Hôn Nhân Thất Bại
-
Chương 2
Lúc đó tôi không hề biết bọn họ đang “luyện tập” hành động ti tiện liếc mắt đưa tình ấy, cho nên vẫn còn chìm đắm trong niềm hân hoan sắp được làm mẹ.
Dự tính tôi sẽ sinh vào ngày mùng 10 tháng 9, vì thế tháng 6 tôi xin nghỉ đẻ, quyết định về thành phố C sinh. Một là cha mẹ và người thân có thể thuận tiện chăm sóc trong những ngày ở cữ, hai là bệnh viện ở đây cũng tốt hơn thành phố F.
Nhưng từ khi tôi trở về thành phố C, do Đổng Thừa Nghiệp ở cùng với ba mẹ tôi thì không được thuận tiện mà công việc lại bận rộn nên chỉ đến thăm tôi một lần. Sau đó, tận đến lúc tôi vào phòng đẻ, anh ta mới vội vàng từ thành phố D chạy đến.
Trưa ngày mùng 10 tháng 9, tôi sinh ra một đứa bé gái.
Ý nghĩ thứ nhất: Cảm ơn trời, cảm ơn đất, cuối cùng cũng “dỡ hàng” xuống được rồi.
Ý nghĩ thứ hai: Oa đệt. Tại sao con tôi lại xấu như con khỉ không lông thế này.
Ý nghĩ thứ ba: Thôi đành vậy! Hai chúng tôi đâu cũng xinh đẹp gì mà trách con mình.
Đứa bé sau khi sinh ra, mẹ Đổng Thừa Nghiệp có đến bệnh viên chăm sóc đứa nhỏ mấy ngày.
Cha mẹ Đổng Thừa Nghiệp sau khi li hôn dù có chết cũng không muốn gặp mặt nhau, mỗi lần cha Đổng Thừa Nghiệp nhắc đến mẹ anh ta luôn trưng ra bộ mặt tràn đầy ghét bỏ. Đổng Thừa Nghiệp không hề muốn nhắc đến tranh chấp giữa cha mẹ anh ta, cho nên lúc yêu nhau tôi cũng không hỏi đến. Sau này đến khi kết hôn, mang thai rồi thường trò chuyện với người nhà anh ta, cuối cùng tôi cũng biết đầu đuôi sự tình, tổng kết lại là: sau khi mẹ Đổng Thừa Nghiệp sinh ra anh ta, cha anh ta do điều động của công ty mà phải đến nơi khác làm việc. Đất khách quê người, cô đơn lạnh lẽo, cha anh ta quen biết rất nhiều hồng nhan tri kỉ, và kết quả là “đứng núi này trông núi nọ”. Đến khi Đổng Thừa Nghiệp lên một tuổi thì lấy li do cách suy nghĩ của hai bên quá khác biệt nên đề nghị li hôn. Mẹ Đổng Thừa Nghiệp không đồng ý, kéo dài hai năm, cho tận đến khi Đổng Thừa Nghiệp ba, bốn tuổi mới bị toàn án cưỡng chế phán quyết li hôn.
Lúc ấy khi nghe được chuyện cũ này, trong lòng tôi không tránh khỏi có chút cảnh giác. Nhưng nghĩ lại, do sai lầm của cha Đổng Thừa Nghiệp mà anh ta từ khi còn nhỏ đã phải chịu đựng những khổ cực bởi gia đình không trọn vẹn, có lẽ sẽ không làm ra những lỗi lầm như thế này đâu. Thế nên cũng không còn vướng mắc việc này nữa.
Bây giờ nhớ lại những chuyện trước đây, cảm thấy bản thân mình thật con mẹ nó… Có một số việc, thật sự có thể di truyền.
Sau khi sinh, tôi ở lại bệnh viện mấy ngày, biểu hiện của Đổng Thừa Nghiệp lúc ở bệnh viện càng có chút không bình thường. Điện thoại lúc nào cũng “dính” trên người. Thường thì anh ta đẩy con gái ra ngoài hành lang chơi, một lúc lâu cũng không thấy trở lại. Sau khi li hôn, dì tôi mới nhận ra, nói rằng nhiều lần nhìn thấy anh ta đẩy đứa bé ra góc sân ở bệnh viện rồi gọi điện thoại, vừa nhìn thấy dì ấy đến gần thì lập tức cúp điện thoại.
Bảy ngày sau, tôi cùng con xuất viện, Đổng Thừa Nghiệp lại viện cớ công việc bận rộn không thể chậm trễ mà trở về thành phố D.
Khỉ con vừa xuất viện đã bắt đầu nôn ra sữa, uống bao nhiêu nôn ra bấy nhiêu. Thường thấy con uống sữa xong, đang ngủ rất ngon lành bỗng dưng ho dữ dội, sau đó là một dòng sữa trắng từ miệng đứa nhỏ trào ra. Chỉ có cách duy nhất là sau khi con uống sữa xong, cô phải ôm đứa nhỏ lên gần một tiếng sau đó mới đặt xuống. Nhưng do trẻ con mới sinh, cứ cách khoảng hai ba tiếng lại phải uống sữa một lần, cho nên người lớn gần như là không có thời gian để nghỉ ngơi. Quãng thời gian ấy, cả gia đình đều hỗn loạn hết cả lên. Ngay cả đến tôi đang ở cữ mà cũng không có được một giấc ngủ đầy đủ. Ngày nào cũng mệt đến mức hễ ngồi xuống là có thể chìm vào giấc ngủ, cũng bởi thế mà hoàn không để ý đến hành động lạ thường của Đổng Thừa Nghiệp.
Mà Đổng Thừa Nghiệp lại vào cái lúc này bàn bạc với tôi muốn dùng tiền mừng cưới để đổi xe.
Đúng thế, anh ta gọi điện thoại đến chẳng phải để hỏi han xem con thế nào, cũng chẳng phải để hỏi sức khỏe của tôi ra sao, mà lại vì muốn tôi đưa tiền mừng cưới cho anh ta đổi xe.
Đây là lần đầu tiên tôi nhận ra Đồng Thừa Nghiệp đã thay đổi rồi.
Trước đây anh ta rất thích trẻ con, có thể kiên nhẫn mà chăm sóc con của nhà người khác cả một buổi chiều. Còn bây giờ thì sao? Đến ngay cả con mình anh ta cũng chẳng thèm hỏi han.
Chúng tôi cãi nhau, anh ta ấn máy bận, tôi lại gọi cho anh ta nhưng cuối cùng anh ta cũng không nhận.
Khi ấy là ngày thứ 10 sau khi tôi sinh, anh ta bắt đầu chiến tranh lạnh với tôi. Trong thời gian ở cữ, tôi khóc ba lần. Do trong thời gian ở cữ không kiêng tốt mà sức khỏe của tôi kém đi rất nhiều, hệ thống miễn dịch cũng kém đi, thường rất dễ bị cảm.
Cũng vào lúc ấy mới thật sự thấu hiểu câu nói : “Đàn ông sợ bước nhầm đường, phụ nữ sợ gả nhầm người”.
Đàn ông bước sai đường cũng lắm là không có tiền, không có vợ. Còn phụ nữ gả cho nhầm người có khi đến cả tính mạng cũng không còn.
Sau đó, khi thời gian ở cữ của tôi sắp hết, cha Đổng Thừa Nghiệp nghe được tin anh ta không về nhà, gọi điện thoại giáo huấn anh ta một trận, anh ta không tình nguyện mà về nhà. Lúc đó, nôi của con đặt ở ngoài phòng khách, anh ta bước vào nhà chỉ liếc nhìn con một cái sau đó chui vào trong phòng ngủ chơi trò chơi trên điện thoại hơn nửa tiếng.
Chút cảnh giác trong lòng lúc trước lại dâng lên, tựa như ngồi trong ngăn đông của tủ lạnh cả buổi chiều.
Lần này, không còn cách nào trở lại những ấm áp trước kia nữa rồi.
Cách ngày, tôi và mẹ tôi bảo anh ta lái xe đưa con đến bệnh viện nhi khám bệnh. Bệnh viện nhi ở thành phố C nằm cách xa trung tâm thành phố, cách bệnh viện 1km mới có điểm dừng xe. Mà đến nơi, anh ta lại để cho chúng tôi tự mình xuống xe còn anh ta ngồi trong xe đợi.
Trời nóng đến 40 độ, tôi với mẹ mang theo một giỏ lớn tã lót ôm theo con gái bước lên con dốc để đến bệnh viện, đi được nửa đường tôi mới nhớ ra một chuyện, bèn gọi điện thoại cho Đổng Thừa Nghiệp, vậy mà điện thoại của anh ta luôn trong trạng thái máy bận. Đứng từ xa nhìn về phía đó, anh ta ngồi trong buồng lái, đầu hơi cúi xuống, nói chuyện điện thoại với dáng vẻ hết sức dịu dàng.
Lúc đó tôi không đi lên phía trước, chỉ ôm con gái theo bản năng mà đi về phía bệnh viện.
Sau này nghĩ lại, thật ra lúc đó có lẽ tôi đã hiểu ra điều gì đó nhưng lại không dám xác nhận.
Đêm hôm ấy, mẹ tôi đứng ngoài phòng khách hỏi Đổng Thừa Nghiệp đang ngồi trong phòng ngủ trưa mai có ở nhà ăn cơm không. Nếu như ăn cơm ở nhà thì để bà còn đi mua thức ăn. Mà cái người vốn dĩ đã đứng ngồi không yên là Đổng Thừa Nghiệp sau khi nghe thấy bà hỏi thì bỗng cáu kỉnh. Nhẹ giọng trách móc: “Tại sao ngày nào cũng hỏi, lẽ nào con không về nhà thì mọi người không ăn cơm sao?”
Ngay sau đó, anh ta đứng dậy, không thèm nói câu nói với mẹ tôi, cầm lấy túi rồi đi ra khỏi nhà.
Lúc ấy tôi ngơ ra, cảm giác mù tịt ấy giống như kiểu đang tung tăng đi trên đường nhớ lại giấc mộng xuân tối qua với Ngô Nhạn Tổ bỗng nhiên có người cầm cậy gậy đánh thẳng vào đầu tôi vậy.
Đợi đến lúc tôi hồi phục lại tinh thần, Đổng Thừa Nghiệp đã xông xuống lầu, tốc độ thật là nhanh, cứ như là phía sau có người đuổi theo bạo cúc hoa anh ta ấy.
Tôi cũng bất chấp tất cả chạy xuống dưới lầu, muốn kéo anh ta lại, vậy mà anh ta lại khởi động xe, nghênh ngang rời đi. Tôi đuổi theo một đoạn đường dài, có lẽ từ kính chiếu hậu anh ta cũng nhìn thấy tôi, nhưng anh ta lại tựa như đang chốn chạy bệnh dịch.
Khi ấy là đêm hè, tôi còn đang trong thời kỳ ở cữ nên phải quàng khắn, mặc quần áo ngủ dài kín mít. Thực sự lúc bình thường tôi cũng là một người chú ý đến cách ăn mặc. Mà cái đêm hôm ấy, tôi ăn mặc quái dị dưới con mắt của nhiều người, đuổi theo xe của chồng. Còn chồng tôi đến liếc tôi một cái cũng không muốn.
Giây phút ấy, tôi thấy mọi tự tôn của mình đều bị giẫm nát cả.
Tôi liên tục gọi điện thoại cho Đổng Thừa Nghiệp, cuối cùng anh ta cũng bắt máy.
EQ của tôi thấp, không nói được mấy câu đã phát hỏa: “ Anh có muốn sống nữa không hả?”
Tính cách của anh ta cũng không tốt, chưa nói được mấy câu đã kêu la: “Công việc của anh rất bận, em có hiểu được không! Em con mẹ nó không khác gì người đàn bà đanh đá đuổi theo xe anh làm gì!”
Tôi đột nhiên cảm thấy tủi thân, bật khóc: “Em vừa mới sinh con xong, cả ngày mệt nhọc chăm con, em…”
Anh ta không đợi tôi nói hết, lạnh lùng buông ra một câu: “Mỗi người phụ nữ đều phải sinh con, mỗi người phụ nữ đều phải trải qua nhưng điều này.”
Thời khắc ấy, rôi cảm thấy lạnh lẽo, lạnh đến vô biên.
Tôi nói với người ở đầu bên kia điện thoại năm chữ: “Chúng ta li hôn thôi.”
Đầu bên kia truyền đến một hồi trầm mặc, trong giây phút trầm lặng ấy, hơi thở của tôi kéo dài ra, hồi tưởng lại những kí ức tốt đẹp trước đây.
“Được.” Anh ta nói.
Sau đó, những hồi ức đẹp đẽ ấy bị đứt đoạn, chỉ còn là một mảnh tan hoang.
Ngắt điện thoại, tôi ngồi lạc lõng trước của thang máy, khóc đến mức không thở nổi. Cảm thấy quãng thời gian này như một cơn ác mộng, mà tôi giống như đứng trên cọc gỗ, phía dưới đều là đao sắc, chỉ cần sơ sẩy là bị đâm xuyên qua bụng, cảm giác bất an bao chùm lấy cơ thể.
Sau khi đẻ xong, đối diện với cơ thể béo phì của mình, đối diện với vết sẹo dài trên bụng, đối diện với khuôn mặt trắng bệnh không có sức sống, tự tin của tôi rơi xuống đáy vực, không thể nào kéo lên nổi.
Trước đó tôi là một người rất cao ngạo, nhưng trong thời kỳ đặc thù ấy, trong lòng lại dâng lên một ý niệm: Đổng Thừa Nghiệp không cần tôi nữa rồi, vậy thì sẽ còn ai cần tôi với bộ dạng này đây?
Tôi tựa như một con chó bị bỏ rơi, bàng hoàng, mơ màng.
Đáng tiếc tôi không có nhiều thời gian để mà thương cảm, mẹ tôi gọi điện thoại đến, không phải để gọi tôi về nhà ăn cơm mà là bảo tôi về nhà cho con bú.
Tôi nghe thấy giọng khỉ con đói đến mức khóc nghẹn ở đầu bên kia điện thoại, nói ra cũng thật kỳ lạ, bình thường tôi là người hay đa sầu đa cảm, vậy mà lúc này lại có thể kìm được nước mắt.
Khi ấy tôi chỉ có duy nhất một ý nghĩ: Cho dù như thế nào, tôi cũng phải có trách nhiệm với Khỉ con.
Việc này làm lớn lên, rất nhanh bố Đổng Thừa Nghiệp đã phái đến một nhân viên hòa giải đến – Dương Dung.
Chồng của Dương Dung – Bạch Hồng Văn là bạn học của Đổng Thừa Nghiệp, làm cùng công ty với Đổng Thừa Nghiệp nhưng không làm cùng một lĩnh vực. Bởi vì bốn người chúng tôi tuối xấp sỉ nhau cho nên trước khi tôi mang thai quan hệ rất tốt. Thường cùng nhau lập thành một đội đi chơi trò chơi.
Dương Dung dáng người bé nhỏ, nhưng lại rất tháo vát, nấu ăn rất giỏi, xử lý mọi việc trong nhà đâu ra đó, trong lòng tôi cô chính là hiền thê lương mẫu.
Dương Dung vội đến thành phố C thăm tôi, sau khi nghe tôi kể ra nỗi khổ cực của mình mới lựa lời an ủi: “Hồng Văn cũng gọi điện thoại cho Đổng Thừa Nghiệp mắng một trận rồi, nhưng cái tên kia không biết bị làm sao, từ sau khi đến thành phố C, càng ngày càng không nghe lời Hồng Văn, bọn mình đều thấy anh ta đã thay đổi hết rồi.”
Tôi ôm lấy Khỉ con, chỉ cảm thấy vô lực.
Dương Dung nhìn tôi, ngập ngừng mở miệng : “Chồng! Chồng! Thêm một chữ trượng bên trong mới thành chữ phu, cậu cũng hết ngày ở cữ rồi, dứt khoát về thành phố F đi, chẳng phải anh ta nói ngại chỗ này không thuận tiện sao? Vậy thì về nhà của hai người không phải là thuận tiện rồi chứ.”
Dự tính tôi sẽ sinh vào ngày mùng 10 tháng 9, vì thế tháng 6 tôi xin nghỉ đẻ, quyết định về thành phố C sinh. Một là cha mẹ và người thân có thể thuận tiện chăm sóc trong những ngày ở cữ, hai là bệnh viện ở đây cũng tốt hơn thành phố F.
Nhưng từ khi tôi trở về thành phố C, do Đổng Thừa Nghiệp ở cùng với ba mẹ tôi thì không được thuận tiện mà công việc lại bận rộn nên chỉ đến thăm tôi một lần. Sau đó, tận đến lúc tôi vào phòng đẻ, anh ta mới vội vàng từ thành phố D chạy đến.
Trưa ngày mùng 10 tháng 9, tôi sinh ra một đứa bé gái.
Ý nghĩ thứ nhất: Cảm ơn trời, cảm ơn đất, cuối cùng cũng “dỡ hàng” xuống được rồi.
Ý nghĩ thứ hai: Oa đệt. Tại sao con tôi lại xấu như con khỉ không lông thế này.
Ý nghĩ thứ ba: Thôi đành vậy! Hai chúng tôi đâu cũng xinh đẹp gì mà trách con mình.
Đứa bé sau khi sinh ra, mẹ Đổng Thừa Nghiệp có đến bệnh viên chăm sóc đứa nhỏ mấy ngày.
Cha mẹ Đổng Thừa Nghiệp sau khi li hôn dù có chết cũng không muốn gặp mặt nhau, mỗi lần cha Đổng Thừa Nghiệp nhắc đến mẹ anh ta luôn trưng ra bộ mặt tràn đầy ghét bỏ. Đổng Thừa Nghiệp không hề muốn nhắc đến tranh chấp giữa cha mẹ anh ta, cho nên lúc yêu nhau tôi cũng không hỏi đến. Sau này đến khi kết hôn, mang thai rồi thường trò chuyện với người nhà anh ta, cuối cùng tôi cũng biết đầu đuôi sự tình, tổng kết lại là: sau khi mẹ Đổng Thừa Nghiệp sinh ra anh ta, cha anh ta do điều động của công ty mà phải đến nơi khác làm việc. Đất khách quê người, cô đơn lạnh lẽo, cha anh ta quen biết rất nhiều hồng nhan tri kỉ, và kết quả là “đứng núi này trông núi nọ”. Đến khi Đổng Thừa Nghiệp lên một tuổi thì lấy li do cách suy nghĩ của hai bên quá khác biệt nên đề nghị li hôn. Mẹ Đổng Thừa Nghiệp không đồng ý, kéo dài hai năm, cho tận đến khi Đổng Thừa Nghiệp ba, bốn tuổi mới bị toàn án cưỡng chế phán quyết li hôn.
Lúc ấy khi nghe được chuyện cũ này, trong lòng tôi không tránh khỏi có chút cảnh giác. Nhưng nghĩ lại, do sai lầm của cha Đổng Thừa Nghiệp mà anh ta từ khi còn nhỏ đã phải chịu đựng những khổ cực bởi gia đình không trọn vẹn, có lẽ sẽ không làm ra những lỗi lầm như thế này đâu. Thế nên cũng không còn vướng mắc việc này nữa.
Bây giờ nhớ lại những chuyện trước đây, cảm thấy bản thân mình thật con mẹ nó… Có một số việc, thật sự có thể di truyền.
Sau khi sinh, tôi ở lại bệnh viện mấy ngày, biểu hiện của Đổng Thừa Nghiệp lúc ở bệnh viện càng có chút không bình thường. Điện thoại lúc nào cũng “dính” trên người. Thường thì anh ta đẩy con gái ra ngoài hành lang chơi, một lúc lâu cũng không thấy trở lại. Sau khi li hôn, dì tôi mới nhận ra, nói rằng nhiều lần nhìn thấy anh ta đẩy đứa bé ra góc sân ở bệnh viện rồi gọi điện thoại, vừa nhìn thấy dì ấy đến gần thì lập tức cúp điện thoại.
Bảy ngày sau, tôi cùng con xuất viện, Đổng Thừa Nghiệp lại viện cớ công việc bận rộn không thể chậm trễ mà trở về thành phố D.
Khỉ con vừa xuất viện đã bắt đầu nôn ra sữa, uống bao nhiêu nôn ra bấy nhiêu. Thường thấy con uống sữa xong, đang ngủ rất ngon lành bỗng dưng ho dữ dội, sau đó là một dòng sữa trắng từ miệng đứa nhỏ trào ra. Chỉ có cách duy nhất là sau khi con uống sữa xong, cô phải ôm đứa nhỏ lên gần một tiếng sau đó mới đặt xuống. Nhưng do trẻ con mới sinh, cứ cách khoảng hai ba tiếng lại phải uống sữa một lần, cho nên người lớn gần như là không có thời gian để nghỉ ngơi. Quãng thời gian ấy, cả gia đình đều hỗn loạn hết cả lên. Ngay cả đến tôi đang ở cữ mà cũng không có được một giấc ngủ đầy đủ. Ngày nào cũng mệt đến mức hễ ngồi xuống là có thể chìm vào giấc ngủ, cũng bởi thế mà hoàn không để ý đến hành động lạ thường của Đổng Thừa Nghiệp.
Mà Đổng Thừa Nghiệp lại vào cái lúc này bàn bạc với tôi muốn dùng tiền mừng cưới để đổi xe.
Đúng thế, anh ta gọi điện thoại đến chẳng phải để hỏi han xem con thế nào, cũng chẳng phải để hỏi sức khỏe của tôi ra sao, mà lại vì muốn tôi đưa tiền mừng cưới cho anh ta đổi xe.
Đây là lần đầu tiên tôi nhận ra Đồng Thừa Nghiệp đã thay đổi rồi.
Trước đây anh ta rất thích trẻ con, có thể kiên nhẫn mà chăm sóc con của nhà người khác cả một buổi chiều. Còn bây giờ thì sao? Đến ngay cả con mình anh ta cũng chẳng thèm hỏi han.
Chúng tôi cãi nhau, anh ta ấn máy bận, tôi lại gọi cho anh ta nhưng cuối cùng anh ta cũng không nhận.
Khi ấy là ngày thứ 10 sau khi tôi sinh, anh ta bắt đầu chiến tranh lạnh với tôi. Trong thời gian ở cữ, tôi khóc ba lần. Do trong thời gian ở cữ không kiêng tốt mà sức khỏe của tôi kém đi rất nhiều, hệ thống miễn dịch cũng kém đi, thường rất dễ bị cảm.
Cũng vào lúc ấy mới thật sự thấu hiểu câu nói : “Đàn ông sợ bước nhầm đường, phụ nữ sợ gả nhầm người”.
Đàn ông bước sai đường cũng lắm là không có tiền, không có vợ. Còn phụ nữ gả cho nhầm người có khi đến cả tính mạng cũng không còn.
Sau đó, khi thời gian ở cữ của tôi sắp hết, cha Đổng Thừa Nghiệp nghe được tin anh ta không về nhà, gọi điện thoại giáo huấn anh ta một trận, anh ta không tình nguyện mà về nhà. Lúc đó, nôi của con đặt ở ngoài phòng khách, anh ta bước vào nhà chỉ liếc nhìn con một cái sau đó chui vào trong phòng ngủ chơi trò chơi trên điện thoại hơn nửa tiếng.
Chút cảnh giác trong lòng lúc trước lại dâng lên, tựa như ngồi trong ngăn đông của tủ lạnh cả buổi chiều.
Lần này, không còn cách nào trở lại những ấm áp trước kia nữa rồi.
Cách ngày, tôi và mẹ tôi bảo anh ta lái xe đưa con đến bệnh viện nhi khám bệnh. Bệnh viện nhi ở thành phố C nằm cách xa trung tâm thành phố, cách bệnh viện 1km mới có điểm dừng xe. Mà đến nơi, anh ta lại để cho chúng tôi tự mình xuống xe còn anh ta ngồi trong xe đợi.
Trời nóng đến 40 độ, tôi với mẹ mang theo một giỏ lớn tã lót ôm theo con gái bước lên con dốc để đến bệnh viện, đi được nửa đường tôi mới nhớ ra một chuyện, bèn gọi điện thoại cho Đổng Thừa Nghiệp, vậy mà điện thoại của anh ta luôn trong trạng thái máy bận. Đứng từ xa nhìn về phía đó, anh ta ngồi trong buồng lái, đầu hơi cúi xuống, nói chuyện điện thoại với dáng vẻ hết sức dịu dàng.
Lúc đó tôi không đi lên phía trước, chỉ ôm con gái theo bản năng mà đi về phía bệnh viện.
Sau này nghĩ lại, thật ra lúc đó có lẽ tôi đã hiểu ra điều gì đó nhưng lại không dám xác nhận.
Đêm hôm ấy, mẹ tôi đứng ngoài phòng khách hỏi Đổng Thừa Nghiệp đang ngồi trong phòng ngủ trưa mai có ở nhà ăn cơm không. Nếu như ăn cơm ở nhà thì để bà còn đi mua thức ăn. Mà cái người vốn dĩ đã đứng ngồi không yên là Đổng Thừa Nghiệp sau khi nghe thấy bà hỏi thì bỗng cáu kỉnh. Nhẹ giọng trách móc: “Tại sao ngày nào cũng hỏi, lẽ nào con không về nhà thì mọi người không ăn cơm sao?”
Ngay sau đó, anh ta đứng dậy, không thèm nói câu nói với mẹ tôi, cầm lấy túi rồi đi ra khỏi nhà.
Lúc ấy tôi ngơ ra, cảm giác mù tịt ấy giống như kiểu đang tung tăng đi trên đường nhớ lại giấc mộng xuân tối qua với Ngô Nhạn Tổ bỗng nhiên có người cầm cậy gậy đánh thẳng vào đầu tôi vậy.
Đợi đến lúc tôi hồi phục lại tinh thần, Đổng Thừa Nghiệp đã xông xuống lầu, tốc độ thật là nhanh, cứ như là phía sau có người đuổi theo bạo cúc hoa anh ta ấy.
Tôi cũng bất chấp tất cả chạy xuống dưới lầu, muốn kéo anh ta lại, vậy mà anh ta lại khởi động xe, nghênh ngang rời đi. Tôi đuổi theo một đoạn đường dài, có lẽ từ kính chiếu hậu anh ta cũng nhìn thấy tôi, nhưng anh ta lại tựa như đang chốn chạy bệnh dịch.
Khi ấy là đêm hè, tôi còn đang trong thời kỳ ở cữ nên phải quàng khắn, mặc quần áo ngủ dài kín mít. Thực sự lúc bình thường tôi cũng là một người chú ý đến cách ăn mặc. Mà cái đêm hôm ấy, tôi ăn mặc quái dị dưới con mắt của nhiều người, đuổi theo xe của chồng. Còn chồng tôi đến liếc tôi một cái cũng không muốn.
Giây phút ấy, tôi thấy mọi tự tôn của mình đều bị giẫm nát cả.
Tôi liên tục gọi điện thoại cho Đổng Thừa Nghiệp, cuối cùng anh ta cũng bắt máy.
EQ của tôi thấp, không nói được mấy câu đã phát hỏa: “ Anh có muốn sống nữa không hả?”
Tính cách của anh ta cũng không tốt, chưa nói được mấy câu đã kêu la: “Công việc của anh rất bận, em có hiểu được không! Em con mẹ nó không khác gì người đàn bà đanh đá đuổi theo xe anh làm gì!”
Tôi đột nhiên cảm thấy tủi thân, bật khóc: “Em vừa mới sinh con xong, cả ngày mệt nhọc chăm con, em…”
Anh ta không đợi tôi nói hết, lạnh lùng buông ra một câu: “Mỗi người phụ nữ đều phải sinh con, mỗi người phụ nữ đều phải trải qua nhưng điều này.”
Thời khắc ấy, rôi cảm thấy lạnh lẽo, lạnh đến vô biên.
Tôi nói với người ở đầu bên kia điện thoại năm chữ: “Chúng ta li hôn thôi.”
Đầu bên kia truyền đến một hồi trầm mặc, trong giây phút trầm lặng ấy, hơi thở của tôi kéo dài ra, hồi tưởng lại những kí ức tốt đẹp trước đây.
“Được.” Anh ta nói.
Sau đó, những hồi ức đẹp đẽ ấy bị đứt đoạn, chỉ còn là một mảnh tan hoang.
Ngắt điện thoại, tôi ngồi lạc lõng trước của thang máy, khóc đến mức không thở nổi. Cảm thấy quãng thời gian này như một cơn ác mộng, mà tôi giống như đứng trên cọc gỗ, phía dưới đều là đao sắc, chỉ cần sơ sẩy là bị đâm xuyên qua bụng, cảm giác bất an bao chùm lấy cơ thể.
Sau khi đẻ xong, đối diện với cơ thể béo phì của mình, đối diện với vết sẹo dài trên bụng, đối diện với khuôn mặt trắng bệnh không có sức sống, tự tin của tôi rơi xuống đáy vực, không thể nào kéo lên nổi.
Trước đó tôi là một người rất cao ngạo, nhưng trong thời kỳ đặc thù ấy, trong lòng lại dâng lên một ý niệm: Đổng Thừa Nghiệp không cần tôi nữa rồi, vậy thì sẽ còn ai cần tôi với bộ dạng này đây?
Tôi tựa như một con chó bị bỏ rơi, bàng hoàng, mơ màng.
Đáng tiếc tôi không có nhiều thời gian để mà thương cảm, mẹ tôi gọi điện thoại đến, không phải để gọi tôi về nhà ăn cơm mà là bảo tôi về nhà cho con bú.
Tôi nghe thấy giọng khỉ con đói đến mức khóc nghẹn ở đầu bên kia điện thoại, nói ra cũng thật kỳ lạ, bình thường tôi là người hay đa sầu đa cảm, vậy mà lúc này lại có thể kìm được nước mắt.
Khi ấy tôi chỉ có duy nhất một ý nghĩ: Cho dù như thế nào, tôi cũng phải có trách nhiệm với Khỉ con.
Việc này làm lớn lên, rất nhanh bố Đổng Thừa Nghiệp đã phái đến một nhân viên hòa giải đến – Dương Dung.
Chồng của Dương Dung – Bạch Hồng Văn là bạn học của Đổng Thừa Nghiệp, làm cùng công ty với Đổng Thừa Nghiệp nhưng không làm cùng một lĩnh vực. Bởi vì bốn người chúng tôi tuối xấp sỉ nhau cho nên trước khi tôi mang thai quan hệ rất tốt. Thường cùng nhau lập thành một đội đi chơi trò chơi.
Dương Dung dáng người bé nhỏ, nhưng lại rất tháo vát, nấu ăn rất giỏi, xử lý mọi việc trong nhà đâu ra đó, trong lòng tôi cô chính là hiền thê lương mẫu.
Dương Dung vội đến thành phố C thăm tôi, sau khi nghe tôi kể ra nỗi khổ cực của mình mới lựa lời an ủi: “Hồng Văn cũng gọi điện thoại cho Đổng Thừa Nghiệp mắng một trận rồi, nhưng cái tên kia không biết bị làm sao, từ sau khi đến thành phố C, càng ngày càng không nghe lời Hồng Văn, bọn mình đều thấy anh ta đã thay đổi hết rồi.”
Tôi ôm lấy Khỉ con, chỉ cảm thấy vô lực.
Dương Dung nhìn tôi, ngập ngừng mở miệng : “Chồng! Chồng! Thêm một chữ trượng bên trong mới thành chữ phu, cậu cũng hết ngày ở cữ rồi, dứt khoát về thành phố F đi, chẳng phải anh ta nói ngại chỗ này không thuận tiện sao? Vậy thì về nhà của hai người không phải là thuận tiện rồi chứ.”
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook