưa rất lớn. Tôi đi điểm danh trên lớp nhưng anh ta hôm đó vắng mặt. Sau khi rời khỏi lớp thì lại thấy anh ta dửng dưng từ cổng tiến vào, bộ dạng nhìn như cái bang xuất núi. Chân mang đôi dép lê, quần xoắn tới tận đầu gối, tai đeo headphone, áo khoát rêu cũ mềm đã bạc màu kèm theo trên vai là chiếc balo đã rách một góc. Mới đầu tôi thầm nhủ chắc ăn xin vào trường xin trú mưa, sau đó lại đoán là phụ huynh của học viên nào vì nhìn mặt mũi khá già dặn, tôi cung kính mời anh ta ngồi, cuối cùng mới được anh ta cho biết, anh ta tên Duy, vào bổ sung điểm danh, bảo nhà xa lại mưa lớn nên đi trễ. Tôi lúc ấy vô cùng xấu hổ lại bực bội vì thái độ cung kính ban đầu của mình nên lên giọng đàn chị:
"Lần sau em cố gắng đi sớm nếu không thì xem như nghỉ nửa buổi nha."
Anh ta cười cười:
"Xem nào, em đây còn lớn hơn chị ba tuổi đấy nhé."
Trước sự sự ngơ ngác của tôi, anh ta đi thẳng lên lầu.
Thật ra anh ta học ở đây cũng gần hai năm rồi, tôi lại mới vào làm được mấy tháng nên không để ý anh ta. Cũng có thể trước anh ta nấp kín ở một góc nào đó nên khi đi điểm danh tôi không nhìn rõ mặt. Sau cùng, tôi hậm hực bổ sung tên anh ta vào.
Chuyện hôm đó trôi qua, tôi cũng không để ý tới nữa. Nhưng anh ta dường như vẫn còn nhớ tới bộ dạng xấu hổ của tôi lần đó, mỗi lần gặp lại thì cười cười như có như không. Một hôm anh ta nhắn tin cho tôi xin nghỉ phép.
"Alo alo, có phải số điện thoại của Gia Gia không?"
"Dạ, em là Gia Gia. Xin hỏi ai vậy ạ?"
"Em là Duy. Hôm nay xin phép nghỉ học nhé."
Tôi nhìn nhìn, một số điện thoại lạ hoắc.
"Duy lớp nào?"
"Duy lớp 1011G. Người mà hôm trước chị còn mời em ngồi uống trà đấy."
Giờ thì tôi nhận ra là Duy nào rồi. Anh ta còn cố ý nhắc lại sự tích hôm trước nữa cơ đấy, kèm theo một icon mặt cười gian xảo.
"À, là anh à. Tại sao hôm nay lại xin nghỉ thế?"
"Không xưng" chị "nữa à: D.. Hôm nay anh bị cảm, cho anh nghỉ một hôm. Điểm danh nhớ ghi phép vào nhé."
Giọng điệu có phải người ốm đâu. Tôi rất hoài nghi việc lười đi học của ông anh này.
"Em không tin anh đau bệnh gì đâu nhé. Anh trốn học vì lười biếng đúng không?"
Anh ta cười ha ha trong điện thoại. Sau đó cố ý gửi lại sticker một người sốt nằm đắp khăn trên trán.
"Nào có. Anh bệnh thật mà."
"Anh lừa em thì có. Em sẽ ghi vào đây vắng mặt nhé. Đủ ba lần thì cứ cấm thi thôi."
"Ấy ấy, tha cho anh đi mà. Ghi phép cho anh đi, cuối tuần mời em đi ăn kèm nhé. Được không?"
Thật ra thì tôi cũng hù dọa anh ta thế thôi. Người ta vẫn lịch sự nhắn tin xin phép, dù là lí do gì tôi vẫn phải ghi phép cho anh ta.
"Được rồi. Tha cho anh lần này đó, kem thì khỏi đi. Nhưng hôm sau phải đi học đầy đủ."
"Biết ngay là em tốt nhất mà."
Thật khéo nịnh nọt. Tôi không trả lời tin nhắn, tiếp tục vùi đầu vào công việc và các kế hoạch cho học viên. Vài ngày sau đó, anh ta cũng đi học đều đặn. Có điều gặp tôi vẫn cười cười, không hề nói chuyện chọc ghẹo như những người khác. Thật lạ, người trong điện thoại và người bên ngoài này khác nhau một trời một vực.
Cuối tuần, đang nằm thưởng thức vài bộ truyện ngôn tình, tôi nhận được điện thoại của anh ta.
"Tối nay em bận gì không?"
"Ở nhà thôi. Anh cần hỗ trợ gì hả?"
"Hỗ trợ gì chứ. Hôm trước bảo mời em ăn kem mà. Anh đang thực hiện lời hứa này."
"Em cũng bảo không cần rồi mà."
"Thôi, nói là phải làm. Em ở chỗ nào, gửi anh địa chỉ đi, anh qua chở em đi ăn."
Tôi hoang mang, ông anh này kì dị thế nhỉ. Đã bảo không cần còn thích chuốc phiền vào người là sao.
"Em ở xa lắm. Tận dưới Nhà Bè cơ."
"Thì em cứ gửi địa chỉ đi xem nào."
Tôi cố gắng gây thêm cản trở để anh ta bỏ cuộc.
"Xa lắm đấy nhé."
"Ơ, đã bảo cho địa chỉ rồi mà. Em cứ gửi qua đi, anh tìm được. Vậy nha."
Nói xong, anh ta cúp máy, còn nhắn qua một tin: "Gửi địa chỉ nhà qua cho anh đi."
Tôi bỏ điện thoại qua một bên, nằm suy nghĩ lại xem có nên gửi địa chỉ qua hay không. Tôi cứ thấy không cần thiết làm sao ấy. Một lúc sau, hình như anh ta không còn đủ kiên nhẫn, lại gửi thêm một tin nhắn: "Gửi qua nhanh đi nào!"
Thế là tôi cũng đành ngoan ngoãn gửi địa chỉ phòng trọ mình qua. Mới đầu tôi cứ nghĩ chắc xa xôi thế thì anh ta cũng sẽ không qua đâu. Qua gần bảy giờ rồi còn gì. Thế là tôi không để ý vẫn ăn cơm tán dóc với chị và cô em họ. Đến khoảng bảy giờ, điện thoại reo.
"Anh gần tới rồi, em chuẩn bị đi nha."
"Hả? Tới? Tới đâu?"
"Tời nhà em chứ đâu. Đừng nói là em không nhớ gì nha? Anh sắp đến rồi đó, tới anh lại gọi. Vậy nhé."
Nói xong anh ta lại cúp máy. Tôi quýnh lên. Anh ta tới thật hả trời? Chị tôi nhìn tôi:
"Ai gọi mày đi chơi giờ này?"
Chả là khu tôi ở là khu dân lao động, cứ khoảng sáu bảy giờ là tối đen. Người thì đi làm chưa về, hoặc người nào về thì đã ăn cơm và đi ngủ sớm cho công việc ngày mới. Nên khi tôi nhận điện thoại rủ đi chơi chị tôi mới hỏi thế.
"À, thì có bạn rủ đi uống cà phê. Em đi chút rồi về nhé."
Nói xong trước ánh nhìn không mấy vui vẻ của chị, tôi phóng lên gác thay đồ. Vừa thay xong thì anh ta lại gọi bảo đã đứng trước cửa dãy trọ rồi. Tôi ôm mũ bảo hiểm chạy ra thì thấy anh ta đang dựa người vào xe đứng đó. Hôm nay anh ta ăn mặc rất chỉnh tề, áo sơ mi xanh đen, quần jean ôm sát chân dài kèm theo đôi giày thể thao, trông rất điển trai. Kiểu cách này chẳng khác nào một dạng công tử bột.
"Lần sau em cố gắng đi sớm nếu không thì xem như nghỉ nửa buổi nha."
Anh ta cười cười:
"Xem nào, em đây còn lớn hơn chị ba tuổi đấy nhé."
Trước sự sự ngơ ngác của tôi, anh ta đi thẳng lên lầu.
Thật ra anh ta học ở đây cũng gần hai năm rồi, tôi lại mới vào làm được mấy tháng nên không để ý anh ta. Cũng có thể trước anh ta nấp kín ở một góc nào đó nên khi đi điểm danh tôi không nhìn rõ mặt. Sau cùng, tôi hậm hực bổ sung tên anh ta vào.
Chuyện hôm đó trôi qua, tôi cũng không để ý tới nữa. Nhưng anh ta dường như vẫn còn nhớ tới bộ dạng xấu hổ của tôi lần đó, mỗi lần gặp lại thì cười cười như có như không. Một hôm anh ta nhắn tin cho tôi xin nghỉ phép.
"Alo alo, có phải số điện thoại của Gia Gia không?"
"Dạ, em là Gia Gia. Xin hỏi ai vậy ạ?"
"Em là Duy. Hôm nay xin phép nghỉ học nhé."
Tôi nhìn nhìn, một số điện thoại lạ hoắc.
"Duy lớp nào?"
"Duy lớp 1011G. Người mà hôm trước chị còn mời em ngồi uống trà đấy."
Giờ thì tôi nhận ra là Duy nào rồi. Anh ta còn cố ý nhắc lại sự tích hôm trước nữa cơ đấy, kèm theo một icon mặt cười gian xảo.
"À, là anh à. Tại sao hôm nay lại xin nghỉ thế?"
"Không xưng" chị "nữa à: D.. Hôm nay anh bị cảm, cho anh nghỉ một hôm. Điểm danh nhớ ghi phép vào nhé."
Giọng điệu có phải người ốm đâu. Tôi rất hoài nghi việc lười đi học của ông anh này.
"Em không tin anh đau bệnh gì đâu nhé. Anh trốn học vì lười biếng đúng không?"
Anh ta cười ha ha trong điện thoại. Sau đó cố ý gửi lại sticker một người sốt nằm đắp khăn trên trán.
"Nào có. Anh bệnh thật mà."
"Anh lừa em thì có. Em sẽ ghi vào đây vắng mặt nhé. Đủ ba lần thì cứ cấm thi thôi."
"Ấy ấy, tha cho anh đi mà. Ghi phép cho anh đi, cuối tuần mời em đi ăn kèm nhé. Được không?"
Thật ra thì tôi cũng hù dọa anh ta thế thôi. Người ta vẫn lịch sự nhắn tin xin phép, dù là lí do gì tôi vẫn phải ghi phép cho anh ta.
"Được rồi. Tha cho anh lần này đó, kem thì khỏi đi. Nhưng hôm sau phải đi học đầy đủ."
"Biết ngay là em tốt nhất mà."
Thật khéo nịnh nọt. Tôi không trả lời tin nhắn, tiếp tục vùi đầu vào công việc và các kế hoạch cho học viên. Vài ngày sau đó, anh ta cũng đi học đều đặn. Có điều gặp tôi vẫn cười cười, không hề nói chuyện chọc ghẹo như những người khác. Thật lạ, người trong điện thoại và người bên ngoài này khác nhau một trời một vực.
Cuối tuần, đang nằm thưởng thức vài bộ truyện ngôn tình, tôi nhận được điện thoại của anh ta.
"Tối nay em bận gì không?"
"Ở nhà thôi. Anh cần hỗ trợ gì hả?"
"Hỗ trợ gì chứ. Hôm trước bảo mời em ăn kem mà. Anh đang thực hiện lời hứa này."
"Em cũng bảo không cần rồi mà."
"Thôi, nói là phải làm. Em ở chỗ nào, gửi anh địa chỉ đi, anh qua chở em đi ăn."
Tôi hoang mang, ông anh này kì dị thế nhỉ. Đã bảo không cần còn thích chuốc phiền vào người là sao.
"Em ở xa lắm. Tận dưới Nhà Bè cơ."
"Thì em cứ gửi địa chỉ đi xem nào."
Tôi cố gắng gây thêm cản trở để anh ta bỏ cuộc.
"Xa lắm đấy nhé."
"Ơ, đã bảo cho địa chỉ rồi mà. Em cứ gửi qua đi, anh tìm được. Vậy nha."
Nói xong, anh ta cúp máy, còn nhắn qua một tin: "Gửi địa chỉ nhà qua cho anh đi."
Tôi bỏ điện thoại qua một bên, nằm suy nghĩ lại xem có nên gửi địa chỉ qua hay không. Tôi cứ thấy không cần thiết làm sao ấy. Một lúc sau, hình như anh ta không còn đủ kiên nhẫn, lại gửi thêm một tin nhắn: "Gửi qua nhanh đi nào!"
Thế là tôi cũng đành ngoan ngoãn gửi địa chỉ phòng trọ mình qua. Mới đầu tôi cứ nghĩ chắc xa xôi thế thì anh ta cũng sẽ không qua đâu. Qua gần bảy giờ rồi còn gì. Thế là tôi không để ý vẫn ăn cơm tán dóc với chị và cô em họ. Đến khoảng bảy giờ, điện thoại reo.
"Anh gần tới rồi, em chuẩn bị đi nha."
"Hả? Tới? Tới đâu?"
"Tời nhà em chứ đâu. Đừng nói là em không nhớ gì nha? Anh sắp đến rồi đó, tới anh lại gọi. Vậy nhé."
Nói xong anh ta lại cúp máy. Tôi quýnh lên. Anh ta tới thật hả trời? Chị tôi nhìn tôi:
"Ai gọi mày đi chơi giờ này?"
Chả là khu tôi ở là khu dân lao động, cứ khoảng sáu bảy giờ là tối đen. Người thì đi làm chưa về, hoặc người nào về thì đã ăn cơm và đi ngủ sớm cho công việc ngày mới. Nên khi tôi nhận điện thoại rủ đi chơi chị tôi mới hỏi thế.
"À, thì có bạn rủ đi uống cà phê. Em đi chút rồi về nhé."
Nói xong trước ánh nhìn không mấy vui vẻ của chị, tôi phóng lên gác thay đồ. Vừa thay xong thì anh ta lại gọi bảo đã đứng trước cửa dãy trọ rồi. Tôi ôm mũ bảo hiểm chạy ra thì thấy anh ta đang dựa người vào xe đứng đó. Hôm nay anh ta ăn mặc rất chỉnh tề, áo sơ mi xanh đen, quần jean ôm sát chân dài kèm theo đôi giày thể thao, trông rất điển trai. Kiểu cách này chẳng khác nào một dạng công tử bột.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook