Hồng Lâu Mộng
-
Chương 1-3: Thi pháp nhân vật hồng lâu mộng
Hồng Lâu Mộng không những đã đưa lại một nội dung mới mang ý nghĩa thời đại; nó còn làm được một việc vĩ đại nữa là đổi mới thi pháp tiểu thuyết Trung Quốc. Lỗ Tấn nói: “Từ khi Hồng Lâu Mộng ra đời, tư tưởng và cách viết truyền thống đã bị phá vỡ”. Tiểu thuyết Trung Quốc trước đây, chủ yếu là tiểu thuyết chương hồi như Tam quốc, Thủy hử, Tây dụ.. thiên về mô tả hành động, miêu tả hoạt động bên ngoài và lời nói của nhân vật. Con người trong những tiểu thuyết đó, sản phẩm của một nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất phương thức sản xuất châu á, có bề giản đơn, nhất quán trong một tính cách, rạch ròi trung, nịnh đôi đường. Những truyện ngắn “truyền kỳ”, những truyện ngắn trong Liêu Trai đã bắt đầu thấm đẫm màu sắc con người thị dân với những khát vọng nồng nhiệt hơn, phức tạp hơn nhưng vẫn chứa có một thi pháp tiểu thuyết thực sự phản ánh một cách nhìn mới về con người.
Hồng Lâu Mộng đã làm được việc đó. Dĩ nhiên là trong những hạn chế gay gắt của thời đại. Dù cho có những nhân tố tư bản chủ nghĩa, nhân tố kinh tề hàng hóa, thị trường, thành phố, thị dân... xã hội Trung Quốc vẫn là xã hội phong kiến, và cái con người “mới” mà người ta chờ đợi đó đã xuất hiện chưa hoàn chỉnh; thi pháp tiểu thuyết trong Hồng Lâu Mộng đã mang một số nhân tố mới của tiểu thuyết cận đại phương Tây, nhưng nó không thể đi xa hơn nữa. Nó vẫn còn bị giam mình trong cái khung tiểu thuyết chương hồi truyền thống, lấy “kể việc” làm phương tiện chủ yếu khám phá của con người.
Nhưng, xét cho kỹ thì phải ghi nhận những yếu tố mới ở Hồng Lâu Mộng là rất có ý nghĩa.
Trước hết, đó là cách nhìn con người trong sự phát triển đầy mâu thuẫn, sự phát triển biện chứng, có chiều sâu đầy kịch tính.
Số phận và tính cách của Bảo Ngọc đã được tác giả miêu tả không đơn giản. Đó là mâu thuẫn gĩưa khát vọng tự do và sự ràng buộc nặng nề của gia đình và xã hội phong kiến. Đó là tình yêu chân thành và quý báu như chính sinh mệnh của anh ta và lạ thay, anh ta hầu như chẳng làm được gì, chẳng chiến đấu dũng manh gì để đoạt lấy hạnh phúc! Mọi việc gần như đã phó mặc! Trước khi chết, Lâm Đại Ngọc oán giận, đau buồn đốt khăn tặng, đốt tập thơ..., không phải là không có lý! Anh ta chưa bao giờ xứng đáng là một trang “tu mi nam tử” có lý tưởng, kiên định! Vấp phải những mâu thuẫn nghiệt ngã của thời đại, anh ta sinh ra đau thần kinh, mắc chứng “ngây”, cứ cười hì hì suốt ngày. Điều đó càng đẩy sâu anh ta vào bi kịch. Cuối cùng giải pháp “đi tu” - phản ánh sự từ chối, sự phản kháng dầu yếu ớt - đã được anh ta chọn lựa. Đi thi và thi đỗ cao để an ủi gia đình, rồi bó trốn đi tu, Bảo Ngọc đã đi hết sự phát triển tính cách một cách hợp lý và quả là qua số phận anh ta, như một số nhà nghiên cứu nhận định, có sự gởi gắm, có sự thể hiện một phần nào bản thân tác giả. Đó đúng là một số phận tiểu thuyết theo ý nghĩa hiện đại của từ này.
Lâm Đại Ngọc là một tính cách thú vị khác. Nàng yêu Bảo Ngọc, nhưng do thân phận của nàng, mỗi khi Bảo Ngọc ngỏ lời là nàng lại giận hờn, buồn tủi, làm ra vẻ cự tuyệt...
“Bảo Ngọc cười nói:
- Tôi là người nhiều sầu, nhiều bệnh, cô là trang nghiêng nước nghiêng thành. 3
Đại Ngọc nghe thấy câu ấy, mặt và tai đỏ bừng lên, lập tức dựng ngược lông mày, như cau lại mà không phải là cau, trố hai con mắt, như trợn mà không phải trợn. Má đào nổi giận, mặt phấn ngậm hờn, trỏ vào mặt Bảo Ngọc:
- Anh nói bậy, muốn chết đấy! Dám đem nhũng lời lẳng lơ suồng sã lăng nhăng để khinh nhờn tôi! Tôi về mách cậu mợ đấy”. (tập I)
Điều đó làm cho nàng trở nên đáng yêu và tội nghiệp, làm cho nàng trở nên nhiều nữ tính hơn. Không một nét giả dối, nàng là một nhân vật đã hiện ra với chiều sâu tâm lý đa dạng, được bộc lộ qua tình yêu, qua những quan hệ khác. Phút cuối cùng nàng nghe nói Bảo Ngọc sắp lấy vợ, và người được chọn sẽ là người trong phủ, nàng chắc mẫm người đó sẽ là mình, chứa chan hy vọng, và từ đau buồn tuyệt vọng, trong ốm đau, nàng trở lại sống linh hoạt, tươi đẹp... Ai hay đó là phút nàng ở gần sự kết thúc nhất. Những cảnh như vậy làm cho nhân vật thực, gần gũi, phong phú, hấp dẫn... và về mặt soi rọi tâm lý nhân vật, đã đạt đến trình độ của nhân vật tiểu thuyết hiện đại.
Hồng Lâu Mộng có tất cá 235 nhân vật đàn ông, 213 nhân vật dàn bà (một khối lượng nhân vật khổng lồ! – trong Chiến tranh và hòa bình có chừng 500 nhân vật). Làm chủ chừng ấy nhân vật, miêu tả, cá tính hóa họ một cách có hiệu quả là một sáng tạo phi thường.
Trong số đó, nổi bật lên sự mô tả và xây dựng nhân vật Tiết Bảo Thoa. Tiết Bảo Thoa là một tính cách gần như đối nghịch với Lâm Đại Ngọc, Giả Bảo Ngọc; chính những nhân vật trong Hồng Lâu Mộng đã phát triển trong sự đối nghịch như vậy, làm cho cuốn tiểu thuyết có nhiều gương mặt, nhiều hợp âm. Tiết Bảo Thoa là một nhân vật phụ nữ lý tính. Nàng còn ít tuổi mà đầy bản lĩnh, ở nàng tất cả đều đúng mực, hợp lý, lô-gích, nàng là hiện thân của nguyên lý đạo đức phong kiến. Bao giờ nàng cũng là một người con gái sống cho gia đình, sống cho ý định người khác - và ý định đó luôn được nàng chấp nhận vì đó cũng chính là của nàng. Sự hòa hợp giữa nàng và gia pháp phong kiến là điều hoàn toàn tự nguyện. Nàng là người có học, xem nhiều sách, biết làm thơ, nhưng hãy nghe nàng tâm sự (cũng là răn đe Đại Ngọc): “Bọn con gái chúng ta không biết chữ càng tốt... Ngay đến cả việc làm thơ, viết chữ đã không phải là phận sự chị em mình, mà cũng không phải phận sự của bọn con trai nữa. Người con trai đọc sách nhiều phải hiểu nghĩa lý để ra giúp dân trị nước mới đúng... ”(tập III).
Với Bảo Ngọc, một người không yêu nàng, nhưng nàng theo sự sắp đặt của bề trên, lấy Bảo Ngọc không một chút tự ái; nàng làm bổn phận của người vợ, khuyên giải chồng, “lý sự” với chồng: “... chứ bây giờ gặp đến vua thánh, nhà ta mấy đời đội ơn triều đình, cha ông được hưởng biết bao sung sướng... ”(tập IV).
Nếu nói “bản chất” và “bản lĩnh” giai cấp thì quả nàng là hiện thân của giai cấp. Nàng có ác không? Có. Khi con hầu Kim Xuyến nhảy xuống giếng tự tử, Vương phu nhân cảm thấy lương tâm cắn rứt, nhưng nàng thì không, nàng tươi cười, an ủi đổ lỗi cho Kim Xuyến và nói: “Dì cũng chẳng nên lo lắng buồn bã làm gì, chỉ cần cho vài lạng bạc làm ma cho nó là trọn tình chủ tớ rồi”. Nàng có giả dối không? Có. Nàng đã bày kế “ve sầu lột xác” để đánh lừa bọn con hầu, tránh điều bất lợi cho mình. Bảo Thoa lúc nào cũng tỉnh táo, cũng lắm mẹo! Nhưng nàng có đáng thương không? Nàng ít nhiều cũng yêu Giả Bảo Ngọc mà tự kiềm chế, và cuối cùng, với tất cả sức lực và nghị lực, với tất cả sự chân tình, nàng muốn có hạnh phúc trong cuộc sống phong kiến với Bảo Ngọc, nhưng rốt cuộc nàng cũng trở thành một nhân vật bi kịch. Bi kịch của nàng là bi kịch của một người trung thành với đạo đức phong kiến.
Gần với tính cách của Tiết Bảo Thoa là Vương Hy Phượng. Đó cũng là một nhân vật nữ hết sức đặc sắc nữa. Những nhân vật như thế làm chúng ta nhớ nhiều đến Hoạn Thư của Nguyễn Dụ Đó là sự miêu tả trung thành với bản chất của hiện thực, bản chất của những mối quan hệ phong kiến, đồng thời nó là một sự cá tính hóa hết sức sâu sắc.
Ngoài ra con biết bao nhiêu nhân vật đáng lưu ý nữa trong cái thế giới bao la của Hồng Lâu Mộng. Dường như đó là cả một nhân loại: trong đó có hàng trăm số phận, và mỗi số phận đưa đến cho chúng ta một mảnh đời, một suy nghĩ về nhân thế.
Nhà lý luận tiểu thuyết nổi tiếng Bakhtin có nói rằng nhân vật tiểu thuyết phải có phần “dư thừa nhân tính”. Có nghĩa là nhân vật, ngoài vai trò xã hội (đẳng cấp, nghề nghiệp) phải có cái phần dư thừa nhân tính, cái phần nhu cầu nhân tính, cái phần cá tính tự do mà tấm áo xã hội không chứa đựng hết. Nhân vật của Hồng Lâu Mộng vừa là giai cấp xã hội vừa là những nhân vật mang tính người, tính toàn nhân loại, ở trong họ có cái phần “người” và những nhân vật như vậy bao giờ cũng là một phát hiện, có sức hấp dẫn rất mạnh.
° ° °
Hồng Lâu Mộng là cả một thế giới. Thông qua cuộc sống từ thịnh đến suy của một gia đình quý tộc, tác giả đã làm hiển hiện sự băng hoại của xã hội phong kiến, của nhân tính phong kiến, đã cho ta thấy một xã hội như thế là không phương cứu chữa! Không phải chỉ vì bọn người ấy sống trên áp bức và bóc lột địa tô, mà cái chính là cuộc sống trống rỗng của bọn họ; ngày và đêm trong cái phủ họ Giả ấy chỉ toàn là những chuyện giành giật, lừa gạt, dâm dật, tự tử, tội ác... Một vài khuôn mặt lương thiện - trong đó khá nhiều là thuộc tầng lớp dưới, như già Lưu, như Tập Nhân... không cứu nỗi sự sụp đỗ tất yếu của nó.
Hồng Lâu Mộng đã đưa đến cho người đọc những hiểu biết sâu xa về xã hội và về con người với một cách viết chân thực, giản dị mà bao gồm nhiều bút pháp lớn kim cổ. Nó là một cuốn bách khoa sinh động về xã hội Trung Quốc thời xưa. Về mặt thi pháp nghệ thuật, thì đó là một bước tiến mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của thế giới. Hồng Lâu Mộng xứng đáng đứng ngang với các kiệt tác của nhân loại.
25- 10 - 1988
Mai Quốc Liên.
Tài liệu tham khảo chính
- Lịch Sử Văn học Trung Quốc (Nguyên - Minh - Thanh). Sở nghiên cứu Văn học thuộc Viện Khoa Học Trung Quốc, Bắc Kinh, 1962. Bản dịch Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1964.
- Bùi Kỷ; Lời giới thiệu, Hồng lâu mộng tập 1. Nhà xuất bản Văn hóa. Hà Nội, 1962.
- Tào Tuyết Cần dữ Hồng lâu mộng. Hồng lâu mộng, quyển thượng. Thế giới thư cục, Singapore, 1973.
Hồng Lâu Mộng đã làm được việc đó. Dĩ nhiên là trong những hạn chế gay gắt của thời đại. Dù cho có những nhân tố tư bản chủ nghĩa, nhân tố kinh tề hàng hóa, thị trường, thành phố, thị dân... xã hội Trung Quốc vẫn là xã hội phong kiến, và cái con người “mới” mà người ta chờ đợi đó đã xuất hiện chưa hoàn chỉnh; thi pháp tiểu thuyết trong Hồng Lâu Mộng đã mang một số nhân tố mới của tiểu thuyết cận đại phương Tây, nhưng nó không thể đi xa hơn nữa. Nó vẫn còn bị giam mình trong cái khung tiểu thuyết chương hồi truyền thống, lấy “kể việc” làm phương tiện chủ yếu khám phá của con người.
Nhưng, xét cho kỹ thì phải ghi nhận những yếu tố mới ở Hồng Lâu Mộng là rất có ý nghĩa.
Trước hết, đó là cách nhìn con người trong sự phát triển đầy mâu thuẫn, sự phát triển biện chứng, có chiều sâu đầy kịch tính.
Số phận và tính cách của Bảo Ngọc đã được tác giả miêu tả không đơn giản. Đó là mâu thuẫn gĩưa khát vọng tự do và sự ràng buộc nặng nề của gia đình và xã hội phong kiến. Đó là tình yêu chân thành và quý báu như chính sinh mệnh của anh ta và lạ thay, anh ta hầu như chẳng làm được gì, chẳng chiến đấu dũng manh gì để đoạt lấy hạnh phúc! Mọi việc gần như đã phó mặc! Trước khi chết, Lâm Đại Ngọc oán giận, đau buồn đốt khăn tặng, đốt tập thơ..., không phải là không có lý! Anh ta chưa bao giờ xứng đáng là một trang “tu mi nam tử” có lý tưởng, kiên định! Vấp phải những mâu thuẫn nghiệt ngã của thời đại, anh ta sinh ra đau thần kinh, mắc chứng “ngây”, cứ cười hì hì suốt ngày. Điều đó càng đẩy sâu anh ta vào bi kịch. Cuối cùng giải pháp “đi tu” - phản ánh sự từ chối, sự phản kháng dầu yếu ớt - đã được anh ta chọn lựa. Đi thi và thi đỗ cao để an ủi gia đình, rồi bó trốn đi tu, Bảo Ngọc đã đi hết sự phát triển tính cách một cách hợp lý và quả là qua số phận anh ta, như một số nhà nghiên cứu nhận định, có sự gởi gắm, có sự thể hiện một phần nào bản thân tác giả. Đó đúng là một số phận tiểu thuyết theo ý nghĩa hiện đại của từ này.
Lâm Đại Ngọc là một tính cách thú vị khác. Nàng yêu Bảo Ngọc, nhưng do thân phận của nàng, mỗi khi Bảo Ngọc ngỏ lời là nàng lại giận hờn, buồn tủi, làm ra vẻ cự tuyệt...
“Bảo Ngọc cười nói:
- Tôi là người nhiều sầu, nhiều bệnh, cô là trang nghiêng nước nghiêng thành. 3
Đại Ngọc nghe thấy câu ấy, mặt và tai đỏ bừng lên, lập tức dựng ngược lông mày, như cau lại mà không phải là cau, trố hai con mắt, như trợn mà không phải trợn. Má đào nổi giận, mặt phấn ngậm hờn, trỏ vào mặt Bảo Ngọc:
- Anh nói bậy, muốn chết đấy! Dám đem nhũng lời lẳng lơ suồng sã lăng nhăng để khinh nhờn tôi! Tôi về mách cậu mợ đấy”. (tập I)
Điều đó làm cho nàng trở nên đáng yêu và tội nghiệp, làm cho nàng trở nên nhiều nữ tính hơn. Không một nét giả dối, nàng là một nhân vật đã hiện ra với chiều sâu tâm lý đa dạng, được bộc lộ qua tình yêu, qua những quan hệ khác. Phút cuối cùng nàng nghe nói Bảo Ngọc sắp lấy vợ, và người được chọn sẽ là người trong phủ, nàng chắc mẫm người đó sẽ là mình, chứa chan hy vọng, và từ đau buồn tuyệt vọng, trong ốm đau, nàng trở lại sống linh hoạt, tươi đẹp... Ai hay đó là phút nàng ở gần sự kết thúc nhất. Những cảnh như vậy làm cho nhân vật thực, gần gũi, phong phú, hấp dẫn... và về mặt soi rọi tâm lý nhân vật, đã đạt đến trình độ của nhân vật tiểu thuyết hiện đại.
Hồng Lâu Mộng có tất cá 235 nhân vật đàn ông, 213 nhân vật dàn bà (một khối lượng nhân vật khổng lồ! – trong Chiến tranh và hòa bình có chừng 500 nhân vật). Làm chủ chừng ấy nhân vật, miêu tả, cá tính hóa họ một cách có hiệu quả là một sáng tạo phi thường.
Trong số đó, nổi bật lên sự mô tả và xây dựng nhân vật Tiết Bảo Thoa. Tiết Bảo Thoa là một tính cách gần như đối nghịch với Lâm Đại Ngọc, Giả Bảo Ngọc; chính những nhân vật trong Hồng Lâu Mộng đã phát triển trong sự đối nghịch như vậy, làm cho cuốn tiểu thuyết có nhiều gương mặt, nhiều hợp âm. Tiết Bảo Thoa là một nhân vật phụ nữ lý tính. Nàng còn ít tuổi mà đầy bản lĩnh, ở nàng tất cả đều đúng mực, hợp lý, lô-gích, nàng là hiện thân của nguyên lý đạo đức phong kiến. Bao giờ nàng cũng là một người con gái sống cho gia đình, sống cho ý định người khác - và ý định đó luôn được nàng chấp nhận vì đó cũng chính là của nàng. Sự hòa hợp giữa nàng và gia pháp phong kiến là điều hoàn toàn tự nguyện. Nàng là người có học, xem nhiều sách, biết làm thơ, nhưng hãy nghe nàng tâm sự (cũng là răn đe Đại Ngọc): “Bọn con gái chúng ta không biết chữ càng tốt... Ngay đến cả việc làm thơ, viết chữ đã không phải là phận sự chị em mình, mà cũng không phải phận sự của bọn con trai nữa. Người con trai đọc sách nhiều phải hiểu nghĩa lý để ra giúp dân trị nước mới đúng... ”(tập III).
Với Bảo Ngọc, một người không yêu nàng, nhưng nàng theo sự sắp đặt của bề trên, lấy Bảo Ngọc không một chút tự ái; nàng làm bổn phận của người vợ, khuyên giải chồng, “lý sự” với chồng: “... chứ bây giờ gặp đến vua thánh, nhà ta mấy đời đội ơn triều đình, cha ông được hưởng biết bao sung sướng... ”(tập IV).
Nếu nói “bản chất” và “bản lĩnh” giai cấp thì quả nàng là hiện thân của giai cấp. Nàng có ác không? Có. Khi con hầu Kim Xuyến nhảy xuống giếng tự tử, Vương phu nhân cảm thấy lương tâm cắn rứt, nhưng nàng thì không, nàng tươi cười, an ủi đổ lỗi cho Kim Xuyến và nói: “Dì cũng chẳng nên lo lắng buồn bã làm gì, chỉ cần cho vài lạng bạc làm ma cho nó là trọn tình chủ tớ rồi”. Nàng có giả dối không? Có. Nàng đã bày kế “ve sầu lột xác” để đánh lừa bọn con hầu, tránh điều bất lợi cho mình. Bảo Thoa lúc nào cũng tỉnh táo, cũng lắm mẹo! Nhưng nàng có đáng thương không? Nàng ít nhiều cũng yêu Giả Bảo Ngọc mà tự kiềm chế, và cuối cùng, với tất cả sức lực và nghị lực, với tất cả sự chân tình, nàng muốn có hạnh phúc trong cuộc sống phong kiến với Bảo Ngọc, nhưng rốt cuộc nàng cũng trở thành một nhân vật bi kịch. Bi kịch của nàng là bi kịch của một người trung thành với đạo đức phong kiến.
Gần với tính cách của Tiết Bảo Thoa là Vương Hy Phượng. Đó cũng là một nhân vật nữ hết sức đặc sắc nữa. Những nhân vật như thế làm chúng ta nhớ nhiều đến Hoạn Thư của Nguyễn Dụ Đó là sự miêu tả trung thành với bản chất của hiện thực, bản chất của những mối quan hệ phong kiến, đồng thời nó là một sự cá tính hóa hết sức sâu sắc.
Ngoài ra con biết bao nhiêu nhân vật đáng lưu ý nữa trong cái thế giới bao la của Hồng Lâu Mộng. Dường như đó là cả một nhân loại: trong đó có hàng trăm số phận, và mỗi số phận đưa đến cho chúng ta một mảnh đời, một suy nghĩ về nhân thế.
Nhà lý luận tiểu thuyết nổi tiếng Bakhtin có nói rằng nhân vật tiểu thuyết phải có phần “dư thừa nhân tính”. Có nghĩa là nhân vật, ngoài vai trò xã hội (đẳng cấp, nghề nghiệp) phải có cái phần dư thừa nhân tính, cái phần nhu cầu nhân tính, cái phần cá tính tự do mà tấm áo xã hội không chứa đựng hết. Nhân vật của Hồng Lâu Mộng vừa là giai cấp xã hội vừa là những nhân vật mang tính người, tính toàn nhân loại, ở trong họ có cái phần “người” và những nhân vật như vậy bao giờ cũng là một phát hiện, có sức hấp dẫn rất mạnh.
° ° °
Hồng Lâu Mộng là cả một thế giới. Thông qua cuộc sống từ thịnh đến suy của một gia đình quý tộc, tác giả đã làm hiển hiện sự băng hoại của xã hội phong kiến, của nhân tính phong kiến, đã cho ta thấy một xã hội như thế là không phương cứu chữa! Không phải chỉ vì bọn người ấy sống trên áp bức và bóc lột địa tô, mà cái chính là cuộc sống trống rỗng của bọn họ; ngày và đêm trong cái phủ họ Giả ấy chỉ toàn là những chuyện giành giật, lừa gạt, dâm dật, tự tử, tội ác... Một vài khuôn mặt lương thiện - trong đó khá nhiều là thuộc tầng lớp dưới, như già Lưu, như Tập Nhân... không cứu nỗi sự sụp đỗ tất yếu của nó.
Hồng Lâu Mộng đã đưa đến cho người đọc những hiểu biết sâu xa về xã hội và về con người với một cách viết chân thực, giản dị mà bao gồm nhiều bút pháp lớn kim cổ. Nó là một cuốn bách khoa sinh động về xã hội Trung Quốc thời xưa. Về mặt thi pháp nghệ thuật, thì đó là một bước tiến mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của thế giới. Hồng Lâu Mộng xứng đáng đứng ngang với các kiệt tác của nhân loại.
25- 10 - 1988
Mai Quốc Liên.
Tài liệu tham khảo chính
- Lịch Sử Văn học Trung Quốc (Nguyên - Minh - Thanh). Sở nghiên cứu Văn học thuộc Viện Khoa Học Trung Quốc, Bắc Kinh, 1962. Bản dịch Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1964.
- Bùi Kỷ; Lời giới thiệu, Hồng lâu mộng tập 1. Nhà xuất bản Văn hóa. Hà Nội, 1962.
- Tào Tuyết Cần dữ Hồng lâu mộng. Hồng lâu mộng, quyển thượng. Thế giới thư cục, Singapore, 1973.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook