Anh Ở Phía Sau Em
-
Chương 4: Gai của hoa hồng
Cuối tuần nào tôi cũng dành riêng ngày chủ nhật để vào viện thăm bà ngoại. Bà tôi bị suy thận, một tuần phải chạy thận nhân tạo khoảng ba lần. Hơn một năm trước bà đã có dấu hiệu đãng trí, ban đầu tôi không chú ý lắm vì cứ nghĩ đó là bệnh chung của người già nhưng càng ngày bệnh càng nặng. Bà tôi hiện giờ không thể tự chăm sóc bản thân, ngay cả tôi bà cũng không nhớ.
Tôi đưa bà vào bệnh viện, khu chăm sóc đặc biệt. Hàng ngày có người chăm lo việc ăn ngủ của bà, đến ngày chạy thận họ sẽ đưa bà tôi sang khu chạy thận, mọi việc đều rất chu đáo, đương nhiên là chi phí bỏ ra cũng không phải con số nhỏ.
- Cô Diệp Thư, cô đến thăm bà à? –Nữ y tá vừa đút cháo cho bà vừa vui vẻ chào tôi.
- Vâng ạ.
Bà tôi đang ngồi trên giường, ánh mắt có phần đờ đẫn, miệng há ra rồi lại ngậm cháo như một đứa trẻ.
Tôi đặt túi hoa quả lên chiếc tủ đầu giường rồi thay hoa tươi vào chiếc lọ đặt trong phòng. Bà ngoại không nhớ tôi, cho dù cuối tuần nào tôi cũng đến nói chuyện với bà, cho bà ăn, nhưng bà chưa bao giờ đáp lại tôi. Thật ra tôi nhận thấy cũng có những lúc bà tôi hình như hơi tỉnh táo, vì thỉnh thoàng ánh mắt bà lại trở nên khác lạ, rất giống lúc bà chưa bị bệnh.
Bệnh của bà tôi trở nặng hơn nhanh chóng kể từ khi gia đình tôi nhận được tin cậu mất ở trong tù. Mợ tôi bị liệt đã lâu, hoàn toàn không thể ra ngoài kiếm việc làm. Hai đứa con của cậu mợ cũng phải nghỉ học mất mấy năm để kiếm tiền. Mãi tới khi tôi kết hôn với Nguyên Bảo, chính thức đi làm ở văn phòng luật tôi mới có khả năng hỗ trợ gia đình cậu.
Tôi cũng từng có sự tự tôn, đặc biệt là trong tình cảm. Nhưng đứng trước thực tế phũ phàng, khi đồng tiền trở thành thứ quyền năng không thể phủ nhận, lòng tự tôn của tôi đã là một mớ rẻ rách vô giá trị.
Nếu chỉ nhìn từ bên ngoài thì điều kiện của tôi không tồi, không nhất thiết phải bám lấy một người đàn ông không yêu mình. Tôi đáng lẽ phải dứt áo ra đi ngay từ cái đêm tân hôn đáng nguyền rủa kia.
Nhưng lòng tự tôn của tôi không quan trọng bằng người thân. Nguyên Bảo không yêu tôi nhưng anh ta có thể gánh vác gia đình tôi. Anh ta bỏ ra chi phí cho các hóa đơn chăm sóc y tế mà chưa bao giờ phàn nàn, có lẽ một phần vì anh ta cảm thấy có lỗi.
- Bà ơi, cháu mệt mỏi quá! Ngày nào cũng phải trưng ra bộ mặt tươi cười, cháu không biết mình còn chịu đựng được bao lâu nữa. Anh ấy cưới cháu nhưng không yêu cháu, chưa bao giờ yêu cháu! –Tôi khe khẽ thổ lộ với bà. Ngoài bà ngoại, tôi không còn ai để nói hết những ấm ức trong lòng. Bà nghe không hiểu những điều tôi nói, nhưng nếu bà hiểu được có lẽ tôi lại không dám nói ra.
Đột nhiên bàn tay tôi bị nắm lại. Tôi ngạc nhiên ngẩng đầu lên nhìn bà, bà tôi bắt đầu xoa nhẹ đầu tôi như lúc còn nhỏ.
- Cháu đừng khóc, không có chuyện gì là không giải quyết được cả. Rồi chồng cháu nó sẽ nghĩ lại thôi.
Tôi vui mừng kêu lên.
- Bà ơi, bà nhận ra cháu?
Sau đó bà tôi lại buông thõng tay xuống, im lặng như chưa từng nói gì. Vẻ mặt bà quay lại đờ đẫn như lúc thường, dường như mọi việc vừa xong chỉ là ảo giác của riêng tôi.
Chuyện này cũng xảy ra vài lần rồi nên tôi không thất vọng lắm.
Thường thì tôi sẽ ở lại bệnh viện với bà cả ngày chủ nhật, nhưng hai giờ chiều Tỉnh Thành gọi điện, dặn tôi gửi gấp cho anh ta một phần tài liệu quan trọng nên tôi buộc phải về nhà sớm.
Ở trước thềm, một đôi giày nam màu đen đắt tiền đập vào mắt tôi. Thông thường những màu sắc sặc sỡ mới hay làm người ta chói mắt, vậy mà màu đen của đôi giày này lại làm tôi nhức mắt kinh khủng.
Tôi nhẹ nhàng bước vào nhà, phòng khách và phòng bếp đều không có người. Giống như ma xui quỷ khiến, tôi tiến đến gần phòng của Nguyên Bảo. Căn phòng cách âm khá tốt nhưng vẫn để lọt ra ngoài một vài âm thanh.
Tiếng kêu, tiếng rên rỉ khe khẽ.
Tôi đứng như hoá đá trước cánh cửa gỗ màu nâu lạnh lẽo. Bọn họ làm gì ở bên trong, họ nhân lúc tôi đi vắng…
Khốn kiếp, tôi cứ tưởng ngôi nhà này chí ít cũng là nơi tôi nhận được chút tôn trọng cuối cùng của Nguyên Bảo!
Anh ta không dẫn tình nhân về nhà, tôi đã tin rằng bởi vì anh ta tôn trọng tôi, anh ta dù sao cũng coi tôi là vợ mình.
Hoá ra không phải, anh ta chỉ tỏ ra như thế trước mặt tôi mà thôi. Những lúc tôi đi vắng, bọn họ chắc hẳn đã cười nhạo sự ngu ngốc của tôi, sự hèn kém của tôi.
Trong mắt Nguyên Bảo, lẽ nào tôi thật sự không có lấy một chút giá trị nào sao? Cho dù tôi chỉ là bình hoa di động thì tôi cũng đã yêu anh ta bốn năm…
Bốn năm thanh xuân tươi đẹp nhất, anh ta đã trở thành chỗ dựa của tôi, là ngọn lửa sưởi ấm trái tim tôi. Cuối cùng ngọn lửa ấy lại thiêu tôi thành tro bụi.
Tôi bình tĩnh mở cửa phòng mình, bật laptop, gửi file tài liệu qua mail cho Tỉnh Thành. Công việc ấy lẽ ra chỉ mất vài phút nhưng tôi làm mãi không xong. Những ngón tay run rẩy không thể gõ nổi vài chữ cái đơn giản. Tôi không rõ vì sao tay mình lại không nghe theo sự điều khiển của chính mình.
Điên mất!
Tôi thực sự sẽ phát điên!
Cách một căn phòng trống, chồng tôi và người đàn ông khác đang làm loại chuyện tốt đẹp không thể để người khác trông thấy. Còn tôi thì ngồi ở đây, cố gắng để coi như mắt mù tai điếc.
Cảnh này không ngờ lại lặp lại lần thứ hai.
Lần đầu tiên tôi biết mối quan hệ giữa hai người họ cũng gần giống thế này. Đó là vào hôm tổ chức đám cưới, tiệc tùng linh đình, bệnh tình của bà tôi đột ngột chuyển biến xấu. Vì không muốn làm kinh động đến bố mẹ chồng và khách nên tôi chỉ nói với Nguyên Bảo rồi một mình tới bệnh viện.
Ngồi đợi bên ngoài phòng bệnh, tôi lo lắng đến nỗi luống cuống không suy nghĩ nổi điều gì. Suốt mấy tiếng đồng hồ đó Nguyên Bảo cũng không gọi điện cho tôi nhưng tôi lại không chú ý. Gần mười giờ đêm, bác sĩ thông báo bà tôi không sao, tôi vào thăm bà xong mới từ viện trở về nhà.
Căn nhà lúc ấy không phải căn chung cư bây giờ mà là một toà biệt thự sang trọng trong khu Eden, đó vốn là quà cưới của bố mẹ chồng tôi. Khi tôi về nhà, cũng có một đôi giày nam của khách để trước cửa.
Tôi không để tâm mà mau chóng đi tìm Nguyên Bảo, tôi chỉ muốn ôm anh, thời điểm vừa rồi tôi quả thực rất hoảng sợ. Tôi không muốn phải nếm trải cảm giác mất đi người thân một lần nữa.
Phòng tân hôn của chúng tôi được trang trí rất đẹp, do chính tay bạn gái của Nguyên Vỹ – anh trai Nguyên Bảo chuẩn bị, nghe nói chị ấy là nhà thiết kế. Tiếc rằng tôi không có phúc hưởng đêm tân hôn ở trong căn phòng ấy. Bởi vì tôi chỉ vừa đến cửa phòng đã thấy chồng tôi và người đàn ông luôn theo đuổi tôi thời đại học đang ôm hôn nhau.
Thật nực cười, tôi quả thực đã biến thành một con ngốc, tôi ngu xuẩn tưởng rằng sau tất cả những ngày tháng khó khăn tôi đã tìm được hạnh phúc của riêng mình.
Hoá ra mọi thứ đều chỉ là một màn kịch, với bọn họ thì tôi chỉ như một nhân vật đóng vai hề, thêm tôi vào để câu chuyện tình yêu của họ thêm kịch tính.
Tôi không bao giờ bước chân vào ngôi biệt thự sang trọng ấy thêm lần nào nữa. Nới đó đối với tôi là một cơn ác mộng.
Nguyên Bảo không hỏi tôi lý do vì sao không muốn về nhà. Anh ta lẳng lặng chuyển đồ đạc tới căn hộ chung cư mới.
Hai chúng tôi ai cũng không đả động tới những việc ấy nhưng trong lòng đều hiểu rõ… mọi chuyện cuối cùng cũng phơi bày.
Sự thật và hoa hồng đều có gai, tôi đã bị chiếc gai hoa hồng đâm cho đến máu chảy đầm đìa. Chiếc gai ấy luôn cắm trong da thịt tôi, không cách nào nhổ được. Ngày ngày, tôi chịu đựng đau đớn từ nó, nó nhắc nhở tôi rằng cuộc đời tôi đáng cười đến thế nào.
Tôi đưa bà vào bệnh viện, khu chăm sóc đặc biệt. Hàng ngày có người chăm lo việc ăn ngủ của bà, đến ngày chạy thận họ sẽ đưa bà tôi sang khu chạy thận, mọi việc đều rất chu đáo, đương nhiên là chi phí bỏ ra cũng không phải con số nhỏ.
- Cô Diệp Thư, cô đến thăm bà à? –Nữ y tá vừa đút cháo cho bà vừa vui vẻ chào tôi.
- Vâng ạ.
Bà tôi đang ngồi trên giường, ánh mắt có phần đờ đẫn, miệng há ra rồi lại ngậm cháo như một đứa trẻ.
Tôi đặt túi hoa quả lên chiếc tủ đầu giường rồi thay hoa tươi vào chiếc lọ đặt trong phòng. Bà ngoại không nhớ tôi, cho dù cuối tuần nào tôi cũng đến nói chuyện với bà, cho bà ăn, nhưng bà chưa bao giờ đáp lại tôi. Thật ra tôi nhận thấy cũng có những lúc bà tôi hình như hơi tỉnh táo, vì thỉnh thoàng ánh mắt bà lại trở nên khác lạ, rất giống lúc bà chưa bị bệnh.
Bệnh của bà tôi trở nặng hơn nhanh chóng kể từ khi gia đình tôi nhận được tin cậu mất ở trong tù. Mợ tôi bị liệt đã lâu, hoàn toàn không thể ra ngoài kiếm việc làm. Hai đứa con của cậu mợ cũng phải nghỉ học mất mấy năm để kiếm tiền. Mãi tới khi tôi kết hôn với Nguyên Bảo, chính thức đi làm ở văn phòng luật tôi mới có khả năng hỗ trợ gia đình cậu.
Tôi cũng từng có sự tự tôn, đặc biệt là trong tình cảm. Nhưng đứng trước thực tế phũ phàng, khi đồng tiền trở thành thứ quyền năng không thể phủ nhận, lòng tự tôn của tôi đã là một mớ rẻ rách vô giá trị.
Nếu chỉ nhìn từ bên ngoài thì điều kiện của tôi không tồi, không nhất thiết phải bám lấy một người đàn ông không yêu mình. Tôi đáng lẽ phải dứt áo ra đi ngay từ cái đêm tân hôn đáng nguyền rủa kia.
Nhưng lòng tự tôn của tôi không quan trọng bằng người thân. Nguyên Bảo không yêu tôi nhưng anh ta có thể gánh vác gia đình tôi. Anh ta bỏ ra chi phí cho các hóa đơn chăm sóc y tế mà chưa bao giờ phàn nàn, có lẽ một phần vì anh ta cảm thấy có lỗi.
- Bà ơi, cháu mệt mỏi quá! Ngày nào cũng phải trưng ra bộ mặt tươi cười, cháu không biết mình còn chịu đựng được bao lâu nữa. Anh ấy cưới cháu nhưng không yêu cháu, chưa bao giờ yêu cháu! –Tôi khe khẽ thổ lộ với bà. Ngoài bà ngoại, tôi không còn ai để nói hết những ấm ức trong lòng. Bà nghe không hiểu những điều tôi nói, nhưng nếu bà hiểu được có lẽ tôi lại không dám nói ra.
Đột nhiên bàn tay tôi bị nắm lại. Tôi ngạc nhiên ngẩng đầu lên nhìn bà, bà tôi bắt đầu xoa nhẹ đầu tôi như lúc còn nhỏ.
- Cháu đừng khóc, không có chuyện gì là không giải quyết được cả. Rồi chồng cháu nó sẽ nghĩ lại thôi.
Tôi vui mừng kêu lên.
- Bà ơi, bà nhận ra cháu?
Sau đó bà tôi lại buông thõng tay xuống, im lặng như chưa từng nói gì. Vẻ mặt bà quay lại đờ đẫn như lúc thường, dường như mọi việc vừa xong chỉ là ảo giác của riêng tôi.
Chuyện này cũng xảy ra vài lần rồi nên tôi không thất vọng lắm.
Thường thì tôi sẽ ở lại bệnh viện với bà cả ngày chủ nhật, nhưng hai giờ chiều Tỉnh Thành gọi điện, dặn tôi gửi gấp cho anh ta một phần tài liệu quan trọng nên tôi buộc phải về nhà sớm.
Ở trước thềm, một đôi giày nam màu đen đắt tiền đập vào mắt tôi. Thông thường những màu sắc sặc sỡ mới hay làm người ta chói mắt, vậy mà màu đen của đôi giày này lại làm tôi nhức mắt kinh khủng.
Tôi nhẹ nhàng bước vào nhà, phòng khách và phòng bếp đều không có người. Giống như ma xui quỷ khiến, tôi tiến đến gần phòng của Nguyên Bảo. Căn phòng cách âm khá tốt nhưng vẫn để lọt ra ngoài một vài âm thanh.
Tiếng kêu, tiếng rên rỉ khe khẽ.
Tôi đứng như hoá đá trước cánh cửa gỗ màu nâu lạnh lẽo. Bọn họ làm gì ở bên trong, họ nhân lúc tôi đi vắng…
Khốn kiếp, tôi cứ tưởng ngôi nhà này chí ít cũng là nơi tôi nhận được chút tôn trọng cuối cùng của Nguyên Bảo!
Anh ta không dẫn tình nhân về nhà, tôi đã tin rằng bởi vì anh ta tôn trọng tôi, anh ta dù sao cũng coi tôi là vợ mình.
Hoá ra không phải, anh ta chỉ tỏ ra như thế trước mặt tôi mà thôi. Những lúc tôi đi vắng, bọn họ chắc hẳn đã cười nhạo sự ngu ngốc của tôi, sự hèn kém của tôi.
Trong mắt Nguyên Bảo, lẽ nào tôi thật sự không có lấy một chút giá trị nào sao? Cho dù tôi chỉ là bình hoa di động thì tôi cũng đã yêu anh ta bốn năm…
Bốn năm thanh xuân tươi đẹp nhất, anh ta đã trở thành chỗ dựa của tôi, là ngọn lửa sưởi ấm trái tim tôi. Cuối cùng ngọn lửa ấy lại thiêu tôi thành tro bụi.
Tôi bình tĩnh mở cửa phòng mình, bật laptop, gửi file tài liệu qua mail cho Tỉnh Thành. Công việc ấy lẽ ra chỉ mất vài phút nhưng tôi làm mãi không xong. Những ngón tay run rẩy không thể gõ nổi vài chữ cái đơn giản. Tôi không rõ vì sao tay mình lại không nghe theo sự điều khiển của chính mình.
Điên mất!
Tôi thực sự sẽ phát điên!
Cách một căn phòng trống, chồng tôi và người đàn ông khác đang làm loại chuyện tốt đẹp không thể để người khác trông thấy. Còn tôi thì ngồi ở đây, cố gắng để coi như mắt mù tai điếc.
Cảnh này không ngờ lại lặp lại lần thứ hai.
Lần đầu tiên tôi biết mối quan hệ giữa hai người họ cũng gần giống thế này. Đó là vào hôm tổ chức đám cưới, tiệc tùng linh đình, bệnh tình của bà tôi đột ngột chuyển biến xấu. Vì không muốn làm kinh động đến bố mẹ chồng và khách nên tôi chỉ nói với Nguyên Bảo rồi một mình tới bệnh viện.
Ngồi đợi bên ngoài phòng bệnh, tôi lo lắng đến nỗi luống cuống không suy nghĩ nổi điều gì. Suốt mấy tiếng đồng hồ đó Nguyên Bảo cũng không gọi điện cho tôi nhưng tôi lại không chú ý. Gần mười giờ đêm, bác sĩ thông báo bà tôi không sao, tôi vào thăm bà xong mới từ viện trở về nhà.
Căn nhà lúc ấy không phải căn chung cư bây giờ mà là một toà biệt thự sang trọng trong khu Eden, đó vốn là quà cưới của bố mẹ chồng tôi. Khi tôi về nhà, cũng có một đôi giày nam của khách để trước cửa.
Tôi không để tâm mà mau chóng đi tìm Nguyên Bảo, tôi chỉ muốn ôm anh, thời điểm vừa rồi tôi quả thực rất hoảng sợ. Tôi không muốn phải nếm trải cảm giác mất đi người thân một lần nữa.
Phòng tân hôn của chúng tôi được trang trí rất đẹp, do chính tay bạn gái của Nguyên Vỹ – anh trai Nguyên Bảo chuẩn bị, nghe nói chị ấy là nhà thiết kế. Tiếc rằng tôi không có phúc hưởng đêm tân hôn ở trong căn phòng ấy. Bởi vì tôi chỉ vừa đến cửa phòng đã thấy chồng tôi và người đàn ông luôn theo đuổi tôi thời đại học đang ôm hôn nhau.
Thật nực cười, tôi quả thực đã biến thành một con ngốc, tôi ngu xuẩn tưởng rằng sau tất cả những ngày tháng khó khăn tôi đã tìm được hạnh phúc của riêng mình.
Hoá ra mọi thứ đều chỉ là một màn kịch, với bọn họ thì tôi chỉ như một nhân vật đóng vai hề, thêm tôi vào để câu chuyện tình yêu của họ thêm kịch tính.
Tôi không bao giờ bước chân vào ngôi biệt thự sang trọng ấy thêm lần nào nữa. Nới đó đối với tôi là một cơn ác mộng.
Nguyên Bảo không hỏi tôi lý do vì sao không muốn về nhà. Anh ta lẳng lặng chuyển đồ đạc tới căn hộ chung cư mới.
Hai chúng tôi ai cũng không đả động tới những việc ấy nhưng trong lòng đều hiểu rõ… mọi chuyện cuối cùng cũng phơi bày.
Sự thật và hoa hồng đều có gai, tôi đã bị chiếc gai hoa hồng đâm cho đến máu chảy đầm đìa. Chiếc gai ấy luôn cắm trong da thịt tôi, không cách nào nhổ được. Ngày ngày, tôi chịu đựng đau đớn từ nó, nó nhắc nhở tôi rằng cuộc đời tôi đáng cười đến thế nào.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook