Hai ngày sau đó, có tin cấp báo truyền đến, những địa phương khô hạn cũng có mưa đổ xuống, ngàn dặm đất nứt tạm thời được dịu bớt.
Từ xưa đến nay, đế vương cầu mưa không tính là chuyện hiếm lạ, nhưng nếu thật sự gặp phải năm đại hạn như thế này, tình huống khổ cầu mấy chục lần mà vẫn không có kết quả cũng có. Còn bây giờ Càn Hòa Đế cầu mưa chẳng qua chỉ mới ba ngày, mưa đã đổ xuống, nhất thời, dân chúng nhân gian đều bái “Thiên tử”.
Càn Hòa Đế vốn trong lòng rất phiền muộn, nhưng cảm nhận được dân tâm hướng tới, trong lòng thoải mái hơn nhiều.
Cơn mưa lớn này kéo dài mấy ngày, nước sông đã đầy.
Dân gian tuy vẫn thiếu lương thực như cũ, nhưng cuối cùng cũng thấy được hi vọng. Càn Hòa Đế lại vội vàng tuyên bố mấy kế sách an dân, lời oán thán của bách tính vùng đất hạn liền ít đi rất nhiều. Càn Hòa Đế khoan dung như thế, đối với Lăng Tây Vương mà nói đương nhiên cũng không phải chuyện tốt.
Nguyên do Lăng Tây Vương tạo phản vô cùng đầy đủ, bách tính đất phong bị áp bách, nhi nữ của ông ta bị triều đình g.i.ế.c chết, cho nên không thể nhịn được nữa.
Chiến tranh mới bắt đầu, Lăng Tây Vương thế như chẻ tre, bách tính chỉ cảm thấy hy vọng sắp đến. Nhưng khi thời gian chiến loạn kéo dài, tiền bạc, lương thảo cùng với nhân đinh tiêu hao rất nhanh, người dưới tay Lăng Tây Vương cũng dần dần có thêm chút lý trí.
Năm Càn Hòa thứ tám, Lăng Tây Vương chiếm trước mười ba thành, lương thảo Đại Ngụy trống không, nhất thời khó có thể trấn áp.
Tháng tám năm Càn Hòa thứ chín, Đại Ngụy phản kích, tháng hai năm sau lấy lại được mấy thành. Đám người dẫn đầu làm loạn đều bị trảm. Dân chúng trong thành vô tội, đế vương cũng không giận chó đánh mèo, cũng truyền các loại chính sách thu thuế của triều đình cho dân chúng.
Dân chúng Lăng Tây không cam lòng bị áp bách mà phản, nhưng khi chính sách hợp lý, dân chúng đương nhiên càng muốn yên ổn hơn.
Càn Hòa năm thứ mười, tháng bảy, Lăng Tây Vương bị bắt, cùng với nhi tử của ông ta bị áp giải vào kinh thành chờ trảm, cuộc bạo loạn Lăng Tây đã hoàn toàn kết thúc.
Chỉ là trong hai năm làm loạn này, đại tai tiểu họa của Đại Ngụy vẫn không ngừng xảy ra.
Quốc sư Tiêu Vân Chước cũng xứng chức, gần như ngày ngày canh giữ Quan Tinh Đài, cố gắng dự đoán tránh tổn thất. Chỉ tiếc có lúc khoảng cách quá xa, tuy có thể nhìn ra thiên tai nhưng vẫn không thể né tránh kịp thời, chỉ có thể phái người tiến đến xử lý hậu quả sau thiên tai, còn thương vong vẫn khó tránh khỏi.
Nhưng mặc dù như thế, Càn Hòa Đế cũng vạn phần hài lòng với vị quốc sư Tiêu Vân Chước này.
Trước đó, tuy Tiêu Vân Chước là quốc sư nhưng vì là nữ tử nên không thể vào triều, sau lại liên tiếp lập công, địa vị của Tiêu Vân Chước trong triều được củng cố.
Nhưng mặc dù như thế, Tiêu Vân Chước cũng không tham dự quá nhiều vào các chính sách ban bố. Cũng không phải là nàng không hiểu mà là nàng biết, nàng là quốc sư, việc nên làm là những chuyện trong bổn phận. Về phần chuyện mà Lục bộ bận rộn, nếu nàng cũng nhúng tay vào, đó chính là vượt quyền.
Tiêu Vân Chước chưa bao giờ nghĩ tới việc dùng một sớm một chiều thay đổi thói quen trăm ngàn năm.
Nhưng từ khi nàng nổi lên, dân phong cũng đã bắt đầu có thay đổi.
Mỗi ngày Tiêu Vân Chước đều mặc quan phục lúc ẩn lúc hiện, ngoại trừ quan sát thiên tượng, cũng vẫn sẽ quản chuyện nhỏ trong dân gian, vì một số âm hồn làm chủ, những chuyện này cũng khó tránh khỏi càng truyền càng xa, càng làm càng nhiều.
Nữ tử dân gian hòa ly, tình huống tái giá thậm chí kén rể tăng nhiều.
Không chịu hòa ly? Chẳng lẽ muốn chờ người đều c.h.ế.t hết, quốc sư cảm nhận được oán khí, lại vì nữ tử chịu tội đòi công đạo sao? Đến lúc đó cái gì cũng đã muộn.
Tiêu Vân Chước còn đưa rất nhiều người đến nha môn, trong đó có rất nhiều người mưu hại nữ hài nhi. Lúc đầu trưởng bối dìm c.h.ế.t nữ hài nhi không phạm tội, chỉ phạt chút tiền bạc, nhưng khi số người g.i.ế.c nữ hài nhi bị Tiêu Vân Chước chọc ra càng ngày càng nhiều, bệ hạ cũng không thể mặc kệ.
Không có nữ hài, nam nữ mất cân bằng, vậy nhân khẩu làm sao tăng trưởng?
Nhất là hiện nay thiên tai còn không ngừng, mạng người tiện, khó sống, nhưng đối với triều đình mà nói lại càng quý giá hơn, sao có thể vì lòng riêng này mà lại tổn thất thêm nữa!
Triều đình sửa đổi pháp lệnh.
Một điều luật thay đổi, phải có mệnh lệnh khác phụ tá tiến hành. Hài đồng muốn sống sót cần bảo đảm cho bọn họ có đường sống lâu dài, các phương diện đãi ngộ của nữ tử đương nhiên cũng phải tăng lên một chút.
Tiêu Vân Chước không có nhiều đề nghị như vậy, nàng chỉ phụ trách xốc tất cả những thứ mục nát đã bị chôn vùi trong bóng tối lên, đặt trước mặt người khác, để bọn họ không thể không đi thu dọn mớ hỗn loạn này, mà chuyện này nàng làm không biết mệt.
Từ xưa đến nay, đế vương cầu mưa không tính là chuyện hiếm lạ, nhưng nếu thật sự gặp phải năm đại hạn như thế này, tình huống khổ cầu mấy chục lần mà vẫn không có kết quả cũng có. Còn bây giờ Càn Hòa Đế cầu mưa chẳng qua chỉ mới ba ngày, mưa đã đổ xuống, nhất thời, dân chúng nhân gian đều bái “Thiên tử”.
Càn Hòa Đế vốn trong lòng rất phiền muộn, nhưng cảm nhận được dân tâm hướng tới, trong lòng thoải mái hơn nhiều.
Cơn mưa lớn này kéo dài mấy ngày, nước sông đã đầy.
Dân gian tuy vẫn thiếu lương thực như cũ, nhưng cuối cùng cũng thấy được hi vọng. Càn Hòa Đế lại vội vàng tuyên bố mấy kế sách an dân, lời oán thán của bách tính vùng đất hạn liền ít đi rất nhiều. Càn Hòa Đế khoan dung như thế, đối với Lăng Tây Vương mà nói đương nhiên cũng không phải chuyện tốt.
Nguyên do Lăng Tây Vương tạo phản vô cùng đầy đủ, bách tính đất phong bị áp bách, nhi nữ của ông ta bị triều đình g.i.ế.c chết, cho nên không thể nhịn được nữa.
Chiến tranh mới bắt đầu, Lăng Tây Vương thế như chẻ tre, bách tính chỉ cảm thấy hy vọng sắp đến. Nhưng khi thời gian chiến loạn kéo dài, tiền bạc, lương thảo cùng với nhân đinh tiêu hao rất nhanh, người dưới tay Lăng Tây Vương cũng dần dần có thêm chút lý trí.
Năm Càn Hòa thứ tám, Lăng Tây Vương chiếm trước mười ba thành, lương thảo Đại Ngụy trống không, nhất thời khó có thể trấn áp.
Tháng tám năm Càn Hòa thứ chín, Đại Ngụy phản kích, tháng hai năm sau lấy lại được mấy thành. Đám người dẫn đầu làm loạn đều bị trảm. Dân chúng trong thành vô tội, đế vương cũng không giận chó đánh mèo, cũng truyền các loại chính sách thu thuế của triều đình cho dân chúng.
Dân chúng Lăng Tây không cam lòng bị áp bách mà phản, nhưng khi chính sách hợp lý, dân chúng đương nhiên càng muốn yên ổn hơn.
Càn Hòa năm thứ mười, tháng bảy, Lăng Tây Vương bị bắt, cùng với nhi tử của ông ta bị áp giải vào kinh thành chờ trảm, cuộc bạo loạn Lăng Tây đã hoàn toàn kết thúc.
Chỉ là trong hai năm làm loạn này, đại tai tiểu họa của Đại Ngụy vẫn không ngừng xảy ra.
Quốc sư Tiêu Vân Chước cũng xứng chức, gần như ngày ngày canh giữ Quan Tinh Đài, cố gắng dự đoán tránh tổn thất. Chỉ tiếc có lúc khoảng cách quá xa, tuy có thể nhìn ra thiên tai nhưng vẫn không thể né tránh kịp thời, chỉ có thể phái người tiến đến xử lý hậu quả sau thiên tai, còn thương vong vẫn khó tránh khỏi.
Nhưng mặc dù như thế, Càn Hòa Đế cũng vạn phần hài lòng với vị quốc sư Tiêu Vân Chước này.
Trước đó, tuy Tiêu Vân Chước là quốc sư nhưng vì là nữ tử nên không thể vào triều, sau lại liên tiếp lập công, địa vị của Tiêu Vân Chước trong triều được củng cố.
Nhưng mặc dù như thế, Tiêu Vân Chước cũng không tham dự quá nhiều vào các chính sách ban bố. Cũng không phải là nàng không hiểu mà là nàng biết, nàng là quốc sư, việc nên làm là những chuyện trong bổn phận. Về phần chuyện mà Lục bộ bận rộn, nếu nàng cũng nhúng tay vào, đó chính là vượt quyền.
Tiêu Vân Chước chưa bao giờ nghĩ tới việc dùng một sớm một chiều thay đổi thói quen trăm ngàn năm.
Nhưng từ khi nàng nổi lên, dân phong cũng đã bắt đầu có thay đổi.
Mỗi ngày Tiêu Vân Chước đều mặc quan phục lúc ẩn lúc hiện, ngoại trừ quan sát thiên tượng, cũng vẫn sẽ quản chuyện nhỏ trong dân gian, vì một số âm hồn làm chủ, những chuyện này cũng khó tránh khỏi càng truyền càng xa, càng làm càng nhiều.
Nữ tử dân gian hòa ly, tình huống tái giá thậm chí kén rể tăng nhiều.
Không chịu hòa ly? Chẳng lẽ muốn chờ người đều c.h.ế.t hết, quốc sư cảm nhận được oán khí, lại vì nữ tử chịu tội đòi công đạo sao? Đến lúc đó cái gì cũng đã muộn.
Tiêu Vân Chước còn đưa rất nhiều người đến nha môn, trong đó có rất nhiều người mưu hại nữ hài nhi. Lúc đầu trưởng bối dìm c.h.ế.t nữ hài nhi không phạm tội, chỉ phạt chút tiền bạc, nhưng khi số người g.i.ế.c nữ hài nhi bị Tiêu Vân Chước chọc ra càng ngày càng nhiều, bệ hạ cũng không thể mặc kệ.
Không có nữ hài, nam nữ mất cân bằng, vậy nhân khẩu làm sao tăng trưởng?
Nhất là hiện nay thiên tai còn không ngừng, mạng người tiện, khó sống, nhưng đối với triều đình mà nói lại càng quý giá hơn, sao có thể vì lòng riêng này mà lại tổn thất thêm nữa!
Triều đình sửa đổi pháp lệnh.
Một điều luật thay đổi, phải có mệnh lệnh khác phụ tá tiến hành. Hài đồng muốn sống sót cần bảo đảm cho bọn họ có đường sống lâu dài, các phương diện đãi ngộ của nữ tử đương nhiên cũng phải tăng lên một chút.
Tiêu Vân Chước không có nhiều đề nghị như vậy, nàng chỉ phụ trách xốc tất cả những thứ mục nát đã bị chôn vùi trong bóng tối lên, đặt trước mặt người khác, để bọn họ không thể không đi thu dọn mớ hỗn loạn này, mà chuyện này nàng làm không biết mệt.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook