Nhìn một già một trẻ đi về phía bên kia. Đàm Sơ vỗ vỗ tôi, nói: "Đêm nay chúng ta ăn lẩu đi, cậu thấy sao?"

Tôi cũng không kén ăn. Chúng tôi ngồi trên những chiếc ghế gỗ lê bọc đệm. Nhiều loại đồ ăn nhẹ và trái cây được đặt trên chiếc bàn nhỏ.

Đàm Sơ thì đang lột cam, đã một năm không gặp, nhưng dung mạo của cô ấy cũng không thay đổi quá nhiều.

Thực ra, khi một người trưởng thành đến một giai đoạn nhất định, tướng mạo và thần thái sẽ không thay đổi, trừ phi gặp một đại sự nào đó.

Vẻ ngoài của Đàm Sơ rất phù hợp với hình tượng bác sĩ. Tôi đã thấy hình ảnh cô ấy mặc áo bluse trắng, chuyên chú và bình tĩnh.

Người như vậy rất thích hợp với công việc chữa lành cho người khác.

Cô ấy trạc tuổi tôi, nhưng vẫn còn độc thân. Cô ấy thẳng thắn với tôi rất rằng cô ấy chưa bao giờ tính đến chuyện yêu đương.

Tôi đã từng hỏi cô ấy, lý do không thể đơn giản hơn - cô ấy chưa gặp được người nào khiến trái tim cô ấy rung động nên cũng lười đi lấy lòng người khác.

Cô ấy nói đi khám bệnh một ngày đã đủ mệt rồi, nếu về nhà mà còn phải đối mặt với người mình không thích, giả vờ hạnh phúc với anh ta thì chẳng khác nào đang chết dần.

Cô ấy ăn xong một quả cam, hỏi tôi, "Cậu có thể ở lại bao lâu?"

"Ngày thứ sáu tớ đi làm rồi."

Cô gật đầu, lại bắt đầu bóc hạt dưa. Cô ấy thấy tôi chỉ ngồi uống nước liền đẩy đ ĩa trái cây về phía tôi. Tôi nhặt một quả cam thì nhìn thấy Tiểu Sư chạy đến chỗ tôi một lần nữa và nói: "Ông cố nói, ban đêm chúng ta có thể đốt pháo hoa đó ba."

"Con tinh mắt quá đấy, mấy bảo bối mẹ nuôi giấu dưới gầm giường đều bị con nhìn thấy hết rồi."

Đàm Sơ giả vờ tức giận mà nói.

Tiểu Sư ngượng ngùng mà đảo mắt.

"Mấy cái đó mẹ nuôi mua, nếu con muốn chơi thì phải kêu mẹ nuôi là gì ha?"

Tiểu Sư đi qua đi một bước, ngoan ngoãn mà kêu: "Mẹ nuôi."

Đàm Sơ lúc này mới cười.

"Ngoan quá, mẹ nuôi ngày mai chuẩn bị cho con một cái bao lì xì thật to!"

Cô ấy nhéo mặt Tiểu Sư. Nhìn tôi nói: "Cậu đừng có nuôi một nhóc xinh trai thế này thành một nhóc con mập mạp."

"Con nít mà, bụ bẫm một chút mới đáng yêu." Tôi không nghĩ vậy.

Đàm Sơ: "Chưa từng thấy cậu chiều con như vậy."

Tiểu Sư nghe chúng ta nói chuyện, sau đó lấy một viên đậu phộng cho tôi: "Ba ơi, con muốn ăn đậu phộng."

Tôi cầm lấy, phát hiện đậu phộng bị ướt, đại khái là Tiểu Sư không biết tách vỏ như thế nào, đành lấy răng cắn, phát hiện không mở được mới đưa cho tôi.

Tôi nói: "Cái này là vỏ, không ăn được, phải tách ra."

Tôi đưa hạt đậu phộng đã tách vỏ cho thằng bé.

Thằng bé cầm lấy, bỏ từng hạt từng hạt vào trong miệng ăn.

Đàm Sơ cười rộ lên, nói: "Y hết mấy con sóc tớ nuôi trong phòng thí nghiệm."

Chạng vạng, tôi và Đàm Sơ ở phòng bếp chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn.

Cô ấy mua hai hộp rau dưa thịt cá, không khác gì mấy chú sóc tích trữ thực phẩm chuẩn bị ngủ đông.

Ông Đàm ở cửa uống trà, Tiểu Sư ngồi ở bên cạnh ông chơi trò chơi ghép hình được mang lên từ nhà.

TV trong phòng khách đang bật, đang phát lại Lễ hội mùa xuân.

Tôi sợ bên ngoài quá lạnh, muốn đi gọi bọn họ vào trong.

Đàm Sơ nói: "Không sao đâu, cứ ở trong phòng điều hòa mới không tốt. Sức đề kháng của con nít cũng không yếu vậy đâu."

Bác sĩ đã nói như vậy rồi, tôi đương nhiên tin tưởng.

Bưng nồi lẩu lên bàn, tôi gọi bọn họ vào ăn cơm. Tôi vào bếp chuẩn bị gia vị.

Tiểu Sư đột nhiên cầm di động của tôi chạy đến cửa phòng bếp nói: "Ba ơi, ba có điện thoại!"

Trong bếp bật máy hút mùi, Đàm Sơ đang chiên chả giò, tôi không tiện để bắt máy nên nói: "Không sao đâu con."

Phòng bếp lộn xộn, tôi không muốn thằng bé đi vào.

Tiểu Sư nhận ra rằng tôi không để ý tới thằng bé, liền đi ra ngoài.

Chờ lúc tôi mang gia vị lên, Tiểu đang đếm số kẹo trong hộp với ông Đàm.

Tôi đợi thằng bé đếm xong số kẹo trong hộp rồi mới đưa nhóc con đi rửa tay, rồi đeo cho thằng bé một cái yếm quanh cổ.

Bởi vì ăn lẩu, sợ thằng bé chùi tay vào tên quần áo.

Thằng bé có chút không vui nói: "Ba, cái này hồi bé con mới mặc thôi."

Tôi thắt cái dây phía sau.

"Bây giờ con cũng có thể mặc. Như vậy quần áo mới không bị bẩn."

Thằng bé duỗi tay nhìn quần áo của mình, không phản đối nữa.

Mỗi năm ăn cơm cùng Đàm Sơ, ông Đàm, là khoảnh khắc duy nhất tôi có thể cảm nhận được sự ấm áp của gia đình trong những năm này.

Không phải là tôi chưa nghĩ đến việc về nhà.

Tôi đã từng trở về, tôi còn nhớ lúc đó cũng là mùa đông, tôi đứng ở cửa nhà, thậm chí có thể đồ đạc trong nhà vẫn giữ nguyên như lúc tôi đi, mẹ thấy tôi, vừa mừng vừa sợ, mẹ nói "Về nhà là tốt rồi, về nhà là tốt rồi."

Không nhắc đến bất cứ điều gì năm đó.

Mẹ luống cuống tay chân một hồi rồi nói với tôi "Máy điều hòa trong phòng hỏng rồi, mẹ mua cái mới, mấy ngày hôm trước thời tiết tốt, chăn cũng đã được mang đi phơi." Lại nói với tôi, mẹ mua rất nhiều đồ ăn, nếu tôi không về, hai người ba mẹ ăn không hết phải bỏ đi, mèo hoang bên ngoài đều quen mặt mẹ rồi.

Mẹ huyên thuyên với tôi, sợ rằng giữa chúng tôi sẽ có sự ngượng ngùng vì im lặng.

Mẹ nói ba đi ra ngoài chơi cờ rồi. Mẹ nói sẽ gọi điện thoại kêu ba trở về.

Tôi nói không có việc gì gấp, không cần vội.

Nghe vậy, mẹ không khỏi ứa nước mắt đỏ hoe, chảy dài trên khuôn mặt không còn mịn màng nữa.

Bà vào bếp nấu ăn còn tôi ngồi ở phòng khách.

Nghe những âm thanh của bà, mãi đến khi ba trở về.

Ông thấy tôi, như thường lệ, chỉ liếc tôi một cái rồi thay giày đi vào cửa.

Ba nhìn mẹ nói thân thể lão Lý không được tốt.

Có lẽ là ông bạn đánh cở của ba.

Sau đó vào phòng ngủ, thay một chiếc áo lông thoải mái rồi mới ra, tôi đứng ở trong phòng khách, nhìn ông đi đến chỗ tôi.

Ông nhìn tôi, nói: "Trở về rồi?"

Tôi gật gật đầu.

Ông không nói nữa, cho đến khi vào bàn ăn tối, ông rót rượu cho tôi, nói: "Lâu rồi chúng ta không uống cùng nhau."

Chung rượu trắng tôi phải uống ba hớp, ông một hớp đã uống ba chung.

Mẹ cho rằng ông thấy tôi trở về nên vui quá chén, khuyên ông từ từ mà uống, nói hôm nay còn dài, đừng rót tựa như nước lã.

Ba lại rót một ly, lần này không uống, mà là ngước mắt lên, hỏi tôi: "Nghĩ thông suốt rồi?"

Ánh mắt ông nghiêm nghị và uy nghiêm như khi tôi hồi còn nhỏ tôi không thi được 100 điểm vậy.

Tôi không trả lời một lúc, mẹ đứng tới hoà giải, nói con trở về là tốt rồi, ông cứ nhắc mấy chuyện này làm gì, Lăng Lăng của chúng ta là đứa nhỏ ngoan, thằng bé tự biết chừng mực......

Ba dằn mạnh chén rượu trên bàn.

Quát: "Bà để tự nó nói!"

Vậy là niềm vui khó khắn lắm xuất hiện trên gương mặt mẹ lại bị ưu sầu bao trùm.

Bà bất lực lại lo lắng mà nhìn tôi.

Tôi đứng lên.

Nhìn bà rồi khom người thật sâu.

Nói: "Mẹ, con đi trước. Hôm nay Tết, chúc ba mẹ phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn."

Tôi lấy áo khoác đi ra ngoài, mẹ chạy theo phía sau, bà lo lắng hỏi: "Lạnh thế này con đi đâu?"

Sau đó lại hỏi, chừng nào thì con lại về? Có tiền không?

Mẹ đi theo tôi đến chân cầu thang, tôi bảo bà mau quay về, bà vẫn đang mặc tạp dề, trông rất gầy yếu.

Mẹ lấy một phong bì từ trong túi ra, nhét vào tay tôi.

Bàn tay mẹ không còn mềm mại như khi tôi còn nhỏ nữa mà thô ráp vì không được dưỡng.

Tôi nói tôi không cần, tôi có tiền.

Mẹ vẫn dúi vào trong tay tôi. Đến cuối cùng tôi nhìn mẹ run rẩy mà lên lầu đi.

Ngày đó tôi suốt đêm trở về thành phố M, khi đó Tiểu Sư mới một tuổi, trong nhà có thuê một bảo mẫu chăm sóc thằng bé. Buổi sáng ngày hôm sau, tôi lấy số tiền đó bỏ vào phong bao lì xì cho thằng bé.

Bảo mẫu thấy vậy, ôm thằng bé qua, nói với thằng bé: "Tiểu Sư nhìn này, ba con lì xì chi con, mau nói chúc mừng đi con."

Khi đó thằng bé mới bập bẹ nói được vài chữ.

Miệng ê a mà nắm tay tôi nói chúc mừng chúc mừng.

Trên đầu đội mũ len, khuôn mặt nhỏ hơn nhiều so với hiện tại, cười rộ lên, tựa như một quả bóng, lộ ra hàm răng nho nhỏ.

Cơm nước xong, ông Đàm đi vào phòng lấy ra ba cái bao lì xì, mỗi người một cái.

Đàm Sơ nhận không hề ngại, nhưng tôi không cầm lấy được.

Đàm Sơ nói: "Cầm lấy đi nha, ông ngoại cho cháu trai cháu gái. Cậu không lấy là bất hiếu đó, có phải không, ông ngoại?"

Ông Đàm mỉm cười mà nhìn tôi.

Tôi đành phải nhận, thật là có chút ngượng ngùng, lớn từng tuổi này rồi mà còn nhận lì xì.

Tiểu Sư nhận bao lì xì, lễ phép mà khom lưng chắp tay thi lễ với ông Đàm.

"Con chúc ông cố sức khoẻ dồi dào, vạn sự như ý."

Đây là mấy lời ở trên đường tôi dạy cho thằng bé. Hai năm trước thằng bé còn bập bẹ chưa nói được, năm nay cuối cùng có thể lưu loát chúc Tết.

Pháo hoa được đốt trong sân cho đến hơn 8 giờ, Tiểu Sư chơi rất vui, rõ ràng buồn ngủ dụi mắt, còn nói vẫn còn sức để chơi, tôi bế thằng bé về phòng ngủ. Ở trong lòng tôi không tới năm phút đã ngủ lăn quay ra rồi.

Ông Đàm tuổi lớn, cũng ngủ sớm, Đàm Sơ và tôi đều là cú đêm, huống chi đột nhiên ngủ trên giường lạ, tôi cũng ngủ không được, chi bằng ngủ ít một chút.

Đàm Sơ ở phòng khách vừa xem TV vừa lướt di động.

Trên TV đang chiếu tiểu phẩm kỳ quái, thấy tôi đi ra, cô ấy nhỏ giọng hỏi: "Tiểu Sư ngủ rồi?"

Tôi ừm một tiếng

"Mép giường không có cũi chắn, thằng bé lỡ ngã thì sao?"

"Tớ lấy ghế dựa chắn rồi, không sao đâu."

Cô ấy cười một cái, nói: "Tớ còn nhớ rõ lúc thằng bé vừa sinh ra, có một nhúm thôi, hiện tại đã lớn như vậy rồi......"

Cô ấy đưa điện thoại cho tôi xem, bên trong là ảnh Tiểu Sư mới vừa đầy tháng.

"Đôi mắt thật to, chả trách mọi người đều nói con lai đẹp."

Cô ấy cảm thán.

Tôi nhìn, cũng cười.

Bên trong Tiểu Sư vẫn là một cục bông chưa có tóc.

"Cậu cũng sinh một đứa đi."

Đàm Sơ nghe xong, liếc ánh mắt không đồng ý nhìn tôi.

"Phiền lắm, hiện giờ nuôi một đứa tốn tiền lắm......"

Tôi và cô ấy ngồi ở hai bên ghế sô pha, câu được câu không mà trò chuyện, tiểu phẩm trên TV cũng rất thú vị, đáng tiếc đại đa số đều mấy trích đoạn xưa cũ và những miếng hài đã lỗi thời.

Thỉnh thoảng có một hai cái thú vị, đến gần 12 giờ, Đàm Sơ mới chuẩn bị trở về phòng ngủ.

Cô ấy dặn sáng mai đừng gọi cho cô ấy, cô ấy nhất định phải nằm trên giường.

Tôi nói đã biết.

Sau đó tôi đi tắt TV, tiện tay quét sạch vỏ dưa và trái cây trên mặt đất.

Tiếng pháo hoa thỉnh thoảng từ bên ngoài vọng vào.

Tôi sợ Tiểu Sư bị tiếng ồn đánh thức nên đã đeo cho thằng bé cái mũ con khỉ, che khuất lỗ tai.

Thằng bé ngủ đều đặt hai tay ở đầu bên cạnh, chân dang rộng.

Trẻ con hình như rất thích ngủ như vậy, tôi không nhịn được chọc chọc khuôn mặt nhỏ nhắn của nó.

Ngoài cửa sổ, pháo hoa ồn ào đến mức tôi không thể ngủ nổi.

Tôi chui vào chăn, chuẩn bị tìm kiếm xem có phim truyền hình nào xem giết thời gian hay không.

Tôi thấy clip cut Dạ tiệc lễ hội mùa xuân của Thẩm Miên trên xu hướng tìm kiếm, là một khúc cậu ấy song ca cùng một nữ minh tin. Trước giờ tôi nghĩ cậu ấy chỉ giỏi ở mảng diễn xuất mà thôi, không nghĩ tới cậu ấy cũng có chất giọng hay như vậy.

Tôi bắt đầu cảm thấy buồn ngủ, vừa buông di động ra, di động lại rung lên.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương