Hôn Lên Đôi Môi Peter Pan
-
Chương 1-11: Hạ chí[1] – Phương bắc cô đơn (1)
Thời gian sẽ không chờ em,
bởi đây là con đường xa lạ và cô đơn của một mình em.
Giống như anh đã từng xuất hiện trong cuộc đời em.
Sự hiện hữu mờ nhạt, nhẹ nhàng nhưng âm ỉ.
Tiếc rằng cánh chim rồi cũng cần hướng về phương Nam,
con nhộng xấu xí rồi cũng phải lột bỏ lớp kén cứng chắc,
cuối cùng những thứ này cũng sẽ được khắc sâu trong miền ký ức.
Như thế, chí ít ở đích đến cuối cùng của chuyến đi,
em hy vọng có thể thấy gương mặt của anh,
chất chứa tất cả quá khứ và niềm hạnh phúc của em.
[1] Hạ chí: Một trong hai mươi tư tiết khí của lịch Trung Quốc. Bao gồm: Lập xuân, Vũ thuỷ, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn. (ND)
1.
À há, có lẽ tuổi thanh xuân chính là tuyển tập ʺNghìn lẻ một đêmʺ của mỗi người. Chỉ có điều không ai có thể đoán trước được kết cục sau cùng trong câu chuyện, rốt cuộc ai sẽ là đức vua Shahryar của ai, và ai sẽ là hoàng hậu Scheherazade của ai?
... Trích dẫn lời Dịch Bách Đồng
2.
Âm thanh của tiếng chuông nghe ảm đạm, nặng nề được vang vọng bên ngoài khung cửa sổ. Thanh âm âm vang đó cứ như hàng vạn tiếng sấm điên cuồng thấm sâu vào trong lòng đất, nỗi đau nặng nề và âm ỉ nhưng vô cùng dữ dội đang đập mạnh vào màng nhĩ.
Tiếng ầm ầm yếu ớt khiến không gian tĩnh lặng bỗng chốc bị phá vỡ, không khí ẩm ướt trong những ngày mưa đầu mùa khiến con người ta cảm thấy chán chường.
Đó là ngày Kinh trập, hay còn gọi là ngày mưa giao mùa.
Ánh sáng mập mờ xuyên qua khe hở của chiếc rèm cửa sổ chưa được kéo chặt, không gian xung quanh bỗng hiện ra một vệt sáng mơ hồ màu trắng.
Hoàng hôn đã buông xuống nhưng mặt trời vẫn còn ẩn náu đằng sau những đám mây chứa một lượng nước mưa khổng lồ.
Tiếng mưa rào rào đổ xuống, thỉnh thoảng lại nghe thấy cả tiếng sấm tiếng sét não nề cùng tiếng vo vo của côn trùng, khiến dây thần kinh bên trong màng nhĩ nhức nhối, khó chịu vô cùng. Dịch Bách Đồng ngồi trên giường bệnh, lặng yên quan sát bầu trời xám xịt bên ngoài cửa sổ, những tia sáng trống trải nhấp nháy trong con ngươi của mắt bên trái, và trên con mắt bên phải được phủ lên một tấm gạc y như đôi cánh màu trắng. Trên người cô mặc chiếc áo kẻ sọc trắng xanh của bệnh viện, mái tóc đen óng xõa xuống tới thắt lưng được vén ra sau hai bên vành tai, để lộ khuôn mặt tái xanh và gầy gò. Trên mu bàn tay trái đang cắm một mũi kim có đầu màu tím, phía trên dán băng keo chéo màu trắng, chất lỏng trong suốt, lạnh lẽo không ngừng được truyền vào người cô, có thể thấy rõ trong bình chỉ còn sót lại chưa tới một phần thuốc.
Phía trên đầu giường ở dưới chiếc gối màu trắng có kẹp một cuốn tiểu thuyết bản tiếng Anh với bìa sách được thiết kế tinh xảo, là quyển Les Miserables[2] của Victor Hugo.
[2] Les Miserables (Những người khốn khổ): Là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX. (BTV)
Một dòng chữ tiếng Anh mạ vàng kim bắt mắt trên bìa:
... Every man dies, not every man really lives.
Bỗng có người mở cửa bước vào, Dịch Bách Đồng chầm chậm quay sang nhìn. Do con mắt bên phải đang bị che bởi tấm gạc nên không thể nào nhìn rõ mọi thứ xung quanh được. Nhưng, dù con mắt bên phải không có tấm gạc che đi chăng nữa thì trong tròng mắt vẫn chỉ tồn tại một màu đen xì như bị con côn trùng có cánh che phủ, cô chẳng thể nhìn thấy được gì từ con mắt bên phải, cuộc sống như thế đã kéo dài gần mười năm rồi.
Bởi vậy, cô cố gắng hạ thấp giọng, thận trọng hỏi: ʺ... Ai thế?ʺ.
Thực ra, cô thừa biết chỉ có đúng một người đến thăm cô vào giờ này. Nhưng lần nào cô cũng cố chấp cất tiếng hỏi cùng một câu như là bản năng.
... Là ai.
Phảng phất trong cô dấy lên một niềm hy vọng sẽ tìm được cảm giác an toàn nào đó đằng sau câu hỏi theo bản năng ấy.
Tiếng bước chân dồn dập đang bước dần về phía cô, hình như thói quen của người đó là bước về phía bên trái cô, đến gần cô người ấy khom người, quan sát mu bàn tay của cô, kiểm tra xem có bị sưng lên không.
Dịch Bách Đồng hơi ngước mắt qua phía ấy, nhìn bóng người đứng bên cạnh, mím môi rồi khẽ gọi:
“… Bố. Bố đến rồi.”
Giọng nói của cô tựa như tảng băng lạnh giá lại mang chút cố chấp, từ chối, không có sự thân mật và ấm áp mà đáng lẽ ra nên tồn tại giữa hai bố con. Bao trùm lên căn phòng là thái độ lạnh lùng khiến người thật khó xử.
“Bố xin phép về sớm để tới đây... Bách Đồng, vì hôm nay là ngày con tháo băngʺ, Dịch Thư nói rồi dừng lại bên cạnh chiếc tủ thấp phía đầu giường, cầm chiếc phích màu đỏ đổ nước ra chiếc cốc bên cạnh, trong giây lát, hơi nóng bốc lên ngùn ngụt hòa chung với không khí khiến không gian trong căn phòng tựa làn sương mù dày đặc và nó cũng khiến cho tầm nhìn giữa cả hai bị mờ đi, “Các bác sĩ đang chờ ở trong phòng khám chính để mở băng gạc cho mắt bên phải của con, sau khi truyền hết bình dịch này thì chúng ta sẽ qua đó”.
Dịch Bách Đồng không trả lời, chỉ lẳng lặng giơ tay phải lên nhận lấy cốc nước nóng từ bố, cúi đầu thổi nguội, khẽ hớp một ngụm nhỏ.
Dịch Thư nhìn con mắt phải của con gái đang bị một tấm gạc đè lên, cùng những vết hằn do thời gian để lại trên trán ngày càng rõ nét hơn khi ánh sáng trắng lóa bên ngoài cửa sổ rọi vào.
… Đã mười năm rồi!
Ông bất giác thở dài một tiếng trong lòng.
Khoảng năm phút sau, thứ chất lỏng trong suốt trong bình truyền dịch cuối cùng cũng hết, Dịch Thư cẩn thận tháo ống kim giúp con gái. Dù ông đã cố gắng gỡ thật nhẹ nhàng nhưng khi kéo đến miếng băng dín có vẻ như giật hơi mạnh, khiến bên mu bàn tay phải của Dịch Bách Đồng dấy lên một cơn đau rồi theo phản xạ cô nhăn mặt lại.
“Bố nhẹ tay chút.” Giọng cô có chút khó chịu.
Dịch Thư cũng chẳng nói gì, tiếp tục tỉ mỉ, nhẹ nhàng rút đầu kim, sau đó dùng bông gòn ấn lên mạch máu nơi mũi kim đã tiêm một cách khá thành thạo.
Dịch Bách Đồng vẫn giữ vẻ mặt nhăn nhó, khó chịu rồi hất mạnh tay bố ra, cô cầm miếng bông gòn, “Được rồi, để con tự làm”.
Dịch Thư khẽ thở dài miễn cưỡng đồng ý. Nhiều năm nay, trước mặt con gái, tính khí nóng nảy của ông giống như chiếc sừng đã bị mài nhẵn. Giờ nó tựa như dòng chảy nhẹ nhàng, thâm trầm, thi thoảng mới phát ra những tiếng róc rách mà thôi.
“Sau cơn mưa thời tiết có vẻ mát mẻ hơn rồi, hôm nay bố có tạt qua nhà lấy vài bộ quần áo cho con thay, tất cả vẫn ở trong xe, để bố xuống lấy.” Mãi hồi lâu sau, Dịch Thư mới mở lời, rồi ông quay người đi ngược ra hướng bên ngoài phòng bệnh, bước đến cửa phòng, hình như sực nhớ tới điều gì đó, nên ông ngoảnh đầu lại nhìn Dịch Bách Đồng dò hỏi: “Con chờ bố lên rồi cùng nhau đi tháo băng, hay là…”.
Dịch Bách Đồng không trả lời ngay. Cô lặng lẽ ấn miếng bông gòn trên mu bàn tay xuống, rồi ngẩng cao đầu nhìn sắc trời bên ngoài cửa sổ, những đám mây xám xịt đang bị nén xuống thấp, tỏa ra một cảm giác bất an, khó chịu vô cùng.
Một lát sau, cô mới đáp lại: “Tự con đi tháo băng được rồi, bố cứ đi xuống dưới lầu trước!”.
“Được rồi. Bố sẽ xuống lấy quần áo rồi chạy qua chỗ con ngay.”
“Ừm… Tùy bố.”
Dịch Thư nhìn nhìn Dịch Bách Đồng, rồi quay lưng ra khỏi phòng bệnh.
Cánh cửa đóng lại, những tia sáng hắt từ bên ngoài vào cũng vì thế mà trở nên mờ tối.
Tiếng mưa rơi bên ngoài cửa sổ vẫn cứ rì rào không ngừng nghỉ. Mọi thứ trong phòng bệnh đều toát lên một gam màu xám nhạt. Dịch Bách Đồng thả lòng bàn tay đang ấn bông gòn, cô nhìn vệt màu vàng nhạt trên mu bàn tay trái của mình, đột nhiên nhếch mép tỏ vẻ chán ghét.
... Thời tiết ảm đạm này, y như đang quay trở lại cơn ác mộng mười năm trước.
... Cũng bầu trời xám xịt như vậy, cũng cơn mưa đầu mùa ẩm ướt như thế.
... Khiến cô chợt cảm thấy hãi hùng.
3.
Sau khi kết thúc tiết học đầu tiên của buổi chiều thì cũng là lúc tiếng sấm ầm vang nổi lên ở phía xa xa của bầu trời. Chiếc lá bên ngoài cửa sổ khẽ phát ra âm thanh “dào dạt”, trong chốc lát cơn mưa mang theo cả sấm chớp đã ập xuống.
Lúc ấy Kiều Tô đang bị thầy giáo gọi lên bảng dịch một đoạn tiếng Anh dài ngoằng.
Đó là bài văn của một tác giả nước ngoài nào đó. Dịch những thứ vô vị như thế cũng khá là vất vả, nhưng trong đó có một câu khiến Kiều Tô rất ấn tượng.
“... Every man dies, not every man really lives.”
“... Tất cả mọi người đều chết nhưng không phải tất cả đều thực sự sống.”
Khi dịch đến đoạn này, bỗng có tiếng sấm nổ đùng bên ngoài cửa sổ, Kiều Tô thoáng giật mình, viên phấn trong tay cậu cũng gãy rời, thế là trên bảng hiện ra một chữ “quá[3]” nguệch ngoạc, méo xệch.
[3] Quá: Trong tiếng Trung Quốc được viết là chữ 过. Thường mang nghĩa là trải qua, sai lầm, lầm lỗi. (BTV)
Cùng lúc đó tiếng chuông tan trường cũng reo lên ầm ĩ. Chủ nhiệm lớp 9A6 tuyên bố “Tiết học hôm nay kết thúc tại đây, ngày mai gặp lại các em” rồi bước ra ngoài. Kiều Tô dõi theo bóng của thầy chủ nhiệm, cậu thầm nghĩ chắc là không cần dịch tiếp nữa, rồi nhíu mày một cách vô thức.
Bởi trận mưa bất ngờ ập tới này mà khiến đám học sinh trong lớp phải từ bỏ kiểu tan học ùa ra “như ong vỡ tổ” thường ngày, đứa nào đứa nấy mặt cau mày có, dáng vẻ ủ rũ chen chân tới bên cạnh cửa sổ của phòng học, tất cả mọi người đều “ở lại”. Căn phòng rộng nhưng lại khá ngột ngạt, chốc chốc lại râm ran những tiếng như là “Chết tiệt, làm cái quái gì thế này, tự dưng lại mưa to” hoặc “Làm thế nào bây giờ? Mình không mang theo ô, hay gọi điện thoại bảo bố mẹ đến đón?” hay là “Đen thế, sấm sét là tín hiệu không tốt, này này, cho mình mượn điện thoại một chút nhé”.
Kiều Tô vứt viên phấn trong tay vào hộp giấy trên bục giảng rồi quay về chỗ ngồi của mình, bắt đầu thu dọn cặp sách chuẩn bị ra về.
Có một cậu bạn thân ngồi bên cạnh Kiều Tô gọi. Cậu ta tung tăng tung tẩy chạy tới, bĩu môi bảo: “Không phải chứ, bây giờ cậu về đấy à?... Bên ngoài mưa gió sấm sét thế kia”.
Kiều Tô nhếch mép không trả lời. Ngẩng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy những hạt mưa rơi xối xả mà đầu cậu bỗng cảm thấy nhức nhối. Nhưng vẫn phải đi về. Vừa nghĩ thầm trong lòng, vừa “Ừ” một tiếng xem như trả lời cậu bạn đó.
“Đúng là ý chí kiên cường thật đấy!” Cậu bạn không ngừng kéo dài giọng điệu như có hàm ý gì đó.
Kiều Tô nheo mắt ngờ vực và theo bản năng cậu hỏi lại: “Cái gì cơ? Ai chứ?”.
“Ừ, tớ nói cậu đấy, chắc lại tới bệnh viện thăm cái cô chị họ gì gì đó phải không? Chị ta vẫn chưa ra viện à? Tính ra cũng gần một năm rồi còn gì?ʺ
“Đã nói rồi, không phải chị họ.” Kiều Tô lộ vẻ không hài lòng, đính chính lại: “Chỉ là bà con xa thôi. Còn nữa, sinh nhật của tớ sớm hơn cô ta một chút”.
“Nhưng cậu có kham nổi không đấy? Chuyện gia đình nè, mà cậu lại còn là lớp trưởng lớp mình nữa chứ, chạy qua chạy lại hai bên cũng vất vả lắm đấy?” Giọng điệu của cậu bạn Kiều Tô giống như đang cố tình dò hỏi thông tin bí mật gì đó trong gia đình của cậu. Mà cậu ta còn dùng một giọng điệu khá già dặn có vẻ như không phù hợp với lứa tuổi học trò lắm.
“Ờ, cũng chẳng có gì cả.”
Lúc ấy, có vài cậu bạn chơi cùng nhóm đi tới chỗ của Kiều Tô, hình như họ định hỏi điều gì đó nên bắt đầu trò chuyện khá rôm rả với Kiều Tô và cậu bạn bên cạnh: “Ê, Dịch Bách Đồng lớp mình hình như nghỉ hơn hai tháng rồi, các cậu đoán xem có phải cô ta không định thi lên cấp III không?”
Rất nhanh có người đáp: “Tao làm sao biết được”, người khác nói: “Sao lại thế được, chắc là không phải đâu, bởi đó là bước ngoặt quan trọng của đời người đấy”.
Lúc này Kiều Tô mới để ý tới cô bạn cùng lớp ‐ Dịch Bách Đồng, cũng đã mấy tháng cô ấy không đến lớp rồi. Cậu ngoảnh đầu lại, nhìn về vị trí bỏ trống ở dãy bàn sau cùng, cả ghế lẫn bàn đều đã bám một lớp bụi mỏng.
“… Các cậu biết số điện thoại nhà cậu ấy không?” Ngoái đầu lại, Kiều Tô buột miệng hỏi các bạn.
Mấy cậu bạn cùng lớp kia có vẻ hơi sửng sốt, định thần lại rồi không hẹn mà cùng nhau lắc đầu.
Trong số đó có một cậu bạn sờ sờ cằm tỏ ý hết cách, hí hửng cười nói với Kiều Tô: “Bình thường cô ta chẳng hề nói chuyện với ai, giống y chang không khí vậy, tồn tại mờ nhạt, chẳng có đứa con gái nào chịu làm bạn với cô ta cả, càng không có người biết số điện thoại nhà cô ta. Kiều Tô này, tuy cậu là lớp trưởng nhưng quá quan tâm đối với bạn nữ như cô ta sẽ dễ gây xì căng đan lắm đây! He he... Ai bảo cậu là người nổi tiếng chứ!”.
… Mọi thứ sao lộn xộn hết lên như thế này chứ.
Kiều Tô mắng thầm trong bụng. Mặc kệ các bạn đang huyên náo bàn chuyện linh tinh, Kiều Tô đeo chiếc cặp lên, đi thẳng ra khỏi lớp. Trong dãy hành lang dài, hẹp nhưng trống trải đó, một tay cậu nhích nhích chiếc cặp hiệu Adidas lên vai trái, nhăn trán nhìn cơn mưa rả rích không ngớt ngoài cửa sổ.
Dịch Bách Đồng... Sự hiện hữu của cô ấy quả thật mờ nhạt, tính khí kỳ quặc và lạnh lùng. Từ lúc được phân lớp vào năm lớp tám, cậu ngồi bàn phía trước cô, hai người bọn họ hầu như nói với nhau chưa được trên hai câu. Một lần là khi cậu nhặt giúp cô quyển sách rơi dưới đất, cô nói với cậu một tiếng “Cảm ơn”, lần nữa là lúc cậu vươn vai, đôi tay bất cẩn gõ trúng đầu cô đang ngồi bàn sau, thế là cậu rối rít “Xin lỗi”, cô chỉ “Ừm” đáp lại cho qua chuyện. Lần đó khiến cậu cảm thấy vô cùng khó xử.
Những cô bạn ở lứa tuổi này, chẳng phải ngày nào cũng xì xào bàn tán về “thời trang” và “trai đẹp” gì đó sao?
... Nhưng cô ấy nghỉ lâu thế, chẳng lẽ đúng là không định thi lên cấp III à? Tuần sau là thi tốt nghiệp rồi.
Kiều Tô cong môi, thở ra một tiếng, cuối cùng cậu thầm nghĩ một câu mang tính tổng kết, dù thi hay không cũng chẳng liên quan tới mình!
bởi đây là con đường xa lạ và cô đơn của một mình em.
Giống như anh đã từng xuất hiện trong cuộc đời em.
Sự hiện hữu mờ nhạt, nhẹ nhàng nhưng âm ỉ.
Tiếc rằng cánh chim rồi cũng cần hướng về phương Nam,
con nhộng xấu xí rồi cũng phải lột bỏ lớp kén cứng chắc,
cuối cùng những thứ này cũng sẽ được khắc sâu trong miền ký ức.
Như thế, chí ít ở đích đến cuối cùng của chuyến đi,
em hy vọng có thể thấy gương mặt của anh,
chất chứa tất cả quá khứ và niềm hạnh phúc của em.
[1] Hạ chí: Một trong hai mươi tư tiết khí của lịch Trung Quốc. Bao gồm: Lập xuân, Vũ thuỷ, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn. (ND)
1.
À há, có lẽ tuổi thanh xuân chính là tuyển tập ʺNghìn lẻ một đêmʺ của mỗi người. Chỉ có điều không ai có thể đoán trước được kết cục sau cùng trong câu chuyện, rốt cuộc ai sẽ là đức vua Shahryar của ai, và ai sẽ là hoàng hậu Scheherazade của ai?
... Trích dẫn lời Dịch Bách Đồng
2.
Âm thanh của tiếng chuông nghe ảm đạm, nặng nề được vang vọng bên ngoài khung cửa sổ. Thanh âm âm vang đó cứ như hàng vạn tiếng sấm điên cuồng thấm sâu vào trong lòng đất, nỗi đau nặng nề và âm ỉ nhưng vô cùng dữ dội đang đập mạnh vào màng nhĩ.
Tiếng ầm ầm yếu ớt khiến không gian tĩnh lặng bỗng chốc bị phá vỡ, không khí ẩm ướt trong những ngày mưa đầu mùa khiến con người ta cảm thấy chán chường.
Đó là ngày Kinh trập, hay còn gọi là ngày mưa giao mùa.
Ánh sáng mập mờ xuyên qua khe hở của chiếc rèm cửa sổ chưa được kéo chặt, không gian xung quanh bỗng hiện ra một vệt sáng mơ hồ màu trắng.
Hoàng hôn đã buông xuống nhưng mặt trời vẫn còn ẩn náu đằng sau những đám mây chứa một lượng nước mưa khổng lồ.
Tiếng mưa rào rào đổ xuống, thỉnh thoảng lại nghe thấy cả tiếng sấm tiếng sét não nề cùng tiếng vo vo của côn trùng, khiến dây thần kinh bên trong màng nhĩ nhức nhối, khó chịu vô cùng. Dịch Bách Đồng ngồi trên giường bệnh, lặng yên quan sát bầu trời xám xịt bên ngoài cửa sổ, những tia sáng trống trải nhấp nháy trong con ngươi của mắt bên trái, và trên con mắt bên phải được phủ lên một tấm gạc y như đôi cánh màu trắng. Trên người cô mặc chiếc áo kẻ sọc trắng xanh của bệnh viện, mái tóc đen óng xõa xuống tới thắt lưng được vén ra sau hai bên vành tai, để lộ khuôn mặt tái xanh và gầy gò. Trên mu bàn tay trái đang cắm một mũi kim có đầu màu tím, phía trên dán băng keo chéo màu trắng, chất lỏng trong suốt, lạnh lẽo không ngừng được truyền vào người cô, có thể thấy rõ trong bình chỉ còn sót lại chưa tới một phần thuốc.
Phía trên đầu giường ở dưới chiếc gối màu trắng có kẹp một cuốn tiểu thuyết bản tiếng Anh với bìa sách được thiết kế tinh xảo, là quyển Les Miserables[2] của Victor Hugo.
[2] Les Miserables (Những người khốn khổ): Là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX. (BTV)
Một dòng chữ tiếng Anh mạ vàng kim bắt mắt trên bìa:
... Every man dies, not every man really lives.
Bỗng có người mở cửa bước vào, Dịch Bách Đồng chầm chậm quay sang nhìn. Do con mắt bên phải đang bị che bởi tấm gạc nên không thể nào nhìn rõ mọi thứ xung quanh được. Nhưng, dù con mắt bên phải không có tấm gạc che đi chăng nữa thì trong tròng mắt vẫn chỉ tồn tại một màu đen xì như bị con côn trùng có cánh che phủ, cô chẳng thể nhìn thấy được gì từ con mắt bên phải, cuộc sống như thế đã kéo dài gần mười năm rồi.
Bởi vậy, cô cố gắng hạ thấp giọng, thận trọng hỏi: ʺ... Ai thế?ʺ.
Thực ra, cô thừa biết chỉ có đúng một người đến thăm cô vào giờ này. Nhưng lần nào cô cũng cố chấp cất tiếng hỏi cùng một câu như là bản năng.
... Là ai.
Phảng phất trong cô dấy lên một niềm hy vọng sẽ tìm được cảm giác an toàn nào đó đằng sau câu hỏi theo bản năng ấy.
Tiếng bước chân dồn dập đang bước dần về phía cô, hình như thói quen của người đó là bước về phía bên trái cô, đến gần cô người ấy khom người, quan sát mu bàn tay của cô, kiểm tra xem có bị sưng lên không.
Dịch Bách Đồng hơi ngước mắt qua phía ấy, nhìn bóng người đứng bên cạnh, mím môi rồi khẽ gọi:
“… Bố. Bố đến rồi.”
Giọng nói của cô tựa như tảng băng lạnh giá lại mang chút cố chấp, từ chối, không có sự thân mật và ấm áp mà đáng lẽ ra nên tồn tại giữa hai bố con. Bao trùm lên căn phòng là thái độ lạnh lùng khiến người thật khó xử.
“Bố xin phép về sớm để tới đây... Bách Đồng, vì hôm nay là ngày con tháo băngʺ, Dịch Thư nói rồi dừng lại bên cạnh chiếc tủ thấp phía đầu giường, cầm chiếc phích màu đỏ đổ nước ra chiếc cốc bên cạnh, trong giây lát, hơi nóng bốc lên ngùn ngụt hòa chung với không khí khiến không gian trong căn phòng tựa làn sương mù dày đặc và nó cũng khiến cho tầm nhìn giữa cả hai bị mờ đi, “Các bác sĩ đang chờ ở trong phòng khám chính để mở băng gạc cho mắt bên phải của con, sau khi truyền hết bình dịch này thì chúng ta sẽ qua đó”.
Dịch Bách Đồng không trả lời, chỉ lẳng lặng giơ tay phải lên nhận lấy cốc nước nóng từ bố, cúi đầu thổi nguội, khẽ hớp một ngụm nhỏ.
Dịch Thư nhìn con mắt phải của con gái đang bị một tấm gạc đè lên, cùng những vết hằn do thời gian để lại trên trán ngày càng rõ nét hơn khi ánh sáng trắng lóa bên ngoài cửa sổ rọi vào.
… Đã mười năm rồi!
Ông bất giác thở dài một tiếng trong lòng.
Khoảng năm phút sau, thứ chất lỏng trong suốt trong bình truyền dịch cuối cùng cũng hết, Dịch Thư cẩn thận tháo ống kim giúp con gái. Dù ông đã cố gắng gỡ thật nhẹ nhàng nhưng khi kéo đến miếng băng dín có vẻ như giật hơi mạnh, khiến bên mu bàn tay phải của Dịch Bách Đồng dấy lên một cơn đau rồi theo phản xạ cô nhăn mặt lại.
“Bố nhẹ tay chút.” Giọng cô có chút khó chịu.
Dịch Thư cũng chẳng nói gì, tiếp tục tỉ mỉ, nhẹ nhàng rút đầu kim, sau đó dùng bông gòn ấn lên mạch máu nơi mũi kim đã tiêm một cách khá thành thạo.
Dịch Bách Đồng vẫn giữ vẻ mặt nhăn nhó, khó chịu rồi hất mạnh tay bố ra, cô cầm miếng bông gòn, “Được rồi, để con tự làm”.
Dịch Thư khẽ thở dài miễn cưỡng đồng ý. Nhiều năm nay, trước mặt con gái, tính khí nóng nảy của ông giống như chiếc sừng đã bị mài nhẵn. Giờ nó tựa như dòng chảy nhẹ nhàng, thâm trầm, thi thoảng mới phát ra những tiếng róc rách mà thôi.
“Sau cơn mưa thời tiết có vẻ mát mẻ hơn rồi, hôm nay bố có tạt qua nhà lấy vài bộ quần áo cho con thay, tất cả vẫn ở trong xe, để bố xuống lấy.” Mãi hồi lâu sau, Dịch Thư mới mở lời, rồi ông quay người đi ngược ra hướng bên ngoài phòng bệnh, bước đến cửa phòng, hình như sực nhớ tới điều gì đó, nên ông ngoảnh đầu lại nhìn Dịch Bách Đồng dò hỏi: “Con chờ bố lên rồi cùng nhau đi tháo băng, hay là…”.
Dịch Bách Đồng không trả lời ngay. Cô lặng lẽ ấn miếng bông gòn trên mu bàn tay xuống, rồi ngẩng cao đầu nhìn sắc trời bên ngoài cửa sổ, những đám mây xám xịt đang bị nén xuống thấp, tỏa ra một cảm giác bất an, khó chịu vô cùng.
Một lát sau, cô mới đáp lại: “Tự con đi tháo băng được rồi, bố cứ đi xuống dưới lầu trước!”.
“Được rồi. Bố sẽ xuống lấy quần áo rồi chạy qua chỗ con ngay.”
“Ừm… Tùy bố.”
Dịch Thư nhìn nhìn Dịch Bách Đồng, rồi quay lưng ra khỏi phòng bệnh.
Cánh cửa đóng lại, những tia sáng hắt từ bên ngoài vào cũng vì thế mà trở nên mờ tối.
Tiếng mưa rơi bên ngoài cửa sổ vẫn cứ rì rào không ngừng nghỉ. Mọi thứ trong phòng bệnh đều toát lên một gam màu xám nhạt. Dịch Bách Đồng thả lòng bàn tay đang ấn bông gòn, cô nhìn vệt màu vàng nhạt trên mu bàn tay trái của mình, đột nhiên nhếch mép tỏ vẻ chán ghét.
... Thời tiết ảm đạm này, y như đang quay trở lại cơn ác mộng mười năm trước.
... Cũng bầu trời xám xịt như vậy, cũng cơn mưa đầu mùa ẩm ướt như thế.
... Khiến cô chợt cảm thấy hãi hùng.
3.
Sau khi kết thúc tiết học đầu tiên của buổi chiều thì cũng là lúc tiếng sấm ầm vang nổi lên ở phía xa xa của bầu trời. Chiếc lá bên ngoài cửa sổ khẽ phát ra âm thanh “dào dạt”, trong chốc lát cơn mưa mang theo cả sấm chớp đã ập xuống.
Lúc ấy Kiều Tô đang bị thầy giáo gọi lên bảng dịch một đoạn tiếng Anh dài ngoằng.
Đó là bài văn của một tác giả nước ngoài nào đó. Dịch những thứ vô vị như thế cũng khá là vất vả, nhưng trong đó có một câu khiến Kiều Tô rất ấn tượng.
“... Every man dies, not every man really lives.”
“... Tất cả mọi người đều chết nhưng không phải tất cả đều thực sự sống.”
Khi dịch đến đoạn này, bỗng có tiếng sấm nổ đùng bên ngoài cửa sổ, Kiều Tô thoáng giật mình, viên phấn trong tay cậu cũng gãy rời, thế là trên bảng hiện ra một chữ “quá[3]” nguệch ngoạc, méo xệch.
[3] Quá: Trong tiếng Trung Quốc được viết là chữ 过. Thường mang nghĩa là trải qua, sai lầm, lầm lỗi. (BTV)
Cùng lúc đó tiếng chuông tan trường cũng reo lên ầm ĩ. Chủ nhiệm lớp 9A6 tuyên bố “Tiết học hôm nay kết thúc tại đây, ngày mai gặp lại các em” rồi bước ra ngoài. Kiều Tô dõi theo bóng của thầy chủ nhiệm, cậu thầm nghĩ chắc là không cần dịch tiếp nữa, rồi nhíu mày một cách vô thức.
Bởi trận mưa bất ngờ ập tới này mà khiến đám học sinh trong lớp phải từ bỏ kiểu tan học ùa ra “như ong vỡ tổ” thường ngày, đứa nào đứa nấy mặt cau mày có, dáng vẻ ủ rũ chen chân tới bên cạnh cửa sổ của phòng học, tất cả mọi người đều “ở lại”. Căn phòng rộng nhưng lại khá ngột ngạt, chốc chốc lại râm ran những tiếng như là “Chết tiệt, làm cái quái gì thế này, tự dưng lại mưa to” hoặc “Làm thế nào bây giờ? Mình không mang theo ô, hay gọi điện thoại bảo bố mẹ đến đón?” hay là “Đen thế, sấm sét là tín hiệu không tốt, này này, cho mình mượn điện thoại một chút nhé”.
Kiều Tô vứt viên phấn trong tay vào hộp giấy trên bục giảng rồi quay về chỗ ngồi của mình, bắt đầu thu dọn cặp sách chuẩn bị ra về.
Có một cậu bạn thân ngồi bên cạnh Kiều Tô gọi. Cậu ta tung tăng tung tẩy chạy tới, bĩu môi bảo: “Không phải chứ, bây giờ cậu về đấy à?... Bên ngoài mưa gió sấm sét thế kia”.
Kiều Tô nhếch mép không trả lời. Ngẩng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy những hạt mưa rơi xối xả mà đầu cậu bỗng cảm thấy nhức nhối. Nhưng vẫn phải đi về. Vừa nghĩ thầm trong lòng, vừa “Ừ” một tiếng xem như trả lời cậu bạn đó.
“Đúng là ý chí kiên cường thật đấy!” Cậu bạn không ngừng kéo dài giọng điệu như có hàm ý gì đó.
Kiều Tô nheo mắt ngờ vực và theo bản năng cậu hỏi lại: “Cái gì cơ? Ai chứ?”.
“Ừ, tớ nói cậu đấy, chắc lại tới bệnh viện thăm cái cô chị họ gì gì đó phải không? Chị ta vẫn chưa ra viện à? Tính ra cũng gần một năm rồi còn gì?ʺ
“Đã nói rồi, không phải chị họ.” Kiều Tô lộ vẻ không hài lòng, đính chính lại: “Chỉ là bà con xa thôi. Còn nữa, sinh nhật của tớ sớm hơn cô ta một chút”.
“Nhưng cậu có kham nổi không đấy? Chuyện gia đình nè, mà cậu lại còn là lớp trưởng lớp mình nữa chứ, chạy qua chạy lại hai bên cũng vất vả lắm đấy?” Giọng điệu của cậu bạn Kiều Tô giống như đang cố tình dò hỏi thông tin bí mật gì đó trong gia đình của cậu. Mà cậu ta còn dùng một giọng điệu khá già dặn có vẻ như không phù hợp với lứa tuổi học trò lắm.
“Ờ, cũng chẳng có gì cả.”
Lúc ấy, có vài cậu bạn chơi cùng nhóm đi tới chỗ của Kiều Tô, hình như họ định hỏi điều gì đó nên bắt đầu trò chuyện khá rôm rả với Kiều Tô và cậu bạn bên cạnh: “Ê, Dịch Bách Đồng lớp mình hình như nghỉ hơn hai tháng rồi, các cậu đoán xem có phải cô ta không định thi lên cấp III không?”
Rất nhanh có người đáp: “Tao làm sao biết được”, người khác nói: “Sao lại thế được, chắc là không phải đâu, bởi đó là bước ngoặt quan trọng của đời người đấy”.
Lúc này Kiều Tô mới để ý tới cô bạn cùng lớp ‐ Dịch Bách Đồng, cũng đã mấy tháng cô ấy không đến lớp rồi. Cậu ngoảnh đầu lại, nhìn về vị trí bỏ trống ở dãy bàn sau cùng, cả ghế lẫn bàn đều đã bám một lớp bụi mỏng.
“… Các cậu biết số điện thoại nhà cậu ấy không?” Ngoái đầu lại, Kiều Tô buột miệng hỏi các bạn.
Mấy cậu bạn cùng lớp kia có vẻ hơi sửng sốt, định thần lại rồi không hẹn mà cùng nhau lắc đầu.
Trong số đó có một cậu bạn sờ sờ cằm tỏ ý hết cách, hí hửng cười nói với Kiều Tô: “Bình thường cô ta chẳng hề nói chuyện với ai, giống y chang không khí vậy, tồn tại mờ nhạt, chẳng có đứa con gái nào chịu làm bạn với cô ta cả, càng không có người biết số điện thoại nhà cô ta. Kiều Tô này, tuy cậu là lớp trưởng nhưng quá quan tâm đối với bạn nữ như cô ta sẽ dễ gây xì căng đan lắm đây! He he... Ai bảo cậu là người nổi tiếng chứ!”.
… Mọi thứ sao lộn xộn hết lên như thế này chứ.
Kiều Tô mắng thầm trong bụng. Mặc kệ các bạn đang huyên náo bàn chuyện linh tinh, Kiều Tô đeo chiếc cặp lên, đi thẳng ra khỏi lớp. Trong dãy hành lang dài, hẹp nhưng trống trải đó, một tay cậu nhích nhích chiếc cặp hiệu Adidas lên vai trái, nhăn trán nhìn cơn mưa rả rích không ngớt ngoài cửa sổ.
Dịch Bách Đồng... Sự hiện hữu của cô ấy quả thật mờ nhạt, tính khí kỳ quặc và lạnh lùng. Từ lúc được phân lớp vào năm lớp tám, cậu ngồi bàn phía trước cô, hai người bọn họ hầu như nói với nhau chưa được trên hai câu. Một lần là khi cậu nhặt giúp cô quyển sách rơi dưới đất, cô nói với cậu một tiếng “Cảm ơn”, lần nữa là lúc cậu vươn vai, đôi tay bất cẩn gõ trúng đầu cô đang ngồi bàn sau, thế là cậu rối rít “Xin lỗi”, cô chỉ “Ừm” đáp lại cho qua chuyện. Lần đó khiến cậu cảm thấy vô cùng khó xử.
Những cô bạn ở lứa tuổi này, chẳng phải ngày nào cũng xì xào bàn tán về “thời trang” và “trai đẹp” gì đó sao?
... Nhưng cô ấy nghỉ lâu thế, chẳng lẽ đúng là không định thi lên cấp III à? Tuần sau là thi tốt nghiệp rồi.
Kiều Tô cong môi, thở ra một tiếng, cuối cùng cậu thầm nghĩ một câu mang tính tổng kết, dù thi hay không cũng chẳng liên quan tới mình!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook