Hợp Ý
-
Chương 52: Phiên ngoại 1
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Đối với Đỗ Yến Lễ mà nói, đêm giao thừa hẳn sẽ rất “thú vị”.
Anh cảm nhận được sự hoang mang trước đây chưa từng có, dù cơ bản đã giải quyết xong gia đình của Đan Dẫn Sanh, đổi hợp đồng tình yêu thành hợp đồng kết hôn. Mọi việc đã chuẩn bị đầy đủ, chỉ thiếu nước làm đám cưới thật nữa thôi.
Nhưng hôm nay sẽ còn thú vị hơn, vì sau khi xử lý những chuyện kia, Đỗ Yến Lễ vẫn còn một nhiệm vụ cuối cùng – đến biệt thự báo cho ông nội.
Lúc Đỗ Yến Lễ rời khỏi nhà, bầu trời xanh thẳm không một gợn mây. Anh chạy đến vùng ngoại thành, nắng chiều đỏ vàng rực rỡ đã mải mê theo anh suốt quãng đường.
Đến nơi, Đỗ Yến Lễ dừng xe, vừa định tiến vào thì vị quản gia mặc áo đuôi nhạn xuất hiện, chắn ngay cửa chính. Quản gia cúi người chào Đỗ Yến Lễ: “Cậu chủ xin dừng bước, bây giờ ông chủ không muốn gặp khách.”
Quả nhiên tin tức đã truyền đến tai ông.
Đừng nói mình và Đan Dẫn Sanh vừa đi, ông Đan đã gọi ngay cho ông nội mình nhé…
Đỗ Yến Lễ thầm nghĩ trong lòng, ngoài mặt vẫn bình tĩnh: “Tôi không phải khách.”
Nói đoạn, anh chuẩn bị bước vào. Nhưng quản gia vẫn đứng im tại chỗ, hoàn toàn không có ý định tránh đi, đồng thời sửa miệng: “Bây giờ ông chủ không muốn gặp ai cả.”
Đỗ Yến Lễ: “Chú chắc chắn chứ?”
Vị quản gia mỉm cười thay cho câu trả lời.
Đỗ Yến Lễ nhướng mày, không tranh cãi với ông ta nữa, anh đi nửa vòng biệt thự đến cửa sổ sát đất ngoài sảnh lớn.
Trò leo cửa sổ trốn ra ngoài của Đan Dẫn Sanh vài tiếng trước trở thành nguồn cảm hứng dạt dào của Đỗ Yến Lễ.
Nếu không đi được cửa chính thì đành học tập em ấy vậy, cửa sổ sát đất không được nữa thì cứ leo đại một cửa sổ nào đó.
Biệt thự lớn như vậy, Đỗ Yến Lễ không tin mình không tìm được lối vào.
Cuối năm là thời điểm nhà nhà tổng vệ sinh.
Một bà giúp việc đang cầm khăn cẩn thận lau cửa.
Khi nhìn thấy đứa cháu duy nhất của ông chủ đứng bên ngoài vách kính trong suốt, đưa tay gõ gõ, ra hiệu bà mở cửa, bà chỉ do dự vài giây liền nghe theo, mở cửa cho Đỗ Yến Lễ vào.
Suy nghĩ của bà vô cùng chất phác: Tuy hôm nay ông chủ có vẻ tức giận, ban nãy còn lớn tiếng dặn quản gia đứng canh, đuổi cậu chủ về. Nhưng căn nhà này chỉ có hai chủ nhân, không cho cậu chủ vào thì cho ai vào?
Đỗ Yến Lễ ung dung bước đến, đứng đối diện ông cụ đang ngồi đọc báo trên ghế salon: “Ông nội.”
Ông Đỗ: “…”
Ngón tay ông siết nhăn tờ báo. Đỗ Yến Lễ ngồi xuống bên cạnh ông, cầm một quả quýt hỏi: “Ông nội ăn quýt không? Con lột vỏ cho.”
Ông Đỗ trừng mắt nhìn Đỗ Yến Lễ.
Không ăn!
Đỗ Yến Lễ coi như ông muốn ăn.
Anh cúi đầu lột quýt, đầu tiên là lớp vỏ màu cam bên ngoài rồi đến phần gân màu trắng, sau khi tách quả quýt tròn vo thành hai nửa, anh nói: “Ông nội, con có chuyện này muốn hỏi ông…”
Ông Đỗ đứng dậy khỏi ghế, lạnh lùng cầm tờ báo bỏ đi, không muốn nghe Đỗ Yến Lễ nói chút nào.
Tức chết rồi, con thỏ nhỏ chết bầm này dám dây dưa với nhóc con nhà họ Đan thì chớ, lại còn gài mình tặng ngọc phật cho đối phương.
Gài mình tặng ngọc phật thì thôi, thế mà cũng không báo với mình mà để lão Đan biết trước, sau đó mới gọi điện thoại kể!
Đỗ Yến Lễ nhìn theo bóng lưng ông, mãi đến khi ông Đan bước lên cầu thang, anh mới hắng giọng, mở miệng nói: “Ông à, con chỉ định hỏi là ông đã viết câu đối xong chưa? Có cần con dán trước không?”
Ông Đỗ đang lên cầu thang chợt khựng lại. Vài giây sau, ông cụ đi càng nhanh hơn, còn đóng cửa cái “rầm”.
Đỗ Yến Lễ bỏ múi quýt đã lột sạch sẽ vào miệng mình, nhai nhai.
Ừm, ngọt phết chứ.
Ăn quýt xong, Đỗ Yến Lễ cũng đứng dậy, đi tới hỏi quản gia: “Ông đã viết xong câu đối năm nay chưa?”
Quản gia tuy ngăn Đỗ Yến Lễ lại, nhưng chỉ không cho anh vào bằng “cửa chính” thôi. Lúc Đỗ Yến Lễ hỏi, thái độ của ông ta rất lịch sự: “Hai ngày trước ông chủ đã viết xong rồi ạ, nếu cậu chủ cần thì để tôi lên phòng sách lấy cho cậu.”
“Lấy xuống đi, để tôi dán.”
Quản gia cúi người, lên lầu lấy câu đối.
Tuy Đỗ Yến Lễ ở với ông nội từ nhỏ nhưng sở thích của hai người lại hoàn toàn khác nhau.
Mỗi năm Đỗ Yến Lễ lại chọn học một món mới, còn ông Đan lại không như thế, nếu đã thích cái gì thì dù qua chục năm vẫn rất nhiệt tình, một trong số đó là thư pháp.
Chữ của ông Đan, ngân câu thiết họa, vô cùng khí khái.
(ngân câu thiết họa: chỉ chữ viết mềm mại nhưng vẫn mạnh mẽ)
Đỗ Yến Lễ dán câu đối ở đầu cửa, tà dương xán lạn, phủ ánh vàng dịu dàng lên anh và những con chữ trên ô giấy đỏ.
Đến bữa tối, bàn ăn vẫn im lặng như thường lệ. Ăn cơm xong, ông Đỗ vẫn chưa nguôi giận, không cần Đỗ Yến Lễ mà tự dẫn quản gia đi tản bộ.
Khi ông quay lại, Đỗ Yến Lễ đang ngồi ở phòng khách xem ti vi.
Ông lên lầu tắm rửa sạch sẽ, Đỗ Yến Lễ vẫn ngồi ở phòng khách xem ti vi.
Ông đọc nửa quyển sách, trước khi đi ngủ bèn ra kiểm tra, thấy Đỗ Yến Lễ vẫn ngồi ở phòng khách xem ti vi, hơn nữa đã thay đồ ngủ.
Ông Đỗ rốt cuộc không nhịn được nữa, gặng hỏi: “Sao con vẫn còn ở đây?”
Đỗ Yến Lễ: “Mấy ngày tới con sẽ ở đây với ông, hết mùng 7 con mới đi.” (1)
“…” Ông Đỗ: “Lý do?”
Đỗ Yến Lễ: “Sắp Tết rồi.”
Ông Đỗ lạnh lùng nói: “Năm nào mà chả có Tết, ta không chấp nhận lý do này.”
Đỗ Yến Lễ bèn nêu một lý do mà ông cụ không phản bác được: “Con cũng nhớ ông nữa.”
“…” Ông Đỗ gằn giọng: “Nhưng ta không nhớ con!”
Nói đoạn, ông Đỗ chắp tay sau lưng về phòng, lần thứ hai đóng cửa cái “rầm”.
Qua 28 là đến 29 và 30. Trong hai ngày đó, Đỗ Yến Lễ vẫn ở biệt thự ngoại ô, ông cụ vẫn không nói tiếng nào, Đỗ Yến Lễ cũng không vội vã, cần gì làm nấy.
Ngày 29 anh quay lại công ty đã vắng vẻ hẳn, xử lý vài chuyện vặt cuối cùng, tặng cô thư ký một chiếc bao đỏ thẫm, hoàn thành tất cả những công việc năm cũ. Lo cho Đỗ thị xong, Đỗ Yến Lễ thư thả quay về biệt thự, dành toàn bộ thời gian còn lại cho ông nội.
Anh chọn quần áo mới cho ông, luyện chữ cùng ông, còn tìm một cây giống tốt để đêm 30 sẽ cùng ông trồng xuống một vị trí đẹp theo truyền thống “phá cũ xây mới”.
2, 3 năm nữa, bụi cây nhỏ này cũng sẽ giống như những cây khác quanh biệt thự, cao to tươi tốt, uy phong lẫm liệt.
Lúc rảnh rỗi, Đỗ Yến Lễ sẽ gọi điện thoại cho Đan Dẫn Sanh, thường là vào khoảng 8, 9 giờ tối.
Gió đêm mơn man thổi, bầu trời đầy sao bát ngát, buổi tối luôn mang lại cảm giác nhàn nhã và thanh bình mà ban ngày không có. Đỗ Yến Lễ rất yêu thích khoảng thời gian này.
Hai người đều thư giãn, bọn họ có rất nhiều đề tài tán gẫu, từ công việc đến sở thích thường ngày của cả hai. Thi thoảng, một cánh chim bay ngược hướng cũng sẽ trở thành chủ đề của cuộc trò chuyện.
Khi đi ngang qua hành lang, ông Đỗ nghe thấy Đỗ Yến Lễ đang gọi điện thoại.
Âm thanh khe khẽ truyền qua cửa phòng như tiếng gió nức nở, khiến người ta cảm nhận được một sự dịu dàng khác lạ.
Ông Đỗ dừng bước, lắng nghe hồi lâu rồi mới trở về phòng ngủ. Vừa bước vào, ông đã trông thấy khung ảnh đặt trên đầu giường.
Trong hình, ông Đỗ và bà Đỗ thời trẻ đang nắm tay ngồi cạnh nhau. Trên cổ cô gái, ngọc phật lấp lánh toả sáng.
Ông cụ ngắm bức ảnh một lúc, đặc biệt nhìn chằm chằm ngọc phật.
Vẫn tức lắm, nhưng tức một hồi rồi cũng nguôi.
Thôi, con cháu vui vẻ mới là quan trọng nhất.
Đến đêm 30, Đỗ Yến Lễ cùng ông nội ăn tiệc giao thừa.
Họ đã mời đầu bếp chuẩn bị thức ăn từ trước, lúc Đỗ Yến Lễ định nấu cho ông Đỗ một bát mì trường thọ, ông cụ lại ngăn anh lại.
“Ngồi xuống, ăn cơm.”
Nhưng ông không cầm đũa lên, vì ông có lời muốn nói trước khi ăn: “Sao hôm nay không ở với nhóc Đan kia?”
Đỗ Yến Lễ: “Tết đến rồi nên con muốn ở với ông.”
Ông Đỗ: “Ăn Tết thì phải ăn với gia đình chứ, hai đứa không phải người một nhà à?”
Đỗ Yến Lễ: “Ý ông là…”
Ông Đỗ: “Ngày mai con với ta đi gặp lão Đan.”
Đỗ Yến Lễ không nhịn được mỉm cười: “Cảm ơn ông nội.”
Ông Đỗ tức giận nói: “Ăn cơm!”
Cùng lúc đó, ở nhà Đan Dẫn Sanh.
Gia đình nhân số đông lúc nào cũng nhộn nhịp hơn. Tới giữa buổi tiệc náo nhiệt đó, mẹ Đan lên tiếng: “Sanh Sanh à, đáng ra hôm nay con phải ăn cơm với Yến Yến chứ.”
Đan Dẫn Sanh: “…”
Mắc mệt.
Không phải ngày nào con cũng ăn cơm với Đỗ Yến Lễ à? Tại sao phải canh đúng đêm 30 ăn thêm một bữa chứ?
Mẹ Đan cũng chỉ nói một câu vậy thôi chứ không tiếp tục lải nhải, nhưng ông Đan lại tiếp lời: “Mẹ con nói đúng, ngày mai ta dẫn con đến gặp lão Đỗ vậy.”
Đan Dẫn Sanh phát hiện hắn ăn không vô.
Hắn tìm cớ trốn đi, vừa định gọi điện thoại cho Đỗ Yến Lễ thì anh đã gọi tới trước.
Đan Dẫn Sanh nhấc máy, nghe thanh âm của Đỗ Yến Lễ vang lên bên tai.
Tai hắn tê rần, cõi lòng ấm áp, nhung nhớ như thủy triều dâng trào trong ngực.
Đỗ Yến Lễ: “Tôi có việc muốn hỏi em.”
Đan Dẫn Sanh: “Trùng hợp thật, em cũng có chuyện này muốn hỏi anh.”
Đỗ Yến Lễ: “Ừm…”
Đan Dẫn Sanh: “Em cảm thấy bọn mình sẽ cùng chung một đề tài đấy.”
“Vậy thì cùng nói nhé.” Đỗ Yến Lễ đề nghị, “Ba, hai, một…”
“Mùng 1 có muốn cho gia đình hai bên gặp mặt không?”
Sau khi dứt câu, hai bên đều im lặng vài giây. Đỗ Yến Lễ phì cười, Đan Dẫn Sanh cũng cười theo.
Đỗ Yến Lễ: “Vậy thì mai gặp đi.”
“Mai gặp.” Gã đàn ông khựng lại, bổ sung, “Đỗ tiên sinh, em hơi nhớ anh rồi.”
“Đỗ phu nhân, ngày nào tôi cũng nhớ em cả.” Đỗ Yến Lễ đáp, “Dẫn Sanh, bây giờ tôi đang ghen tỵ với bầu trời sao kia đấy.”
Đan Dẫn Sanh: “Hả?”
Đỗ Yến Lễ mỉm cười: “Ai bảo trời sao có thể nhìn thấy em chứ?”
————————————————
(1) Mùng 7: Chính xác là mùng 7 tháng 1 âm lịch, trong ngày lễ truyền thống của Trung Quốc thì đây là “sinh thần của nhân loại” – ngày Nữ Oa tạo ra con người. Vào ngày này, người ta sẽ ăn mì, canh thất bảo (một loại canh làm từ bảy loại rau củ nấu với bột gạo) và cầu nguyện cho người thân và gia đình bạn bè.
Đối với Đỗ Yến Lễ mà nói, đêm giao thừa hẳn sẽ rất “thú vị”.
Anh cảm nhận được sự hoang mang trước đây chưa từng có, dù cơ bản đã giải quyết xong gia đình của Đan Dẫn Sanh, đổi hợp đồng tình yêu thành hợp đồng kết hôn. Mọi việc đã chuẩn bị đầy đủ, chỉ thiếu nước làm đám cưới thật nữa thôi.
Nhưng hôm nay sẽ còn thú vị hơn, vì sau khi xử lý những chuyện kia, Đỗ Yến Lễ vẫn còn một nhiệm vụ cuối cùng – đến biệt thự báo cho ông nội.
Lúc Đỗ Yến Lễ rời khỏi nhà, bầu trời xanh thẳm không một gợn mây. Anh chạy đến vùng ngoại thành, nắng chiều đỏ vàng rực rỡ đã mải mê theo anh suốt quãng đường.
Đến nơi, Đỗ Yến Lễ dừng xe, vừa định tiến vào thì vị quản gia mặc áo đuôi nhạn xuất hiện, chắn ngay cửa chính. Quản gia cúi người chào Đỗ Yến Lễ: “Cậu chủ xin dừng bước, bây giờ ông chủ không muốn gặp khách.”
Quả nhiên tin tức đã truyền đến tai ông.
Đừng nói mình và Đan Dẫn Sanh vừa đi, ông Đan đã gọi ngay cho ông nội mình nhé…
Đỗ Yến Lễ thầm nghĩ trong lòng, ngoài mặt vẫn bình tĩnh: “Tôi không phải khách.”
Nói đoạn, anh chuẩn bị bước vào. Nhưng quản gia vẫn đứng im tại chỗ, hoàn toàn không có ý định tránh đi, đồng thời sửa miệng: “Bây giờ ông chủ không muốn gặp ai cả.”
Đỗ Yến Lễ: “Chú chắc chắn chứ?”
Vị quản gia mỉm cười thay cho câu trả lời.
Đỗ Yến Lễ nhướng mày, không tranh cãi với ông ta nữa, anh đi nửa vòng biệt thự đến cửa sổ sát đất ngoài sảnh lớn.
Trò leo cửa sổ trốn ra ngoài của Đan Dẫn Sanh vài tiếng trước trở thành nguồn cảm hứng dạt dào của Đỗ Yến Lễ.
Nếu không đi được cửa chính thì đành học tập em ấy vậy, cửa sổ sát đất không được nữa thì cứ leo đại một cửa sổ nào đó.
Biệt thự lớn như vậy, Đỗ Yến Lễ không tin mình không tìm được lối vào.
Cuối năm là thời điểm nhà nhà tổng vệ sinh.
Một bà giúp việc đang cầm khăn cẩn thận lau cửa.
Khi nhìn thấy đứa cháu duy nhất của ông chủ đứng bên ngoài vách kính trong suốt, đưa tay gõ gõ, ra hiệu bà mở cửa, bà chỉ do dự vài giây liền nghe theo, mở cửa cho Đỗ Yến Lễ vào.
Suy nghĩ của bà vô cùng chất phác: Tuy hôm nay ông chủ có vẻ tức giận, ban nãy còn lớn tiếng dặn quản gia đứng canh, đuổi cậu chủ về. Nhưng căn nhà này chỉ có hai chủ nhân, không cho cậu chủ vào thì cho ai vào?
Đỗ Yến Lễ ung dung bước đến, đứng đối diện ông cụ đang ngồi đọc báo trên ghế salon: “Ông nội.”
Ông Đỗ: “…”
Ngón tay ông siết nhăn tờ báo. Đỗ Yến Lễ ngồi xuống bên cạnh ông, cầm một quả quýt hỏi: “Ông nội ăn quýt không? Con lột vỏ cho.”
Ông Đỗ trừng mắt nhìn Đỗ Yến Lễ.
Không ăn!
Đỗ Yến Lễ coi như ông muốn ăn.
Anh cúi đầu lột quýt, đầu tiên là lớp vỏ màu cam bên ngoài rồi đến phần gân màu trắng, sau khi tách quả quýt tròn vo thành hai nửa, anh nói: “Ông nội, con có chuyện này muốn hỏi ông…”
Ông Đỗ đứng dậy khỏi ghế, lạnh lùng cầm tờ báo bỏ đi, không muốn nghe Đỗ Yến Lễ nói chút nào.
Tức chết rồi, con thỏ nhỏ chết bầm này dám dây dưa với nhóc con nhà họ Đan thì chớ, lại còn gài mình tặng ngọc phật cho đối phương.
Gài mình tặng ngọc phật thì thôi, thế mà cũng không báo với mình mà để lão Đan biết trước, sau đó mới gọi điện thoại kể!
Đỗ Yến Lễ nhìn theo bóng lưng ông, mãi đến khi ông Đan bước lên cầu thang, anh mới hắng giọng, mở miệng nói: “Ông à, con chỉ định hỏi là ông đã viết câu đối xong chưa? Có cần con dán trước không?”
Ông Đỗ đang lên cầu thang chợt khựng lại. Vài giây sau, ông cụ đi càng nhanh hơn, còn đóng cửa cái “rầm”.
Đỗ Yến Lễ bỏ múi quýt đã lột sạch sẽ vào miệng mình, nhai nhai.
Ừm, ngọt phết chứ.
Ăn quýt xong, Đỗ Yến Lễ cũng đứng dậy, đi tới hỏi quản gia: “Ông đã viết xong câu đối năm nay chưa?”
Quản gia tuy ngăn Đỗ Yến Lễ lại, nhưng chỉ không cho anh vào bằng “cửa chính” thôi. Lúc Đỗ Yến Lễ hỏi, thái độ của ông ta rất lịch sự: “Hai ngày trước ông chủ đã viết xong rồi ạ, nếu cậu chủ cần thì để tôi lên phòng sách lấy cho cậu.”
“Lấy xuống đi, để tôi dán.”
Quản gia cúi người, lên lầu lấy câu đối.
Tuy Đỗ Yến Lễ ở với ông nội từ nhỏ nhưng sở thích của hai người lại hoàn toàn khác nhau.
Mỗi năm Đỗ Yến Lễ lại chọn học một món mới, còn ông Đan lại không như thế, nếu đã thích cái gì thì dù qua chục năm vẫn rất nhiệt tình, một trong số đó là thư pháp.
Chữ của ông Đan, ngân câu thiết họa, vô cùng khí khái.
(ngân câu thiết họa: chỉ chữ viết mềm mại nhưng vẫn mạnh mẽ)
Đỗ Yến Lễ dán câu đối ở đầu cửa, tà dương xán lạn, phủ ánh vàng dịu dàng lên anh và những con chữ trên ô giấy đỏ.
Đến bữa tối, bàn ăn vẫn im lặng như thường lệ. Ăn cơm xong, ông Đỗ vẫn chưa nguôi giận, không cần Đỗ Yến Lễ mà tự dẫn quản gia đi tản bộ.
Khi ông quay lại, Đỗ Yến Lễ đang ngồi ở phòng khách xem ti vi.
Ông lên lầu tắm rửa sạch sẽ, Đỗ Yến Lễ vẫn ngồi ở phòng khách xem ti vi.
Ông đọc nửa quyển sách, trước khi đi ngủ bèn ra kiểm tra, thấy Đỗ Yến Lễ vẫn ngồi ở phòng khách xem ti vi, hơn nữa đã thay đồ ngủ.
Ông Đỗ rốt cuộc không nhịn được nữa, gặng hỏi: “Sao con vẫn còn ở đây?”
Đỗ Yến Lễ: “Mấy ngày tới con sẽ ở đây với ông, hết mùng 7 con mới đi.” (1)
“…” Ông Đỗ: “Lý do?”
Đỗ Yến Lễ: “Sắp Tết rồi.”
Ông Đỗ lạnh lùng nói: “Năm nào mà chả có Tết, ta không chấp nhận lý do này.”
Đỗ Yến Lễ bèn nêu một lý do mà ông cụ không phản bác được: “Con cũng nhớ ông nữa.”
“…” Ông Đỗ gằn giọng: “Nhưng ta không nhớ con!”
Nói đoạn, ông Đỗ chắp tay sau lưng về phòng, lần thứ hai đóng cửa cái “rầm”.
Qua 28 là đến 29 và 30. Trong hai ngày đó, Đỗ Yến Lễ vẫn ở biệt thự ngoại ô, ông cụ vẫn không nói tiếng nào, Đỗ Yến Lễ cũng không vội vã, cần gì làm nấy.
Ngày 29 anh quay lại công ty đã vắng vẻ hẳn, xử lý vài chuyện vặt cuối cùng, tặng cô thư ký một chiếc bao đỏ thẫm, hoàn thành tất cả những công việc năm cũ. Lo cho Đỗ thị xong, Đỗ Yến Lễ thư thả quay về biệt thự, dành toàn bộ thời gian còn lại cho ông nội.
Anh chọn quần áo mới cho ông, luyện chữ cùng ông, còn tìm một cây giống tốt để đêm 30 sẽ cùng ông trồng xuống một vị trí đẹp theo truyền thống “phá cũ xây mới”.
2, 3 năm nữa, bụi cây nhỏ này cũng sẽ giống như những cây khác quanh biệt thự, cao to tươi tốt, uy phong lẫm liệt.
Lúc rảnh rỗi, Đỗ Yến Lễ sẽ gọi điện thoại cho Đan Dẫn Sanh, thường là vào khoảng 8, 9 giờ tối.
Gió đêm mơn man thổi, bầu trời đầy sao bát ngát, buổi tối luôn mang lại cảm giác nhàn nhã và thanh bình mà ban ngày không có. Đỗ Yến Lễ rất yêu thích khoảng thời gian này.
Hai người đều thư giãn, bọn họ có rất nhiều đề tài tán gẫu, từ công việc đến sở thích thường ngày của cả hai. Thi thoảng, một cánh chim bay ngược hướng cũng sẽ trở thành chủ đề của cuộc trò chuyện.
Khi đi ngang qua hành lang, ông Đỗ nghe thấy Đỗ Yến Lễ đang gọi điện thoại.
Âm thanh khe khẽ truyền qua cửa phòng như tiếng gió nức nở, khiến người ta cảm nhận được một sự dịu dàng khác lạ.
Ông Đỗ dừng bước, lắng nghe hồi lâu rồi mới trở về phòng ngủ. Vừa bước vào, ông đã trông thấy khung ảnh đặt trên đầu giường.
Trong hình, ông Đỗ và bà Đỗ thời trẻ đang nắm tay ngồi cạnh nhau. Trên cổ cô gái, ngọc phật lấp lánh toả sáng.
Ông cụ ngắm bức ảnh một lúc, đặc biệt nhìn chằm chằm ngọc phật.
Vẫn tức lắm, nhưng tức một hồi rồi cũng nguôi.
Thôi, con cháu vui vẻ mới là quan trọng nhất.
Đến đêm 30, Đỗ Yến Lễ cùng ông nội ăn tiệc giao thừa.
Họ đã mời đầu bếp chuẩn bị thức ăn từ trước, lúc Đỗ Yến Lễ định nấu cho ông Đỗ một bát mì trường thọ, ông cụ lại ngăn anh lại.
“Ngồi xuống, ăn cơm.”
Nhưng ông không cầm đũa lên, vì ông có lời muốn nói trước khi ăn: “Sao hôm nay không ở với nhóc Đan kia?”
Đỗ Yến Lễ: “Tết đến rồi nên con muốn ở với ông.”
Ông Đỗ: “Ăn Tết thì phải ăn với gia đình chứ, hai đứa không phải người một nhà à?”
Đỗ Yến Lễ: “Ý ông là…”
Ông Đỗ: “Ngày mai con với ta đi gặp lão Đan.”
Đỗ Yến Lễ không nhịn được mỉm cười: “Cảm ơn ông nội.”
Ông Đỗ tức giận nói: “Ăn cơm!”
Cùng lúc đó, ở nhà Đan Dẫn Sanh.
Gia đình nhân số đông lúc nào cũng nhộn nhịp hơn. Tới giữa buổi tiệc náo nhiệt đó, mẹ Đan lên tiếng: “Sanh Sanh à, đáng ra hôm nay con phải ăn cơm với Yến Yến chứ.”
Đan Dẫn Sanh: “…”
Mắc mệt.
Không phải ngày nào con cũng ăn cơm với Đỗ Yến Lễ à? Tại sao phải canh đúng đêm 30 ăn thêm một bữa chứ?
Mẹ Đan cũng chỉ nói một câu vậy thôi chứ không tiếp tục lải nhải, nhưng ông Đan lại tiếp lời: “Mẹ con nói đúng, ngày mai ta dẫn con đến gặp lão Đỗ vậy.”
Đan Dẫn Sanh phát hiện hắn ăn không vô.
Hắn tìm cớ trốn đi, vừa định gọi điện thoại cho Đỗ Yến Lễ thì anh đã gọi tới trước.
Đan Dẫn Sanh nhấc máy, nghe thanh âm của Đỗ Yến Lễ vang lên bên tai.
Tai hắn tê rần, cõi lòng ấm áp, nhung nhớ như thủy triều dâng trào trong ngực.
Đỗ Yến Lễ: “Tôi có việc muốn hỏi em.”
Đan Dẫn Sanh: “Trùng hợp thật, em cũng có chuyện này muốn hỏi anh.”
Đỗ Yến Lễ: “Ừm…”
Đan Dẫn Sanh: “Em cảm thấy bọn mình sẽ cùng chung một đề tài đấy.”
“Vậy thì cùng nói nhé.” Đỗ Yến Lễ đề nghị, “Ba, hai, một…”
“Mùng 1 có muốn cho gia đình hai bên gặp mặt không?”
Sau khi dứt câu, hai bên đều im lặng vài giây. Đỗ Yến Lễ phì cười, Đan Dẫn Sanh cũng cười theo.
Đỗ Yến Lễ: “Vậy thì mai gặp đi.”
“Mai gặp.” Gã đàn ông khựng lại, bổ sung, “Đỗ tiên sinh, em hơi nhớ anh rồi.”
“Đỗ phu nhân, ngày nào tôi cũng nhớ em cả.” Đỗ Yến Lễ đáp, “Dẫn Sanh, bây giờ tôi đang ghen tỵ với bầu trời sao kia đấy.”
Đan Dẫn Sanh: “Hả?”
Đỗ Yến Lễ mỉm cười: “Ai bảo trời sao có thể nhìn thấy em chứ?”
————————————————
(1) Mùng 7: Chính xác là mùng 7 tháng 1 âm lịch, trong ngày lễ truyền thống của Trung Quốc thì đây là “sinh thần của nhân loại” – ngày Nữ Oa tạo ra con người. Vào ngày này, người ta sẽ ăn mì, canh thất bảo (một loại canh làm từ bảy loại rau củ nấu với bột gạo) và cầu nguyện cho người thân và gia đình bạn bè.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook