Hồn Ma Gã Lính FULL
-
Chương 13
Bầu trời xanh ngắt không dợn một gợn mây nào.
Nhưng trong lòng Huệ Lan lại đang có đến cả chục tầng mây đen và chúng đang chực rớt nước bất kì lúc nào.
Ông ngoại của Nhã Chi đã qua đời rồi sao?
Qua đời rồi… đã qua đời… có nghĩa những mong chờ, những hi vọng và nhớ thương của bà ngoại Nhã Chi là vô nghĩa.
Mà không chỉ là hi vọng của bà ngoại, mà chính Nhã Chi, cô gái ấy gần như đã suy sụp trước cái tin tức đó.
Đưa tay uể oải sắp từng cái chả giò một lên đìa, hành động không chút sức sống của Huệ Lan lập tức thu hút sự chú ý của Hà Duy.
-Thôi đi Lan! Người chết cũng chết rồi! Lan có đau buồn thì ông của Nhã Chi cũng đâu có sống lại được.
Chưa kể…
Hà Duy khẽ qua đầu nhìn cô bạn mà mình nhắc tên.
Và khi chắc chắn là ở vị trí kệ bếp, chỗ Nhã Chi đứng thì cô nàng sẽ không được những gì bản thân nói, Hà Duy mới tiếp.
-Chưa kể đó là ông của Nhã Chi chứ có phải ông của Lan đâu.
-Biết là vậy.
Nhưng nhìn Nhã Chi khóc, Lan lại thấy rất đau lòng.
Vốn là một sinh viên trường Y, tương lai rộng mở vô cùng.
Vậy mà vì chiến tranh loạn lạc mà tương lai khép lại, cả vợ con cũng không được nhìn mặt lần cuối.
Không phải là rất đáng thương sao?
-Ờ thì...
Hà Duy phân vân.
Nhưng rốt cuộc vẫn quyết định nói ra điều mà bản thân đang khuất mắt trong lòng.
-Nhưng mà Huệ Lan này, chỉ là mơ thôi.
Có cần phải đặt hết niềm tin của bản thân vào đó đến mức như vậy không.
-Không biết nữa.
Lan chỉ nghe Chi nói là người trong mơ nói với bạn ấy rằng, ông ấy là ông ngoại của Chi và ông ấy đã chết rồi.
-Ai chết?!
Giọng bà Yến sang sảng.
Thì ra vì thấy con trai và cô bạn cùng lớp xếp hoài mà chưa xong được đĩa chả giò, bà Yến đã tò mò xán lại gần nghe ngóng thử.
Chẳng ngờ thứ cả hai đáng nói đến lại là chuyện chết chóc này nọ.
Bên này Huệ Lan thấy da mặt mình nóng bừng.
Vì đang nói xấu người khác mà bị bắt gặp, dù người bắt gặp không phải đối tượng mình đang nhắc tới.
Cô nàng lắp ba lắp bắp.
-Dạ, là…
-Là ông ngoại của Nhã Chi.
Nghe bạn ấy nói thì ông ấy quê ở MC mình đây, sau đó thì vào Sài gòn học Y.
Có bạn gái rồi có con.
Nhưng vì chiến tranh loạn lạc, trong một lần về quê thăm nhà thì ông bị mất liên lạc với bạn gái của mình.
-Rồi sao nữa?!
Bà Yến lên tiếng hỏi khi thấy con trai mình không nói tiếp.
Bên này Hà Duy hình như cũng đang cố sắp chữ để có thể nói ra tình hình sự việc thông qua vài câu nói.
-Và Nhã Chi xuất hiện ở đây là để tìm kiếm tung tích ông ngoại của bạn ấy.
Chỉ là mới sáng ra cô ấy nói không cần nữa, vì đêm qua ông ngoại về báo cho cô rằng ông đã chết rồi.
-Chết rồi nhưng vẫn còn mộ phần này nọ mà.
Bà Yến vừa nói vừa sắp nốt đĩa chả giò cuối cùng.
Rồi sau đó là bỏ lên cái mâm tròn, chuẩn bị bê đi.
Và trước khi đi, bà đã bỏ lại câu nói.
-Hỏi con bé tên tuổi chính xác của ông ngoại nó, rồi dắt nó ra chỗ trường bắn cũ trước nhà mình nè mà tìm.
Còn nếu không có nữa thì lên nghĩa trang Cam Thành.
Xưa nhà nước quy tập không hết, chủ yếu là do mộ không có thân nhân mà cũng không nằm trong khuôn viên của trạm biến áp, nên số mộ còn lại ở đó cũng bộn.
Huệ Lan nghe câu nói của bà Yến xong mà thấy da đầu bản thân tê rần.
Nhưng cô nàng ráng nín nhịn đợi cho bà Yến đi khuất sau khuôn cửa gian bếp rồi mới dám thầm thì với Hà Duy.
-Bác gái nói thật hả? Khu đất đó…
-Không nhiều.
Tầm trăm cái thôi.
Hà Duy nói bằng giọng thản nhiên.
-Là mồ mả không có người thân, nên cũng hoang phế hết cả.
Mỗi nấm mộ giỏi lắm chỉ còn một tấm bia xi măng ghi vài chữ để mọi người biết tên biết tuổi thôi.
-Cha mẹ ơi! Vậy thì cái bóng trắng dắt xe đạp vào cái chốn đó nào chắc được là dì hai của Duy.
Rồi cái bóng trắng có dáng vẻ đàn ông bên cạnh kia nữa.
Huệ Lan dừng lại.
Cô hình như nhớ ra được điều gì đó mà trước kia cô đã bỏ sót.
Nhưng càng nhớ ra thì da gà trên tay của Huệ Lan càng nổi rõ.
Có điều biểu tình ấy Hà Duy đứng cạnh không có nhìn thấy, nên anh chàng vẫn thành thật thổ lộ.
-Đúng là chỗ sau trạm biến áp còn nhiều mả thiệt.
Nhưng từ bấy tới giờ người ta chỉ thấy ma khi dì hai của Duy và Tạ Hoàng Nhạn mất thôi.
Tạ Hoàng Nhạn thì rõ rành rành rồi, vì ông ấy đã nhập vào người của ông ngoại mình.
Còn dì hai…
Anh chẳng dừng lại trong giây lát.
-Còn bóng trắng là người con gái.
Bảo đó là dì hai Yên của mình thì hơi khiên cưỡng.
Nhưng vì bóng ma đó xuất hiện sau cái chết của dì hai đã đành, lại còn đi đến trước cửa nhà mình đứng hồi lâu.
Sau ấy mới dời bước ra con lộ, chỗ cửa hàng đồ gỗ của ông Tư Minh á.
Mình nghĩ là bóng ma ấy muốn đi về nghĩa trang, vì con lộ này mà đi thẳng thì sẽ tới được nghĩa trang Cam Thành.
-Kinh…
Kinh khủng vậy luôn sao?...!Là Huệ Lan định nói như vậy, nhưng lời chưa kịp nói ra, cô nàng đã lập tức phải nuốt mấy lời kia xuống cuống họng vì tiếng ồn ào bên ngoài sân, chỗ đang bày bàn giỗ.
Bà Ba Tỵ từ hôm qua đã cảm thấy bất an vì là bùa bị rách thì hôm nay, sau khi nhác thấy chồng mình mặt mũi thâm tím bước vào sân nhà, bà đã gào lên.
-Ông bị làm sao thế? Ai đã đánh ông? Trời ơi…
Trời ơi thật vì lúc này gương mặt ông Ba Tỵ đang loang lổ những máu là máu.
Một bên mắt thâm tím và môi thì nứt toác như bị ai cầm dao cắt đôi ra.
-Ông nói đi chứ? Ai đã đánh ông ra nông nỗi này?!
Và không chỉ bà Ba Tỵ hỏi dồn, mà cả những người hàng xóm cũng không thể đứng yên nhìn.
Họ cũng xôn xao hỏi ông Tỵ.
-Là ai đã đánh anh Ba vậy? Anh cứ nói đi, có bọn tui ở đây, bọn tui sẽ đòi lại công bằng cho anh.
-Là ba con đánh chú Ba đó mấy cô chú.
Câu hỏi được trả lời bằng giọng điệu ngô nghê của chàng thanh niên tên Chính làm ai nấy có mặt trong sân lúc đó phải ồ à lên kinh ngạc.
Nhưng người kinh ngạc nhất có lẽ là bà Ba Tỵ.
Bà há hốc mồm miệng, lắp bắp từng chữ:
-Tư… Tư Minh đánh ông sao hả ông Ba? Sao có thể chớ… ông đã làm cho ổng biết bao nhiêu là chuyện kia mà.
Để tui qua nhà nói phải trái với ổng.
Lời vừa ra khỏi miệng, bà Ba Tỵ cũng chực đứng dậy, toan bước đi.
Có điều bàn chân mới có nhấc lên đặt xuống chưa được ba lần đã phải dừng lại vì cánh tay ngáng ngang mặt bà.
Gã thanh niên tên Chính từ lúc nào đã buông tay bà Duyên ra để chạy tới trước mặt bà Tỵ mà ngăn bà lại.
-Đừng đi! Đừng đi! Thím Ba giờ mà qua nhà con thì sẽ đánh thức ba con dậy đó.
Rồi mẹ con nữa.
Ba con với mẹ con đang ngủ với nhau rất ngon.
-Bây nói cái gì vậy hả thằng Chính này? Gì mà ngủ.
Không lẽ hôm nay ba bây không có làm đám giỗ cho bà nội bây hả?
-Đám giỗ hả? Đám giỗ là gì vậy hả thím Ba?
Câu hỏi của một đứa trẻ ba tuổi lại được chàng thanh niên gần ba mươi tuổi thốt ra làm bà Ba Tỵ thấy bất lực thật sự.
Bà toan chửi Chính thì sau lưng gã trai ấy lại vang lên tiếng nói.
-Không có giỗ chạp gì cả đâu.
Đó là tiếng nói của ông Thủy.
Và trên mặt ông ấy cũng có những dấu vết bị tác động vật lý hệt như của ông Tỵ, thậm chí vết bầm trên mắt của ông Thủy còn thê thảm hơn.
-Thiệt chẳng biết ông Tư Minh ấy nghĩ gì nữa.
Nghe ai không nghe lại nghe cái thằng con ngây ngây dại dại, đã đánh vợ thì chớ, giờ còn đánh luôn tui với anh Tỵ.
Thiệt hết thuốc chữa!
-Nhưng không có lửa thì sao có khói.
Người mới lên tiếng là ông lão Chín.
Ông ngồi ở băng ghế đá, cạnh bà Duyên mà hướng
ông Thủy chất vấn.
-Nếu không có chuyện bây lại gần con Nhung thì sao thằng Chính nó biết mà nó nói với ba nó được.
Thằng nhỏ này ngây ngây dại dại, nhưng được cái là nó nói thiệt.
Bây là người lớn lại là chỗ bạn bè chí cốt với thằng Tư Minh, nên nếu có lỡ tằng tịu với con Nhung thì coi xin lỗi, rồi hứa không tái phạm nữa là được.
Sai thì ai chả sai.
Chẳng lẽ mỗi lần đạp c.ứ.t
lại là một lần chặt chân sao mà sợ.
(Hết chương 13: )
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook