Cá Sấu Lặng Thinh - Hải Trầm Châu
-
Chương 1: Thúy Thúy
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Đặt sữa tươi xuống thềm nhà xong người đưa sữa giật giật sợi dây thừng đã mòn nhẵn, chiếc chuông đồng trên hiên nhà kêu lanh canh, người giao sữa leo lên xe đạp đạp đi. Cửa sắt được mở hé ra một chút, anh Vũ con nghiêng mình lách ra, nhấc hai chai thủy tinh sữa lên ôm vào lòng rồi vừa chặn gót chân giữ cửa vừa lanh lẹ chui tọt vào nhà như một chú cá.
Sữa bò mới dỡ khỏi thùng xốp nên còn nóng lắm, nhiệt độ truyền qua lớp vải áo mỏng làm nó phải xuýt xoa chuyển tay, khuôn mặt bầu bĩnh nhăn nhó.
Nó để một chai trên bàn phòng khách còn chai kia nhét vào túi quần rộng thùng thình rồi lẳng lặng đi về phòng.
Sáng sớm cuối tháng chín, phòng ngủ không kéo rèm còn tối om, không khí chưa lưu thông nên vẫn ấm áp. Nó leo lên cái thang giường tầng trong phòng, nó nằm tầng dưới, anh nó ngủ tầng trên.
Anh Vũ con năm nay tám tuổi, đã cao hơn bọn trẻ cùng lứa một khúc. Ba nó một mét tám sáu, mẹ nó một mét bảy, tính ra từ khi anh nó ra đời gen nhà họ Vũ lại được truyền cho đời sau.
Nó đứng tại bậc thang thứ ba, kéo cánh tay dài vắt ra ngoài giường rồi móc chai sữa trong túi quần ra nhét vào bàn tay đó. Đoạn, nó thì thào gọi: “Anh ơi, dậy thôi.”
Chai sữa bị tóm lấy rồi như là sắp bị lôi vào trong chăn, anh Vũ con vội la lên: “Phải vệ sinh chứ! Anh dậy lẹ lên, đã trốn tiết ôn bài buổi sáng rồi giờ còn nằm ườn đấy á.”
Nó lại gọi thêm hai câu thì thấy đống chăn nhúc nhích, nó hiểu ý nhảy liền xuống khỏi thang. Không hiểu anh nó búng người kiểu gì mà loáng cái đã đứng đàng hoàng trước mặt nó.
Ngủ sao mà cặp mắt mí lót thành hai mí luôn, anh Vũ con giục: “Lẹ lên lẹ lên, anh muộn rồi đó.”
Bàn tay kia lại xòe ra trước mặt nó, anh Vũ con tìm tờ danh sách trên bàn rồi nhét vào tay anh nó. Đã nhận danh sách, thằng anh hiên ngang ra khỏi phòng, không hề có vẻ còn ngái ngủ.
“Anh nè đi đường đừng có vượt đèn đỏ đó!” anh Vũ con nói với theo cái lưng thằng anh, chỉ có im lặng đáp lại nó.
Học sinh ngoại trú vùng này đều ở gần trường, thường chỉ mất mười phút đạp xe. Dọc đường có cả dãy tiệm bán quẩy nóng, bánh bao chiên, bánh bao đường, súp cay, xe đạp lướt qua một quệt là trên tay lái đã treo lúc lỉu những túi đồ ăn.
Đến cổng trường, gỡ hết túi xuống nhét vào ba-lô, đẩy xe đạp cho bác bảo vệ, trình nhãn tên trên ngực ra là cậu được vào.
Sắp tháng mười, hoa mộc trồng đầy sân trường chuẩn bị tỏa hương, vừa có chuông reo là tiếng đọc bài nhỏ dần. Học sinh nối đuôi nhau lên tầng hết Vũ Thành Vãn mới nhảy cóc hai bậc lên cầu thang rồi nhanh nhẹn vào lớp bằng cửa dưới.
Hôm nay có gì lạ lạ, bình thường cậu vẫn đi lối này nhưng dãy cuối lớp mọi khi rộng rãi hôm nay lại bị kê thêm một cái bàn. Nhãng đi một tí cậu đã va phải bàn.
Cái bàn gỗ đơn bị xô về phía trước mấy xăng-ti-mét, người bạn cùng lớp bị xô phải đã rụt người lại, hình như bị đập vào xương sườn hay sao mà thấy cậu ta ôm bụng gục mặt xuống bàn.
Thậm chí còn chẳng ngẩng lên xem ai là thủ phạm.
Vũ Thành Vãn ngẩn mặt ra, cậu vừa định xin lỗi thì đã bị đám bạn xúm vào quây chặt. Cậu cứ như ngôi sao màn bạc. Khác mỗi cái là lũ bạn chỉ đòi đồ ăn trong ba-lô của cậu.
Học sinh ngoại trú nào cũng phải trải qua cảnh này, chúng sẽ được nhờ vả mua đồ hộ, hầu hết là đồ ăn, thỉnh thoảng cả đồ dùng nữa. Đứa nào ngại việc không mua cũng chẳng sao, từ chối một câu mua bán mất thời gian, ảnh hưởng đến học hành là được.
Đám đông tản đi, Vũ Thành Vãn vẫn đứng ở đó, thấy người bạn mới đến vẫn gục đầu không dậy cậu im lặng một hồi rồi đi về chỗ mình.
Cậu cao nên vẫn ngồi bàn cuối, giờ bạn mới đến lại ngồi sau cả cậu.
Trông bạn mới này co ro vậy có vẻ rất nhỏ con, ăn mặc phong phanh, người gầy trơ xương.
Chắc chắn là cậu không chắn bảng của nó chứ?
Thắc mắc là vậy nhưng không đợi cậu nghĩ nhiều, chỗ cạnh cậu đã có người đến. Đó là bạn cùng bàn với cậu. Còn mấy phút mới vào tiết đầu, nó bắt đầu viết tin nhắn vào vở nháp cho cậu đọc.
Thằng đằng sau mới chuyển trường đó, tối qua nó đến, mày không đi mà xem nó tự giới thiệu. Há há.
Há há là thế nào? Vũ Thành Vãn nhướng mày nhìn thằng cùng bàn, thế là thằng này bắt đầu so so hai vai, bắt chước kiểu nói lắp: “Tớ, mình… mình tên là… Trần, Tụy… Tụy.”
Hình như mấy lời này đã đánh động Trần Tụy, nó ngẩng đầu lên, tự dưng ba người nhìn nhau.
Lần đầu tiên nhìn thấy Trần Tụy Vũ Thành Vãn đã ghi nhớ trên trán nó có một vết bầm, dưới mắt trái có một nốt ruồi, mặt rất gầy, mắt rất to, rất tròn và đôi môi tái nhợt như của người suy dinh dưỡng.
Chỉ một giây im lặng, sau đó Tiển Binh – thằng cùng bàn với Vũ Thành Vãn đã dài giọng gọi: “Thúy Thúy à~”
Vũ Thành Vãn không thấy được vẻ tức tối trên mặt người bạn mới, nó bình tĩnh như một mặt hồ. Trên mặt hồ phản chiếu trò chọc ghẹo của Tiển Binh và sự im lặng của Vũ Thành Vãn.
Nó lại gục mặt xuống, Tiển Binh trêu mà không thấy phản ứng thì có vẻ muốn cáu nhưng bị Vũ Thành Vãn nắm đầu xoay về.
Ăn sáng xong bọn học trò lục tục trở lại lớp. Hai tiết đầu học ngữ văn, thầy giáo đứng trên bục viết bảng, Vũ Thành Vãn ngồi thẳng lưng đàng hoàng, không hề giống mấy đứa học trò ngồi cạnh tường là bắt đầu dựa dẫm xiêu vẹo.
Và như thế lại làm Trần Tụy ngồi sau cậu bị bối rối. Ngồi dãy bên mà cũng bị bạn đằng trước chắn bảng được ư?
Được chứ. Trần Tụy vẫn chưa thích nghi được với phòng học mới, trong lúc hoang mang cậu lại nhớ đến người cha làm nghề đan lát của mình tối qua đã dập đầu với hiệu trưởng để xin được hoãn nộp tiền học cho cậu ít hôm. Cha cậu không chỉ tự dập đầu mà còn nắm đầu cậu đập bình bịch xuống nền xi-măng. Chắc thầy hiệu trưởng cũng phát hoảng với hình ảnh cha con cậu lúc đó nên mới đồng ý cho cậu nhập học.
Cha cậu thì ngầm trách tất cả là tại cậu học kém quá, nếu thành tích của cậu tốt thì kiểu gì hiệu trưởng chẳng nhận? Cái mặt nịnh hót thế kia có khi còn tươm tướp xin cậu về trường ấy chứ.
Trần Tụy không hề đồng tình với thái độ lá mặt lá trái đó của cha mình, nhưng sự thật là cha cậu đã dập đầu ba cái với hiệu trưởng để cậu được đi học. Tối qua cha cậu đã ra về ngay, sân trường tối om chỉ còn tiếng côn trùng gáy, ánh đèn leo lét không chiếu tới được bóng dáng còm cõi gầy gò của cậu. Lúc ấy Trần Tụy nhìn theo bóng lưng cha mà tự dưng mũi cay cay, suýt nữa thì chạy theo xin về cùng.
Cậu lại thả hồn đi đâu, bạn ngồi trước cao quá thành ra choán hết tầm nhìn của cậu. Cái lưng rộng, áo đồng phục trắng bóc, cổ áo giặt sạch hồ rồi vẫn thẳng thớm sạch sẽ, mà vẫn là áo cộc tay. Chắc hết Quốc Khánh mới chuyển sang áo dài tay nhỉ. Cậu cứ hay ngơ ngác để đầu óc lan man như thế. Đến khi cậu sực tỉnh ra thì thầy ngữ văn đã đứng ngay trước mắt, thầy nghiêm mặt nhìn cây bút nằm im trên tay cậu làm cậu ngượng ngùng cúi đầu. Cũng may thầy không bảo gì cậu cả.
Tiển Binh nháy mắt với Vũ Thành Vãn, ý là chế giễu Trần Tụy. Vũ Thành Vãn đưa mắt nhìn trang sách trắng trơn của cậu, hàng lông mày kiên nghị chỉ hơi nhíu lại.
Chương trình học có sự liên kết nên giáo viên bộ môn đều tò mò về học sinh lớp mười hai còn chuyển trường, thế là ai cũng đi xuống cuối lớp xem.
Mà Trần Tụy thì có vẻ rất nhát gan, nó cứ khép nép chẳng dám nhìn thẳng vào thầy cô nào cả. Nghe nói thành tích học của nó cũng kém, thường là xếp thứ nhất từ dưới lên, nó chuyển vào trường này vì lý do cá nhân, không quen biết ai cả, nói chung chẳng ai hiểu nhiều về nó. Mọi người vẫn cứ nhìn về phía nó, vẫn cứ bàn tán xì xào nhưng không ai tiến tới hỏi thăm nó cả.
Cứ thế đến chiều, sách vở tất cả các môn của Trần Tụy vẫn trắng bóc. Nhập học trễ nên chẳng có tài liệu học gì cả, may mà sách giáo khoa là thứ thông dụng. Sách trong túi cậu cha cậu mua mới cả bộ ở hiệu sách Tân hoa, cậu chỉ viết tên mình lên phần mép sách. Ấy là cậu sợ viết lên trang sách lại bị ai xé mất trang có tên, ghi thế này là dễ nhận ra nhất.
Cậu không nghe giảng.
Xế chiều Vũ Thành Vãn đi lên văn phòng, ngang qua sân thể dục thì thấy có lớp đang học. Thảm cỏ xanh sáng rực dưới ánh nắng chiều, bọn học trò ngồi chen dưới tàng cây nói chuyện. Giáo viên thể dục cao lớn hất cằm với cậu, cậu dừng lại gật đầu rồi đi tiếp về phía văn phòng.
Đến giờ tự học, lớp vẫn ồn ào nên ủy viên kỷ luật đứng lên quản lớp. Vũ Thành Vãn lẳng lặng vào từ cửa dưới, gõ gõ ngón trỏ lên mặt bàn Trần Tụy, gõ hai lần, rất đều nhau.
Trần Tụy rụt vai như chim sợ cành cong. Đầu tiên cậu thấy ngón tay dài xương xương gập trước mặt, rồi từ từ ánh mắt hoảng sợ của cậu lướt đến đoạn cổ tay, rồi lên cánh tay… cao quá. Trần Tụy ngửa hẳn mặt lên nhìn mặt Vũ Thành Vãn, Vũ Thành Vãn không tỏ vẻ gì cả làm Trần Tụy càng hoang mang.
Không hề có thái độ giễu nhại hay sừng sộ như dự đoán, cậu chỉ thấy Vũ Thành Vãn dùng ngón trỏ và ngón giữa làm dấu đổi chỗ.
Ý là sao? Trần Tụy tròn mắt quên cả mở miệng thắc mắc, cứ như người bị câm.
Chú thích:
(*) Thúy Thúy (翠翠 [cuì cuì]): tên chương một và cũng là tên Tiển Binh gọi trêu Trần Tụy, chữ Thúy phát âm giống chữ Tụy (萃[cuì]). Trong truyện và những lời tác giả mình đều ko tìm được lời chú giải về tên này, nhưng sau khi tra cứu mình tin Thúy Thúy là ám chỉ nhân vật Thúy Thúy trong tiểu thuyết Biên Thành của nhà văn Thẩm Tùng Văn. Đây là một tiểu thuyết Trung Quốc nổi tiếng phát hành năm 1936, nội dung xoay quanh một ông quản đò và cô cháu gái của ông là Thúy Thúy. Thúy Thúy mồ côi cha mẹ, sống cùng ông ngoại làm nghề lái đò bên sông, cô là một thiếu nữ khả ái, sớm biết lo toan, và nói chung là số khổ.
Sữa bò mới dỡ khỏi thùng xốp nên còn nóng lắm, nhiệt độ truyền qua lớp vải áo mỏng làm nó phải xuýt xoa chuyển tay, khuôn mặt bầu bĩnh nhăn nhó.
Nó để một chai trên bàn phòng khách còn chai kia nhét vào túi quần rộng thùng thình rồi lẳng lặng đi về phòng.
Sáng sớm cuối tháng chín, phòng ngủ không kéo rèm còn tối om, không khí chưa lưu thông nên vẫn ấm áp. Nó leo lên cái thang giường tầng trong phòng, nó nằm tầng dưới, anh nó ngủ tầng trên.
Anh Vũ con năm nay tám tuổi, đã cao hơn bọn trẻ cùng lứa một khúc. Ba nó một mét tám sáu, mẹ nó một mét bảy, tính ra từ khi anh nó ra đời gen nhà họ Vũ lại được truyền cho đời sau.
Nó đứng tại bậc thang thứ ba, kéo cánh tay dài vắt ra ngoài giường rồi móc chai sữa trong túi quần ra nhét vào bàn tay đó. Đoạn, nó thì thào gọi: “Anh ơi, dậy thôi.”
Chai sữa bị tóm lấy rồi như là sắp bị lôi vào trong chăn, anh Vũ con vội la lên: “Phải vệ sinh chứ! Anh dậy lẹ lên, đã trốn tiết ôn bài buổi sáng rồi giờ còn nằm ườn đấy á.”
Nó lại gọi thêm hai câu thì thấy đống chăn nhúc nhích, nó hiểu ý nhảy liền xuống khỏi thang. Không hiểu anh nó búng người kiểu gì mà loáng cái đã đứng đàng hoàng trước mặt nó.
Ngủ sao mà cặp mắt mí lót thành hai mí luôn, anh Vũ con giục: “Lẹ lên lẹ lên, anh muộn rồi đó.”
Bàn tay kia lại xòe ra trước mặt nó, anh Vũ con tìm tờ danh sách trên bàn rồi nhét vào tay anh nó. Đã nhận danh sách, thằng anh hiên ngang ra khỏi phòng, không hề có vẻ còn ngái ngủ.
“Anh nè đi đường đừng có vượt đèn đỏ đó!” anh Vũ con nói với theo cái lưng thằng anh, chỉ có im lặng đáp lại nó.
Học sinh ngoại trú vùng này đều ở gần trường, thường chỉ mất mười phút đạp xe. Dọc đường có cả dãy tiệm bán quẩy nóng, bánh bao chiên, bánh bao đường, súp cay, xe đạp lướt qua một quệt là trên tay lái đã treo lúc lỉu những túi đồ ăn.
Đến cổng trường, gỡ hết túi xuống nhét vào ba-lô, đẩy xe đạp cho bác bảo vệ, trình nhãn tên trên ngực ra là cậu được vào.
Sắp tháng mười, hoa mộc trồng đầy sân trường chuẩn bị tỏa hương, vừa có chuông reo là tiếng đọc bài nhỏ dần. Học sinh nối đuôi nhau lên tầng hết Vũ Thành Vãn mới nhảy cóc hai bậc lên cầu thang rồi nhanh nhẹn vào lớp bằng cửa dưới.
Hôm nay có gì lạ lạ, bình thường cậu vẫn đi lối này nhưng dãy cuối lớp mọi khi rộng rãi hôm nay lại bị kê thêm một cái bàn. Nhãng đi một tí cậu đã va phải bàn.
Cái bàn gỗ đơn bị xô về phía trước mấy xăng-ti-mét, người bạn cùng lớp bị xô phải đã rụt người lại, hình như bị đập vào xương sườn hay sao mà thấy cậu ta ôm bụng gục mặt xuống bàn.
Thậm chí còn chẳng ngẩng lên xem ai là thủ phạm.
Vũ Thành Vãn ngẩn mặt ra, cậu vừa định xin lỗi thì đã bị đám bạn xúm vào quây chặt. Cậu cứ như ngôi sao màn bạc. Khác mỗi cái là lũ bạn chỉ đòi đồ ăn trong ba-lô của cậu.
Học sinh ngoại trú nào cũng phải trải qua cảnh này, chúng sẽ được nhờ vả mua đồ hộ, hầu hết là đồ ăn, thỉnh thoảng cả đồ dùng nữa. Đứa nào ngại việc không mua cũng chẳng sao, từ chối một câu mua bán mất thời gian, ảnh hưởng đến học hành là được.
Đám đông tản đi, Vũ Thành Vãn vẫn đứng ở đó, thấy người bạn mới đến vẫn gục đầu không dậy cậu im lặng một hồi rồi đi về chỗ mình.
Cậu cao nên vẫn ngồi bàn cuối, giờ bạn mới đến lại ngồi sau cả cậu.
Trông bạn mới này co ro vậy có vẻ rất nhỏ con, ăn mặc phong phanh, người gầy trơ xương.
Chắc chắn là cậu không chắn bảng của nó chứ?
Thắc mắc là vậy nhưng không đợi cậu nghĩ nhiều, chỗ cạnh cậu đã có người đến. Đó là bạn cùng bàn với cậu. Còn mấy phút mới vào tiết đầu, nó bắt đầu viết tin nhắn vào vở nháp cho cậu đọc.
Thằng đằng sau mới chuyển trường đó, tối qua nó đến, mày không đi mà xem nó tự giới thiệu. Há há.
Há há là thế nào? Vũ Thành Vãn nhướng mày nhìn thằng cùng bàn, thế là thằng này bắt đầu so so hai vai, bắt chước kiểu nói lắp: “Tớ, mình… mình tên là… Trần, Tụy… Tụy.”
Hình như mấy lời này đã đánh động Trần Tụy, nó ngẩng đầu lên, tự dưng ba người nhìn nhau.
Lần đầu tiên nhìn thấy Trần Tụy Vũ Thành Vãn đã ghi nhớ trên trán nó có một vết bầm, dưới mắt trái có một nốt ruồi, mặt rất gầy, mắt rất to, rất tròn và đôi môi tái nhợt như của người suy dinh dưỡng.
Chỉ một giây im lặng, sau đó Tiển Binh – thằng cùng bàn với Vũ Thành Vãn đã dài giọng gọi: “Thúy Thúy à~”
Vũ Thành Vãn không thấy được vẻ tức tối trên mặt người bạn mới, nó bình tĩnh như một mặt hồ. Trên mặt hồ phản chiếu trò chọc ghẹo của Tiển Binh và sự im lặng của Vũ Thành Vãn.
Nó lại gục mặt xuống, Tiển Binh trêu mà không thấy phản ứng thì có vẻ muốn cáu nhưng bị Vũ Thành Vãn nắm đầu xoay về.
Ăn sáng xong bọn học trò lục tục trở lại lớp. Hai tiết đầu học ngữ văn, thầy giáo đứng trên bục viết bảng, Vũ Thành Vãn ngồi thẳng lưng đàng hoàng, không hề giống mấy đứa học trò ngồi cạnh tường là bắt đầu dựa dẫm xiêu vẹo.
Và như thế lại làm Trần Tụy ngồi sau cậu bị bối rối. Ngồi dãy bên mà cũng bị bạn đằng trước chắn bảng được ư?
Được chứ. Trần Tụy vẫn chưa thích nghi được với phòng học mới, trong lúc hoang mang cậu lại nhớ đến người cha làm nghề đan lát của mình tối qua đã dập đầu với hiệu trưởng để xin được hoãn nộp tiền học cho cậu ít hôm. Cha cậu không chỉ tự dập đầu mà còn nắm đầu cậu đập bình bịch xuống nền xi-măng. Chắc thầy hiệu trưởng cũng phát hoảng với hình ảnh cha con cậu lúc đó nên mới đồng ý cho cậu nhập học.
Cha cậu thì ngầm trách tất cả là tại cậu học kém quá, nếu thành tích của cậu tốt thì kiểu gì hiệu trưởng chẳng nhận? Cái mặt nịnh hót thế kia có khi còn tươm tướp xin cậu về trường ấy chứ.
Trần Tụy không hề đồng tình với thái độ lá mặt lá trái đó của cha mình, nhưng sự thật là cha cậu đã dập đầu ba cái với hiệu trưởng để cậu được đi học. Tối qua cha cậu đã ra về ngay, sân trường tối om chỉ còn tiếng côn trùng gáy, ánh đèn leo lét không chiếu tới được bóng dáng còm cõi gầy gò của cậu. Lúc ấy Trần Tụy nhìn theo bóng lưng cha mà tự dưng mũi cay cay, suýt nữa thì chạy theo xin về cùng.
Cậu lại thả hồn đi đâu, bạn ngồi trước cao quá thành ra choán hết tầm nhìn của cậu. Cái lưng rộng, áo đồng phục trắng bóc, cổ áo giặt sạch hồ rồi vẫn thẳng thớm sạch sẽ, mà vẫn là áo cộc tay. Chắc hết Quốc Khánh mới chuyển sang áo dài tay nhỉ. Cậu cứ hay ngơ ngác để đầu óc lan man như thế. Đến khi cậu sực tỉnh ra thì thầy ngữ văn đã đứng ngay trước mắt, thầy nghiêm mặt nhìn cây bút nằm im trên tay cậu làm cậu ngượng ngùng cúi đầu. Cũng may thầy không bảo gì cậu cả.
Tiển Binh nháy mắt với Vũ Thành Vãn, ý là chế giễu Trần Tụy. Vũ Thành Vãn đưa mắt nhìn trang sách trắng trơn của cậu, hàng lông mày kiên nghị chỉ hơi nhíu lại.
Chương trình học có sự liên kết nên giáo viên bộ môn đều tò mò về học sinh lớp mười hai còn chuyển trường, thế là ai cũng đi xuống cuối lớp xem.
Mà Trần Tụy thì có vẻ rất nhát gan, nó cứ khép nép chẳng dám nhìn thẳng vào thầy cô nào cả. Nghe nói thành tích học của nó cũng kém, thường là xếp thứ nhất từ dưới lên, nó chuyển vào trường này vì lý do cá nhân, không quen biết ai cả, nói chung chẳng ai hiểu nhiều về nó. Mọi người vẫn cứ nhìn về phía nó, vẫn cứ bàn tán xì xào nhưng không ai tiến tới hỏi thăm nó cả.
Cứ thế đến chiều, sách vở tất cả các môn của Trần Tụy vẫn trắng bóc. Nhập học trễ nên chẳng có tài liệu học gì cả, may mà sách giáo khoa là thứ thông dụng. Sách trong túi cậu cha cậu mua mới cả bộ ở hiệu sách Tân hoa, cậu chỉ viết tên mình lên phần mép sách. Ấy là cậu sợ viết lên trang sách lại bị ai xé mất trang có tên, ghi thế này là dễ nhận ra nhất.
Cậu không nghe giảng.
Xế chiều Vũ Thành Vãn đi lên văn phòng, ngang qua sân thể dục thì thấy có lớp đang học. Thảm cỏ xanh sáng rực dưới ánh nắng chiều, bọn học trò ngồi chen dưới tàng cây nói chuyện. Giáo viên thể dục cao lớn hất cằm với cậu, cậu dừng lại gật đầu rồi đi tiếp về phía văn phòng.
Đến giờ tự học, lớp vẫn ồn ào nên ủy viên kỷ luật đứng lên quản lớp. Vũ Thành Vãn lẳng lặng vào từ cửa dưới, gõ gõ ngón trỏ lên mặt bàn Trần Tụy, gõ hai lần, rất đều nhau.
Trần Tụy rụt vai như chim sợ cành cong. Đầu tiên cậu thấy ngón tay dài xương xương gập trước mặt, rồi từ từ ánh mắt hoảng sợ của cậu lướt đến đoạn cổ tay, rồi lên cánh tay… cao quá. Trần Tụy ngửa hẳn mặt lên nhìn mặt Vũ Thành Vãn, Vũ Thành Vãn không tỏ vẻ gì cả làm Trần Tụy càng hoang mang.
Không hề có thái độ giễu nhại hay sừng sộ như dự đoán, cậu chỉ thấy Vũ Thành Vãn dùng ngón trỏ và ngón giữa làm dấu đổi chỗ.
Ý là sao? Trần Tụy tròn mắt quên cả mở miệng thắc mắc, cứ như người bị câm.
Chú thích:
(*) Thúy Thúy (翠翠 [cuì cuì]): tên chương một và cũng là tên Tiển Binh gọi trêu Trần Tụy, chữ Thúy phát âm giống chữ Tụy (萃[cuì]). Trong truyện và những lời tác giả mình đều ko tìm được lời chú giải về tên này, nhưng sau khi tra cứu mình tin Thúy Thúy là ám chỉ nhân vật Thúy Thúy trong tiểu thuyết Biên Thành của nhà văn Thẩm Tùng Văn. Đây là một tiểu thuyết Trung Quốc nổi tiếng phát hành năm 1936, nội dung xoay quanh một ông quản đò và cô cháu gái của ông là Thúy Thúy. Thúy Thúy mồ côi cha mẹ, sống cùng ông ngoại làm nghề lái đò bên sông, cô là một thiếu nữ khả ái, sớm biết lo toan, và nói chung là số khổ.
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook